Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TOÀN DIỆN HỌC SINH PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.66 KB, 16 trang )

CHUYÊN ĐỀ 7
LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TOÀN DIỆN HỌC SINH PHỔ THÔNG
(Leading and Managing Holistic Education Development
for School Students)
LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TOÀN DIỆN HỌC SINH PHỔ THÔNG
(Leading and Managing Holistic Education Development for School Students)
THỜI LƯỢNG: 10 tiết (3,5 tiết LT, 6,5 tiết thảo luận, thực hành và tự đánh giá)
MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ
Xuất phát từ bối cảnh, thực tiễn quản lý giáo dục ở Singapore và Việt Nam, chuyên
đề lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông có nội dung đề cập
tới những vấn đề: Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh
phổ thông trong nhà trường thân thiện, học sinh tích cực; lãnh đạo và quản lý hoạt động
dạy học; lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục; lãnh đạo và quản lý phát triển năng lực
lãnh đạo cho học sinh.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề học viên sẽ :
- Phát biểu và giải thích được những vấn đề cơ bản của lãnh đạo và quản lý phát
triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông.
- Đề xuất được các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục nhằm phát triển
toàn diện học sinh, hướng tới sự phát triển nhân cách học sinh.
- Hình thành niềm tin và mong muốn vận dụng kiến thức đã học vào công tác lãnh đạo và
quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh tại cơ sở đang công tác.
NỘI DUNG
1. Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ
thông
1.1. Ở Singapore
Mô hình trường học ưu việt ở Singapore (Singapore School Excellence Model – SEM) đã
chỉ rõ: “Qui trình hướng tới học sinh”, theo đó, bao gồm:
- Sự khỏe mạnh của học sinh


- Giảng dạy và học tập
- Đánh giá học sinh
- Phát triển trong các lĩnh vực hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Phát triển năng lực lãnh đạo của học sinh
Với mô hình này, đòi hỏi Hiệu trưởng phải lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục
toàn diện học sinh.
Nội dung cơ bản cốt lõi của lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh
sẽ được tập trung vào:
- Lãnh đạo và quản lý các hoạt động giáo dục (Đạo đức, sức khỏe, âm nhạc,
hướng nghiệp...)
- Lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trên lớp
- Lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong hoạt động này
có tập trung vào rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Lãnh đạo và quản lý phát triển năng lực lãnh đạo của học sinh
- Lãnh đạo và quản lý đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh
1.2. Ở Việt Nam
Mục tiêu của giáo dục phổ thông theo điều 27 của Luật Giáo dục (2005) đã được quy định
là:
- Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban
đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu
biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá
nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Thực tiễn giáo dục phổ thông Việt Nam cho thấy, người Hiệu trưởng lãnh đạo và
quản lý nhà trường thực chất là lãnh đạo và quản lý toàn diện mọi hoạt động giáo dục trong
nhà trường. Đây là quá trình giáo dục tổng thể nhằm phát triển giáo dục toàn diện học sinh
phổ thông. Theo đó, hướng tới sự phát triển nhân cách học sinh.
1.3. Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông.
Như vậy, lãnh đạo và quản lý phát triển toàn diện học sinh là lãnh đạo và quản lý các
hoạt động dạy học - giáo dục trong trường phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào
cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học hướng tới học sinh
2.1. Tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động
dạy học
2.1.1. Đổi mới quan niệm về hoạt động dạy học
- Người học phải tự mình tìm ra kiến thức bằng hoạt động của chính mình.
- Người học phải có năng lực tự thể hiện mình và năng lực hợp tác với nhau, học
bạn.
- Người học phải có năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.
2.1.2. Xu hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học
Xu hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học – quan điểm dạy học tích cực
2.2. Lãnh đạo và quản lý đổi mới hoạt động dạy học trong trường phổ thông
2.2.1. Các giai đoạn của quá trình đổi mới giáo dục trong trường phổ thông
- Dẫn nhập Đổi mới giáo dục
- Phát động Đổi mới giáo dục
- Thể chế hoá Đổi mới giáo dục
2.2.2. Những biện pháp quản lý các giai đoạn của quá trình đổi mới giáo dục trong
trường phổ thông
Các biện pháp lãnh đạo và quản lý đổi mới giáo dục phổ thông là:
- Xác lập viễn cảnh của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông

- Phân tích quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
- Giải quyết các vấn đề đặt ra của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
- Kiểm tra quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
- Thể chế hoá quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
2.3. Tiếp cận vai trò trong lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học.
Điều cần khẳng định trước tiên: Lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học là lãnh đạo
và quản lý hoạt động dạy của giáo viên và lãnh đạo và quản lý cả hoạt động học của học
sinh. Tuy nhiên, việc lãnh đạo và quản lý hoạt động học của học sinh là quản lý gián tiếp
thông qua giáo viên. Chính giáo viên mới là người quản lý trực tiếp việc học của học sinh.
Trong một nhà trường, tất cả các chủ thể (học sinh, giáo viên, hiệu trưởng ) đều có
chức năng, vai trò riêng mang tính đặc thù. Việc thực hiện vai trò của từng chủ thể sẽ tạo
nên thành công chung của nhà trường. Vậy thì, là người lãnh đạo nhà trường, vai trò của
hiệu trưởng trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học thể hiện như thế nào?
Để triển khai vấn đề này, ta hay theo mô hình 1 của Ichak Adizes dưới đây
Mô hình 1: Các vai trò quản lý
Ta có thể vận dụng mô hình trên để phân tích vào việc lãnh đạo và quản lý hoạt động
dạy học của hiệu trưởng.
2.3.1. Vai trò tạo lập
Trước hết, trong vai trò tạo lập, người hiệu trưởng kỳ vọng đạt được kết quả dự kiến
bằng một loạt các hoạt động tạo thành nhóm công nghệ/ kinh tế.
Chẳng hạn, để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông,
hiệu trưởng phải đưa ra định hướng chỉ đạo, phải tổ chức cho giáo viên soạn giảng theo
yêu cầu mới, tổ chức giảng dạy trên lớp, đúc rút kinh nghiệm, khái quát về mặt luận dạy
học những kết quả đạt được (thể chế hoá kinh nghiệm) và triển khai thực hiện. Hoặc tổ
chức trao đổi nhữngchủ đề cần thiết trong giảng dạy giúp giáoviên thực hiện có kết quả
chương trìn, sách giáo khoa mới,v.v... Đối với việc học của học sinh, có thể tổ chức trao
đổi kinh nghiệm học tập, hướng dẫn các em tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá,v..v...
nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Mặt khác, muốn cho việc chỉ đạo hoạt động
dạy học thành công, người hiệu trưởng ngoài việc trang bị cho mình những tri thức quản lý
còn phải trang bị tri thức khoa học giáo dục và cả những tri thức khác có liên quan đến

hoạt động quản lý như tri thức xã hội, tri thức kinh tế, v.v... Có như vậy hoạt động quản lý
mới thực sự là hoạt động mang tính khoa học và đem lại hiệu quả cao.
2.3.2. Vai trò triển khai
Trong vai trò triển khai, hoạt động của hiệu trưởng nhà trường được thể hiện bằng
một loạt các hoạt động tạo thành nhóm cơ cấu/ hành chính. Đây là việc chỉ đạo giáo viên
và học sinh thực hiện các quy định hành chính (quy chế chuyên môn, nề nếp học tập...)
Việc chỉ đạo thực hiện các chủ trương của cấp trên, các kế hoạch, quyết định của tập thể
nhà trường, v.v... cũng như việc tổ chức sắp xếp nhân sự trong đội ngũ giáo viên, việc
phân công giảng dạy trong giáo viên,v.v... đều là những hoạt động nằm trong nhóm cơ
cấu/ hành chính.
2.3.3. Vai trò đổi mới
Trong nhà trường, người hiệu trưởng luôn luôn là người đại diện cho đổi mới trong
giáo dục. Cần lưu ý rằng môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường luôn luôn biến
đổi. Bởi vậy, vai trò của người hiệu trưởng là luôn luôn làm cho bản thân và tập thể sư
phạm thích ứng với những biến đổi đó. Trong bối cảnh đó, vai trò đổi mới của người hiệu
trưởng trong nhóm thông tin / ra quyết định là hết sức quan trọng. Vai trò này được thực
hiện bằng một loạt các quyết định làm cho đối tượng quản lý chuyển từ trạng thái này sang
trạng thái khác, nghĩa là tạo sự thay đổi về chất. Nhưng để có được những quyết định đúng
đắn, trước hết, người hiệu trưởng phải nắm chắc các loại thông tin cần thiết về dạy và học
của giáo viên và học sinh. Thông tin là huyết mạch của quản lý. Do đó, tình hình giảng dạy
và học tập của giáo viên và học sinh, những khó khăn của họ, nhu cầu của họ, tiến bộ của
họ. Các điều kiện phục vụ cho dạy và học v.v... đều là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết
định quản lý. Và quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của giáo viên và học sinh, tạo
ra một bước chuyển mới trong dạy và học.
2.3.4. Vai trò kết hợp
Như ta biết, nhà trường là một tổ chức xã hội. Trong tổ chức này, quan hệ giữa người
với người (giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa các đồng nghiệp, giữa học sinh với học sinh,
giữa học sinh với giáo viên,v.v...) luôn luôn diễn ra với các hình thức, các tính chất, các
mức độ vừa đa dạng vừa phong phú; mặt khác, trong nhà trường cũng hình thành các tổ
chức chính thức và không chính thức đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp với các

mức độ khác nhau đến hiệu quả giáo dục của nhà trường; rồi quan hệ giữa nhà trường và
xã hội,v.v... Tất cả những quan hệ mang tính xã hội đó làm thành môi trường giúp cho
người hiệu trưởng thực hiện vai trò kết hợp của mình bằng những tác động trong nhóm xã
hội/ con người. Sức mạnh của người hiệu trưởng là kết quả của sự huy động, kết hợp, điều
chỉnh trí tuệ và tình cảm, sức mạnh vật chất và tinh thần của các lực lượng trong và ngoài
nhà trường vào việc giáo dục và dạy học. Kết hợp là quá trình hợp nhất các hành động của
các thành viên trong trường thành hành động của toàn trường, các mục đích cá nhân hài
hoà với mục đích của nhà trường.
Bốn vai trò trên đây, trong thực tế gắn bó, quan hệ hữu cơ, đan xen nhau. Điều cần
chú ý là trong quá trình hoạt động quản lý, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, người hiệu trưởng
cần bảo đảm tính cân đối, hài hoà trong việc thực hiện bốn vai trò trên. Đôi khi một vai trò
nào đó nổi lên với tư cách chủ đạo, các vai trò còn lại hỗ trợ cho nó để tạo thành sức mạnh
tổng hợp đưa đến hiệu quả hoạt động dạy học - giáo dục nói chung cũng như lãnh đạo và
quản lý trong nhà trường nói riêng.

×