PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
PGS.TS TRẦN KHÁNH ĐỨC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Đặt vấn đề
Quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta đã và đang đặt ra những
yêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo ở các bậc học, ngành đào tạo
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thông báo số 242-TB/TW kết luận của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 (Khóa VIII) và phương hướng
phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã chỉ rõ: Chương trình, giáo trình
chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa ; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống xã
hội và lao động nghề nghiệp. Thực trạng lạc hậu về chương trình đào tạo có
nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là công tác nghiên cứu
và ứng dụng trong phát triển chương trình đào tạo trong nhiều năm qua chưa
được quan tâm đúng mức, việc thiết kế chương trình đào tạo ở các cấp còn nặng
về kinh nghiệm, thiếu đội ngũ chuyên gia có nghề và làm chuyên nghiệp trong
lĩnh vực quan trọng này .
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Khái niệm về chương trình đào tạo.
Theo từ điển Giáo dục học- NXB Từ điển bách khoa 2001. khái niệm
chương trình đào tạo được hiểu là : ‘Văn bản chính thức quy định mục đích,
mục tiêu,yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ
môn , kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn,
giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện,
cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo ‘
Theo Wentling ( 1993 ): ‘Chương trình đào tạo ( Program of Training) là
một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo ( khoá đào tạo ) cho biết
toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở ngưòi học sau
khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các
phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra ,đánh giá kết quả học tập và tất cả
những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.’
Theo Tyler ( 1949 ) cho rằng :” Chương trình đào tạo về cấu trúc phải có
4 phần cơ bản :
1
1. Mục tiêu đào tạo
2. Nội dung đào tạo
3. Phương pháp hay quy trình đào tạo
4. Cách đánh giá kết quả đào tạo
Văn bản chương trình giáo dục phổ thông của Hàn quốc (The School
Curriculum of the Republic of Korea ) bao gồm 4 thành phần cơ bản sau:
1. Định hướng thiết kế chương trình
2. Mục tiêu giáo dục của các bậc, cấp học phỏ thông
3. Các môn, phần học và phân phối thời gian (nội dung, kế hoạch dạy học
4. Chỉ dẫn về tổ chức thực hiện và đánh giá chương trình
Trên cơ sở chương trình giáo dục chung( hoặc chương trình khung ) được
quy định bởi các cơ quan quản lý giáo dục các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng
các chương trình chi tiết hay còn gọi là chưong trình đào tạo. Chương trình đào
tạo ( Curriculum ) là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoá
đầo tạo phản ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức
thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo
và cho từng môn học, phần học, chương, mục và bài giảng. Chưong trình đào
tạo do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở chưong trình đào tạo đã đựoc các
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy chương trình đào tạo hay chương trình giảng dậy không chỉ
phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể
các thành phần của quá trình đào tạo , điều kiện, cách thức, quy trình tỏ chức,
đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo.
Theo Luật giáo dục 2005 chương trình giáo dục được quy định theo điều
6 Chương I là : ” Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục , quy định
chuẩn kiến thức , kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục , phương
pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo
dục đối với các môn học ở mỗi lớp , mỗi cấp học hay trình độ đào tạo. ”
Theo các bậc học loại hình giáo dục Luật giáo dục 2005 cũng quy định
chương trình giáo dục cụ thể như :
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông ,
quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ
thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh
2
giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục
phổ thông ”
” Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề
nghiệp , quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo
dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục , cách
thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành , nghề ,trình độ đào
tạo của giáo dục nghề nghiệp ; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo
dục khác . ”
Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp bao gồm cơ cấu
nội dung , số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và
thực hành, thực tập đối với từng ngành nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình
khung, trường trung cấp chuyên nghiệp xác định chương trình đào tạo của mình
( Điều 35- Luật Giáo dục 2005 )
” Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học , quy
định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học,
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết
quả giáo dục đối với các môn học, ngành , nghề ,trình độ đào tạo của giáo dục
đại học ; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác . ” ( Điều 41-
Luật GD 2005 )
Chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng ,
trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời lượng đào tạo , tỷ
lệ phân bổ thời gian giữa các môn học, giữa lý thuyết và thực hành, thực tập.
Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng,trường đại học xác định
chương trình đào tạo của trường mình ( Điều 41- Luật Giáo dục 2005 )
Thông thường các cơ quan quản lý đào tạo ( Bộ Giáo dục & Dào
tạo; Tổng cục Dạy nghề) ban hành chương trình khung. Chương trình khung là
bản thiết kế phản ảnh cấu trúc tổng thể về thời lượng và các thành phần, nội
dung đào tạo cơ bản (cốt lõi) của chương trình đào tạo là cơ sở cho việc xây
dựng chương trình đào tạo cho từng ngành/nghề cụ thể. Có thể hiểu chưong
trình khung là khung chưong trình cộng với phần nội dung cốt lõi của chương
trình đào tạo. Ví dụ theo Quyết định số 21/ 2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 6/6/2001
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chưong trình khung giáo dục
Trung học chuyên nghiệp trong đó có nêu rõ quy định nội dung tổng thể các
hoạt động giáo dục của một khoá học thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân
bố hợp lý thời gian theo quy định của Luật giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu chất
lượng và mục tiêu giáo dục.
3
II. CÁC CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRèNH
2.1 Tiếp cận nội dung ( Content Approach)
Với quan niệm giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung-kiến thức, chưong
trình đào tạo chú trọng hình thành hệ thống nội dung đào tạo và việc trang bị
cho người học hệ thống tri thức, kỹ năng cơ bản. Cách tiếp cận này tạo điều
kiện hình thành ở ngưòi học hệ thống các tri thức khoa học đầy đủ song dễ gây
hiện tượng dạy học thụ động, quá tải, năng về ghi nhớ , nhồi nhét nội dung
trong một thời gian đào tạo hạn chế, không phù hợp với sự phát triển nhanh
chóng về khoa học và công nghệ hiện nay khi mà có sự bùng nổ theo hàm số
mũ về tri thức khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Người ta đã dự tính sau 5-6
năm khối lượng tri thức nhân loại tăng gấp đôi.
2.2. Tiếp cận mục tiêu ( Objective Approach)
Chưong trình đào tạo được thiết kế xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Chương
trình thể hiện cả quá trình đào tạo ( mục tiêu, nội dung, phương pháp , quy
trình, đánh giá ) và chú trọng kết quả đầu ra ( mục tiêu) của quá trình đào tạo.
Mục tiêu đựoc xác định rõ ràng, cụ thể, có thể định lượng được để là cơ sở đánh
giá. Ưu điểm cơ bản của cách tiếp cận này là tạo sự tường minh và quy trình
chặt chẽ, quy chuẩn của cả quá trình đào tạo , dễ kiểm tra, đánh giá nhưng cũng
có nhược điểm là tạo ra sự cứng nhắc, khuôn mẫu, đồng nhất trong quá trình
đào tạo chưa quan tâm đến tính đa dạng và nhiều khác biệt của các nhân tố
trong quá trình đào tạo như người học, môi trưòng văn hoá-xã hội..v.v
2.3. Cách tiếp cận phát triển: (Developmental Apporoach)
Trên cơ sở quan niệm “ Chương trình là một quá trình và giáo dục là sự
phát triển “, Giáo dục là quá trình học tập suốt đời ( không chỉ đơn thuần vì một
mục đích cuối cùng cụ thể nào ) và phải góp phần phát triển tối đa mọi năng lực
tiềm ẩn trong mỗi con ngưòi do đó chương trình đào tạo phải chu trọng đến sự
phát triển hiểu biết và năng lực, đến nhu cầu , lợi ích, định hướng giá trị ở
ngưòi học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác định trước hay tạo
nên sự thay đổi hành vi nào đó ở ngưòi học. Các tiếp cận này tập trung vào tổ
chức hoạt động dạy-học với nhiều hinh thức linh hoạt và đa dạng, tao cơ hội
cho người học tìm kiếm, thu thập thông tin và chiếm lĩnh tri thức..vv Cách tiếp
cận này có nhiều ưư điểm song cũng có những khó khăn khi tổ chức thực hiện
do tính đa dạng về sở thích, khả năng, nhu cầu của ngưòi học và những hạn chế
về các điều kiện đào tạo ( phưong tiện, tài liệu..v.v.. )
4
2.4. Tiếp cận hệ thống.
Theo quan niệm chương trình là bản thiết kế tổng thể quá trình đào tạo
từ khâu đầu (tuyển chọn) đến khâu cuối (kết thúc khoa học) với một hệ thống
các hoạt động đào tạo theo một trình tự chặt chẽ, kết hựop và tác động qua lại
lẫn nhau nhằm thực hiện các nội dung và đạt được các mục tiêu cụ thể trong các
giai đoạn của quá trình đào tạo. Tiếp cận hệ thống cho phép thiết kế và xây
dựng các chương trình đào tạo có tính hệ thống, chặt chẽ và logíc cao, làm rõ
vai trò, vị trí, tác dụng của từng khâu, từng nội dung chương trình đào tạo đồng
thời bảo đảm mối liên hệ, tác động qua lại giữa các thành tố của chưong trình.
III. MỤC TIÊU VÀ HỆ MỤC TIÊU GIÁO DỤC
3.1. Khái niệm mục tiêu
Trong đời sống xã hội, bất cứ một hoạt động nào trong đó có hoạt động
giáo dục đều hướng đến đạt được một kết quả, một mục đích, một kỳ vọng nào
đó. Tính mục đích hay hướng đích của các hoạt động vừa mang tính định hướng
vừa tạo động lực, động cơ thúc đẩy hoạt động trong các môi trường, điều kiện
và hoàn cảnh nhất định. Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng , thuật ngũ mục
tiêu được giải nghĩa là cái ” đích ” hướng tới của các hoạt động. Do các hoạt
động đều diễn ra theo một quá trình nhất định với nhiều giai đoạn trung gian
nên mục tiêu không chỉ đơn thuần là đích tận cùng, mục tiêu còn là những điểm
mốc tham chiếu (trung gian) dùng để đánh giá sự tiến triển và để xác định xem
hoạt động có đi đúng hướng hay không. Không có mục tiêu rõ ràng, tường
minh, chúng ta không thể đánh giá mức độ thành công của hoạt động, và cũng
không thể nhận biết hoạt động có đi chệch hướng hay không, chệch đến mức
nào và làm thế nào để điều chỉnh cho đúng hướng.
3.2. Hệ mục tiêu giáo dục
Theo cách hiểu thông thường mục tiêu giáo dục là ‘ cái cái đích hướng
tới ‘ của quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người,
nhân cách nghề nghiệp tướng ứng với một loaị hình lao dộng nghề nghiệp
trong các giai đoạn phát triển cụ thể của đời sống xã hội.
Theo từ điển Giáo dục học- NXB Từ điển bách khoa 2001 khái niệm mục
tiêu giáo dục được định nghĩa là : ‘ Mô hình nhân cách có tính định chuẩn của
cả hệ thống giáo dục quốc dân hay của từng phân hệ giáo dục được xác định
trên cơ sở những yêu cầu của xã hội về người công dân, về nguồn nhân lực ‘ .
Mục tiêu giáo dục không chỉ dừng ở việc trang bị hệ thống kiến thức đơn thuần,
hình thành kỹ năng hành nghề mà còn cần phát triển các phẩm chất trí tuệ và
5
năng lực tư duy của người học cũng như sự hình thành và phát triển thái độ,
phẩm chất, ý thức nghề nghiệp của người học trong quá trình đào tạo. Hoạt
động giáo dục rất phong phú và đa dạng với nhiều loại hình, bậc trình độ khác
nhau trong hệ thống giáo dục tương ứng với từng giai đoạn phát triển của đời
sống của từng cá nhân trong xã hội từ tuổi ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành
được định hướng và xác lập bằng hệ thống các mục tiêu giáo dục tổng quát và
các mục tiêu trung gian (hệ mục tiêu giáo dục ) .
Xét về tổng thể sẽ hình thành một hệ mục tiêu giáo dục từ định hướng,
mục đích giáo dục chung đến mục tiêu từng bậc học, loại hình đào tạo, mục tiêu
từng khoá đào tạo, mục tiêu từng môn học, phần học và mục tiêu từng bài học
( Xem hình 1)
Theo Điều 2 Luật Giáo dục 2005 Mục tiêu giáo dục được xác định là: “
Đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc “ .
Trên cơ sở mục tiêu giáo dục chung (hay còn gọi là mục đích giáo dục) ,
luật giáo dục cũng đã xác định rõ mục tiêu giáo dục của từng bậc học, từng loại
hình giáo dục (phổ thông , nghề nghiệp, đại học, sau đại học..v.v)
Theo Điều 23: Mục tiêu của giáo dục phổ thông.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành tư
cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những
hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ
thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả
của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường
về kũ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
6
Hình 1. Hệ mục tiêu giáo dục
7
Mục tiêu giáo dục
tổng quát/chung
mang tính định hướng
chung hay còn gọi là
mục đích giáo dục
(Aim)
Xác định đặc trưng, tính chất,
bản chất của nền giáo dục ) . Thể
hiện triết lí , tư tưởng của giáo
dục ,nhu cầu xã hội về giáo dục
như : Nền GD XHCN; Giáo dục
là quốc sách hàng đầu; giáo dục
vì sự phát triển tiến bộ của con
người và xã hội..vv
-
Mục tiêu giáo dục
Theo các cấp /bậc học
(General goal)
Theo từng cấo bậc học
trong hệ thống giáo dục :
mầm non, phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp, giáo dục
đại học..vv
Mục tiêu đào tạo
( Goal).
- Theo các khoá đào tạo,
loại hình trường..v.v. Thể
hiện trong chương trình đào
tạo
Mục tiêu học tập cụ
thể
(Objectives).
Môn học, chương, bài giảng
( thể hiện trong tài liệu dạy
học, giáo án.
Theo Điều 33 của Luật Giáo dục năm 2005 mục tiêu của giáo dục nghề
nghiệp được xác định như sau : ‘ Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp , ý
thức kỷ luật, tác phong công nghiệp có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngưòi
lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh’
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo ngưòi lao động có kiến thức, kỹ
năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính
sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch
vụ, có năng lực thực hành nghề tương xưíng với trình độ đào tạo .
Ở bậc Đại học, hệ mục tiêu đào tạo từ mục tiêu chung đến các mục tiêu
cụ thể của một ngành, nghề đào tạo theo các bậc trình độ ( từ cao đẳng, đại học,
cao học, tiến sĩ..) là cơ sở để thiết kế các chưong trình đào tạo liên thông giũa
các trình độ đào tạo ở bậc đại học theo cùng một chuyên ngành đào tạo hoặc
chuyên đổi giữa các chuyên ngành khác nhau
Điều 35: Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học.
Mục tiêu của giáo dục học đại học và sau đại học là đào tạo người học có
phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng
lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kĩ
năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn
đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn
và kĩ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải
quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lí thuyết, có trình độ cao
về thực hành, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên
ngành được đào tạo.
Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lí thuyết,
và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, giải quyết những vấn đề
khoa học – công nghệ và hướng dẫn hoạt động chuyên môn.
8
Thái độ
kỹ năng tư duy v h nh à à động
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trên cơ sở mục tiêu đào tạo chung cần xác định mục tiêu đào tạo cụ thể
cho từng ngành/nghề đào tạo, mục tiêu của các phần học, môn học, bài học
trong chương trình. Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên sẽ thiết kế mục
tiêu từng chương mục, từng bài giảng cụ thể ( thể hiện trong hồ sơ giảng dạy
hoặc giáo án ) . Các thành phần mục tiêu về kiến thức - kỹ năng, thái độ sẽ
chuyển hoá lẫn nhau tạo ra cho người học một vốn tri thức phong phú vững
chắc và các kỹ năng vận dụng thích ứng với các tình huống trong thực tiễn, tạo
ra động cơ học tập đúng đắn v.v... (xem hình 2 )
Kiến thức
Hình 2: Sơ đồ cấu trúc tam giác mục tiêu
Đây là những mục tiêu khách quan mà người học phải đạt tới dưới sự
hướng dẫn, trợ giúp của người giáo viên trong toàn bộ quá trình dạy học. Chỉ
có xác định một cách đúng đắn, rõ ràng mục tiêu đào tạo và mục tiêu của từng
môn học, phần học và từng bài học thì người giáo viên mới có cơ sở định
hướng lựa chọn nội dung và các phương pháp dạy – học, hình thức tổ chức
thích hợp cho từng nội dung bài giảng kể cả phương pháp đánh giá kết quả học
tập.
Mục tiêu dạy học ở cấp độ bài giảng có các đặc điểm sau:
- Mô tả được các kết quả, khả năng được kỳ vọng hoặc mong muốn và nội
dung hay điều kiện, môi trường mà các khả năng đó được áp dụng
9
- Các mục tiêu phức hợp cần phải được xác định theo kiểu phân tích và đủ
mức cụ thể, rõ ràng đối với các hành vi, khả năng, kết quả học tập được
kỳ vọng .
- Các mục tiêu phải xây dựng có tính phân hoá, phân tầng giữa các học
sinh có trình độ và năng lực khác nhau.
- Mục tiêu có tính phát triển (tạo tiềm năng, tiềm lực), thể hiện các con
đường đi tới chứ không phải là các điểm cuối cùng.
- Mục tiêu phải thực tế và chỉ bao gồm những gì được hiện thực hoá thành
vốn tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm ở học sinh trong lớp học.
- Phạm vi của các mục tiêu phải đủ rộng để chứa đựng tất cả các kết quả
đầu ra mà cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm.
3.3. Xác định thứ bậc nhận thức, kỹ năng, thái độ trong mục tiêu bài dạy
Tại hội nghị của Hội Tâm lý học Mỹ năm 1948, B. S. Bloom đã chủ trì
xây dựng một hệ thống phân loại các mục tiêu của quá trình giáo dục. Ba lĩnh
vực của các hoạt động giáo dục đã được xác định, đó là lĩnh vực về nhận thức
(cognitive domain), lĩnh vực về tâm vận động (psychomator domain) và lĩnh
vực về cảm xúc, thái độ (affective domain).
Lĩnh vực nhận thức thể hiện ở khả năng tư duy, suy nghĩ, lập luận,suy
luận.. bao gồm việc thu thập các sự kiện, giải thích, lập luận theo kiểu diễn dịch
và quy nạp và sự đánh giá có phê phán.
Lĩnh vực tâm vận động liên quan đến những kỹ năng vận động đòi hỏi sự
khéo léo về chân tay, sự phối hợp các cơ bắp từ đơn giản đến phức tạp và mối
qua hệ giữa các quá trình tâm lý và qúa trình vận động thực hiện các thao, động
tác.
Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm,cảm xúc
bao hàm cả những mối quan hệ như yêu ghét, thái độ nhiệt tình thờ ơ, quan
tâm..cũng như sự cam kết với một nguyên tắc và sự tiếp thu các lý tưởng.
Các lĩnh vực nêu trên không hoàn toàn tách biệt hoặc loại trừ lẫn nhau mà
gắn kết, hỗ trợ nhau hình thành phẩm chất và năng lực của mõi cá nhân
Bloom và những người cộng tác với ông cũng xây dựng nên các cấp độ
của các mục tiêu giáo dục cụ thể, thường được gọi là cách phân loại Bloom
10
(Bloom), trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ
đơn giản nhất đến phức tạp nhất.
- Nhớ (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được
trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các
sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông
tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận
thức.
- Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa
của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang
dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc
tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả ảnh
hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất
của việc thấu hiểu sự vật.
- Áp dụng (Application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu
đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các
quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học
tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên
đây.
- Phân tích (Analysis): được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu
ra thành các phần sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó
có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa các bộ
phận và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở
đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi
hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
- Tổng hợp (Synthesis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận
lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra
một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành
động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để
phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi
sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoăc cấu
trúc mới.
- Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu (tuyên bố,
tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất
định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (các tổ chức) hoặc các tiêu chí bên
ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được
cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các
cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.
Sự thể hiên của các cấp độ cho ở bảng sau
11