Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lưu ý khi cho trẻ ăn đồ ăn nhanh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.54 KB, 6 trang )

Lưu ý khi cho trẻ ăn đồ ăn nhanh
Thức ăn nhanh hay còn gọi là fast food rất đa dạng
như: Hamburger, xúc xích, pizza, khoai tây chiên, gà
rán, snack, … Thức ăn nhanh luôn hấp dẫn trẻ nhỏ
nhưng lại không phải là những món ăn bổ dưỡng và
có lợi cho sức khỏe. Do đó, bạn cần phải hết sức lưu
ý khi cho trẻ ăn đồ ăn này.
Những nghiên cứu khoa học về thức ăn nhanh
- Đa số thức ăn nhanh đều được chế biến bằng cách
chiên trong dầu ăn, rất giàu năng lượng, dễ gây béo
phì.
- Năng lượng trong thức ăn nhanh không tính bằng
kcal, mà bằng chất đạm, vitamin Hơn nữa, fast food
chứa nhiều muối Natri, chất béo, cholesterol, nghèo
các vi chất dinh dưỡng nên không tốt cho sức khỏe
(tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch) của những
ai thường xuyên dùng, lạm dụng nó, đặc biệt là trẻ
em và người có tuổi, người mẫn cảm với các thành
phần trong fast food.
- Các chất như cholesterol trong đồ ăn nhanh có thịt
sẽ tích tụ lại trong máu và gây bệnh về tim mạch,
ngăn cản sự lưu thông máu dẫn đến nhồi máu cơ tim.

- Trans Fat (hay còn gọi là chất béo chuyển dịch) là
một loại chất béo cực kỳ nguy hiểm mới được phát
hiện và nó có trong hầu hết các loại đồ ăn nhanh với
tỉ lệ khá cao. Các nhà khoa học Mỹ còn mới phát
hiện ra rằng, hương đồ ăn nhanh còn có thể gây
nghiện.
- Theo nghiên cứu, cứ một hiệu đồ ăn nhanh cách
trường học 150m sẽ làm tăng ít nhất 5% tỉ lệ học sinh


mắc bệnh béo phì.
- 86% trẻ em ăn đồ ăn nhanh trên 2 lần/tuần sẽ mắc
bệnh béo phì.
Cho trẻ ăn thức ăn nhanh đúng cách


- Không nên cho trẻ ăn đồ ăn nhanh quá 1 lần/tuần.
- Không bao giờ dùng thức ăn nhanh làm phần
thưởng cho trẻ, vì sẽ khiến trẻ nghĩ thức ăn nhanh là
món quà thú vị, ăn càng nhiều càng tốt.
- Bạn không nên quá chiều ý con với những thói quen
dinh dưỡng bất lợi cho sức khỏe. Nếu tình trạng này
kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của bé,
dễ bị thiếu dinh dưỡng hoặc có thể bị thừa cân béo
phì.
- Trẻ được ăn đồ ăn nhanh một lần/tuần, do đó, khi
cho trẻ ăn đồ ăn nhanh bạn nên:

+ Chọn đồ ăn luộc hoặc nướng hơn là đồ ăn rán.

+ Chọn súp mà không có kem bơ.

+ Chọn salad ít mỡ.

+ Chọn nước sốt cà chua, mù tạt hơn là nước sốt
Mayonnaise.

+ Nếu có rau, nên chọn ăn nhiều rau. + Uống nước,
sữa ít chất béo hoặc soda ăn kiêng thay vì chọn soda
thông thường, sữa


- Trẻ giai đoạn này rất nghe lời người lớn, chính vì
vậy, bạn nên giải thích cho bé tác hại của việc dùng
nhiều thức ăn nhanh và khuyên trẻ ăn những thức ăn
an toàn, tốt cho sự phát triển, của trẻ.

- Muốn trẻ nghe lời, học tập, bạn phải làm gương cho
trẻ. Khi bạn ít sử dụng thức ăn nhanh, trẻ sẽ theo cách
ăn uống đó.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lí
Để đạt được hiệu quả khi giáo dục thói quen ăn đồ ăn
nhanh cho trẻ bạn cần phải hiểu được nhu cầu dinh
dưỡng cho cơ thể của trẻ:

- Nên chế biến nhiều món ăn ngon cho trẻ thưởng
thức tại nhà, hơn là dẫn cả nhà đi “ăn tiệm” thường
xuyên. Những bữa ăn đa dạng tại nhà luôn tốt cho
sức khỏe của trẻ hơn gấp nhiều lần thức ăn chiên xào
ngoài tiệm.

- Cho trẻ ăn sáng thật đa dạng thay vì bằng thức ăn
nhanh. Nên tập cho trẻ ngủ sớm, dậy sớm, để có đủ
thời gian ăn sáng.
- Cho trẻ ăn rau quả thường xuyên. Bạn có thể chế
biến các món rau theo nhiều cách như luộc, xào, trộn
gỏi cho trẻ đỡ ngán. Đĩa rau đa dạng, nhiều màu sắc,
càng kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
- Luôn để nhiều trái cây trong tủ lạnh cho trẻ ăn tùy
thích thay vì chỉ có bánh snack, bánh ngọt.
- Luôn tạo không khí tươi vui cho bữa ăn gia đình để

bữa ăn trở thành khoảng thời gian yêu thích của cả
nhà, trẻ sẽ không nằng nặc đòi cha mẹ dẫn đi ăn fast
food mỗi cuối tuần.
Thói quen ăn uống luôn bắt đầu tại nhà, nếu bạn biết
cách chia sẻ và thu hút trẻ, chắc chắn chúng sẽ chỉ
thích “về nhà ăn cơm mẹ nấu” và không “mơ màng”
đến những thực phẩm "lợi ít, tiện nhiều" kia.

×