Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập học kỳ Thương mại 1- Bình luận, đánh giá ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (với tư cách là những doanh nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.43 KB, 16 trang )

Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG

……………………………………………….

2

………………………………………………….

2

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM
VÔ HẠN CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP CÔNG TY HỢP DANH
VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ………………………………

2

1. Khái quát về chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh
nghiệp …………………………………………………………….

2

2. Khái quát chung về công ty hợp danh

…………………….

3. Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân



3

………………..

4

II. BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA
CÔNG TY HỢP DANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VỚI
TƯ CÁCH LÀ NHỮNG DOANH NGHIỆP CĨ CHỦ ĐẦU TƯ
CHỊU TRÁCH NHIỆM VƠ HẠN ……………………………….
1. Những ưu điểm của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư
nhân ………………………………………………………………

5
5

2. Những hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư
nhân ……………………………………………………………….

7

III. THỰC TIẾN THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY HỢP DANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ MỘT SỐ
ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN ……………………….

12

1. Thực tiễn thành lập và hoạt động của công ty hợp danh và
doanh nghiệp tư nhân ………………………………………….....


12

2. Một số định hướng hoàn thiện
KẾT LUẬN

…………………………….

14

…………………………………………………..

15

DOANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

…………………..

16

BẢNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
CTHD
:
Công ty hợp danh
DNTN
:
Doanh nghiệp tư nhân
LỜI MỞ ĐẦU
Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3


Page 1

1


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
Xét về tính lịch sử, Cơng ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân là những
loại hình doanh nghiệp xuất hiện sớm nhất, tồn tại độc lập và được nhiều nhà
đầu tư lựa chọn trong quá trình kinh doanh. Trong bối cảnh kinh tế thị trường
cạnh tranh khốc liệt thì trách nhiệm tài sản vô hạn dường như lại là một ưu thế
lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với phần nội dung này, em
xin lựa trọn đề tài để nghiên cứu: “Bình luận, đánh giá ưu điểm, hạn chế của
công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (với tư cách là những doanh nghiệp
có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp)”.
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM VÔ HẠN
CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP CÔNG TY HỢP DANH VÀ DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN
1. Khái quát về chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp
1.1. Khái niệm.
Trong lĩnh vực pháp lý thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa.
Thứ nhất, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ. Thứ hai, trách nhiệm được hiểu là
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật (1). Như vậy, trách
nhiệm của chủ doanh nghiệp phải được hiểu theo nghĩa thứ hai, tức là chủ
doanh nghiệp có nghĩa vụ với các đối tác của doanh nghiệp về những khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.
Trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp được phân ra làm hai loại là: chế
độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn. Trách nhiệm vô hạn là
nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của

mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm chế độ trách nhiệm vô hạn
- Chế độ trách nhiệm vô hạn luôn gắn với chủ doanh nghiệp
1() Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010

Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 2

2


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
Khẳng định chế độ trách nhiệm vô hạn gắn với chủ doanh nghiệp mà không
phải là doanh nghiệp, bởi lẽ chỉ có chủ doanh nghiệp mới xác định được rõ hai
phần tài sản, tài sản dân sự thuộc sở hữu riêng của chủ doanh nghiệp, không
liên quan đến doanh nghiệp và tài sản thương mại, đã được chủ doanh nghiệp
đầu tư vào doanh nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chế độ trách nhiệm vô hạn chỉ gắn với cá nhân chủ doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tuỳ từng loại hình doanh
nghiệp mà pháp luật quy định những đối tượng nào có thể trở thành chủ doanh
nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề trách nhiệm vô hạn chỉ được đặt ra đối với cá nhân
chủ doanh nghiệp mà không đặt ra đối với tổ chức.
Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, có hai loại hình doanh nghiệp
có chủ sở hữu chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh
nghiệp, đó là Cơng ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.
2. Khái quát chung về công ty hợp danh
2.1. Khái niệm
Cơng ty hợp danh là loại hình cơng ty trong đó các thành viên cùng nhau
tiến hành hoạt động thương mại dưới một hang chung và cùng liên đới chịu

trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty (2).
Khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2005 đưa ra khái niệm CTHD
thông qua việc liệt kê các đặc điểm, dấu hiệu khác biệt của công ty so với các
loại hình doanh nghiệp khác.
2.2. Đặc điểm
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì CTHD có các đặc điểm sau:
- Chế độ trách nhiệm: Trong CTHD có thể tồn tại hai loại chế độ trách
nhiệm khác nhau:
Trách nhiệm vô hạn đối với các thành viên hợp danh: là liên đới chịu trách
nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.
2() Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 1), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006 tr.

Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 3

3


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
Trách nhiệm hữu hạn đối với các thành viên góp vốn: giới hạn trách nhiệm
của các thành viên này đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của cơng ty
trong phạm vi số vốn đã góp.
- Thành viên hợp danh:
Cơng ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung; thành viên hợp danh phải là cá nhân.
Công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn, thành viên góp vốn
chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.
- Tư cách pháp lý: CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân
3.1. Khái niệm
Điều 141 Luật Doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân
là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân khơng
được phát hành bất kỳ một loại chứng khốn nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân”.
3.2. Đặc điểm
DNTN có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
- Chế độ trách nhiệm: Chủ DNTN chịu trách nhiệm vơ hạn bằng tồn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Thành viên: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.
- Tư cách pháp lý: Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì
DNTN khơng có tư cách pháp nhân.
II. BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA CƠNG TY
HỢP DANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VỚI TƯ CÁCH LÀ
NHỮNG DOANH NGHIỆP CĨ CHỦ ĐẦU TƯ CHỊU TRÁCH NHIỆM
VƠ HẠN
Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 4

4


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
Với thực tiễn áp dụng hai loại hình CTHD và DNTN vào hoạt động kinh
doanh trên, có thể nhận thấy rằng mỗi loại hình trên đều có những ưu điểm và
hạn chế riêng. Những ưu điểm và hạn chế của CTHD và DNTN với tư cách là
những doanh nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
1. Những ưu điểm của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
1.1. Ưu điểm chung của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
Thứ nhất, doanh nghiệp tạo được sự tin cậy, uy tín đối với các đối tác và
đặc biệt là các chủ nợ.
Nhờ vào chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN và các thành viên hợp
danh của CTHD nên hai loại hình doanh nghiệp này có tính an tồn pháp lý cao
tạo được uy tín lớn đối với chủ nợ và đối tác. Chế độ trách nhiệm vô hạn của
chủ DNTN và thành viên hợp danh của CTHD được thể hiện ở chỗ, trong
trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì pháp luật quy định, tài
sản của doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản bao gồm tài sản thuộc sở
hữu của DNTN và tài sản của chủ DNTN, thành viên hợp danh (khối tài sản
dân sự) mà không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh của DNTN và
CTHD. Chính vì lẽ đó, các khoản nợ của DNTN và CTHD được đảm bào thanh
toán bằng cả tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp, làm giảm tỷ lệ phải
gánh chịu rủi ro của chủ nợ và các đối tác của doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc của các quy định pháp luật.
Xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của các chủ đầu tư nên tính an tồn
pháp lý của hai loại hình doanh nghiệp này là rất lớn. Cùng với nó là sự đơn
giản về tổ chức và tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp nên pháp
luật đã nới lỏng sự quản lý và trao quyền tự quyết định các vấn đề của doanh
nghiệp cho các chủ đầu tư. Do vậy, tổ chức và hoạt động của DNTN và CTHD
rất đơn giản, gọn nhẹ và khá tự do.
Thứ ba, doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn vay.
Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 5

5



Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
CTHD và DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty.
Với trách nhiệm cao như vậy, nên doanh nghiệp cũng dễ dàng được ngân hàng
cho vay vốn. Ngồi ra thì với chế độ trách nhiệm như vậy nên doanh nghiệp tạo
được sự tin tưởng trong kinh doanh với các đối tác. Đây là một đảm bảo quan
trọng đối với những nhà đầu tư quyết định cho doanh nghiệp vay vốn, bởi khi
cần thanh khoản số tiền vay tính rủi ro của các khoản vay được giảm đi rất
nhiều.
Thứ tư, vấn đề quản trị và điều hành doanh nghiệp khá dễ dàng.
CTHD với việc các thành viên thường có quan hệ mật thiết về nhân thân
cịn DNTN chỉ có một chủ đầu tư duy nhất nên việc quản lí doanh nghiệp chịu
rất ít sự giàng buộc của pháp luật. Đồng thời, họ có quyền đại diện theo pháp
luật cho công ty tiến hành thoả thuận và giao kết với bên thứ ba.
Bộ máy gọn nhẹ của CTHD và DNTN cũng là một ưu thế lớn không chỉ
trong việc điều hành, quản lí mà cịn cả trong vấn đề chi trả lương cho đội ngũ
quản lý trong doanh nghiệp.
1.2. Các ưu điểm riêng của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư
nhân
- Đối với Công ty hợp danh:
Thứ nhất : CTHD có tư cách pháp nhân, tính chịu trách nhiệm vô hạn về tài
sản của các thành viên đối với các khoản nợ của công ty không làm mất đi tư
cách pháp nhân của công ty hợp danh. Đây là một ưu thế rõ rệt của CTHD so
với DNTN. Việc có tư cách pháp nhân trước hết sẽ giúp CTHD có thể tham gia
một số ngành nghề kinh doanh đòi hỏi chủ thể phải là pháp nhân, chẳng hạn
như cho thuê và tài chính.
Thứ hai : Trong kinh doanh, ngoài những yếu tố về kĩ thuật, vốn, quy mơ
doanh nghiệp… thì uy tín cũng là một yếu tố quan trọng để các đối tác quyết
định việc làm ăn với một doanh nghiệp. Đối với CTHD, uy tín doanh nghiệp
cịn được hình thành bởi uy tín cá nhân sẵn có của từng thành viên hợp danh

trong cơng ty. Uy tín đó cịn được đảm bảo bởi khối tài sản của chính các thành
Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 6

6


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
viên đó. Do vậy, khi giao kết các thoả thuận, hợp đồng với CTHD, khách hàng
sẽ hạn chế được nhiều rủi ro, khi CTHD chưa trả đầy đủ các khoản nợ thì các
thành viên hợp danh phải hồn trả. Do vậy, nếu được lựa chọn giao kết hợp
đồng, các khách hàng sẽ ưu ái hơn đối với CTHD.
* Đối với Doanh nghiệp tư nhân:
Thứ nhất : DNTN có quyền tự tăng giảm vốn đầu tư mà không phải khai
báo với cơ quan đăng kí kinh doah, trừ trường hợp giảm vốn đầu tư xuống dưới
mức đã đang kí. Đề thành lập DNTN, chủ đầu tư không phải đáp ứng điều kiện
bắt buộc về số vốn tối thiểu phải có nếu doanh nghiệp khơng đăng kí kinh
doanh trong những ngành nghề thuộc danh mục phải có vốn pháp định. Tuy
nhiên, đã là đăng kí để thực hiện hoạt động kinh doanh thì phải có vốn. Vốn ban
đầu của DNTN sẽ do chủ DNTN tự khai và chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền
tăng hoặc giảm vốn ban đầu này.
Thứ hai: vấn đề phân chia lợi nhuận của DNTN. Thật ra vấn đề phân chia
lợi nhuận không đặt ra đối với DNTN, bởi lẽ doanh nghiệp này chỉ có một chủ
sở hữu, chủ sở hữu với trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ và các khoản nợ
của công ty. Do chịu trách nhiệm lớn và nhiều rủi ro như vậy nên chủ DNTN
cũng được hưởng toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ với Nhà nước và các bên thứ ba.
2. Những hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
2.1. Hạn chế chung của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân:

Thứ nhất, hạn chế đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp
danh của công ty hợp danh:
- Chủ DNTN và CTHD có nghĩa vụ gánh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh
của doanh nghiệp bằng cả khối tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp (tài sản
thương mại) và tài sản thuộc sở hữu cá nhân mình (tài sản dân sự). Chính vì lẽ
đó, nếu doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản, mà tổng khoản nợ lớn hơn
tổng số tài sản hiện có của cơng ty thì rất có khả năng, chủ doanh nghiệp sẽ
Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 7

7


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
trắng tay vì phải dung tất cả số tài sản cá nhân của mình để thanh tốn các nghĩa
vụ của doanh nghiệp.
- Hạn chế về thành lập và tham gia doanh nghiệp: Khoản 2 Điều 12 Nghị
định số 102/2010/NĐ-CP quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành
lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty
hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại thỏa thuận khác.
Trong khi các thành viên của công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn
không bị hạn chế về việc tham gia và thành lập các doanh nghiệp.
Hạn chế này xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp.
Một cá nhân không thể đồng thời chịu hai chế độ trách nhiệm vô hạn của hai
doanh nghiệp, bởi lẽ, giả sử cả hai doanh nghiệp cùng phá sản thì tài sản cá
nhân của chủ doanh nghiệp được xử lý như thế nào, không thể chia đôi cho cả
hai doanh nghiệp được, vì như vậy là làm sai lệch bản chất của chế độ trách
nhiệm vô hạn.
Thứ hai, hạn chế về huy động vốn và khả năng tham gia của các thành viên:

- CTHD và DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để
huy động vốn.
- Khả năng tham gia của các thành viên khác vào doanh nghiệp là hạn chế.
Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra khả năng phải chịu rủi ro rất lớn của chủ
doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp có khả năng lâm vào tình trạng phá sản
thì chủ doanh nghiệp phải nhập tất cả số tài sản hiện có của cá nhân mình vào
khối tài sản của doanh nghiệp phá sản. Chính vì lẽ đó, mặc dù có được nhiều
đặc quyền, song khi đầu tư vào các doanh nghiệp này, các nhà đầu tư cũng ngần
ngại trước trách nhiệm vô hạn phải gánh chịu.
Thứ ba, quy mô của doanh nghiệp thường ở dạng vừa và nhỏ.
DNTN chỉ do duy nhất một cá nhân làm chủ nên vấn đề tham gia của các
thành viên khác với quy mô lớn hay nhỏ khơng thể đề cập đến ở đây.

Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 8

8


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
Đối với CTHD mặc dù pháp luật không hạn chế cố lượng thành viên tham
gia song có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc thành lập một CTHD với số lượng
thành viên lơn là khó có thể xảy ra. Điều này xuất phát từ chính chế độ trách
nhiệm của các thành viên cơng ty. Một là khơng có nhiều cá nhân muốn gánh
chịu chế độ trách nhiệm vô hạn liên đới nên việc có số lượng lớn thành viên
hợp danh tham gia cơng ty là khó. Cịn đối với thành viên góp vốn, mặc dù có
thể có nhiều cá nhân muốn tham gia CTHD song việc tham gia này phải có sự
đồng ý của Hội đồng thành viên trong đó có các thành viên hợp danh, mà chắc
chắn một điều rằng các thành viên này không muốn quá nhiều thành viên góp

vốn tham gia vì đồng nghĩa với nó là trách nhiệm vô hạn liên đới mà họ phải
gánh chịu cũng tăng lên.
2.2. Hạn chế riêng của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
* Đối với công ty hợp danh:
Thứ nhất: Về quản trị doanh nghiệp:
Như đã phân tích ở trên, trách nhiệm vơ hạn và liên đới tạo nên sự liên kết
chặt chẽ giữa các thành viên hợp danh, đem đến nhiều ưu thế trong quản lý và
điều hành CTHD. Tuy nhiên một mặt nó cũng tạo nên những khó khăn trong
chính hoạt động quản lý đó. Cụ thể, do là công ty đối nhân và theo quy định của
pháp luật thì trong việc thảo luận và biểu quyết các vấn đề, nếu như giữa các
bên không có sự thống nhất cao thì rất khó có thể quyết định. Điều này cũng
góp phần làm giảm cơ hội đầu tư kinh doanh trong nền kinh tế thị trường địi
hỏi việc nắm bắt cơ hội phải thật nhanh chóng.
Thứ hai: Với các loại hình doanh nghiệp tư CTHD, sự tồn tại của các
doanh nghiệp này luôn luôn gắn liền với tư cách của chủ sở hữu doanh nghiệp
hay các thành viên hợp danh; bởi vì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
này có thể sẽ bị kết thúc cùng với thành viên chết hay sự rút lui của một trong
các thành viên hợp danh của công ty. Đây được xem là một hạn chế so với các
loại hình doanh nghiệp khác.

Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 9

9


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
Một điểm cũng cần nói đến là CTHD vẫn phải chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003. Trên thế

giới, có rất nhiều nước quy định CTHD không phải chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp, tuy nhiên điều này không được công nhận trong pháp luật Việt Nam.
Điều này góp phần giải thích cho số lượng CTHD trên thực tế chỉ số lượng ít.
Thứ ba : Thành viên hợp danh khơng được làm chủ doanh nghiệp tư nhân
hoặc thành viên hợp danh của CTHD khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của
các thành viên hợp danh còn lại. Do các thành viên của CTHD phải chịu trách
nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của CTHD cho nên : nếu một
người đã là thành viên của CTHD này rùi mà làm thành viên của CTHD khác
thì tài sản của họ tài sản của họ trong CTHD này có khả năng bị thanh lý nếu
CTHD kia làm ăn thua lỗ mà tài sản của người này góp vào CTHD kia khơng
đủ để chi trả. Vì vậy, nếu một người đã là thành viên của CTHD này mà muốn
trờ thành thành viên của CTHD khác thì phải được sự nhất trí của các thành
viên cịn lại.
Ví dụ: Anh B là thành viên hợp danh công ty X, anh A đứng ra thành lập
doanh nghiệp tư nhân Y và vay vốn của chị C để mở rộng sản xuất và mua máy
móc, thiết bị. Do làm ăn khơng có lãi, tài sản của cơng ty X khơng đủ để thanh
tốn nợ, bên phía chị C có u cầu anh B phải dùng tài sản riêng để thanh toán
và anh B quyết định phát mại DNTN Y của mình. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi của chị C.
Thứ tư: Các thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc tồn
bộ phần vốn góp của mình tại cơng ty cho người khác nếu không được sự chấp
thuận của các thành viên hợp danh còn lại (khoản 3 Điều 133 Luật doanh
nghiệp 2005). Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho cá nhân khác hoặc một cá
nhân muốn góp vốn trở thành thành viên hợp danh của CTHD là vấn đề tương
đối khó khăn bởi nó phải được Hội đồng thành viên thơng qua.
Thành viên hợp danh cũng có quyền tự nguyện rút vốn khỏi công ty nếu
được Hội đồng thành viên chấp thuận. Việc rút vốn phải được thông báo bằng
Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 10


10


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
văn bản và chậm nhất 6 tháng trước ngày rút vốn, chỉ được rút vốn sau khi kết
thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm đó được thông qua. Nếu so
sánh với quy chế thành viên của các loại hình doanh nghiệp khác thì có sự ràng
buộc hơn nhiều. Gần như khơng có sự hạn chế nào về chuyển nhượng vốn trong
công ty cổ phần ngoại trừ những người nắm giữ cổ phần ưu đại biểu quyết thì
khơng được chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm vì loại cổ phần này chỉ có giá
trị trong 3 năm, sau đó nó chuyển thành cổ phần phổ thơng.
Thứ năm: Thành viên hợp danh mới được nhận vào công ty thì phải chịu
trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty sau khi việc đăng ký ra nhập công
ty hoàn tất.
Thành viên hợp danh sau khi đã rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm
đối với các khoản nợ đã có trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên
đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. Pháp luật quy định thời hạn này là 2 năm
kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên. Quy định này nhằm ràng buộc trách
nhiệm của các thành viên hợp danh.
Thứ sáu: Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc
nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của
công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của cá nhân, tổ chức khác. Quy định này
không chỉ áp dụng đối với thành viên hợp danh mà còn đối với các thành viên
trong các doanh nghiệp khác. Nếu cá nhân thực hiện hành vi nhằm tư lợi cho
mình thì quyền lợi của doanh nghiệp, cá nhân khác sẽ bị ảnh hưởng.
* Đối với doanh nghiệp tư nhân
Thứ nhất: Doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, DNTN là loại hình doanh
nghiệp duy nhất khơng có tư cách pháp nhân. Việc khơng phải là pháp nhân,

DNTN gặp phải một số khó khăn nhất định và bị hạn chế ít nhiều trong hoạt
động thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành. Theo quy định
của pháp luật thì một số hoạt động thương mại địi hỏi chủ thể phải có tư cách
pháp nhân mới được tham gia hoạt động.
Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 11

11


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
Thứ hai: Doanh nghiệp tư nhân khó khăn trong vấn đề góp vốn với các
doanh nghiệp khác, liên doanh, liên kết. Pháp luật quy định cho DNTN có
quyền góp vốn vào các doanh nghiệp khác, quyền liên doanh, liên kết. Tuy
nhiên, do DNTN khơng có khối tài sản độc lập nên việc góp vốn vào doanh
nghiệp khác cũng là một vấn đề không phải đơn giản. Do chế độ chịu trách
nhiệm vô hạn cho nên tài sản của DNTN không có sự độc lập, rõ ràng. Vì thế
khi góp vốn vào các doanh nghiệp khác, nguy cơ phần vốn góp đó có thể bị
đem ra thực hiện các nghĩa vụ và các khoản nợ của DNTN là rất cao, vì thế ít có
doanh nghiệp nào muốn góp vốn và liên doanh, liên kết với DNTN.
III. THỰC TIẾN THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
HỢP DANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ MỘT SỐ ĐỊNH
HƯỚNG HOÀN THIỆN
1. Thực tiễn thành lập và hoạt động của công ty hợp danh và doanh
nghiệp tư nhân
1.1. Công ty hợp danh
Hiện nay ở Việt Nam, các công CTHD hoạt động chủ yếu trong các lĩnh
vực dịch vụ kế toán và kiểm toán, dịch vụ thiết kế cơng trình xây dựng, dịch vụ
khám và điều trị bệnh, dịch vụ pháp lý…

Theo thống kê doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, cho đến
ngày 20/11/2007, Hà Nội chỉ có 17 cơng ty hợp danh so với 33.327 công ty
trách nhiệm hữu hạn, 21.061 công ty cổ phần, 2.921 doanh nghiệp tư nhân,
2.137 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (3). Như vậy, có thể thấy số
lượng cơng ty hợp danh là quá ít ỏi so với số lượng các doanh nghiệp thuộc các
loại hình khác.
Ngồi ra, điều mà các nhà doanh nghiệp quan tâm nhất khi kinh doanh
ngoài khả năng thu lợi nhuận ra là chế độ trách nhiệm khi phá sản và khả năng
rủi ro. Vì thế, loại hình Cơng ty TNHH và Cơng ty Cổ phần có ưu thế nổi trội
3() Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 12

12


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
hơn khi lựa chọn vì nếu những cơng ty này phá sản thì các thành viên chỉ chịu
trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào cơng ty. Trong khi đó, các
thành viên hợp danh trong CTHD phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty (khoản 1b, Điều 130, Luật doanh nghiệp
năm 2005).
DNTN cũng là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn giống như
CTHD, nhưng DNTN chỉ có một chủ sở hữu, được tồn quyền quyết định cơng
ty, trong khi đó CTHD địi hỏi phải có từ hai chủ sở hữu trở lên đồng nghĩa với
việc quyền quản lí cơng ty bị chia sẻ. Hơn thế nữa, để thành lập CTHD cũng
đòi hỏi nhiều điều kiện hơn so với DNTN; và cơ cấu tổ chức của CTHD cũng
phức tạp hơn so với DNTN. Bởi vậy, tuy cùng là doanh nghiệp chịu trách nhiệm

vô hạn nhưng DNTN lại có ưu thế và được lựa chọn nhiều hơn. Tất cả những
điều trên đây có thể lí giải tại sao loại hình CTHD hiện nay lại khơng phổ biến
tại Việt Nam.
1.2. Doanh nghiệp tư nhân
Kể từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp tư nhân của
Việt Nam đã có những bước phát triển ngoại mục. Về khả năng tạo lợi nhuận,
tính trung bình một DNTN chỉ có thể tạo ra được khoảng 54 triệu đồng lợi
nhuận/năm vào năm 2000 thì nay con số này đã tăng lên gấp năm lần, đạt 258
triệu đồng vào năm 2008. Một DNTN hiện nay cũng có mức tài sản trung bình
là 14 tỷ đồng và mức doanh thu thuần trung bình là 17 tỷ đồng, tăng hơn rất
nhiều so với những năm đầu thập kỷ.
Hiện tại, các DNTN Việt Nam tồn tài chủ yếu ở quy mô nhỏ và vừa. Sự
phát triển của DNTN chưa xứng tầm với những thuận lợi của nên kinh tế. Số
lượng những DNTN lớn còn quá ít ỏi và các doanh nghiệp quy mô vừa cũng
vắng bóng. Trong báo cáo top 500 doanh nghiệp lớn nhất của VietNam Report
và VietNamNet công bố, vào năm 2009 chỉ có 28,9% trong số các doanh nghiệp
này là DNTN. Cịn trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất do UNDP cơng
Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 13

13


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
bố thì chỉ có 17 DNTN, nhưng phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp nhà
nước được cổ phần hóa (4).
Bên cạnh đó là các ưu đãi đối với các loại hình doanh nghiệp khác khơng
phải là DNTN mà đặc biệt là những ưu đãi đối với các Công ty Nhà nước tạo ra
sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cản trở cơ chế tự

động đào thải của nền kinh tế thị trường. Theo cuộc điều tra của Phịng Thương
mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), đất đai là trở ngại lớn nhất đối các
doanh nghiệp tư nhân. Cuộc điều tra trên mẫu 6.700 doanh nghiệp thực hiện
năm 2007 cho thấy: “Hơn 65% doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa)
cho biết rằng sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình nếu dễ dàng tiếp cận
đất đai hơn.” (5).
Bên cạnh đó khả năng tiếp cận tín dụng của DNTN cịn yếu và rất hạn chế.
Nguyên nhân của tình trạng này là do việc các doanh nghiệp này có tài sản thế
chấp nhỏ, quy mô doanh nghiệp và pháp luật không cho phép phát hành chứng
khốn.
2. Một số định hướng hồn thiện
2.1. Đối với cơng ty hợp danh
Để hồn thiện hưn các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt
động của CTHD, cần có những định hướng hồn thiện sau: cần hủy bỏ việc ghi
nhận CTHD có tư cách pháp nhân để pháp luật nước ta đảm bảo tính thống
nhất, đồng thời phù hợp với các nước khác trong xu thế tồn cầu hóa; cần quy
định cụ thể về các loại công ty hợp danh; cần quy định rõ một số vấn đề liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn; Luật cần nới lỏng trong
các quy định về hoạt động của cơng ty hợp danh theo đó cho phép công ty hợp
danh được phát hành trái phiếu; cần sửa đổi các quy định Luật không nhất quán.
Cần sửa đổi thêm điểm c khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp theo hướng:

4

()

/>5() Trần Bình, Khu vực kinh tế tư nhân- Nguồn huyết mạch chưa khai thông, tr.10.

Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3


Page 14

14


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
“thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công trong phạm
vi số vốn đã cam kết góp vào cơng ty”.
2.2. Đối vơi doanh nghiệp tư nhân
Để góp phần tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cũng như tạo
ra cơ hội cho sự phát triển của loại hình DNTN nói riêng và khu vực kinh tế tư
nhân nói chung, Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý công bằng, bền
vững, thực sự có hiệu quả và được thi hành trên thực tế. Để thực hiện được mục
tiêu đó, việc đầu tiên cần làm là: việc thay đổi về nhận thức đối với loại hình
DNTN, sở hữu tư nhân; thống nhất sự điều chỉnh cơng bằng giữa các loại hình
doanh nghiệp của các văn bản pháp luật, bên cạnh Luật Doanh nghiệp; tổ chức
kiểm tra và có biện pháp để đảm bảo thực hiện những quy định này trên thực tế.
Có như vậy, mới tạo ra một mơi trường pháp lý bình đẳng, tự do và bền vững
cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích, đánh giá về cơng ty hợp danh và doanh nghiệp tư
nhân, chúng ta có thể thấy rằng chế độ trách nhiệm vô hạn vừa là một lợi thế,
nhưng cũng đồng thời là rủi ro rất lớn đối với công ty hợp danh và doanh
nghiệp tư nhân. Đó cũng là lý do tại sao hiện nay các công ty đối vốn với chế
độ trách nhiệm hữu hạn lại được ưa chuộng hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 1), Nxb.
CAND, Hà Nội, 2006;

2. Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật kinh tế (tập 1, Luật
doanh nghiệp), Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2006;
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2010;
Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 15

15


Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam-1
4. Luật doanh nghiệp năm 2005;
5. Nguyễn Thị Khế, Pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh, Nxb. Tư
pháp, 2007;
6. Nghị định của Chính phủ số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng
dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp;
7. Trần Bình, Khu vực kinh tế tư nhân- Nguồn huyết mạch chưa khai thông;
8. Một trang wedsite:
- />- />- />- />
Bùi Duy Bính- MSSV: 3551754- Lớp N01.TL2- Nhóm 3

Page 16

16



×