Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Bài giảng: RĂNG VÀ BỘ RĂNG MỤC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.12 KB, 125 trang )

Bài giảng
RĂNG VÀ BỘ RĂNG
1
MỤC TIÊU:
1-Trình bày được các khái niệm về hệ thống nhai và cơ quan răng.
2-Vẽ và chú thích được các thành phần của cơ quan răng.
3-Mô tả được các cấu trúc sinh học cơ bản của mô răng và nha chu.
4-Trình bày được cách viết ký hiệu thông dụng để chỉ các răng trên cung răng.
BÀI GIẢNG :
1. Các khái niệm cơ bản :
1.1. Hệ thống nhai :
Bao gồm răng, nha chu, xương hàm, khớp thái dương hàm, các cơ nhai, các dây thần kinh, mạch máu,
hệ thống tuyến nước miếng, hệ thống môi - má - lưỡi.
1.2. Cơ quan răng : là một đơn vị cấu tạo và chức năng của bộ răng, bao gồm răng và nha chu:
- Răng là bộ phận chính, trực tiếp nhai nghiền thức ăn.
- Nha chu là bộ phận nâng đỡ và giữ răng tại chỗ, trực tiếp chịu ảnh hưởng của lực nhai.
1.3. Bộ răng là sự sắp xếp có tổ chức của các cơ quan răng.
2. Cấu trúc sinh học mô răng :
Mô răng bao gồm mô cứng (men, ngà) và mô mềm (tủy).
2.1. Men răng :
- Là một mô calci hóa cao độ.
Thành phần gồm (tính theo khối lượng) :
95% vô cơ (Calci, Phospho, Magnésium, CO3, Na, F, Ca-P).
1% hữu cơ (Protein và Lipid).
4% nước.
- Men răng được hình thành và định hình từ trước khi răng mọc. - Sau khi răng mọc (trong khoảng từ
2 đến 3 năm ) trong đời sống men răng diễn ra quá trình trưởng thành, chủ yếu là quá trình hình thành
các phức chất do trao đổi chất với môi trường nước miếng làm cho các tinh thể (Hydroxyapatit và
Fluoroapatit) là những đơn vị cấu tạo nên các trụ men, có sự thay đổi so với men răng hình thành khi
chưa mọc hay mọc.
- Phản ứng của men răng trong đời sống của răng mang đậm những đặc trưng của một vật liệu calci


hóa cao độ.
2.2. Ngà răng :
- Cũng là một mô calci hóa cao độ nhưng ít hơn men răng.
- Thành phần gồm 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và 10% là nước.
- Trong ngà có nhiều ống nhỏ chứa các đuôi nguyên sinh chất của các tạo ngà bào, ống ngà có đường
kính khoảng 5-10 ?m ( 1?m = 10 -6 m, 1nm = 10 -9 m)
2
- Trên 1 mm
2
cắt ngang qua ngà răng có khoảng từ 20.000 đến 50.000 ống ngà, ngà răng như vậy là
một mô tương đối xốp và đàn hồi.
2.3. Tủy răng :
- Là một mô liên kết đặc biệt giàu mạch máu và thần kinh.
- Có một loại tế bào đặc biệt là các tạo ngà bào xếp thành một hàng ở sát vách tủy.
- Các tạo ngà bào liên tục tạo ra ngà (ngà thứ phát) làm cho hốc tủy ngày càng hẹp lại.
- Tủy có 2 nhiệm vụ : tạo ngà và tiếp nhận cảm giác nhờ các dây thần kinh với các đầu tận cùng ở sát
vách tủy hoặc chui vào các ống ngà.
Cảm giác của răng qua hệ thống tủy là rất đặc biệt vì :
- Không đặc hiệu về vị trí.
- Không đặc hiệu về nguyên nhân gây ra cảm giác.
- Do ở trong buồng kín và do cấu trúc của hệ mạch máu, tủy răng vừa dễ bị viêm vừa dễ bị hoại tử vì
phản ứng viêm đó.
- Khi viêm gây đau nhức dữ dội.
3. Cấu trúc sinh học mô nha chu.
Mô nha chu bao gồm xê măng, dây chằng nha chu, nướu răng và xương ổ răng
3.1 Xê măng chân răng :
- Là một mô dạng xương đặc biệt (có 61% là chất vô cơ, 27% chất hữu cơ rất giàu các sợi collagen,
còn 12% là nước) bám chặt vào ngà chân răng và thường bị lấy ra cùng với răng khi nhổ.
- Xê măng được tạo ra trong suốt cuộc đời (nhờ sự hoạt động thường xuyên của nguyên bào tạo xê
măng- cementoblast) đặc biệt là ở phía chóp răng làm cho các răng liên tục mọc lên để bù đắp cho sự

mòn ở mặt nhai .
3.2. Dây chằng nha chu:
- Là một mô liên kết giàu nguyên bào và tế baò sợi với nhiều mạch máu và thần kinh
- Là những sợi liên kết đặc biệt nối từ cément đến xương ổ răng.
- Dây chằng có độ dầy khoảng ¼ mm
- Chức năng :
- Giảm chấn động (R bình thường có độ lung lay nhất định).
- Truyền lực nhai xuống xương ổ răng.
- Nuôi lớp xê măng và xương ổ răng.
- Tạo cảm giác định vị và xúc giác.
3.3. Nướu răng :
3
- Niêm mạc nướu liên tục với niêm mạc miệng
- Gồm nướu dính (là nướu bám vào mặt ngoài của xương ổ răng) và nướu rời.
- Ơ mặt thân răng của nướu rời có một vùng biểu mô đặc biệt gọi là biểu mô bám dính, đó là nơi biểu
mô nướu bám dính vào men răng.
- Biểu mô nướu được kératin hóa ở mặt ngoài, không keratin hóa ở mặt trong.
3.4. Xương ổ răng:
- Là một phần của xương hàm trên hoặc dưới, làm chỗ tựa cho răng.
- Là một mô xương xốp liên tục với xương hàm và tạo thành những huyệt giống với hình thể và số
lượng của các chân răng.
- Có một vách xương mỏng và cứng bao xung quanh chân răng và là nơi để các dây chằng nha chu
bám vào (phiến cứng-lamina dura).
- Nếu răng bị nhổ xương ổ răng sẽ bị tiêu dần.
Trong đời sống thì răng cần cho thì đầu tiên để cắt và nghiền cơ học thức ăn, nhưng răng miệng và hệ
thống nhai ở người nói chung không góp phần quyết định cho sự sống còn nhưng vẫn là bộ phận trước
tiên tiên của cơ thể tiếp xúc, giao tiếp với thế giới bên ngoài, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với với những người khác trong cộng đồng (chức năng xã hội).
Giữ gìn sự lành mạnh và thoải mái của hệ thống nhai là mục tiêu của người thầy thuốc cũng đồng thời
là đòi hỏi của mỗi cá nhân và của cộng đồng.

SỰ THÀNH LẬP BỘ RĂNG SỮA VÀ BỘ RĂNG VĨNH VIỄN
Mục tiêu :
1. Viết được công thức răng.
2. Phát biểu được định nghĩa về sự mọc răng.
3. Trình bày được thứ tự và thời gian mọc răng.
4. Trình bày được các chú ý lâm sàng và các rối loạn có thể có trong quá trình phát triển của bộ
răng.
1. Nha thức hay công thức răng
Dùng để biểu diễn số lượng của từng nhóm răng ở một bên hàm (nửa hàm trên và nửa hàm dưới ).
+ Răng sữa :
Cửa Nanh Cối sữa = 10
+ Răng vĩnh viễn :
Cửa Nanh Cối nhỏ Cối lớn = 16
4
+ Nhóm răng :
- Nhóm răng trước: Gồm nhóm răng Cửa + Nhóm răng Nanh.
- Nhóm răng sau: Gồm tất cả các nhóm răng Cối.
2. Các giai đoạn phát triển của răng :
2.1. Giai đoạn tăng trưởng (growth): Hình thành mầm răng, xuất hiện các tạo men bào (ameloblasts)
và tạo ngà bào (odontoblasts), lắng đọng các chất căn bản của men và ngà.
2.2. Giai đoạn vôi hóa (calcification): Trầm hiện các muối calcium làm cho các chất căn bản trở nên
cứng hơn.
2.3. Giai đoạn mọc răng (eruption): Chính là sự di chuyển của răng vào trong hốc miệng.
2.4. Giai đoạn mòn răng (attrition): Do ăn nhai.
2.5. Giai đoạn tiêu ngót (resorption) chân răng (đối với răng sữa ) hay giai đoạn bồi đắp xê măng
chân răng (đối với răng vĩnh viễn ) để bù cho sự mòn men.
Xáo trộn một trong các giai đoạn trên sẽ đưa đến các bất thường hoặc các trường hợp bệnh lý như :
thừa hoặc thiếu răng, nang răng hay bướu răng thiểu sản men, răng mọc ngầm
3. Sự mọc răng :
3.1. Định nghĩa :

Mọc răng là một quá trình trong đó một răng đang phát triển di chuyển từ vị trí ban đầu của nó trong
xương hàm đến một vị trí chức năng trong miệng và tiếp tục sự dịch chuyển chức năng trong suốt thời
gian tồn tại của răng .
Quá trình mọc răng gồm có 3 pha :
1. Pha dịch chuyển trước khi mọc.
2. Pha dịch chuyển tiền chức năng (giai đoạn mọc lâm sàng).
3. Pha dịch chuyển sau khi mọc hay pha chức năng.
3.2. Nhận xét :
- Răng mọc dần dần và xen kẻ có những kỳ gián đoạn,vận động mọc diễn ra chủ yếu về đêm, ban ngày
thì chậm hay dừng lại.
- Răng hàm trên được bắt đầu tạo trước răng hàm dưới nhưng thường răng hàm dưới mọc trước răng
hàm trên.
- Nữ mọc sớm hơn nam, trẻ gầy mọc sớm hơn trẻ mập.
- Mọc sớm, chậm vài tháng được xem là bình thường.
- Mọc răng là một hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên trẻ có thể bị sốt nhẹ, ngủ không yên, chảy
nước miếng, và không có liên quan gì đến sốt co giật, tiêu chảy và viêm họng.
- Tốc độ mọc răng tùy thuộc vào loại răng, trung bình là 1mm/tháng, (ở tình trạng chen chúc có thể là
1mm/6 tháng). Thời gian mọc trung bình là từ 4 đến 7 tháng.
5
- Khi một răng chuẩn bị mọc, lớp xương phủ bên trên sẽ bị tiêu hủy và mô mềm trên đó cũng có những
thay đổi để chuẩn bị cho việc mọc răng.
- Ở răng vĩnh viễn, chân răng sữa phải bị tiêu đi để có chỗ cho mầm răng vĩnh viễn (RVV) mọc.
- Răng sữa chậm rụng : rối loạn sự hình thành RVV hay RVV mọc sai vị trí
4. Bộ răng sữa :
- Xuất hiện lúc 6 tháng tuổi, và kết thúc ở khoảng từ 2 đến 2 tuổi rưỡi, theo thứ tự sau :
Răng trên: I II IV III V
Răng dưới: I II IV III V
- Răng cối sữa 1 mọc trước răng nanh có lẽ liên quan đến việc thiết lập cắn khớp giữa cung răng trên
và dưới.
- Chân răng sữa hình thành đầy đủ sau khi mọc khoảng từ 1 đến 1 năm rưỡi.

- Sự hình thành 1 răng sữa mất khoảng từ 2 đến 4 năm từ khi xuất hiện mầm răng cho đến khi chân
răng hoàn thành.
5. Bộ răng vĩnh viễn:
- Trong khi các răng sữa mọc và hoạt động chức năng, thì các răng vĩnh viễn đã bắt đầu Calci hóa và
thành lập thân răng ( R6 -lúc sanh; R7-cuối năm thứ ba; R8-lúc 9 tuổi).
- Trung bình quá trình hình thành của một răng vĩnh viễn chiếm khoảng 12 năm.
- Chân của các răng vĩnh viễn được hoàn thành sau khi răng mọc được 2-3 năm.
6. Quá trình thay răng (Bộ răng hỗn hợp) :
- Răng vĩnh viễn đầu tiên mọc là răng cối lớn I, tiếp theo là răng cửa giữa dưới (có khi ngược lại), từ
đây bắt đầu quá trình kéo dài cung răng .
- Sau đó cứ trung bình một năm thì có một răng mọc cho đến khi xuất hiện răng cối lớn II (khoảng 12
tuổi) , thì 6 năm sau ( hoặc lâu hơn nữa ) răng cối lớn III sẽ mọc - sự kéo dài cung răng kết thúc, bộ
răng vĩnh viễn hoàn thành (18-25 tuổi).
-Thời gian mọc và thay răng (đơn giản hoá):
Tuổi 7 8 11 9 10 6 12 18
Răng trên 1 2 3 4 5 6 7 8
Răng dưới 1 2 3 4 5 6 7 8
Tuổi 7 8 9 10 11 6 12 18

- Thời gian mọc răng ở các răng nanh, răng cối nhỏ II và nhất là răng cối lớn III bị biến đổi nhiều nhất.
6
- Các răng cối lớn I tác dụng như những viên đá đỉnh vòm (yếu tố quyết định) của bộ răng vĩnh viễn,
thiết lập và duy trì sự đúng đắn về vị trí của chúng trong quá trình thay răng của các răng phía trước
nó.
- Nếu nhổ răng sữa không đúng thời điểm, nhất là nhổ sớm sẽ ảnh hưởng đến sự mọc và định vị RVV.
- Các mầm răng có thể bị tổn thương :
- Từ trong bào thai.
- Khi sanh.
- Sau khi sanh cho đến 12 - 16 tuổi.
- Có sự thay đổi cấu trúc của răng theo tuổi :

- Men răng mới mọc còn xốp: dễ sâu nhưng cũng dễ ngấm Fluor, càng về sau chất hữu cơ càng
giảm, làm răng trở nên giòn và sẫm màu hơn.
- Ngà : thành lập dần ngà thứ cấp làm buồng tuỷ hẹp lại.
- Xê măng mới bồi đắp liên tục (bù trừ sự mòn răng)
7. Các rối loạn trong quá trình phát triển của bộ răng
7.1. Bất thường về số lượng:
- Thiếu răng toàn bộ (rất hiếm) hay thiếu một phần (R2, R5, R8).
- Thừa răng (Mesiodens, cận R6)
7.2. Bất thường về cấu trúc: men ngà bất toàn, thiểu sản men…
- Do chấn thương (sai khớp cắn răng sữa làm ngăn cản sự tạo men RVV).
- Do viêm nhiễm virus (bệnh toàn thân), thuốc (Tetra…), hoá chất (Fluor…).
- Do di truyền (thường bị ở cả hai hàm và ở cả hai bộ răng)
+ Thời điểm tác động sẽ quyết định vị trí loạn sản, ngược lại từ vị trí loạn sản sẽ suy đoán được
thời điểm tác động.
7.3. Bất thường về kích thước (hình dáng vẫn bình thường).
- Microdontia hay Macrodontia.
7.4. Bất thường về hình thái :
- Dị dạng, chân răng gấp khúc, sinh đôi, dính nhau, nhiều chân…
7.5. Bất thường về thời gian và trình tự mọc.
8. Nhận dạng về pháp lý - xác định tuổi :
- Có thể đoán định tuổi chính xác đến ½ năm cho những người hoặc di cốt nếu dưới 20 tuổi.
- Xác định qua mức độ xơ hoá (hay độ trong) của ngà chân răng (đơn giản, nhanh chóng và chính xác).
- Gần đây nhất là có thể xác định tuổi từ 5 cho đến 70 tuổi bằng phản ứng hoá học xác định mức độ
chuyển hoá Acid Aspartic trong men răng (tốn kém nhưng đáng tin cậy).
- Qua cấu trúc răng có thể xác định các răng riêng lẻ có của cùng một người hay không.
7

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1- Nha thức là công thức biểu diễn số lượng của từng nhóm răng ở cả 2 bên hàm ( Đ - S )
2- Răng vĩnh viễn có 3 nhóm răng là nhóm răng cửa, nhóm răng nanh và nhóm răng hàm. ( Đ - S ).

3- Giai đoạn mọc răng lâm sàng chính là pha dịch chuyển sau khi răng mọc hay pha chức năng ( Đ -
S ).
4- Răng hàm dưới được bắt đầu tạo trước răng hàm trên nên thường mọc ra trước răng hàm trên. ( Đ -
S ).
5- Mọc răng ở trẻ luôn có liên quan đến tình trạng sốt co giật, tiêu chảy và viêm họng. ( Đ - S ).
6- Tốc độ mọc răng trung bình là 1mm/ tháng. ( Đ - S ).
7- Thường thì răng nanh hàm trên mọc sau răng cửa bên và cối nhỏ thứ nhất. ( Đ - S ).
8- Răng 6 tuổi chính là răng số 1. ( Đ - S ).
9- Nếu nhổ răng sữa không đúng thời điểm, nhất là nhổ sớm sẽ ảnh hưởng đến sự mọc và định vị răng
vĩnh viễn. ( Đ - S ).
10- Các mầm răng chỉ có thể bị tổn thương từ trước khi sanh mà thôi. ( Đ - S ).

TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG Ở VIỆT NAM & PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐẾN
NĂM 2010
ThS-BS Nguyễn Hữu Nhân
Mục tiêu
1. Hiểu được các định nghĩa cơ bản về sức khoẻ và dịch tể học răng miệng .
2. Mô tả được tình hình bệnh răng miệng ở VN
3. Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh răng miệng ở VN.
4. Nắm được các chính sách chủ yếu của nhà nước về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân.
5. Biết được định hướng công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh đến năm 2010.
1- CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN
1.1- Sức khoẻ răng miệng (oral health): "là tình trạng không có bất cứ sự dị thường về hình thái hoặc
chức năng của răng và nha chu cũng như các phần lân cận hốc miệng và của những cơ cấu khác có vai
trò trong sự nhai và có liên quan với phức hợp hàm mặt".
1.2- Dịch tể học răng miệng (oral epidemiology): "là khoa học nghiên cứu về sự phân bố sức khoẻ
và bệnh răng miệng của con người, lý giải sự phân bố đó nhằm giúp cho các cơ sở y tế răng miệng
thiết lập các kế hoạch, chương trình can thiệp phù hợp và có hiệu quả nhằm khống chế các bệnh răng
miệng đang lưu hành".
Có 3 vấn đề cần nghiên cứu :

- Tần suất bệnh răng miệng.
- Sự phân bố bệnh răng miệng và lý giải sự phân bố đó.
8
- Các chương trình can thiệp và hiệu quả của nó.
2- TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG TẠI VIỆT NAM
2.1- TÌNH HÌNH BỆNH SÂU RĂNG
2.1.1- Tần suất
Bảng 1 : Tỷ lệ sâu răng và số trung bình SMT răng.
Tuổi Tỷ lệ (%) SMT
Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ
12 56.6 48.8 64.3 1,88 1.48 2.27
15 67.7 67.8 67.6 2.16 2.12 2.20
35-44 88.9 89.7 88.5 4.70 3.83 5.50
Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 2000-Viện RHM Hà Nội
2.1.2- Sự phân bố bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng ở VN
- Theo tuổi.
- Theo giới.
- Theo vùng địa dư: thành thị, nông thôn,đồng bằng, miền núi…
- Theo nhóm dân tộc.
- Theo trình độ văn hoá.
- Theo yếu tố kinh tế xã hội.
- Theo các yếu tố khác…
Bảng 2 : Tình hình sâu răng ở 2 miền Nam - Bắc VN năm 1991
Nhóm tuổi % sâu răng SMT + ĐLC
Miền Bắc Miền Nam Miền Bắc Miền Nam
12 43,33 76,33 1,15+ 0,17 2,93 + 0,22
15 47,33 82,99 1,38 + 0,26 3,59 + 0,34
35-44 59,33 86,33 3,02 +1,80 8,16 + 0,65
Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 1991-Viện RHM Hà Nội và TP HCM
2.2- TÌNH HÌNH BỆNH NHA CHU

2.2.1- Tần suất bệnh:
9
Bảng 3 : Tỷ lệ % người có bệnh nha chu
Nhóm tuổi
% người
Chảy máu
nướu
Vôi
răng
Túi nông Túi nông
6-8 42,7 25,5 x x
12-14 71,4 78,4 x x
35-44 97.4 61.0 29,7 6.7
>44 94.0 45.9 35.7 10.5
Nguồn : Điều tra SKRMVN - Viện RHM Hà Nội 2000
Bảng 4 : Số trung bình sextants có bệnh nha chu (năm 2000)
Nhóm tuổi
Số trung bình sextants
Chảy máu
nướu
Vôi
răng
Túi nông Túi sâu
6-8 1,2 0,7 x x
12-14 2,3 2,9 x x
35-44 4.4 3.5 0.8 0.1
> 44 3.9 2.9 0.8 0.2
Nguồn : Điều tra SKRMVN -Viện RHM Ha Nội 2000
2.2.2- Sự phân bố bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nha chu ở Việt Nam
- Theo tuổi.

- Theo giới.
- Theo vùng địa dư (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi)
- Theo yếu tố dân tộc.
- Theo yếu tố kinh tế - xã hội.
- Theo yếu tố khác (vi khuẩn, cắn khớp, nội tiết, miễn dịch…).
Bảng 5 : Tình trạng chảy máu nướu và vôi răng theo giới.
10
Tuổi Chảy máu nướu Vôi răng
% STB sextants % STB sextants
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
6-8
12-14
>18
44,6
68,0
98,0 41,2
75,0
95,4 1,30
2,22
4,87 1,10
2,37
4.32 25,4
74,0
59,7 25,8
83,1
67,2 0,66
2,81
3,37 0,65
2,97
3,46

Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 2000-Viện RHM Hà Nội
Bảng 6 : Tình trạng chảy máu nướu theo vùng địa dư.
Vùng Chảy máu nướu (%)
6-8 tuổi 12-14 tuổi 35-44 tuổi >44 tuổi
Vùng núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Duyên hải Bắc Trung bộ
Duyên hải Nam Trung bộ Cao nguyên Trung bộ
11
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
28,3
28,1
36,8
78,0
47,5
40,0
50,4
48,9
56,6
65,0
78,5
83,0
75,2
89,0
100
100
99,0
95.7
93.0

100
99.3
91.7
93.7
95.8
93.4
89.5
84.3
94.5
Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 2000-Viện RHM Hà Nội
12
Bảng 7 : Tỷ lệ % người có ít nhất 3 sextants lành mạnh.
Yếu tố% có ít nhất 3 sextants lành mạnh
Giới : - Nam
- Nữ
Tuổi : - 18
-19-34
-35-44
- > 45
Vùng địa dư :
- Thành thị
- Nông thôn
Thu nhập :
- < 400.000 đồng/tháng
- 400.000 - 800.000 đ/t
- > 800.000 đ/t 6,0
10,7
25,6
14,6
3,5

5,0
9,4
8,2
7,5
8,0
10,8
Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 2000-Viện RHM Hà Nội
2.3- TÌNH HÌNH TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG
2.3.1 Tần suất bệnh.
13
Bảng 8 : Tỷ lệ tổn thương niêm mạc miệng ở việt Nam (1999)
Tổn thương Nam Nữ Tổng số
Số
lượng % Số lượng % Số lượng %
K niêm mạc miệng
Bạch sản
Lichen phẳng
Xơ hoá dưới niêm mạc
Hồng sản
Niêm mạc người ăn trầu
Khẩu cái người hút thuốc
Nhiễm nấm Candida
Chốc mép
Viêm miệng do răng giả
Tổn thương khác 3
198
17
0
0
0

84
6
28
108
302 0,03
2,20
0,19
0,00
0,00
0,00
0,93
0,07
0,31
1,02
3,36 3
14
144
20
14
2
154
35
33
69
113
314 0,03
1,60
0,22
0,15
0,02

1,71
0,39
0,37
0,76
1,26
3,48 6
342
37
14
2
154
119
39
97
221
616 0,06
3,80
0,41
0,15
0,02
1,71
15
1,32
0,34
1,07
2,45
6,84
Tổng số 748 8,31 1034 11,49 1782 19,80
Nguồn : Ngô Đồng Khanh - Tổn thương tiền ung thu và ung thư miệng ở các tỉnh thành phía Nam Việt
Nam, 1999.

2.3.2- Các yếu tố nguy cơ
- Hút thuốc
- Uống rượu
- An trầu
- An cay (?)
Bảng 9: Liên quan giữa tiền ung thư và ung thư miệng với yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ Tiền K và K miệng Thống kê P
Có Không
Hút thuốc
- Có
- Không
196
146
3669
4989
?2 = 29,94
OR = 1,38 0,000
Uống rượu
- Có
- Không
168
174
2533
6125 ?2 = 61,82
OR = 2,23 0,000
An trầu
16
- Có
- Không
58

186
129
8629 ?2 = 386,92
OR = 13,50 0,000
Nguồn : Ngô Đồng Khanh - Tổn thương tiền ung thu và ung thư miệng ở các tỉnh thành phía Nam Việt
Nam, 1999.
2.3.3- Các yếu tố liên quan khác :
- Theo tuổi.
- Theo giới
- Theo vùng địa dư .
- Theo nhóm dân tộc.
- Theo yếu tố nghề nghiệp.
- Theo chế độ ăn.
- Các yếu tố khác
2.4- TÌNH HÌNH CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG KHÁC
- Sai khớp cắn.
- Bất hài hoà răng hàm mặt.
- Nhiễm Fluor trên răng.
- Đục men và thiểu sản men.
- Chấn thương hàm mặt.
- Dị tật bẩm sinh hàm mặt.
3- CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG CHO NHÂN DÂN
ĐẾN NĂM 2010
3.1- CÁC CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Kiện toàn cơ cấu tổ chức và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân.
2. Đào tạo bố trí nhân lực và phát triển khoa học ngành nha khoa.
3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu về mô hình bệnh tật răng miệng tại Việt Nam.
- Nghiên cứu về xã hội học y tế răng miệng Việt Nam .
- Nghiên cứu về tổ chức, quản lý y tế răng miệng.

17
- Nghiên cứu kỹ thuật điều trị hiện đại và thích hợp để giảm tỷ lệ bệnh răng miệng phổ biến cho
nhân dân.
4. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt các nguồn nhân lực.
5. Xã hội hoá công tác bảo vệ và chăm sóc răng miệng cho nhân dân
6. Đẩy mạnh việc thực hiện 6 chương trình mục tiêu :
- Chương trình chăm sóc răng ban đầu.
- Chương trình nha học đường .
- Chương trình Fluor hoá nước uống.
- Chương trình phòng chống tiền ung thư và ung thư niêm mạc miệng
- Chương trình chăm sóc răng miệng cho bà mẹ mang thai và người cao tuổi.
- Chương trình khử Fluor.
7. Phát triển công nghiệp bàn chải đánh răng và các sản phẩm có Fluor cũng như trang thiết bị nha
khoa.
8. Kết hợp quân và dân y trong việc chăm sóc SKRM.
9. Nâng cao hiệu lực quản lý ngành từ trung ương đến địa phương.
10. Xây dựng hệ thống pháp luật nha khoa.
3.2- MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH NHA HỌC ĐƯỜNG TOÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2010
- 25% không bị sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi.
- SMT răng ở trẻ 12 tuổi < 2.
- 85% ở lứa tuổi 18 còn đầy đủ răng vĩnh viễn.
(Theo GS Trần Văn Trường, chủ nhiệm chương trình NHĐ toàn quốc)
3.3- Định hướng công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh đến năm 2010.
3.3.1- Đối tượng chăm sóc .
- Nhà trẻ.
- Mẫu giáo.
- Tiểu học.
- Trung học cơ sở.
+ Ưu tiên trong chương trình : Mẫu giáo và tiểu học.
3.3.2- Nội dung chương trình.

- Ở nhà trẻ :
-Vệ sinh răng miệng.
-Khám định kỳ và điều trị sớm.
-Giảm đau và chăm sóc khẩn cấp.
- Ở mẫu giáo:
-Giáo dục SKRM (chuyện kể- trò chơi).
18
-Chải răng với kem có Fluor.
-Khám định kỳ và điều trị sớm.
- Ở tiểu học:
-Giáo dục SKRM.
-Sử dụng Fluor phòng ngừa sâu răng.
-Khám và điều trị sớm.
-Trám bít hố rãnh.
-Chỉnh nha phòng ngừa.
-Phòng ngừa sâu răng ở mặt tiếp cận.
- Ở trung học cơ sở:
- Giáo dục SKRM (chuyên đề)
-Khám định kỳ và điều trị sớm ở tuyến hướng trợ.
-Khám tầm soát và điều trị chỉnh nha ở tuyến hướng trợ
3.3.3- Hình thức tổ chức nha học đường.
- Lưu động.
- Cố định cụm vệ tinh.
- Cố định.
3.3.4- Biện pháp tổ chức .
- Lồng ghép
- Xã hội hoá công tác nha học đường.
- Phải có kế hoạch vĩ mô và vi mô (cấp quốc gia, vùng, địa phương) cũng như phải có kế hoạch
hành động cụ thể để giải quyết các mục tiêu cụ thể
3.3.5- Cải đổi và nâng cao chương trình đào tạo y sỹ răng trẻ em:

- Cán sự nha trung cấp.
- Cán sự nha đại học.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1- Sức khoẻ răng miệng : "Là tình trạng không có bất cứ bệnh tật nào của răng và nha chu cũng
như các phần lân cận hốc miệng và của những cơ cấu khác có vai trò trong sự nhai và có liên quan với
phức hợp hàm mặt". ( Đ - S ).
2- Dịch tể học bệnh răng miệng nghiên cứu 3 vấn đề : Tần suất- Sự phân bố - Lý giải sự phân bố
của bệnh răng miệng . ( Đ - S ).
3- Tỷ lệ bệnh sâu răng và chỉ số SMT thường tăng dần theo tuổi . ( Đ - S ).
19
4- Chỉ số SMT của một người có thể giảm nếu tích cực giữ gìn vệ sinh răng miệng . ( Đ - S ).
5- Nhóm tuổi chỉ số trong điều tra tình trạng sâu răng thường là 5-6 ; 12; 15; 35-44 tuổi. ( Đ - S ).
6- Trình độ văn hoá không có ảnh hưởng gì đến bệnh sâu răng . ( Đ - S ).
7- Theo thống kê năm 1991 tình hình bệnh sâu răng ở miền Nam trầm trọng hơn nhiều so với miền
Bắc. ( Đ - S ).
8- Tình trạng chảy máu nướu và vôi răng luôn có ở mọi lứa tuổi. ( Đ - S ).
9- Túi nông và túi sâu thường được thây từ tuổi trung niên trở lên. ( Đ - S ).
10- Tình trạng vôi răng thường tăng dần theo tuổi ở cả 2 phái. ( Đ - S ).
11- Để diễn tả mức độ trầm trọng của bệnh nha chu ta nên dùng chỉ số "Số trung bình Sextant" bị
bệnh hơn là tỷ lệ %. ( Đ - S ).
12- Bệnh nha chu bị ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố về tuổi tác và giới tính.
( Đ - S ).
13- Yếu tố vùng địa dư và thu nhập không ảnh hưởng đến bệnh nha chu. ( Đ - S).
14- Bạch sản là tổn thương tiền ung thư thường thấy nhất trên niêm mạc miệng của người Việt
Nam. ( Đ - S ).
15- Ở phái nữ hồng sản là tổn thương tiền ung thư thường thấy nhất trên niêm mạc miệng của người
Việt Nam. ( Đ - S ).
16- Hiện nay ăn cay cũng được xếp vào yếu tố nguy cơ xếp hàng thứ 4 sau ăn trầu, uống rượu và
hút thuốc. ( Đ - S ).

17- Hút thuốc có nguy cơ gây ung thư miệng cao hơn yếu tố uống rượu và ăn trầu. ( Đ - S ).
18- Học sinh trung học cơ sở là đối tượng ưu tiên trong định hướng công tác nha học đường đến
năm 2010 . ( Đ - S ).
19- Giáo dục sức khoẻ răng miệng là nội dung không thể thiếu ở tất cả các cấp lớp từ mẫu giáo đến
trung học cơ sở. ( Đ - S ).
20- Hãy liệt kê 6 chương trình mục tiêu trong các chính sách chủ yếu của nhà nước về chăm sóc sức
khoẻ răng miệng cho nhân dân đến năm 2010.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Ngô Đồng Khanh (1997), Điều tra sức khoẻ răng miệng - Bộ Y Tế-Viện Răng Hàm Mặt TP
HCM.
2) Ngô Đồng Khanh : Bài giảng cho sinh viên Y - TTĐT
3) Võ Thế Quang - Ngô Đồng Khanh (1998) , Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ răng miệng - Nhà xuất
bản Y Học TP HCM.
20
4) Văn Trí Thiện - Nguyễn Đức Minh (2002), Đánh giá hiệu quả của chương trình Fluor hoá nước
tại TP HCM sau 10 năm (1990-2000) - Sở Y Tế và Bệnh Viện Răng Hàm Mặt.
5) Trần Văn Trường - Lâm Ngọc An - Trịnh Đình Hải (2002) , Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn
quốc tại Việt Nam năm 2001, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
6) National Institute of Dental and Craniofacial Research , Dental Oral and Craniofacial Data
Resoure Center (2001), Archive of Procedures and Methods Used In Oral Health Survey DRAFT.

BỆNH SÂU RĂNG
BS. Dương Thị Hoài Xuân
Mục tiêu
1.Nắm được các khái niệm cơ bản.
2. Vẽ và phân tích được những yếu tố bệnh căn trong sơ đồ Keys cải tiến.
3. Hiểu được diễn tiến bệnh sâu răng.
4. Biết được hướng điều trị hiện nay.

1- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Sâu răng : là một bệnh nhiễm khuẩn của răng, nó đưa đến sự hòa tan tại chỗ và phá hủy những mô
Calci của răng.
Chữa răng: phục hồi lại những mất chất của răng(do sâu hay do nguyên nhân khác)
Nội nha: điều trị tủy các răng bị bệnh tủy không có khả năng hồi phục.
2- BỆNH CĂN
Sang thương sâu răng chỉ xảy ra dưới một đám vi khuẩn có khả năng tạo đủ lượng axit tại chỗ để làm
mất khoáng cấu trúc răng. Khối gelatin vi khuẩn dính vào bề mặt răng được gọi là mảng bám. Mảng
bám vi khuẩn biến dưỡng carbohydrate tinh chế cho năng lượng và axit hữu cơ như một sản phẩm phụ.
Sản phẩm axit có thể là nguyên nhân của sang thương sâu răng bởi sự hòa tan những tinh thể cấu trúc
răng. Sang thương sâu răng tiến triển từng đợt lúc mạnh lúc yếu tùy theo mức độ pH trên mặt răng với
sự thay đổi biến dưỡng của mảng bám.Sâu răng hoạt động mạnh ở thời kỳ hoạt động biến dưỡng của vi
khuẩn cao và độ pH tại chỗ giảm dưới 5,5.
Các ion Ca2+ và PO43- trong nước bọt giữ nhiệm vụ làm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho tiến
trình tái khoáng hóa.
Sâu răng là 1 bệnh do nhiều nguyên nhân và được mô tả đơn giản qua sơ đồ Keyes :là kết quả tác động
hỗ tương giữa 3 yếu tố chính : Ký chủ ( răng & nước bọt ), vi sinh vật miệng (vi khuẩn ),carbohydrate.
Ngoài ra yếu tố thời gian là kiện để sâu răng phát triển
21
2.1- Sơ đồ Keyes cải tiến:
-Vi khuẩn , Cabohydrate , răng nhạy cảm : 3 yếu tố cần thiết gây sâu răng
- Thời gian : điều kiện để sâu răng phát triển
2.2- Quan điểm hiện nay:
2.2.1- Mảng bám vi khuẩn bệnh lý :
Như đã nói ở trên, mảng bám là một chất mềm, trong suốt và bám chặt vào mặt răng. Đúng
nghĩa thì ta phải nói là mảng bám vi khuẩn vì nó bao gồm trong đó vi khuẩn và chất thứ phẩm.
Có nhiều loại vi khuẩn sống trong môi trường miệng (200 - 300 loại). Một số trôi nổi tự do trong
miệng , bị đẩy ra khỏi miệng bởi dòng chảy của nước bọt và thường bị nuốt vào bụng. Chỉ một số sinh
vật đặc biệt nhất là streptococci mới có thể bám vào các bề mặt trong miệng như niêm mạc và cấu trúc
răng. Các vi khuẩn bám đó có những thụ thể (receptor) đặc biệt để có thể bám vào mặt răng và nó cũng
tạo một khung (matrix) dính để giúp cho chúng bám vào với nhau. Sự bám vào răng và bám vào nhau

giúp cho vi khuẩn tụ lại trên mặt răng.
Khi các vi khuẩn đầu tiên đó đã bám dính được vào răng, chúng sinh sôi nảy nở và lan tỏa ra theo
chiều ngang để tạo ra một màng bọc trên mặt răng. Vi khuẩn tiếp tục phát triển và lan ra theo chiều dọc
của mặt răng. Khi mảng streptococcus đã hình thành thì các sinh vật khác mới có thể bám vào như
lactobacilli, sinh vật hình dây, hình xoắn mà bình thường nó không thể nào bám trực tiếp vào mặt răng
được.
Như vậy có nhiều loại vi khuẩn sống trong mối trường miệng, nhưng chỉ một số có thể kết cụm trên
mặt răng , tạo thành mảng bám nhờ những thụ thể đặc biệt.Trong số đó , nhóm streptococci dính , như
Streptococus mutans, sống bằng sucrose để tập hợp thành polysaccharide ngoại bào là thủ phạm chính
gây sâu răng, kế đó là Lactobacilli. Mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân chính của sự lên men
carbohydrates thức ăn, đồ uống để trở thành ion acid trên bề mặt răng. Hiệu quả của chất đệm nước bọt
của lượng acid này thì tỷ lệ nghịch với chiều dày mảng bám.
Mảng bám này được giữ trong những rãnh, hố sâu, giữa những mặt bên, đặc biệt là điểm tiếp xúc của
mỗi răng,xung quanh mặt nhám hay quanh miếng trám dư. Với phương pháp vệ sinh răng miệng cơ
học thời ít có hiệu quả trong việc lấy đi mảng bám ở những vị trí được nêu trên, bởi vậy phần lớn
những vùng này sẽ là khởi điểm của sâu răng
2.2.2- Cabohydrate :
Là chất nền cơ bản cho dinh dưỡng và vi khuẩn
22
- Polysaccharide ( Tinh bột ) : Ngũ cốc,rau quả .
- Disaccharide (Sucrose ) : Đường mía
- Mono Saccharide ( glucose / fructose) : bánh kẹo , đường chế biến , đường trong trái cây.
Các loại rau quả , ngũ cốc chưa chế biến ít gây sâu răng . Các loại tinh bột đã qua chế biến rất
dễ biến đổi thành acid hữu cơ dễ sâu răng
Đường trong trái cây cũng gây sâu răng nhưng ít vì ăn số lượng không đáng kể.
Các acid mạnh thường có sẵn từ các nguồn từ ngoài như carbohydrates ở nước ngọt, các loại
nước ngọt tăng cường thể lực, nước chanh vắt và chất dịch hồi lưu bao tử hay ợ chua. Thường xuyên
hoặc kéo dài sự hiện diện của các dịch trên có thể đưa đến sự mất khoáng nhanh chóng và có thể từ sâu
răng nhẹ trở thành sâu răng lan rộng. Cụ thể trường hợp ở trẻ nhỏ bú bình sữa, nước trái cây trong lúc
ngủ. Độ pH hạ thấp một cách nhanh chóng và nó có thể như vậy trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sâu

răng lan tràn .Còn dịch hồi lưu bao tử là vấn đề khác,thường thì người bệnh không hề nhận biết, có thể
là họ vẫn thấy bình thường hay ít nhất họ chấp nhận và không trở thành một vấn đề gì cho sức khỏe
răng miệng).
Những yếu tố thức ăn bảo vệ:
Một số thực phẩm tạo thành những yếu tố chống lại sự mất khoáng. Mảng bám sẽ giảm mức độ tấn
công bề mặt răng với sự hiện diện của mỡ. Sản phẩm sữa, đặc biệt là phó mát và có thể là loại hạt mầm
nằm trong các loại thực phẩm này. Những loại thức ăn đòi hỏi sự nghiền, nhai các loại rau có xơ có thể
coi như là bảo vệ, như kẹo cao su làm gia tăng lưu lượng nước bọt cho nên được coi như có khả năng
chất đệm. Chính yếu tố này có thể làm pH mảng bám trở nên trung tính hoàn toàn một cách nhanh
chóng.
2.2.3- Yếu tố ký chủ :
a. Răng : mô cứng của răng nhạy cảm , dễ bị acid hòa tan .Ngoài ra ở những trũng rãnh quá sâu ,
bề mặt men không láng , răng mọc chen chúc làm tăng lưu giữ mảng bám dễ sâu răng
b. Nước bọt : nước bọt giữ 1 vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng chống lại sự tấn công của
acid. Một sư kiện thuyết phục trên lâm sàng là sự tổn thương nghiêm trọng nhanh chóng của cấu trúc
răng mà nguyên nhân là sự mất bất ngờ của nước bọt .Đó có thể là hậu quả của một số trường hợp như
khi cần dùng thuốc , hoặc do xạ trị vùng đầu mặt cổ , bị tress kéo dài hay tình trạng bệnh lý tuyến
nước bọt.
Cơ chế bảo vệ của nước bọt :
" Sự đóng màng từ nước bọt là một hàng rào bảo vệ rất tốt chống lại sự thách thức của acid. Nó
tác động như một rào:
1. Cản sự xâm nhập của ion acid vào răng
2. Ngăn sự di chuyển của các chất apatite hòa tan từ răng ra.
3. Ngăn cản sự khoáng hóa của apatite thành đá răng khi mức ion Ca2+ và PO43- ở thể bão hòa
cao trong nước bọt.
" Hệ thống chất đệm bicarbonate rất có hiệu quả trong sự kích thích lưu lượng nước bọt ở mức độ
cao trong việc chống lại acid hữu cơ cũng như acid ăn mòn trên bề mặt răng.
" Tác dụng chải rửa: lưu lượng nước bọt và sự làm sạch miệng ảnh hưởng trong việc lấy đi các
mảnh vụn thức ăn và các vi sinh vật. Cần ghi nhận lưu lượng nước bọt ở mức độ cao cũng có thể lấy đi
một phần lượng fluor đặt trên răng, cho nên ta cần tăng số lượng đòi hỏi ở mức tối đa cho việc bảo vệ

răng.
23
" Ion fluor chứa trong nước bọt ở mức thấp (0,03ppm hay 1,6 mmol/l trung bình) nhưng nó vẫn
còn giữ được công việc bảo vệ và điều chỉnh sửa chữa sự vôi hóa của răng.
Fluor giữ vai trò lớn rõ rệt trong tiến trình mất khoáng và tái khoáng, đặc biệt là nó thúc đẩy quá trình
tái khoáng hóa xảy ra. Trong môi trường acid, ion fluor phản ứng mạnh với các ion tự do Ca2+ và ion
PO43- tạo thành tinh thể fluoroapatite Ca10(PO4)6(OH.F)2, trong đó fluor thay thế cho một vài ion
hydroxyl. Fluorapatite ít tan hơn hydroxyapatite nguyên chất bới các cụm thứ cấp của nó chắc chắn
hơn.
Ngoài ra fluor còn ngăn cản sự biến dưỡng của vi khuẩn .
2.2.4- Thời gian :
Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo dài và lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian. An
thường xuyên các chất carbohydrate lên men thì dễ sâu răng hơn tổng lượng carbohydrate đó trong 1
lần.
3- DIỄN TIẾN SÂU RĂNG
3.1- Sâu men
- Men bị tổn thương(mất khoáng), có thể có lổ sâu hay không có.
- Không đau nhức.
- Thường không tự phát hiện được.
3.2- Sâu ngà
- Lỗ sâu tiến triển đến ngà.
- Đau khi có kích thích ( Cơ học , nhiệt độ …)và hết đau khi tác nhân kích thích chấm dứt .
3.3- Viêm tủy
- Tổn thương lan đến tủy răng.
- Đau nhức dữ dội , nhất là khi nằm nghỉ ngơi ( về đêm ).
- Đau tự phát hay khi có kích thích và đau kéo dài khi tác nhân kích không còn.
3.4- Tủy chết
- Tủy hoại tử , có mùi hôi đặc trưng.
- Bệnh nhân không đau.
3.5- Biến chứng

- Nhiễm trùng chóp chân răng ( abces quanh chóp , u hạt hay nang chân răng )
- Viêm xương .
- Viêm cốt tủy xương.
- Viêm mô tế bào.
- Viêm xoang hàm .
-Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
4- HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
24
Các nghiên cứu về sinh học đã khám phá ra rằng sự phát triển của các triệu chứng sâu răng bao gồm
một loạt rất nhiều các thay đổi , từ sự hòa tan của các tinh thể trong các cấu trúc siêu hiển vi , đến các
lỗ sâu thấy được bằng mắt thường . Vì vậy,giai đoạn được xem là khởi phát trước đây , thực tế , chỉ là
biểu hiện của một sự phát triển chậm , nhưng không thấy được bằng mắt thường của các triệu chứng.
Việc chăm sóc SKRM hiện đại đòi hỏi một kiến thức sâu về tầm quan trọng tương đối của các yếu tố
môi trường trong xoang miệng quyết định sự phát triển và tiến triển bệnh sâu răng.Một nha sĩ đương
thời phải chọn lựa được biện pháp thích hợp nhất để kiểm soát sự tiến triển của bệnh cho từng cá thể,
với mục tiêu tối hậu là loại bỏ việc đơn thuần chỉ điều trị triệu chứng.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Bệnh sâu răng không phải là bệnh nhiễm khuẩn nên không lây lan. (Đ-S)
2. Trong sơ đồ Keys, các yếu tố bệnh căn đóng vai trò như nhau. (Đ-S)
3. Nước bọt giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng chống lại sự tấn công của axít. (Đ-
S)
4. Vi khuẩn Streptococcus mutans là thủ phạm chính gây sâu răng nhờ ưu thế bám dính được vào
bề mặt răng và khả năng biến dưỡng đường.(Đ-S)
5. Tinh thể Hydroxyapatite ít tan hơn tinh thể Fluoroapatite.(Đ-S)
6. Các loại thực phẩm đã qua chế biến ít gây sâu răng hơn những thực phẩm thô, chưa qua chế
biến.(Đ-S)
7. Hội chứng sâu răng ở trẻ bú bình" là khái niệm mô tả bệnh sâu răng xảy ra trên tất cả trẻ em ở
độ tuổi còn nhỏ.(Đ-S)
8. Sâu men là giai đoạn bệnh chỉ khu trú ở lớp men của răng, bao giờ cũng tạo thành lỗ sâu.(Đ-S)
9. Đau khi bị kích thích là triệu chứng đặc trưng của sâu ngà.(Đ-S)

10. Đau tự phát là triệu chứng đặc trưng của viêm tủy cấp.(Đ-S)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quế Dương- Bệnh sâu răng- Bài giảng lưu hành nội bộ- Bộ môn chữa răng-Khoa RHM-
ĐH Y Dược- TP HCM(2000)
2. Mai Đình Hưng-Bệnh sâu răng-Bài giảng răng hàm mặt-Bộ môn RHM trường ĐH Y Hà Nội-
Nhà xuất bản Y Học(2001)
3. Đào Thị Hồng Quân-Đại cương về sâu răng học- Bài giảng lưu hành nội bộ- Bộ môn chữa răng-
Khoa RHM- ĐH Y Dược- TP HCM(2000)
4. Richard S. Schwartz, James B.Summitt, J. William Robbins- Fundamentals of Operative
Dentistry- A Contemporary Approach- Quintessence books (1996)

25

×