Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kinh nghiệm giúp con bớt tính ghen tị với anh chị em docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.03 KB, 6 trang )

Kinh nghiệm giúp con bớt tính ghen tị với anh chị em

Mình có một cô con gái 4 tuổi và một cô con gái chị
8 tuổi. Nhưng đến thời điểm này thì thật là khó khăn
cho cô chị quá, vì cô em gái lúc nào cũng dính lấy chị
và "cạnh tranh" với chị về mọi thứ mà không cần lý
do. Nhiều khi mình cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi
phải nghe hai đứa tranh luận. Mình tự hỏi, tại sao cô
con gái út của tôi mới 4 tuổi thôi mà nó luôn ghen
ghét với chị gái nó, với những gì thuộc về chị gái.
Mặc dù vợ chồng mình đã chia nhau ra để "quản lý"
hai cô cách cách này, nhưng dường như mọi biện
pháp đều không hiệu quả. Cái chính là phải nắm được
tâm lý của các con, mà cái đó thì vợ chồng mình
không rành lắm.
Sau khi tìm hiểu thông tin từ sách báo và tham khảo ý
kiến bạn bè, mình đã "dẹp loạn" được ở nhà. Giờ đây,
hai cô con gái biết yêu quý và chia sẻ với nhau hơn là
chỉ biết tranh giành như trước đây.
Mình xin chia sẻ một chút bí quyết nhỏ này với các
mẹ có các cậu ấm cô chiêu ở vào tuổi bướng bỉnh
như vợ chồng mình.
Ganh tị là một cảm xúc mạnh mẽ, đặc biệt là giữa
anh chị em ruột. Các "con" trong gia đình thường
luôn muốn mình là trung tâm của sự chú ý và điều
này có thể trở thành một nguyên nhân bất tận dẫn đến
các cuộc cạnh tranh giữa anh chị em ruột. Mặt khác,
ganh tị là là bản tính của một số trẻ em. Để giải quyết
tranh chấp và ghen tị giữa các con, cha mẹ cần dùng
đúng biện pháp để hiệu quả thu được là tích cực chứ
không phải là tiêu cực.








Sau đây là năm thủ thuật để quản lý sự ghen tị và
giúp các con sống hài hòa với nhau.
1. Đối xử với mỗi đứa trẻ như là một người duy nhất
chứ không phải là ngang bằng nhau: Cha mẹ thường
nghĩ rằng anh chị em cần phải được "xử lý" chính xác
như nhau. Tuy nhiên, khi cha mẹ cố gắng cho các con
sự cân bằng đó, kể cả về tiền bạc, vật chất lẫn tình
yêu thì trẻ con lại trở nên hoài nghi thay vì hài lòng.
Một đứa trẻ có thể tự hỏi, "Món quà của mình có
thực sự tương đương với quà của em gái hay
không?".
2. Tránh so sánh: Đừng bao giờ hỏi con những câu
dạng như: "Tại sao con không dọn dẹp phòng sạch sẽ
được như chị con?" hay "Em gái con luôn được điểm
10, tại sao còn không được ít ra phải là điểm 9 chứ?".
Nếu làm vậy, có thể cha mẹ sẽ làm trầm trọng thêm
cảm giác ghen tị của đứa trẻ này với đứa trẻ khác.
Mặc dù bạn không có ý ghen ghét con nhưng câu nói
của bạn vô tình khiến con nghĩ: "Bố mẹ yêu chị/ em
nhiều hơn mình". Cha mẹ cần nhớ, lòng ghen tị được
sinh ra từ việc so sánh.
3. Nuôi dưỡng và giáo dục những phẩm chất đặc biệt
trong mỗi đứa trẻ: Hãy khuyến khích niềm đam mê
riêng của các con. Khi tài năng đặc biệt của một đứa

trẻ được công nhận, nó sẽ đặt anh chị em ruột của
mình sang một bên và xây dựng lòng tự trọng của
mình.
4. Hãy dành thời gian ưu tiên một mình với mỗi đứa
trẻ: Lũ trẻ rất thích những giây phút được ở bên bố
mẹ. Vì vậy, cha mẹ nên ưu tiên cho việc này. Có thể
trong công việc bạn không phải hối tiếc vì bạn không
dành nhiều thời gian trong các cuộc họp nhưng có thể
bạn sẽ muốn dành nhiều thời gian hơn với lũ trẻ của
mình.
5: Thiết lập ranh giới rõ ràng: Trẻ em cần phải học
cách tôn trọng nhau. Điều đó có nghĩa là anh chị cả
không được phép trêu chọc em, cũng như những đứa
em cần được học cách không gây rắc rối cho anh chị
chúng. Phòng ngủ là nơi riêng tư, và anh chị em nên
xin phép trước khi vào. Cha mẹ nên vô tư khi trẻ cãi
nhau xảy ra, nếu không cãi nhau sẽ trở thành một cái
cớ để chúng có được sự chú ý của cha mẹ.
Theo afamily

×