Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xin lỗi: một phương pháp giáo dục hiệu quả doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.5 KB, 6 trang )

Xin lỗi: một phương pháp giáo dục hiệu quả
Với người phương Tây, khi cha mẹ có lỗi với con cái,
họ thường thẳng thắn xin lỗi và không cảm thấy khó
khăn gì trong việc này. Các bậc cha mẹ cũng thường
xuyên đưa ra vấn đề để cùng con cái thảo luận và đi
đến hướng giải quyết phù hợp. Thậm chí ông bà cũng
sẵn sàng xin lỗi trước mắt con cháu nếu họ cảm thấy
việc làm của mình là sai.
Còn ở Việt Nam nói riêng cũng như người Á Đông
nói chung, có sự khác biệt khá rõ nét về tính cách, lối
sống, phong tục tập quán so với người phương Tây.
Tư tưởng của người đàn ông Việt Nam ít nhiều chịu
ảnh hưởng và mang dấu ấn của thời kỳ phong kiến:
"Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm
đường con hư", "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó"
Chính vì thế, trong mối quan hệ cha mẹ - con cái, cái
uy quyền tối thượng của cha mẹ buộc con cái phải
nghe theo, cho dù điều đó có thể là những quyết định
sai lầm. Sự phản ứng của con cái với cha mẹ là không
thể chấp nhận được, đồng thời những bậc phụ huynh
cũng khó thừa nhận những sai lầm khuyết điểm của
họ.

Ảnh: GettyImages.com
Qua trao đổi trên PNCN chúng ta thấy được một thực
tế hiện nay ở Việt Nam: tâm lý đàn ông ít nhiều mang
nặng tư tưởng gia trưởng, bảo thủ, vì vậy họ hay áp
đặt với con cái. Trong gia đình, người cha phải đóng
vai trò "trụ cột" do đó cái uy quyền được củng cố và
tạo dựng khó mà lay chuyển. Tuy nhiên, hiện nay
cũng khá nhiều gia đình mà cha mẹ thật sự là tấm


gương về cách ứng xử để con cái học tập, họ sẵn sàng
xin lỗi con trước những lời nói và việc làm sai trái
của họ, không né tránh, không bao biện, vì thế con
cái họ luôn có được những quyết định đúng đắn mà
không bị ép buộc vô lý.
Cuộc sống muôn màu, mỗi gia đình có cách giáo dục
riêng. Trên thực tế không phải lúc nào cha mẹ cũng
đúng, đã có không ít người cha, người mẹ luôn cho
rằng con mình là những đứa trẻ dù chúng đã bước
vào tuổi trưởng thành. Họ thường phủ nhận ý kiến
con cái và cho rằng "vắt mũi chưa sạch biết gì mà
tham gia". Đã không ít những hậu quả đáng tiếc từ sự
gia trưởng và ép buộc vô lý của phụ huynh. Ngay
việc quyết định tương lai cũng vậy, một số người còn
ép con mình phải thi ngành này, trường nọ mà không
quan tâm đến năng khiếu, sở trường của con.
Như vậy, chính sự bảo thủ, sự gia trưởng của người
lớn đã tạo ra sự máy móc trong tư duy. Dường như
sau mỗi lần sai trái, họ chỉ tìm cách biện hộ, điều đó
làm cho con cái càng dễ coi thường cha mẹ, thậm chí
còn tìm cách chống đối.
Cha mẹ phải thật sự là người bạn tinh thần của con
trẻ khi chúng cần. Hãy quên đi cái tôi để đồng hành
cùng con. Trước mỗi sự việc, hãy bình tĩnh, sáng suốt
để phân tích xem xét và có biện pháp xử lý phù hợp.
Cha mẹ cũng không tránh khỏi việc sẽ mắc sai lầm,
vấn đề là cần thận trọng trong ứng xử với con để luôn
cởi mở, thể hiện sự chân thành. Con cái thường rộng
lượng trước những sai lầm của cha mẹ. Sự thừa nhận
và xin lỗi trước mặt con chỉ khiến chúng tôn trọng và

khâm phục người lớn hơn. Nghiêm khắc trong giáo
dục, phát huy những ưu điểm lễ giáo truyền thống,
nhưng chúng ta cũng cần sự chân thành và dân chủ
trong ứng xử với con. Khi cần, cha mẹ hãy như một
người anh, người chị, người bạn để giúp con trong
suốt hành trình cuộc đời. Theo tôi, lời xin lỗi là một
phương pháp giáo dục hiệu quả.
Nguyễn Văn Công (Giảng viên tâm lý)
Theo PN


×