Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực trạng giao tiếp của giáo viên vơi cha mẹ học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.92 KB, 5 trang )

Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ
học sinh Trường Tiểu học Khương Đình
Thanh Xuân – Hà Nội

Vũ Thị Thu

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn: PGS. TS. Văn Thị Kim Cúc
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về giao
tiếp và giao tiếp giữa giáo viên tiểu học với cha mẹ học sinh. Nghiên cứu thực trạng
giao tiếp của giáo viên trường tiểu học Khương Đình với cha mẹ học sinh. Nghiên cứu
một số yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu
học Khương Đình.

Keywords: Giao tiếp; Trường tiểu học; Giáo viên; Tâm lý học; Phụ huynh học sinh

Content
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao tiếp là một trong những phương thức tồn tại của xã hội loài người, đồng thời là
nhu cầu xã hội của mỗi cá nhân. Giao tiếp vừa là con đường để mỗi người hoàn thiện nhân
cách, vừa là điều kiện thiết yếu để con người hoạt động.
Trong hoạt động giáo dục, người giáo viên phải tiếp xúc, xử lý rất nhiều tình huống,
phải giải quyết rất nhiều mối quan hệ đa dạng phong phú, trong đó có mối quan hệ với cha,
mẹ học sinh. Vì thế có kĩ năng giao tiếp, giao tiếp đúng chuẩn mực, có văn hoá .... là nhân tố
hết sức quan trọng để người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ gắn bó với công việc của mình.
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự


nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trẻ em đóng vai trò quan trọng trong sự phồn thịnh của
nước nhà. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định: “ Chăm sóc và giáo dục tốt các em là
nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân” [ 15,tr.120]
Trẻ em phát triển trong không gian và thời gian nhất định, trong điều kiện kinh tế xã
hội cụ thể, các em chịu tác động của môi trường sống với đầy đủ các mặt của nó. Gia đình và
nhà trường là môi trường quan trọng đầu tiên trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhưng
bản thân đứa trẻ không tự một mình lớn lên giữa môi trường. Nó chỉ có thể lĩnh hội kinh
2
nghiệm xã hội khi có vai trò trung gian của người lớn (cha, mẹ và các thầy cô giáo...). Nhờ có
sự hướng dẫn của người lớn mà những quá trình nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo và cả những nhu
cầu xã hội của trẻ được hình thành. Trong quá trình lớn lên và phát triển này, vai trò quan
trọng đặc biệt thuộc về gia đình và các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo của trường tiểu
học.
Trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, cha mẹ thường có ít con, họ lại là những
người rất năng động, có trình độ văn hoá, có kinh tế khá. Họ càng ngày càng có điều kiện và
quan tâm đến việc học tập của con em. Có thể nói, xu thế chung là các bậc cha mẹ học sinh có
điều kiện và có ý thức trong việc chăm lo đến con cái. Họ luôn kì vọng vào những điều tốt
đẹp sẽ đến với con em họ.
Thực tế cho thấy rằng, thời gian của trẻ em học sinh tiểu học chủ yếu ở nhà và ở
trường. Nếu như ở nhà cha mẹ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ thì ở
trường lại là các thầy,cô giáo.Sự phát triển của trẻ sẽ có nhiều cơ hội nếu như có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa thầy, cô giáo và cha mẹ trẻ.Sự kết hợp này phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
động giao tiếp của giáo viên và cha mẹ học sinh. TheoJ.A.Cô-men-xki: “...Tất cả các bậc cha
mẹ, giáo viên, nhà trường, chính bản thân các môn học, phương pháp dạy học và ban lãnh đạo
nhà trường phải làm thức tỉnh và duy trì khát vọng học tập trong học sinh ”
Trên thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như
K.Đ.Usinxki -1948 ; V.P. Dakharôv...
Tuy nhiên, ở Việt Nam còn rất ít các nghiên cứu về đề tài này và các nghiên cứu này
còn ở mức độ lẻ tẻ chưa có hệ thống.
Với những lý do trên đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng giao tiếp của

giáo viên với cha mẹ học sinh trường tiểu học Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội” làm đề tài
luận văn thạc sĩ tâm lý học với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp
của giáo viên với cha mẹ học sinh nói chung và đặc biệt tại ngôi trường nơi tôi công tác.
2. Mục đích nghiên cứu :
Chỉ ra thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh ở trường tiểu học
Khương Đình, Hà Nội. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng giao tiếp này. Từ đó
đề xuất những kiến nghị cụ thể dưới góc độ tâm lý học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của
sự giao tiếp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp và
giao tiếp giữa giáo viên tiểu học với cha mẹ học sinh.
3.2. Nghiên cứu thực trạng giao tiếp của giáo viên trường tiểu học Khương Đình với
cha mẹ học sinh.
3
3.3 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học
sinh trường Tiểu học Khương Đình.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giao tiếp của giáo viên tiểu học với cha mẹ học sinh còn ở mức trung bình. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này như do kinh nghiệm làm công tác của người giáo viên;
do sự tham gia vào quá trình giao tiếp của cha mẹ học sinh, do ý thức tự rèn luyện của mỗi cá
nhân, do chất lượng đào tạo nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học... liên quan đến giao tiếp giữa
giáo viên và cha mẹ học sinh.
5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng đến giao
tiếp của giáo viên tiểu học với cha mẹ học sinh.
5.2. Khách thể nghiên cứu:
- Giáo viên trường tiểu học Khương Đình.
- Cha mẹ học sinh trường tiểu học Khương Đình.
6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài :
6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu:

Với đề tài này chúng tôi nghiên cứu trên toàn bộ các giáo viên chủ nhiệm các lớp (18
giáo viên) và toàn bộ cha mẹ học sinh của trường (349 cha mẹ học sinh) trường tiểu học
Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Đề tài sẽ nghiên cứu tại trường tiểu học Khương Đình-Thanh Xuân - Hà Nội.
6.3. Giới hạn về nội dung :
Đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của giáo viên trường tiểu học Khương Đình với
cha mẹ học sinh, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp này
7. Phương pháp nghiên cứu :
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu tài liệu: Phân tích các tài liệu có liên quan, tổng hợp khái quát lý luận giao
tiếp, kĩ năng giao tiếp với cha mẹ học sinh.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giao tiếp với cha mẹ học sinh của
giáo viên.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (ăngkét):Điều tra ở giáo viên, cha mẹ học
sinh, ban giám hiệu về hoạt đông giao tiếp.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm định tính, kiểm tra kết quả nghiên cứu thu
được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức toán học để xử lý số
liệu nghiên cứu.
4
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu chân dung điển hình.
8. Những đóng góp mới của đề tài
Đây là một trong những đề tài hiếm hoi nghiên cứu về giao tiếp giữa giáo viên tiểu
học và cha mẹ học sinh. Từ kết quả nghiên cứu của mình, tác giả hệ thống hóa các vấn đề lý
luận của đề tài; làm sáng tỏ thực trạng giao tiếp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh tiểu học.
Phân tích dưới góc độ tâm lý học những đặc điểm về giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học
sinh tiểu học, nêu lên những khó khăn và các hạn chế của quá trình giao tiếp này. Từ đó có
các đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình giao tiếp của giáo viên với

CMHS.
9. Cấu trúc của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục.

References
1. G.M Andreeva : Tâm lý học xã hội Matxcova, 1972.
2. Hoàng Thị Anh (1993), Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên, Luận án
PTS.TLH, đại học sư phạm Hà Nội 1.
3. Trần Thị Cẩm (2005),Tâm lý trẻ và giáo dục trong gia đình, NXB Phụ nữ.
4. A. G. Côvaliôv (1976),Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Lê Thị Thành Chung (2008), Giáo dục học Tiểu học những vấn đề cơ bản, NXB
Giáo dục .
6. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Trần Thị Minh Đức(1995), Giáo trình tâm lý học xã hội, NXB giáo dục, Hà Nội.
8. Điều lệ trường tiểu học (2008)– NXB Giáo dục.
9. Giáo trình tâm lý học quản lý(1997), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Thanh Hà (2000), Vấn đề giao tiếp của bác sĩ quân y với người bệnh
trong quá trình khám chữa bệnh Luận án tiến sĩ quân sự, Học viện chính trị quân sự 2000.
11. Nguyễn Kế Hào(1992), Học sinh Tiểu học và nghề dạy học ở bậc Tiểu học, NXB
Giáo dục .
12. Phạm Minh Hạc( 1984) Tâm lý học, NXB Giáo dục.
13. Ngô Công Hoàn (1991) Những trắc nghiệm tâm lý, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
5
14. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề Giáo viên những nghiên cứu lý luận và thực tiễn ,
NXB Đại học sư phạm.
15. Hồ Chí Minh toàn tập (1996) NXB Chính trị quốc gia.
16. Bùi Văn Huệ- Phan Thị Thanh Mai- Nguyễn Xuân Thức(2008) Giáo trình Tâm lý
học Tiểu học, NXB Đại học sư phạm.

17. Dáng Thiên Hương- Vũ Thị Lan- Ngô Vũ Thu Hằng- Quản Hà Hưng- Nguyễn Thị
Phương (2009),Giáo trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Tiểu học, NXB Đại học sư phạm
2009.
18. Nguyễn Lân (2007) Từ điển Từ và ngữ Hán Việt, NXB Văn học
19.Trịnh Trúc Lâm- Nguyễn Văn Hộ(2005) Ứng xử sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Lê(1992), Vấn đề giao tiếp, NXB Giáo dục hà Nội.
21. N.Đ Lêvitôv (1971), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục Hà
Nội.
22. K. Limov(1971): Nay đi học mai làm gì, Đại học sư phạm Hà Nội.
23. Luật giáo dục( 2008), NXB Lao động .
24. Luật hôn nhân và gia đình (2006), NXB Lao động.
25. Một số văn kiện Đảng và Nhà nước về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (
1996), NXB Chính trị quốc gia.
26. Lưu Xuân Mới (2008), Thuật ứng xử tình huống trong quản lý giáo dục và đào
tạo, NXB Giáo dục 2008.
27. Alan Pease: Ngôn ngữ của cử chỉ (2000) NXB Đà Nẵng
28. Phạm Trung Thanh (chủ biên), Nguyễn Thị Lý (2007), Giáo trình bài tập rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB Đại học sư phạm 2007.
29. Hà Nhật Thăng (2009), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông,
NXB Giáo dục Việt Nam.
30. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà nội.
31.Văn bản dưới luật phổ cập GD Tiểu học(1995),NXB Giáo dục.

×