Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 110 trang )



1
MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội,
trong đó nhà trường và gia đình là hai cơ sở trực tiếp giáo dục các em. Gia đình
luôn là môi trường sống, môi trường giáo dục lâu dài, thường xuyên và dựa
trên cơ sở tình thương yêu. Như vậy gia đình là môi trường giáo dục có nhiều
thuận lợi và ưu thế trong việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ,
do đó nhà tr
ường cần phải chủ động phối hợp với gia đình để nâng cao hiệu
quả giáo dục học sinh. Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhà trường,
gia đình và xã hội là một trong những nguyên lý giáo dục của nước ta.

1.2. Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi thiếu niên bắt đầu dậy thì, có nhiều
biến đổi về tâm sinh lý, tự ý thức chưa cao, dễ bị tác động b
ởi môi trường xung
quanh. Học sinh ở vùng nông thôn, nhất là học sinh nam thường có nhiều trò
chơi hấp dẫn của miền quê, hơn nữa các em hầu như chỉ học một buổi / ngày,
đa số không đi học thêm. Như vậy chỉ có khoảng 1/4 thời gian trong ngày các
em ở trường, còn gần 3/4 thời gian các em ở nhà hoặc ở ngoài xã hội, ngoài ra
trong suốt gần 3 tháng hè các em không đến trường. Với môi trường thiên
nhiên phù hợp lứa tuổi hiếu
động, ham chơi của thiếu niên và thời gian ở
trường không nhiều nên học sinh trung học cơ sở dễ sao lãng nhiệm vụ học tập
và rèn luyện của mình nếu không được các bậc phụ huynh quản lý, hướng dẫn.


1.3. Đến nay việc đổi mới chương trình phổ thông đã thực hiện ở toàn cấp
tiểu học và trung học cơ sở. Phương pháp học tập theo chương trình mới yêu
cầ
u cao việc tự giác học tập ở nhà của học sinh, các em không phải thụ động
tiếp thu kiến thức ở trường mà cần chủ động tìm tòi kiến thức từ nhiều nguồn

2
thông tin theo sự hướng dẫn của thầy cô và cha mẹ. Hơn nữa quá trình học tập
ở nhà là tiếp nối và hoàn thiện quá trình học tập ở trường, làm chuyển hoá
kiến thức lĩnh hội trở thành năng lực bản thân. Do đó nhà trường cần phải chủ
động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình để xây dựng môi trường
giáo dục thống nhất, nhằm thực hiện t
ốt mục tiêu và nguyên lý giáo dục.

1.4. Tính hệ thống, tính liên tục và tính thống nhất các tác động giáo dục và
các lực lượng giáo dục là một nguyên tắc giáo dục rất quan trọng vì đặc điểm
của quá trình giáo dục là lâu dài, phức tạp và biện chứng. Do đó sự phối hợp
chặt chẽ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh là điều hết sức cần thiết, sẽ tạo ra
sức mạ
nh tổng hợp của hai lực lượng giáo dục: thầy cô và cha mẹ, đồng thời
tạo được môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của học sinh ở cả
nhà trường và gia đình.

1.5. Ở thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 3 xã thuộc vùng nông thôn.
Trong nhiều năm qua, nhận thức về giáo dục của một bộ phận nhân dân trong
các xã chưa cao, cộng thêm điều kiện kinh tế còn khó khăn cho nên vi
ệc đầu tư
và quan tâm đến việc học tập của con em đối với nhiều bậc phụ huynh còn hạn
chế. Trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ ở nhiều gia đình chưa được coi trọng, một
số cha mẹ còn khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường, việc phối hợp

giữa nhà trường với cha mẹ học sinh chưa đạt hiệu quả giáo dục cao.

Vớ
i những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý công tác phối hợp
giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông
thôn thị xã Bà Rịa” là cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
học sinh ở các trường vùng nông thôn trong thị xã và trong tỉnh.




3
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng việc quản
lý công tác phối hợp của nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung
học cơ sở vùng nông thôn của thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong việc
giáo dục học sinh, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác này.


3.
ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng việc quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ
học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu.


3.2. Khách thể nghiên cứu
- Công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường
THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh ở các trường THCS thuộc
vùng nông thôn thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4.1 . Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

4.2. Đánh giá thực trạng việc quản lý công tác phối hợp của nhà trường với
cha mẹ học sinh và nguyên nhân yếu kém trong công tác này ở các
trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa.

4.3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác phối
hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh.

4
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC


Nếu có các biện pháp quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh ở
trường và ở gia đình một cách thích hợp, đồng thời tạo lập được sự phối hợp tốt
và có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà
trường với cha mẹ học sinh thì sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập và
rèn luyện đạo đức c
ủa các em.

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Đề tài nghiên cứu việc quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với
cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn của thị xã Bà Rịa gồm
trường THCS Nguyễn Thanh Đằng, Dương Văn Mạnh, Long Toàn, Phước
Nguyên và trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nhằm thu thập và phân tích các
tài liệu về chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và những vấn đề lý
luận có liên quan đến sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình
học sinh.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu: lập phiếu hỏi các giáo viên chủ nhiệm
và cha mẹ học sinh nhằm
đánh giá thực trạng nhận thức và các hoạt động
phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình.
- Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ
học sinh và học sinh để khẳng định kết quả điều tra bằng phiếu.
- Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến một số cán bộ quản lý giáo dục.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê: dùng toán th
ống kê để tính
điểm trung bình và độ lệch chuẩn về mức độ thực hiện một số công việc
phối hợp giữa các giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.

5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ


Trách nhiệm của nhà trường trong việc tổ chức phối hợp với gia đình để
giáo dục học sinh là vấn đề từ lâu đã được xã hội và các nhà giáo dục rất coi
trọng. Trong nền giáo dục cận đại, J.A.Komenxki (1592-1670) là người đầu
tiên nêu ra một hệ thống lý luận chặt chẽ về tầm quan trọng của mối quan hệ
thống nhất giữa gia đình và nhà trường đối với kết qu
ả giáo dục trẻ. Ông khẳng
định lòng ham học của trẻ không thể thiếu vắng sự kích thích từ phiá bố mẹ và
thầy cô :..“Các bậc cha mẹ, giáo viên nhà trường, bản thân môn học, phương
pháp dạy học phải thống nhất làm thức tỉnh và duy trì khát vọng học tập trong
học sinh”… .Nhiều nhà giáo dục lỗi lạc của Liên Xô đã nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của sự phối hợp, hợ
p tác giữa nhà trường và gia đình trong việc
thực hiện mục đích giáo dục những người công dân chân chính trong tương lai
đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa. V.A.Xukhomlinxki (1918-1970) đã khẳng
định nêú gia đình và nhà trường không có sự hợp tác để thống nhất mục đích,
nội dung giáo dục thì sẽ dẫn đến tình trạng “gia đình một đường, nhà trường
một nẻo”.
Vào đầu thế kỷ 21 này, một số nước ph
ương Tây đã chú ý đề cao hơn vai
trò của cha mẹ trong việc kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻ. Ông Alan
Johnson, bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh, trong bài phát biểu gần đây đã kêu gọi
cha mẹ không nên phó thác việc chăm sóc, giáo dục con em mình cho nhà
trường. Ngược lại, ông khẳng định vai trò của các bậc phụ huynh rất quan
trọng, thậm chí sẽ mang lại một “sự khác biệt lớn” so với những kết quả mà tr

đạt được từ trường học.
(theo báo Tuổi Trẻ ngày 13/11/2006)

Trong lịch sử giáo dục ở nước ta, từ lâu giữa nhà trường và gia đình đã

có sự hợp tác chặt chẽ trong việc giáo dục trẻ, câu nói “Muốn sang thì bắc cầu

6
Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy” đã khái quát ý nghĩa lớn lao về mối
quan hệ này. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà giáo dục lớn của nước ta, Bác
đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng về trách nhiệm của nhà trường phải tổ chức
phối hợp với gia đình: …“Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò. Bởi vì
giáo dục trong nhà trường chỉ là một phầ
n, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội
và trong gia đình để cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục
trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã
hội thì kết quả cũng không hoàn toàn
”…
[19
, tr.10]


Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng hợp quan điểm lý
luận và thực tiễn về vai trò, nhiệm vụ của gia đình và sự phối hợp giữa nhà
trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ như “Giáo dục gia
đình” (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS, NXB Giáo Dục), “ Xã hội hoá công
tác giáo dục” (Phạm Minh Hạc tổng chủ biên), “Giáo dục học- Một số vấn đề
lý lu
ận và thực tiễn” (Hà Thế Ngữ), “Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục”
(Hà Nhật Thăng), “Suy nghĩ về trách nhiệm của gia đình đối với việc giáo dục
thiếu niên nhi đồng” (Nguyễn Đức Minh), “Văn hoá gia đình với việc hình
thành và phát triển nhân cách trẻ em” (Võ Thị Cúc)…
Một số tác giả cũng đã chọn đề tài nghiên cứu về tác động phối hợp của
gia đình để nâng cao hi
ệu quả giáo dục học sinh trong luận án, luận văn của

mình như: “Những biện pháp cải thiện tác động của gia đình đến việc học tập
của học sinh lớp 1,2 trường tiểu học” (Luận án TS của Vũ Thị Sơn), “Các biện
pháp tác động của cha mẹ đến việc học tập của học sinh lớp 5 ở TP.HCM”
(Luận văn Th.S của Võ Thị Bích Hạnh), “Mộ
t số biện pháp cơ bản tạo quan hệ
gắn bó giữa cha mẹ và con cái” (Luận văn Th.S của Nguyễn Thị Bích Hồng),
“Nghiên cứu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý hoạt
động học tập của học sinh các trường THPT tỉnh BRVT” (Luận văn Th.S của
Nguyễn Văn Trung).

7
Các công trình nghiên cứu đã khẳng định gia đình có tính quyết định
trong việc giáo dục thế hệ trẻ và sự phối hợp giữa giáo dục nhà trường và giáo
dục gia đình là không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ. Bởi lẽ gia đình có
vị trí và vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ em. Giáo dục gia đình có tính xúc cảm hơn so với bất cứ môi trường giáo
dục nào khác, vì nó dựa trên tình yêu thương của cha mẹ
đối với con cái và tình
cảm quyến luyến tin cậy của con cái đối với cha mẹ, do đó giáo dục gia đình có
khả năng lớn trong xây dựng tình cảm, niềm tin, tính cách con người. Giáo dục
gia đình còn mang tính ổn định, lâu bền. Những phẩm chất về nhân cách của
cha mẹ và các thành viên trong gia đình tác động trực tiếp, thường xuyên và có
hiệu quả đến trẻ em. Sự gắn bó của các quan hệ gia đình tạo nên không khí tâm
lý gia đình th
ường có ảnh hưởng quyết định đối với những phản ứng của trẻ
em. Do đó những ảnh hưởng của gia đình thời thơ ấu thường để lại những dấu
ấn sâu sắc trong tâm hồn đứa trẻ và những đặc điểm của gia đình có ảnh hưởng
nhiều nhất và mạnh nhất đến các hoạt động của trẻ em.
Bên cạnh nh
ững thuận lợi, giáo dục gia đình còn có những mặt không

thuận lợi trong việc giáo dục trẻ. Tình yêu thương sâu sắc, rộng lớn của cha mẹ
đối với con cái nếu không có yêu cầu cao về giáo dục, không có tính nguyên
tắc sư phạm sẽ có thể là nguyên nhân gây ra cho con cái thói hư, tật xấu.
Những cha mẹ có tư tưởng lạc hậu, quan niệm giáo dục lỗi thời, không có tri
thức về khoa học giáo dục sẽ dẫn
đến việc giáo dục gia đình mâu thuẫn với
giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Do đó nhà trường và xã hội cần phải
phối hợp, phát huy những thuận lợi và khắc phục những mặt không thuận lợi
của giáo dục gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngược lại gia đình và xã
hội cũng cần phải bổ sung, cộng tác và phát huy vai trò của giáo dục nhà
trường vì mục tiêu chung là làm cho trẻ “thành ng
ười” và “làm người”.



8
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
Trong đề tài này có một số khái niệm cần làm sáng tỏ như sau:
• Quản lý
Hiện nay có nhiều định nghĩa về quản lý tùy theo cách tiếp cận đối tượng
của mỗi môn khoa học và của từng tác giả. Theo tác giả Hoàng Tâm Sơn:
“Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý,
nhằm sử dụng có hiệu quả các ti
ềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được
mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường”. Tác giả Đặng Vũ
Hoạt và Nguyễn Gia Qúy cho rằng: “Quản lý là một quá trình hướng đích, quá
trình có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống
nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trư

ng cho
trạng thái mới của hệ thống mà nhà quản lý mong muốn”. Một định nghĩa khác
theo tác giả Trần Anh Tuấn: “Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được
thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được
những mục tiêu chung”. Định nghĩa một cách khái quát theo Từ điển tiếng Việt
của Trung tâm Từ điển ngôn ngữ Hà nộ
i năm 1992: “Quản lý là tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”.
Mặc dù các định nghĩa về quản lý có khác nhau nhưng nhìn chung chúng
đều chứa đựng nét đặc trưng của những chức năng quản lý (kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra) và mang tính mục đích của chủ thể quản lý.

• Sự phối hợp
Theo “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” của Nxb Giáo Dục năm 2002:
Phối hợp là cùng chung góp, cùng hành động ăn khớp để hỗ trợ cho nhau.
Sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh được hiểu là các thầy cô
trong trường và cha mẹ học sinh có sự hợp tác, cùng thống nhất hành động và
hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh. Công tác phố
i hợp giữa nhà

9
trường và cha mẹ học sinh xét trong đề tài này được giới hạn là nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh về học lực và hạnh kiểm. Chủ thể
phối hợp là hiệu trưởng (phạm vi toàn trường), giáo viên chủ nhiệm (từng lớp)
và cha mẹ học sinh (kể cả tổ chức hội cha mẹ học sinh).
Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh là k
ế
hoạch hoá và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm thống nhất giữa nhà trường
với cha mẹ học sinh về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra
môi trường giáo dục thống nhất ở nhà trường và ở gia đình để nâng cao chất

lượng và hiệu quả giáo dục học sinh. Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối
hợp với cha mẹ học sinh để cùng nhau th
ực hiện tốt nhiệm vụ này.

• Trường học vùng nông thôn
Các trường học vùng nông thôn ở nước ta rất đa dạng, rải ra trên một địa
bàn rộng lớn với những đặc điểm tự nhiên và xã hội rất khác nhau. Trường học
ở nông thôn giữ vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, hiện
chiếm khoảng gần 80% số trường trong cả nước. Các trường ở nông thôn vẫn
còn gặp rất nhiều khó kh
ăn về cơ sở vật chất, thiếu thốn các điều kiện về trang
thiết bị để hoạt động và phát triển, đội ngũ thầy cô giáo chưa đồng bộ, trình độ
văn hoá và hiểu biết về khoa học giáo dục của nhiều cha mẹ học sinh còn thấp,
hoàn cảnh kinh tế đa số gia đình học sinh còn có khó khăn nên việc quan tâm
đầu tư cho việc học tập c
ủa các em còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên công tác giáo
dục ở nông thôn có được những mặt mạnh như học sinh ít bị ảnh hưởng bởi
những tiêu cực của xã hội; các lực lượng xã hội có nhiều sự quan tâm phối hợp
giáo dục; học sinh đa số ngoan, chăm chỉ, lao động tốt; các bậc cha mẹ luôn
gần gũi với con em nên có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục các em.
Hiện nay nông thôn Việt Nam đang có nhi
ều biến đổi theo những biến
động to lớn do quá trình đô thị hoá nông thôn trên con đường công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường, nên các trường học ở nông thôn

10
cũng có nhiều thay đổi và đương đầu với nhiều khó khăn. Ở các xã thuộc thị xã
Bà Rịa, sự lan rộng nhanh chóng các hình thức vui chơi, giải trí như Games
online, Billiards đã gây ảnh hưởng không tốt đến việc chuyên cần học tập và
rèn luyện của một số học sinh ở các trường.


• Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD CMHS)
Theo điều lệ Hội cha mẹ học sinh được Bộ GD-ĐT ban hành kèm theo
quyết định số 278/QĐ ngày 21/02/1992: Hội cha mẹ học sinh ở mỗi trường có
một ban thường trực hội, chi hội cha mẹ học sinh ở mỗi lớp có một ban thường
trực chi hội. Đến năm 2000 khi ban hành Điều lệ trường Trung học, Bộ GD-ĐT
xác định là Ban đại diện cha mẹ học sinh trường / lớp thay vì Ban thường trực
hội / chi hội như trước.
Ngày 02/4/2007 Bộ GD-ĐT ra quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học, trong đó có quy định về Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp phố
i hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các
giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh; Ban đại diện cha mẹ học sinh trường
phối hợp với nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm
thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt
động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện theo Điều lệ Ban đại diệ
n cha
mẹ học sinh (nhưng đến nay Bộ GD-ĐT vẫn chưa ban hành).

1.2.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc tổ chức phối hợp
giữa nhà trường với cha mẹ học sinh

Giáo dục liên quan đến mọi người, là lợi ích của mọi người, mọi gia
đình, mọi cộng đồng, do đó toàn xã hội phải có trách nhiệm đối với giáo dục và
việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội là
không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và

11

ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn: …

Trẻ em trong như tấm
gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà
gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em, và kết quả
cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường,
đoàn thể, gia đình và xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau”...

[19
, tr.11]

Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục:
…“Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng
đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Cần kết hợp tốt giáo dục học đường
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hộ
i, xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh; người lớn làm gương cho con trẻ noi theo.”… [
4, tr.9]

Chương VI của Luật Giáo dục năm 2005 quy định sự phối hợp giữa ba
môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Điều 94 quy định trách
nhiệm của gia đình: “Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng,
giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được
học tập, rèn luyện, tham gia các họat động của nhà trường. Mọi người trong gia
đ
ình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho
việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em;
người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà
trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”. Điều 95 nói về quyền của cha

mẹ hoặc người giám hộ của học sinh: “Cha mẹ hoặc người giám hộ của h
ọc
sinh có quyền yêu cầu nhà trường cho biết kết quả học tập, rèn luyện của con
em hoặc người được giám hộ; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch
của nhà trường và các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường …”.
Khoản 2 điều 28 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
quy định : “Nhà trường có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo
đức, tri th
ức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em;

12
chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em”.
Điều lệ trường Trung học (cũ) do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 11/7/2000
và Điều lệ trường Trung học cơ sở (mới) ban hành ngày 02/4/2007 đều có riêng
chương VII nói về sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Theo điều lệ
mới, điều 45 quy định v
ề trách nhiệm của nhà trường: “Nhà trường phải chủ
động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng
môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu và nguyên lý giáo
dục.”, điều 47 quy định mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: “Nhà
trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân
nhằm thống nhấ
t quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường,
gia đình và xã hội.”...
Quan điểm chỉ đạo trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-
2010 cũng khẳng định cần “kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội, tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, ở từng
tập thể, từng cộng đồng”….
Nghị quy

ết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh
xã hội hoá các hoạt động giáo duc, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, trong đó
có định hướng về công tác giáo dục đào tạo:…“Tăng cường quan hệ của nhà
trường với gia đình và xã hội; huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn ngành, toàn
xã hội vào việc đổi mới nội dung, chương trình, thực hiện giáo dục toàn
diện.”…
Như vậy sự phố
i hợp giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội được Nhà nước rất quan tâm trong công tác quản lý giáo dục. Một
số văn kiện của Đảng và văn bản pháp quy của Nhà nước có đề cập đến tầm
quan trọng cần thiết hoặc quy định về sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội như:


13
- Luật hôn nhân và gia đình.
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Luật Giáo dục năm 2005.
- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991.
- Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII
- Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII.
- Nghị quyết 90/CP ngày ngày 21/8/1997 của Chính ph
ủ về phương hướng
và chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục, y tế, văn hoá.
- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các
hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010.
- Điều lệ hội cha mẹ học sinh năm 1992.
- Điều lệ trường trung học cơ
sở năm 2007.


1.2.3. Vai trò, trách nhiệm của gia đình và chức năng, nhiệm vụ của hội
cha mẹ học sinh
1.2.3.1. Vai trò, trách nhiệm của gia đình

Gia đình là cơ sở đầu tiên và cơ bản của giáo dục. Giáo dục gia đình
mang tính thường xuyên, lâu dài, đặt nền tảng trên tình thương yêu nên gia
đình có tác động giáo dục rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ. Tình cảm và tác động tốt của gia đình giúp mỗi con người có thêm nghị
lực, sức mạnh vượt qua những khó khăn, cám dỗ để vươn lên tự hoàn thiện
nhân cách. Ảnh hưởng của gia đình có s
ức mạnh vô hình vì đó là sức mạnh của
truyền thống, của tâm lý được cá nhân hoá và biến thành tự ý thức. Giáo dục
gia đình có nhiều ưu thế mà giáo dục nhà trường cần phải phối hợp để phát huy
hiệu quả giáo dục học sinh như cha mẹ có được sự hiểu biết sâu sắc, cụ thể về
các mặt trí tuệ, sức khỏe, cá tính, điều kiện sống… của con cái, do đ
ó cha mẹ

14
có thể áp dụng những biện pháp giáo dục riêng, đặc thù, phù hợp với từng đứa
con.
Giáo dục trẻ vừa là trách nhiệm, vừa là điều tự nhiên vừa là lợi ích của
gia đình. Nuôi dưỡng và giáo dục con cái là trách nhiệm của cha mẹ, không cha
mẹ nào lại không thương con, tình thương gắn liền với trách nhiệm. Điều 64
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định:
“Cha mẹ có trách nhi
ệm nuôi dạy con thành những công dân tốt”…Điều 19 của
Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu,
nuôi dưỡng, giáo dục con; chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của
con về thể chất, trí tuệ và đạo đức… Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về

mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc
giáo d
ục con”… Như vậy, giáo dục con cái không phải chỉ là công việc riêng tư
của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo lý và nghĩa vụ công dân của những
người làm cha mẹ.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt
Nam năm 1991 đã nêu: “Cha mẹ học sinh là “thầy giáo” đầu tiên của con cái
họ, phải hết sức đề cao vai trò và trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo d
ục
con cái, chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ trẻ”... Để thực hiện tốt vai trò và trách
nhiệm của mình, chỉ có hợp tác với nhà trường các bậc cha mẹ mới có thể giáo
dục con cái đạt được kết quả như mong muốn, vì nhà trường là nơi giáo dục
học sinh một cách khoa học và toàn diện nhất với đầy đủ các nội dung đức, trí,
thể, mỹ và lao động hướng nghiệp.
Tóm lại, vai trò củ
a gia đình rất quan trọng việc giáo dục thế hệ trẻ. Kết
quả giáo dục con không phải chủ yếu do cha mẹ có nhiều hay ít thì giờ tiếp
xúc, quản lý con cái hoặc do điều kiện kinh tế gia đình giàu hay nghèo, mà chủ
yếu là do cha mẹ có quan tâm đến việc giáo dục con không, có tình thương và
trách nhiệm đối với con em như thế nào, có phương pháp giáo dục con phù hợp
hay không. Thực tế cho thấy phần lớn những học sinh chư
a ngoan, học tập

15
không tốt là những em thiếu sự quan tâm giáo dục hoặc giáo dục không đúng
cách của cha mẹ.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay đang có sự thay đổi về vai
trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, nhất là ở các đô thị. Một số cha mẹ
vì bận rộn công việc nên gởi con học các trường nội trú, lúc này trách nhiệm
giáo dục con hầu như chuyển hết cho nhà trường. Mối quan hệ

phối hợp giáo
dục giữa nhà trường với gia đình không còn rõ nét, mà chỉ còn là nhiệm vụ
quản lý học sinh của nhà trường. Tuy nhiên tình thương và sự quan tâm của cha
mẹ vẫn có tác động rất lớn đến việc phát triển phẩm cách của các em.

1.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của hội cha mẹ học sinh
Nhằm khai thác tiềm năng của lực lượng cha mẹ học sinh trong việc phối
hợp với nhà trường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ra quyết định số 278/QĐ ngày 21
tháng 2 năm 1992 ban hành điều lệ Hội cha mẹ học sinh. Phần mở đầu của điều
lệ nhấn mạnh đến tầ
m quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ
học sinh: “Sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là sự nghiệp của toàn xã hội
có liên quan trực tiếp tới mọi người, mọi nhà. Việc kết hợp và phát huy đầy đủ
vai trò của gia đình trong việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ là một nguyên tắc
quan trọng trong phát triển giáo dục…”.
Hội cha mẹ
học sinh là tổ chức nhằm liên kết, phối hợp giáo dục giữa
nhà trường với gia đình, tạo ra sự thống nhất, nâng cao hiệu quả giáo dục học
sinh trong và ngoài nhà trường. Hội có chức năng nhiệm vụ tập hợp sự đóng
góp về cả tài lực và trí lực của các gia đình học sinh và các lực lượng xã hội
nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục c
ủa nhà trường đạt kết quả
tốt đẹp: “Vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội cùng với nhà
trường quản lý tốt việc học tập của con em khi ở nhà và chăm lo giáo dục đạo
đức cho học sinh khi sống ở gia đình và phường, xã”…
(
điều 2 điều lệ hội CMHS).

16
Theo điều lệ, toàn thể cha mẹ học sinh ở mỗi lớp học tổ chức thành một

chi hội. Mỗi chi hội bầu ra một ban thường trực và đại hội đại biểu các chi hội
bầu ra ban thường trực hội, nhiệm kỳ của ban thường trực hội và chi hội là một
năm học. Tuy nhiên vào năm 2000, Bộ GD-ĐT ban hành điều lệ trường trung
học trong đó xác
định Ban đại diện cha mẹ học sinh chứ không phải Ban
thường trực và cũng không có hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Ban
đại diện như điều lệ hội cha mẹ học sinh quy định đối với Ban thường trực chi
hội hoặc Ban thường trực hội. Vào ngày 02/4/2007, Bộ GD-ĐT lại ban hành
điều lệ trường trung học cơ sở có quy định nhiệ
m vụ, quyền hạn, tổ chức và
hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện theo Điều lệ Ban đại
diện cha mẹ học sinh (đến nay Bộ GD-ĐT vẫn chưa ban hành điều lệ này).
Hiện nay tổ chức hội cha mẹ học sinh các trường cũng cơ bản dựa trên
Điều lệ hội cha mẹ học sinh năm 1992 để hoạ
t động. Vào đầu mỗi năm học, đại
hội cha mẹ học sinh được tổ chức để tổng kết những hoạt động của hội trong
năm học qua, đề ra phương hướng hoạt động cho năm học mới và bầu ra ban
đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp và toàn trường. Vào đầu học kì II, các
trường cũng thường tổ chức họp cha mẹ học sinh lầ
n thứ hai để sơ kết hoạt
động trong học kì I và bổ sung phương hướng hoạt động cho học kì II.
* Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường có nhiệm vụ thực hiện những
công việc sau đây:
- Cử đại diện tham gia hội đồng giáo dục trường và một số tổ chức của
trường như hội đồng kỷ luật, ban hoạt động ngoài giờ, ban giáo dục pháp luật
để tham gia xây dựng và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà
trường.
- Tham gia cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho học
sinh như giáo dục truyền thống, hướng nghiệp, dạy nghề…


17
- Góp phần tham gia đánh giá tình hình học tập, rèn luyện của học sinh
ngoài nhà trường nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng quá trình rèn
luyện của học sinh.
- Chăm lo cơ sở vật chất và hỗ trợ các điều kiện hoạt động cho nhà
trường; vận động trợ giúp kinh phí khen thưởng, giúp đỡ thầy cô giáo và các
em học sinh.
- Tổ chức quán triệt mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học và thông tin
truyền đạt nhữ
ng yêu cầu, nội dung giáo dục của nhà trường tới các bậc cha mẹ
học sinh.
- Quan hệ tham mưu với địa phương và vận động các lực lượng xã hội
quan tâm, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của nhà trường.
* Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp có nhiệm vụ:
- Kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục
của lớp, tham gia giáo d
ục đạo đức học sinh, trợ giúp các học sinh khó khăn,
khen thưởng động viên học sinh có thành tích…
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về giáo dục và mục
tiêu, nhiệm vụ giáo dục của lớp tới các cha mẹ học sinh trong lớp.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục con em trong các bậc cha mẹ
học sinh, giúp nhau có những biện pháp, hình thức tổ chức cho con em học tập
và rèn luyện ở nhà đạt hiệu quả cao.

1.2.4. Ý nghĩa, vai trò của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã
hội
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp
người sẽ kế tục sự nghiệp của tổ tiên, gánh vác công việc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Vì tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc và tình thương đối với trẻ em
mà Nhà nước, gia đình và xã hội ph

ải hợp sức chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất
để bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em trở thành người công dân
tốt.

18
Việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo
dục học sinh là một trong những nguyên lý giáo dục của nước ta: “Hoạt động
giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội”.
(điều 3, Luật Giáo dục 2005).

Trong quá trình sư phạm, học sinh vừa là chủ thể vừa là đối tượng của
lao động sư phạm, hơn nữa chức năng của giáo viên ngày nay đã thay đổi, giáo
viên không phải chủ yếu cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức như trước kia
mà phải tổ chức, hướng dẫn, điều khiển học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức khoa
học, rèn luyện kỹ năng, k
ỹ xảo. Vì vậy quá trình sư phạm chỉ đem lại hiệu quả
khi phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Và nhiệm vụ
học tập, rèn luyện của học sinh không chỉ được thực hiện ở phạm vi nhà trường
mà còn ở gia đình và ngoài xã hội. Do đó một trong những nguyên lý giáo dục
là nhà trường phải phối hợp, thống nhất với gia đình và xã hội để thúc đẩ
y,
hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Chủ động thực hiện phối hợp với gia đình và xã hội trong việc giáo dục
học sinh là trách nhiệm của nhà trường, điều 93 Luật Giáo dục 2005 đã quy
định: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để
xây dựng môi trường giáo dục thống nh
ất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý

giáo dục”
.
Nhà trường phải chủ động, phát huy vai trò trung tâm tổ chức phối
hợp, dẫn dắt nội dung và phương pháp giáo dục của gia đình và các thể chế
khác trong xã hội, bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công
tác giáo dục, nắm vững quan điểm, đường lối, mục đích, mục tiêu giáo dục.
Hơn nữa nhà trường luôn có đội ngũ thầy cô giáo được đào tạo có hệ th
ống, có
trình độ và năng lực trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

Nhà trường, gia đình và xã hội đều là chủ thể giáo dục của khách thể học
sinh. Giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội là một chỉnh
thể trong hệ thống môi trường giáo dục, các yếu tố trong hệ thống có tác động

19
phối hợp nhau để tạo ra chất lượng tổng hợp nhằm giáo dục học sinh có hiệu
quả. Nhà trường không thể tách rời sự phối hợp với gia đình và xã hội trong
việc giáo dục học sinh vì cuộc sống của học sinh là cuộc sống con người được
giáo dục trong cả 3 môi trường:
- Cuộc sống thứ nhất: học sinh được tổ chức (lại) cuộc sống phù hợp môi
trường nhà trường. Học sinh dễ thực hiện cuộc sống của mình trong nhà trường
vì có giáo viên hướng dẫn, làm mẫu.
- Cuộc sống thứ hai: học sinh sống trong gia đình. Những nội dung giáo
dục học sinh ở nhà trường phải được đưa vào thực hiện trong cuộc sống ở gia
đình, vì vậy nhà trường phải tổ chức phối hợp chặt chẽ với gia đình.
- Cuộc sống thứ ba: h
ọc sinh sống trong xã hội. Các em phải được và có
khả năng ứng dụng kiến thức tiếp thu ở nhà trường để có thái độ, ứng xử hợp
lý, đúng đắn khi tham gia sinh hoạt cộng đồng.









Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội không phải một
chiều mà là sự tác động qua lại theo nguyên tắc về lợi ích: mỗi hoạt động hợp
tác đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía. Nhà trường cần
phải làm mọi việc để giảng dạy có chất lượng, giáo dục thế hệ trẻ thành người
tốt cho xã hội thì gia đình và xã hội s
ẽ cộng tác tích cực với nhà trường. Hơn
nữa sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh sẽ đảm bảo cho nội dung,
phương pháp giáo dục học sinh của nhà trường không bị mâu thuẫn mà còn có
điều kiện nâng cao hơn hiệu quả giáo dục. Thực tế cho thấy các trường làm tốt

HỌC SINH
GIA ĐÌNH NHÀ TRƯỜNG XÃ HỘI

20
công tác phối hợp với gia đình và xã hội thì việc giáo dục của nhà trường luôn
có kết quả tốt đẹp (như những điển hình ở Bắc Lý, Cẩm Bình), và những cha
mẹ học sinh có quan tâm đúng đắn đến việc giáo dục con và kết hợp chặt chẽ
với nhà trường thì kết quả học tập và rèn luyện của con em họ thường tốt đẹp.
Việc tăng cường vai trò của Ban
đại diện cha mẹ học sinh và sự nhiệt
tình tham gia của cha mẹ học sinh vào họat động giáo dục của nhà trường
ngoài tác dụng tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của trường
còn có tác dụng làm giảm sự vi phạm nội quy của học sinh. Ý thức học tập và

rèn luyện các mặt của học sinh sẽ tốt hơn do có thêm một lực lượng giáo dục
bên cạnh các th
ầy cô trong trường. Ở những lớp mà Ban đại diện cha mẹ học
sinh kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh, thường xuyên
đến dự sinh hoạt với lớp, hiểu rõ về các học sinh cá biệt, nắm bắt các trường
hợp học sinh cần được giúp đỡ và có biện pháp tác động hoặc trợ giúp kịp thời,
chắc chắn nền nếp và chất lượng của h
ọc sinh lớp đó sẽ được cải thiện nâng
lên. Ban đại diện cha mẹ học sinh bên cạnh chức năng cộng tác giáo dục học
sinh còn có chức năng tham gia góp ý việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của
nhà trường, do đó khi có sự tham gia tích cực của ban đại diện cha mẹ học sinh
vào các hoạt động của trường sẽ làm tăng thêm nền nếp chuyên môn của giáo
viên trong trường, các giáo viên sẽ cố gắng h
ơn trong công tác giảng dạy và
giáo dục của mình, dẫn đến kết quả giáo dục học sinh sẽ tốt hơn.


1.2.5. Nội dung việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với
CMHS
Nhiệm vụ cơ bản của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường
với cha mẹ học sinh là nhà trường và cha mẹ học sinh phải thống nhất về quan
điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục để phối hợp giáo dục học sinh
đạt hiệu quả tố
t.


21
1.2.5.1. Quản lý việc thực hiện liên lạc giữa GVCN và CMHS
- Mục đích liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh nhằm để
thông tin cho nhau về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường và ở

nhà, nhất là những hiện tượng đặc biệt, những biến đổi tâm lý của các em để
phối hợp giáo dục đạt hiệu quả.
- Hình thức liên lạc do giáo viên chủ
nhiệm chủ động như mời cha mẹ học
sinh họp, dùng sổ liên lạc, gởi thư, nói chuyện qua điện thoại hoặc đến trao đổi
tại gia đình học sinh. Cha mẹ học sinh cũng cần chủ động đến gặp giáo viên
chủ nhiệm để nắm bắt về tình hình học tập rèn luyện của con mình và nắm
vững những yêu cầu giáo dục của nhà trường đối v
ới học sinh để quản lý, giáo
dục con em được tốt.

1.2.5.2. Quản lý việc GVCN tổ chức phối hợp với CMHS
Trong công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, vai trò
của giáo viên chủ nhiệm giữ vị trí rất quan trọng vì họ chính là mối dây liên kết
giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình. Giáo viên chủ nhiệm là người
thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ
chức trong nhà trường để giáo dụ
c toàn diện học sinh trong lớp mình chủ
nhiệm. Một số công việc giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện phối hợp với cha
mẹ học sinh như:
- Thiết lập sự liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh để thông báo về
tình hình và kết quả học tập, rèn luyện của con em họ, đồng thời cũng yêu cầu
cha mẹ học sinh cho ý kiến về tình hình học tập, tu dưỡng củ
a con em và
những đề nghị để hoàn thiện sự phối hợp giáo dục.
- Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện học tập, rèn luyện của học
sinh và mức độ quan tâm đầu tư của cha mẹ đối với việc giáo dục các em. Việc
nắm rõ đặc điểm gia đình học sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện hai
mục đích: trước hế
t để phối hợp với cha mẹ học sinh giáo dục các em, mặt


22
khác hiểu thêm nguyên nhân, những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận
lợi hoặc khó khăn tác động đến hoạt động giáo dục học sinh để có giải pháp
giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả.
- Thống nhất với cha mẹ học sinh về mục tiêu và yêu cầu giáo dục của
nhà trường và của lớp, những hình thức và biện pháp phối hợp giữa nhà trường
và gia đình, nhất là đố
i với cha mẹ của những học sinh cá biệt.
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ.
Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh một số kiến thức về khoa học giáo dục, cách
quản lý, hướng dẫn con em học tập và rèn luyện. Những người làm cha mẹ rất
cần những lời khuyên và những sự giúp đỡ cụ thể của các thầy cô trong việc
giáo dục con cái họ
, mặc dù ngày nay nhiều người đã có trình độ học vấn cao.
Giáo viên chủ nhiệm còn cần tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục trong các
bậc cha mẹ học sinh để họ có thể giúp nhau giáo dục con em tốt hơn.
- Chủ động tổ chức các hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh như mời
họp, trao đổi qua điện thoại, thư từ hoặc đến thăm gia đình các em. Việc th
ăm
hỏi gia đình học sinh thường đem lại kết quả giáo dục học sinh rất tốt. Vì vậy
việc đến thăm gia đình các em cần được tiến hành một cách có kế hoạch, chủ
động và với toàn thể học sinh trong lớp để nắm bắt thông tin về học sinh và
phối hợp với cha mẹ toàn thể học sinh chứ không phải chỉ với gia đình những
em có vấn đề
.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp trong việc
giáo dục; trợ giúp và động viên khen thưởng học sinh học tập, rèn luyện; thăm
hỏi gia đình học sinh những trường hợp cần thiết; phối hợp tổ chức các cuộc
họp cha mẹ học sinh.


1.2.5.3. Quản lý việc cha mẹ hướng dẫn con học tập và rèn luyện ở nhà

Việc cha mẹ hướng dẫn con cái học tập và rèn luyện ở nhà rất quan
trọng, có tác động lớn đến kết quả giáo dục các em. Điều này tùy thuộc vào thái

23
độ và cách thức hướng dẫn của cha mẹ, do đó cha mẹ cần có những hiểu biết
nhất định về khoa học giáo dục. Nhà trường có trách nhiệm phải giúp đỡ các
cha mẹ học sinh trong công việc này. Một số vấn đề mà nhà trường cần yêu cầu
cha mẹ quan tâm trong việc giáo dục con:
- Quản lý chặt chẽ thời gian của con và hướng dẫn con học tập, lao động,
vui chơi, giải trí hợp lý.
- Hướ
ng dẫn con chủ động, tự giác học tập và rèn luyện; thường xuyên
động viên, khuyến khích con học tập, thực hiện tốt các yêu cầu của thầy cô và
tích cực tham gia các hoạt động ở trường.
- Không áp đặt ý muốn chủ quan của mình vào việc học tập và rèn luyện
của con mà phải theo những cơ sở khoa học, không bao biện làm thay cho con
những nhiệm vụ mà chúng phải tự thực hiện.
- Tạo điề
u kiện tốt về vật chất và tinh thần cho việc học tập và rèn luyện
của con như tạo góc học tập yên tĩnh, tôn trọng giờ học tập, chăm lo đến sức
khỏe của con, mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập cho con.
- Xây dựng lối sống lành mạnh trong gia đình, sinh hoạt gia đình có văn
hoá, văn minh để tạo môi trường giáo dục tốt đẹp, luôn làm gương cho con em
về mọi mặt.

1.2.5.4. Quản lý việc CMHS thực hiện phối hợp với nhà trường


Cha mẹ học sinh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để giáo dục
con, nhưng nhà trường lại có trách nhiệm chủ động thúc đẩy sự phối hợp này.
Cụ thể những nhiệm vụ mà nhà trường cần yêu cầu và giúp cha mẹ học sinh
thực hiện tốt như:
- Nắm vững và thống nhất với nhà trường về mục tiêu, nội dung, phương
pháp giáo dục học sinh để tạo ra môi tr
ường giáo dục thống nhất ở nhà trường
và ở gia đình.

24
- Thường xuyên liên lạc với các thầy cô để nắm bắt về tình hình học tập, rèn
luyện của con ở trường, cũng như thông báo cho thầy cô về đặc điểm của con
mình để cùng phối hợp giáo dục các em đạt hiệu quả tốt.
- Tham gia cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, hoạt động ngoại khóa nếu có điều kiện, khả năng.
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp cha mẹ học sinh, các buổi trao đổi do nhà
trường yêu cầu, góp ý kiến xây dựng về công tác giáo dục học sinh, đóng góp
các khoản phí theo quy định cho con, thực hiện các yêu cầu của nhà trường về
việc giáo dục con em…
- Tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của con em và quá trình hoạt
động giáo dục của học sinh ở trường.

1.2.5.5. Hiệu trưởng quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với CMHS

Một trong những nguyên tắc quản lý trường học là nguyên tắc kết hợp
giữa nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Cha mẹ học
sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường là lực lượng giáo dục quan
trọng mà nhà trường cần phải chủ động phối hợp trong mọi hoạt động giáo dục
của trường.
Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh là kế


hoạch hoá các hoạt động để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà
trường và gia đình nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Đây là nhiệm
vụ của hiệu trưởng, người chịu trách nhiệm cao nhất mọi hoạt động ở nhà
trường. Hiệu trưởng có nhiệm vụ thực hiện các công việc như sau trong công
tác quản lý sự phối hợp với cha mẹ học sinh:

• Xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với CMHS
- Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh phải được xây dựng thành kế
hoạch cụ thể từng năm học, với mục tiêu là nhà trường và cha mẹ học sinh phải

×