Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC CƠ SỞ RHM pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.67 KB, 104 trang )

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC CƠ SỞ RHM

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát và so sánh nhân lực RHM, trang thiết bị nha khoa, loại hình,
chất lượng điều trị, kinh phí hoạt động và thực hành kiểm soát lây nhiễm tại các cơ
sở RHM nhà nước và tư nhân tỉnh Bình Dương.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có sử dụng bộ câu hỏi tự
điền trên 3 nhóm đối tượng: 12 cán bộ quản lý ngành RHM, ngành Y tế tuyến tỉnh
và huyện, 38 cơ sở RHM nhà nước, tư nhân và 302 bệnh nhân. Thời gian tiến hành
từ 20/04.2006 đến 10/06/2006.
Kết quả: Nhân lực RHM thiếu (tỷ lệ BS/Dân: 1/33.000), phân bố BS RHM không
đều (cơ sở RHM nhà nước có 23%, tư nhân có 77%); 50% các cơ sở RHM tư nhân
tập trung tại thị xã Thủ Dầu Một; hai huyện Dầu Tiếng và Tân Uyên chưa có BS
RHM. Trang thiết bị nha khoa tại phòng răng tư khá đầy đủ: 100% có ghế máy
nha khoa, đèn trám răng thẩm mỹ, 93,3% cơ sở có máy cạo vôi răng siêu âm.
37,5% cơ sở RHM nhà nước tuyến huyện chưa có ghế máy nha khoa, 50% cơ sở
chưa có đèn trám răng thẩm mỹ và 25% chưa có máy cạo vôi răng siêu âm. Giá
viện phí của các cơ sở RHM nhà nước còn thấp, chưa hợp lý.
Kết luận: Chất lượng điều trị của các cơ sở RHM nhà nước chỉ đạt mức trung bình
trong khi các cơ sở tư nhân có chất lượng điều trị khá hơn. Thực hành kiểm soát
lây nhiễm chưa tốt chỉ có 37,5% cơ sở nhà nước và 53,3% cơ sở tư nhân đạt yêu
cầu.
ABSTRACT
Objective: evaluation and comparison of dental manpower, facilities, budgets,
treatment modalities, quality of service, infection control at public and private
clinics in Binh Duong province.
Methods: cross sectional study with questionnaire on 12 managers of dental
practice, health professionals at provicial and village level, 38 public and private
clinics and 302 patients.
Results: dental manpower was not sufficient (the ratio dentist/population:
1/33.000) with private clinics occupying 77% and 50% of which was Thu Dau


Mot town. There were no dentist at Dau Tieng and Tan Uyen. Dental facilities
were relevant in private clinics: 100% with dental chair end halogen light, 93.3%
with ultrasonic scaler, whereas 37.5% public clinics at village level were deprived
of dental chair, 50% without halogen light, and 25% without scaler. The treatment
fees in public clinics were not appropriate.
Conclusion: the quality of services in public clinics was rated as average and
better with private practice. Infection control was not satisfactory with only 37.5%
and 53.3% of public and private clinics up to requirements.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Để thực hiện thành công chiến lược y tế quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
nhiều chính sách, trong đó có chính sách xã hội hóa về y tế nhằm huy động các
nguồn lực xã hội, đa dạng các loại hình dịch vụ CSSK cho nhân dân. Công tác
chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe răng miệng nói riêng ngày
càng phát triển, đa dạng với các loại hình dịch vụ y tế công lập (nhà nước) và
ngoài công lập (tư nhân) tạo điều kiện cho người dân có cơ hội chọn lựa các cơ sở
y tế khi có nhu cầu(10, 16).
Chất lượng dịch vụ y tế răng miệng (Chất lượng dịch vụ RHM) rất quan trọng và
chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: nhân lực răng hàm mặt, trang thiết bị nha
khoa, loại hình điều trị, kinh phí hoạt động, thực hành kiểm soát lây nhiễm
(KSLN)(25, 26)
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá về chất lượng dịch vụ y
tế nói chung, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá về chất lượng
dịch vụ của các cơ sở RHM.
Để có cơ sở khoa học đánh giá về chất lượng dịch vụ RHM tuyến cơ sở chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chất lượng dịch vụ của các cơ sở RHM tại tỉnh Bình
Dương” với mục tiêu nghiên cứu như sau:
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá chất lượng dịch vụ của các cơ sở RHM bao gồm cơ sở RHM nhà nước

và tư nhân tại các huyện, thị xã của tỉnh Bình Dương, năm 2006.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Mô tả về nhân lực RHM, trang thiết bị nha khoa, loại hình điều trị, chất lượng
điều trị và kinh phí hoạt động tại các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân tỉnh Bình
Dương.
2. So sánh về nhân lực RHM, trang thiết bị nha khoa, loại hình điều trị, chất lượng
điều trị và kinh phí hoạt động giữa các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân tỉnh Bình
Dương.
3. Mô tả và so sánh về thực hành KSLN tại các cơ sở RHM nhà nước, tư nhân và
xác định tỉ lệ phần trăm cơ sở RHM có thực hành KSLN đạt yêu cầu.
4. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ các cơ sở RHM nhà nước và
tư nhân tỉnh Bình Dương.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên thiết kế cắt ngang mô tả có sử dụng bộ câu hỏi tự điền. Thời
gian tiến hành nghiên cứu từ 20/04/2006 đến 10/06/2006.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
- Đối với các cơ sở RHM: Các cơ sở RHM nhà nước, tư nhân tại tỉnh Bình Dương
- Đối với cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý ngành RHM, ngành y tế ở tuyến tỉnh và
tuyến huyện, thị xã của tỉnh Bình Dương.
- Đối với bệnh nhân: Bệnh nhân đến khám, điều trị tại cơ sở RHM nhà nước, tư
nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương vào thời điểm nghiên cứu.
Chọn mẫu
* Đối với các cơ sở RHM: cơ sở RHM nhà nước: chọn BS RHM hay nhân viên
phụ trách cơ sở RHM của BVĐK tỉnh và BVĐK các huyện, thị xã. Cơ sở RHM tư
nhân: chọn BS RHM phụ trách cơ sở tư nhân có giấy phép hành nghề, trên địa bàn
tỉnh Bình Dương.
* Cán bộ quản lý: chọn bác sĩ Trưởng khoa RHM của BVĐK tỉnh, Phòng quản lý
hành nghề y dược tư nhân, Phòng tổ chức Sở Y tế và đại diện Ban Giám đốc của

BVĐK hay Phòng y tế huyện, thị xã.
* Bệnh nhân: chọn ngẫu nhiên các BN trên 18 tuổi là những người biết đọc, biết
viết đến khám, điều trị tại cơ sở RHM nhà nước, tư nhân và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Kỹ thuật chọn mẫu: theo 2 cách chọn mẫu cho từng đối tượng.
Phương pháp chọn mẫu toàn bộ
* Đối với các cơ sở RHM: khảo sát toàn bộ các cơ sở RHM nhà nước. Khảo sát
toàn bộ các cơ sở RHM tư nhân.
* Cán bộ quản lý: chọn tất cả các cán bộ quản lý trực tiếp ngành RHM, ngành y tế
tuyến tỉnh, huyện của tỉnh Bình Dương.
Phương pháp chọn mẫu xác suất
- Được áp dụng đối với các BN đến khám và điều trị tại các cơ sở RHM.
Chọn ngẫu nhiên BN trên 18 tuổi là những người biết đọc, biết viết đến khám,
điều trị tại cơ sở RHM nhà nước, tư nhân và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
Z 2 (1- / 2) x p(1 – p)
n = = 267
d 2
Với: Z = Trị số từ phân phối chuẩn với độ tin cậy 95%; p = Tỉ lệ mức độ hài lòng
của bệnh nhân 50%. d = Độ chính xác mong muốn 6%.
Theo công thức mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 267 bệnh nhân. Thực tế,
nghiên cứu đã khảo sát 302 bệnh nhân.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Thử nghiệm và điều chỉnh bộ câu hỏi.
Soạn cấu trúc bộ câu hỏi, tham vấn ý kiến các nhà quản lý. Soạn và điều chỉnh bộ
câu hỏi.
Tập huấn nhóm nghiên cứu (Định chuẩn).
Thời gian tập huấn: 01 ngày (12/04/2006), tại BV RHM Trung Ương -TP HCM.
Số lượng điều tra viên: 12 BS RHM. Nội dung tập huấn: phân tích, góp ý và bổ
sung để hoàn chỉnh bộ câu hỏi. Thử nghiệm trên 5 bệnh nhân tại BV RHM Trung

Ương. Cách ghi bảng kiểm (Check list). Tỉ lệ nhất trí giữa các điều tra viên khi
phỏng vấn và đánh giá bảng kiểm: 88,9%.
Đặc điểm nghiên cứu
Yếu tố cấu trúc: nhân lực RHM, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, chi phí điều trị.
Yếu tố quá trình hoạt động: loại hình điều trị, thực hành KSLN, sự kiểm tra, giám
sát.
Yếu tố kết quả: chất lượng điều trị răng miệng, sự hài lòng của bệnh nhân, đánh
giá về thực hành KSLN.
* Về thực hành KSLN: thực hành KSLN được đánh giá gồm 9 nội dung
Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá về thực hành KSLN(12).
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

ĐIỂM
Có sử dụng Autoclave để tiệt khuẩn dụng cụ
Có qui trình xử lý dụng cụ.
Bảo quản dụng cụ kín và sạch sẽ.
Thay mới dụng cụ sau khi điều trị.
Có xử lý tay khoan sau khi điều trị.
Sử dụng găng, kim, thuốc tê 1 lần.
Nơi nhổ nước bọt của ghế nha khoa sạch sẽ.
Có bồn rửa tay và bồn rửa dụng cụ riêng biệt
Rửa tay với dung dịch sát khuẩn trước và sau điều trị.

2
1
1
1
1
1
1

1
1
TỔNG

10 điểm
Tiêu chuẩn xếp loại: đạt yêu cầu ≥ 7 điểm; không đạt yêu cầu: < 7 điểm.
Phương tiện nghiên cứu
Gồm 3 bộ câu hỏi và 1 bảng kiểm đánh giá thực hành KSLN.
- Bộ câu hỏi tự điền dành cho Y- BS tại các cơ sở RHM nhà nước, tư nhân.
- Bộ câu hỏi tự điền dành cho cán bộ quản lý tuyến tỉnh, huyện.
- Bộ câu hỏi tự điền dành cho BN đến khám, điều trị tại các cơ sở RHM.
- Bảng kiểm ghi nhận thực trạng về thực hành KSLN tại các cơ sở RHM.
Thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập dữ liệu
Điều tra viên gặp trực tiếp các cán bộ quản lý tuyến tỉnh, huyện; Y - BS RHM và
BN đến khám- điều trị tại các cơ sở RHM để tiến hành khảo sát.
Qui trình khảo sát gồm các bước sau: giới thiệu về mục đích của nghiên cứu; phát
bộ câu hỏi và hướng dẫn cách trả lời; thời gian trả lời bộ câu hỏi từ 10 – 15 phút.
Xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu được nhập, xử lý với phần mềm thống kê SPSS phiên bản 10.0. Phân tích
kết quả với:
+ Thống kê mô tả như tỉ lệ phần trăm, số trung bình.
+ Thống kê suy lý với phép kiểm c2 và phép kiểm chính xác Fisher.
KẾT QUẢ – BÀN LUẬN
Thông tin tổng quát về mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 20/04/2006 đến 10/6/2006.
Bảng 1: Thông tin tổng quát về mẫu nghiên cứu.
Đối tượng

RHM nhà nước


RHM tư nhân

tổng
Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%
Cơ sở RHM

- BVĐK tuyến tỉnh

1

100

0

0

1

100

- BVĐK tuyến huyện

Thị xã TDM
Bến Cát
Dầu Tiếng
Dĩ An
Phú Giáo
Thuận An
Tân Uyên

1
1
2
1
1
1
1

12,5
12,5
25,0
12,5
12,5
12,5
12,5

15
2
1
3

0
8
1

50
6,7
3,3
10
0
26,7
3,3

16
3
3
4
1
9
2

42,2
07,9
07,9
10,5
02,6
23,6
05,3
CÁN BỘ QUẢN LÝ

BS RHM

BS đa khoa
Dược sĩ

3
7
2

25,0
58,3
16,7

0
0
0

0
0
0

3
7
2

25,0
58,3
16,7
BỆNH NHÂN

Nam
Nữ


32
50

39,0
61,0

82
138

37,3
62,7

114
188

37,7
62,3

Nghiên cứu đã khảo sát tất cả 9 cơ sở RHM nhà nước: 1 khoa RHM của BVĐK
tỉnh và 8 cơ sở RHM tại các huyện, thị xã. Và khảo sát tất cả 30 cơ sở RHM tư
nhân, 50% (15/30) cơ sở RHM tư nhân tập trung tại thị xã Thủ Dầu Một. Khảo sát
12 cán bộ quản lý ngành y tế, với 3 cán bộ đang công tác tại tuyến tỉnh và 9 cán bộ
công tác tại các huyện, thị. Đồng thời nghiên cứu đã khảo sát tại chỗ 302 BN, với
82 BN tại các cơ sở RHM nhà nước và 220 BN tại các cơ sở RHM tư nhân.
Mô tả và so sánh về nhân lực, trang thiết bị, kinh phí, loại điều trị và chất lượng
điều trị tại các cơ sở RHM nhà nước, tư nhân
Về nhân lực RHM và cơ sở RHM
Bảng 2: Phân bố nhân lực RHM tại cơ sở RHM nhà nước
Cơ Sở RHM

Các bv đa khoa

BS
RHM

BS RHM
định hướng

Điều dưỡng
nha khoa

KTV
PHR

YS
RHM

Nha


tổng
I. BVĐK tỉnh

4

0

3

2


4

2

15
II. BVĐK huyện

TX TDM

1

1

0

1

0

0

3
Bến Cát

1

0

0


0

1

0

2
BV cao su Dầu Tiếng

1

0

0

1

0

1

3
Dầu Tiếng

0

0

1


0

1

0

2
Dĩ An

1

0

0

0

0

0

1
Phú Giáo

1

0

0


0

0

0

1
Thuận An

1

0

1

0

0

0

2
Tân Uyên

0

0

0


1

0

0

1
Bảng 2 cho thấy: toàn tỉnh Bình Dương có 10 BS RHM công tác tại BVĐK tỉnh và
BVĐK các huyện, thị xã. Trong 8 cơ sở RHM nhà nước ở các huyện, thị xã. Còn 2
cơ sở RHM của BVĐK huyện Dầu Tiếng và huyện Tân Uyên chưa có BS RHM.
Tại thời điểm nghiên cứu, 3/8 cơ sở RHM nhà nước tuyến huyện chỉ có một nhân
viên RHM làm việc thường trực tại khoa (chiếm 37,5%).
Bảng 3: Thông tin tổng quát về BS RHM tại các cơ sở nhà nước và tư nhân.
Đối Tượng

RHM nhà nước

RHM tư nhân
Số lượng

%

Số lượng

%
Nhân lực RHM









BS RHM tại BVĐK tỉnh

04

40,0

0

0
BS RHM tại BVĐK huyện

06

60,0

30

100
Trình độ chuyên môn







Thạc sĩ

1

10,0

2

×