Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

LÝ THUYẾT NHẬP MÔN INTERNET VÀ E-LEARNING - 6 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 21 trang )

Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet
Tại đây, các thành viên có thể gửi bản tin hoặc gửi thư thông qua địa chỉ E-mail cho thành
viên khác. Không những thế, các thành viên còn có thể có thể giới thiệu và đặt các liên kết về địa
chỉ Website của chính họ.
2.7.1.
Hỏi đáp
Đây là nơi đưa ra phần hướng dẫn, giải thích những thắc mắc chung cho những người mới
sử dụng diễn đàn. HÌnh dưới cho biết ví dụ về cửa sổ liệt kê phần hỏi đáp trong diễn đàn.

2.7.1.
Bản tin
Các thành viên trong diễn đàn có thể sử dụng chức năng này để thông báo riêng. Ví dụ về
giao diện bản tin cho ở hình dưới.





Tin nhắn
chưa đọc
Tin nhắn
đã xem
Các hộp chức năng
Soạn tin nhắn mới

108
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet
Các hộp chức năng gồm có:
• Inbox : là hộp chứa các bản tin đã nhận được.
• Sentbox : là hộp chứa các bản tin đã gửi đi.
• Outbox : là hộp chứa các bản tin chưa gửi được.


• Savebox : là hộp chứa các bản tin được lưu lại.
Để soạn một bản tin mới, người dùng kích vào nút newpost để mở ra cửa sổ soạn thảo bản
tin. Trên cửa sổ này, người dùng có thể nhập vào tên các thành viên, chủ đề và nội dung cho bản
tin trong các hộp văn bản tương ứng. Khi soạn xong, người dùng nhấn chọn nút Xem trước để
xem lại bản tin vừa soạn, hoặc nhấn nút Chấp nhận để gửi bản tin đi. Ví dụ giao diện phần gửi
bản tin trong diễn đàn cho ở hình dưới



Khi bản tin đã được gửi thành công, thành viên sẽ nhận được cửa sổ thông báo như sau:




109
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet
Đồng thời hệ thống cũng gửi bản tin thông báo vào hộp thư của thành viên được gửi bản tin
như sau:

2.7.1.
Gửi thư
Thành viên trong diễn đàn có thể sử dụng chức năng gửi thư cho các thành viên khác thông
qua các nút Email tại các bài của thành viên đó đã đăng hoặc tại phần Danh sách thành viên.

Khi đó, cửa sổ gửi thư sẽ hiện ra như sau:



110
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet

Sau khi nhập xong nội dung thư, người dùng nhấn vào nút Gửi mail cho thành viên. Nếu
người dùng đã nhập đủ thông tin tại tất cả các phần, người dùng sẽ nhận được thông báo thư đã
được gửi đi.

Trong hộp thư của người gửi sẽ nhận được thư do thành viên gửi thư gửi tới.

2.7.1.
Thông tin cá nhân
Thành viên khi đã đăng nhập có thể chọn mục này để xem và thay đổi các thông tin của
chính bản thân như thay đổi password, thay đổi địa chỉ E-mail nhận thư, và nhiều thông tin khác.


111
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet
2.7.1. Chat
Đây là một chức năng cài đặt dành riêng cho các thành viên của diễn đàn. Để vào phần này,
người dùng phải đăng nhập và chọn phần liên kết như hình dưới.

Hộp nhận bản tin có giao diện thân thiện, dễ dùng, có hỗ trợ các biểu tượng emoticon và gõ
được tiếng Việt. Đây thực sự là một tiện ích hấp dẫn với các thành viên của diễn đàn khi các
thành viên này muốn cùng thảo luận về một chủ đề cần có sự thảo luận và đóng góp ý kiến nhanh
chóng của các thành viên đang có mặt. Thanh tác vụ và các cửa sổ tương ứng của hộp nhận bản
tin như sau :



Hộp nhập bản tin

112
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet

Trên thanh tác vụ có các lựa chọn sau:
• Color: Cho phép thành viên chọn lại màu bản tin, mặc định màu bản tin là màu đen.
• Smilies: Thành viên có thể sử dụng các hình ảnh thể hiện trạng thái cảm xúc của
người Chat.
• Clear: lệnh xóa màn hình Chat
• Kick: là tính năng dành riêng cho người quản trị.
Khi đóng cửa sổ Chatbox hoặc nhấn vào nút Exit thành viên sẽ nhận được hộp thoại thông
báo việc kết thúc hội thoại như sau:



113
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2

Trong chương này, cần ghi nhớ các kiến thức về:
• Dịch vụ World Wide Web (WWW), các trình duyệt Web thông dụng và cách sử dụng
(bao gồm Internet Explorer, Nescape Navigator)
• Các bước kết nối Internet thông qua mạng LAN và modem
• Dịch vụ tìm kiếm thông tin, các phương pháp tìm kiếm. Các địa chỉ tìm kiếm thông
dụng, cách sử dụng các từ khóa.
• Dịch vụ thư điện tử (e-mail). Cách đăng ký, soạn thư, gửi thư, trả lời Các lựa chọn
nâng cao.
• Dịch vụ tải tệp tin từ Internet.
• Dịch vụ chat, sử dụng Instant Messenger, chatroom
Sử dụng diễn đàn để trao đổi thông tin.

114
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1:
WWW là viết tắt của?
 World Wide Wed
 World Wide Web
 World Wild Wed
 Word Wide Web

Câu 2:
Trang Web là?
 Là trang văn bản thông thường.
 Là trang văn bản chứa các liên kết cơ sở dữ liệu ở bên trong nó.
 Là trang siêu văn bản phối hợp giữa văn bản thông thường với hình ảnh, âm thanh,
video và cả các mối liên kết đến các trang siêu văn bản khác.
 Là trang văn bản chứa văn bản, hình ảnh.
Câu 3:
Chương trình thường được sử dụng để xem các trang Web được gọi là?
 Trình duyệt Web
 Bộ duyệt Web
 Chương trình xem Web
 Phần mềm xem Web
Câu 4:
Để xem một trang Web, ta gõ địa chỉ của trang đó vào:
 Thanh công cụ chuẩn của trình duyệt
 Thanh liên kết của trình duyệt
 Thanh địa chỉ của trình duyệt
 Thanh trạng thái của trình duyệt
Câu 5:
Nút Back trên các trình duyệt Web dùng để?
 Quay trở lại trang Web trước đó

 Quay trở lại cửa sổ trước đó

115
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet
 Quay trở lại màn hình trước đó
 Đi đến trang Web tiếp theo
Câu 6:
Nút Forward trên các trình duyệt Web dùng để?
 Đi đến cửa sổ trước đó
 Đi đến màn hình trước đó
 Quay lại trang Web trước đó
 Đi đến trang Web tiếp theo
Câu 7:
Nút Home trên các trình duyệt Web dùng để?
 Trở về trang nhà của bạn
 Trở về trang chủ của Website hiện tại
 Đi đến trang chủ của Windows
 Trở về trang không có nội dung
Câu 8:
Muốn lưu các địa chỉ yêu thích (Favorites), sử dụng chức năng:
 Add Link
 Add Favorite
 Add to Favorite
 Ogranize Favorite
Câu 9:
Muốn xem 1 trang Web offline đã được lưu trên máy cục bộ thì:
 Chọn biểu tượng Connection > Disconnect
 Chọn File > Disconnect
 Chọn Window > Work Offline
 Chọn File > Work Offline

Câu 10:
Muốn sao lưu một trang Web lên máy tính cá nhân thì:
 Kích phải chuột trên trang Web và chọn Save
 Chọn Edit > Select All, chọn Copy và chọn Paste trên chương trình soạn thảo khác.

116
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet
 Chọn File > Save
 Chọn File > Save As
Câu 11:
Để kết nối Internet thông qua mạng cục bộ (LAN), không cần thông tin nào:
 Địa chỉ IP máy chủ Proxy
 Tài khoản sử dụng Internet
 Card mạng và đuờng kết nối đến máy chủ Proxy
 Modem và đuờng kết nối đến máy chủ Proxy
Câu 12:
Để thiết lập địa chỉ Proxy, không cần thực hiện thao tác nào trong các thao tác sau:
 Chọn thẻ Connection trong hộp thoại Internet Option
 Nhấn vào nút LAN Settings
 Chọn nút Add trên mục Dial-up Settings
 Nhập các thông số do người quản trị mạng cung cấp.
Câu 13:
Để kết nối Internet thông qua đường điện thoại, không cần thông tin nào:
 Cài đặt modem
 Cài đặt card mạng
 Cài đặt Dialup Adapter và TCP/IP
 Tạo kết nối mạng
Câu 14:
Để cài đặt modem, không cần thực hiện thao tác nào:
 Chọn biểu tượng Modem trong cửa sổ Control Panel

 Chọn Install New Modem
 Chọn Add để tìm kiếm modem mới
 Chọn tên và bộ cài driver cho Modem.
Câu 15:
Để soạn hoặc đọc E-mail, thì trước tiên phải kết nối Internet

Đúng
 Sai

Câu 16:

117
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet
Khi kết nối Internet qua điện thoại, chúng ta có phải trả cước phí điện thoại đường dài, cước
phí liên lạc quốc tế hay không?
 Có, vì kết nối Internet là đã liên lạc đường dài

Không, vì đó là việc của ISP
Câu 17:
Khi muốn thay đổi nhà cung cấp Internet (ISP) có cần phải thay đổi số điện thoại truy nhập
hay không?

Có, vì các ISP cũng chính là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại, họ sẽ không chấp
nhận một số điện thoại của nhà cung cấp khác.
 Không, vì với một số điện thoại, ta có thể truy cập tới nhiều ISP
Câu 18:
Phương pháp kết nối Internet đang phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay?

ADSL


Dial-up

Cáp quang

ISDN
Câu 19:
Để tìm kiếm thông tin trên Internet, ta có thể tìm bằng cách:
 Chọn Start > Search
 Chọn View > Explorer Bar > Search
 Chọn View > Toolbar > Search
 Mở một trang tìm kiếm, nhập từ khóa tìm kiếm và chọn Search.
Câu 20:
Đâu không phải là địa chỉ tìm kiếm thông dụng?

www.panvn.com

www.vnn.vn

www.google.com

www.altavista.com
Câu 21:
Thư điện tử dùng để:
 Trao đổi thông tin trực tuyến
 Hội thoại trực tuyến
 Gửi thư thông qua môi trường Internet
 Tìm kiếm thông tin
Câu 22:

118

Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet
Muốn sử dụng thư điện tử trước hết phải:
 Đăng ký một tài khoản thư điện tử
 Đăng ký một tài khoản Internet
 Có một hòm thư cá nhân
 Có một chương trình nhận/gửi thư điện tử
Câu 23:
Muốn mở hộp thư đã lập phải:
 Cung cấp chính xác tài khoản đã đăng ký cho máy chủ thư điện tử
 Đăng ký một tài khoản thư điện tử
 Có chương trình nhận/gửi thư điện tử
 Cung cấp tài khoản sử dụng Internet
Câu 24:
Để trả lời thư, sử dụng nút:
 Relpy
 Forward
 Compose
 Attactment
Câu 25:
Để chuyển tiếp thư, dùng nút
 Relpy
 Relpy to All
 Forward
 Attachment
Câu 26:
Folder Outbox hoặc Unsent Message của E-mail chứa :

Các thư đã xoá đi

Các thư đã soạn hoặc chưa gửi đi


Các thư đã nhận được

Các thư đã đọc
Câu 27:

119
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet
Khi một dòng chủ đề trong thư ta nhận được bắt đầu bằng chữ RE:, thì thông thường thư là:

Thư rác, thư quảng cáo

Thư mới

Thư trả lời cho thư mà ta đã nhận từ một ai đó

Thư của nhà cung cấp dịch vụ E-mail mà ta đang sử dụng
Câu 28:
Khi nhận được bản tin " Mail undeliverable" có nghĩa là

Thư đã được gửi đi, nhưng không tới được người nhận

Thư đã được gửi đi, nhưng người nhận không đọc

Đó là thư của nhà cung cấp dịch vụ

Đó là thư của người nhận thông báo việc không mở được thư
Câu 29:
Muốn lấy 1 tệp từ Internet và lưu trữ trên máy cục bộ, sử dụng dịch vụ:
 Tải tệp tin

 Hội thoại
 Thư điện tử
 Tìm kiếm
Câu 30:
Muốn trao đổi trực tuyến với người dùng khác trên mạng, sử dụng dịch vụ:
 Tải tệp tin
 Hội thoại
 Thư điện tử
 Tìm kiếm
Câu 31:
Khi sử dụng Instant Messager, muốn chat với 1 người chưa có trong danh sách, thực hiện:
 Nhấn vào nút Add
 Nhấn vào nút IM
 Nhấn vào nút Text
 Nhấn vào nút Chat
Câu 32:

120
Chương 2: Các dịch vụ thông dụng trên Internet
Muốn chat với 1 người trong danh sách, thực hiện:
 Nhấn vào nút Add
 Nhấn vào nút IM
 Nhấn vào nút Text
 Nhấn vào nút Chat
Câu 33:
Để có thể Chat bằng âm thanh (Voice), cả hai người tham gia phải có:
 Một điện thoại

Phần mềm tương thích nhau, một Card âm thanh, Microphone, và các loa (hay
headphone)


Một máy quay Video (webcamera)

Một bộ tăng âm
Câu 34:
Một chatroom với những bạn học cùng lớp có thể coi như một lớp học ảo ?

Đúng
 Sai
Câu 35:
Một diễn đàn trên Internet dùng để:
 Các thành viên giao lưu trực tuyến với nhau
 Các thành viên thảo luận trực tuyến với nhau
 Các thành viên có thể trao đổi, học hỏi về nhiều lĩnh vực có cùng sự quan tâm.
 Tìm kiếm thông tin.
Câu 36:
Tham gia vào diễn đàn, bạn có thể:
 Có những người bạn cùng chí hướng
 Tìm kiếm và chia sẻ những thông tin bổ ích
 Nối vòng tay lớn
 Giao lưu trực tuyến

121
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
0 CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)

GIỚI THIỆU
Chương này giới thiệu cho sinh viên những kiến thức, khái niệm có liên quan về giáo dục
điện tử (dưới đây được gọi tắt theo thuật ngữ tiếng Anh là E-Learning), từ đó giúp cho sinh viên
có thể dễ dàng làm quen, tiếp cập sử dụng các công nghệ giáo dục- đào tạo mới, đã và đang được

triển khai rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam.
Nội dung của chương bao gồm:
• Các khái niệm, định nghĩa trong E-Learning, đặc điểm của E-Learning, sự khác biệt giữa
phương pháp học tập bằng E-Learning với phương pháp học tập truyền thống.
• Cấu trúc, mô hình chức năng của hệ thống E-learning điển hình.
• Các phương pháp và qui trình học bằng E-Learning.
Để nắm được nội dung của chương này và có thể ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động tự
học tập và nghiên cứu của mình, sinh viên cần có một số kỹ năng sử dụng máy tính đơn giản và
những kiến thức về Internet và dịch vụ như đã đề cập ở chương 1 và 2 của cuốn sách này.
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG
3.1.1.
Lịch sử phát triển
Thuật ngữ E-learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây.
Cùng với sự phát triển của Tin học và mạng truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày
càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay
từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các
nước trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ
trong lĩnh vực E-Learning. Và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các hệ thống
thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning nhiều quốc gia như Mỹ, Anh,
Nhật,…
Gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình
phát triển của E-Learning có thể chia ra thành 4 thời kỳ như sau
[ ]1
:
- Trước năm: 1983:
Thời kỳ này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy giảng viên
làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi
tập trung quanh giảng viên và các bạn học. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ.



1
/>
122
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
- Giai đoạn: 1984 - 1993:
Sự ra đời của hệ điều hành Windows 3.1, Máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn
powerpoint, cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên đa
phương tiện. Những công cụ này cho phép tạo ra các bài giảng có tích hợp hình ảnh và âm thanh
dựa trên công nghệ CBT (Computer Based Training). Bài học được phân phối đến người học qua
đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và tự
học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giảng viên là rất hạn chế.
- Giai đoạn: 1994 - 1999
Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên
cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Các chương trình: E-mail,
Web, Trình duyệt, Media player, kỹ thuật truyền Audio/video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ
trợ Web như HTML và JAVA bắt đầu trở lên phổ dụng đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng
đa phương tiện. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT, qua
Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ WEB với hình ảnh chuyển động
tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng.
- Giai đoạn: 2000 - 2005
Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập
mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành
một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay thông qua Web, giáo viên có thể kết hợp
hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao
hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Càng ngày công nghệ Web càng chứng tỏ có khả năng mang lại
hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập. Tất cả những
điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả. Đó
chính là làn sóng thứ 2 của E-learning, và hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn của làn
sóng này.
Cùng với xu hướng chung của thế giới, ở Việt Nam, E-Learning cũng đã được một số cơ

quan và tổ chức đào tạo truyền bá và triển khai ứng dụng. Trên mạng Internet có hàng trăm trang
Web cung cấp dịch vụ đào tạo theo mô hình E-Learning, điển hình là dịch vụ luyện thi trực tuyến
trên mạng của công ty phát triển phần mềm VASC với trang Web
,
Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên mạng CISCO qua trang Web
,… Bộ khoa
học và công nghệ cũng đã thành lập trung tâm VITEC chuyên sát hạch CNTT và hỗ trợ đào tạo.
Một số trường đại trong nước cũng đã và đang áp dụng từng phần hình thức E-Learning. Trường
đại học Mở Hà Nội là trường đi đầu trong việc tổ chức đào tạo đại học từ xa, các trường đại học
lớn trong cả nước cũng đã bắt đầu xây dựng các bài giảng điện tử đưa lên trang Web của trường
mình, …
3.1.2.
E-Learning là gì?
- E-Learning (Electronic Learning)
Thật khó có thể định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ E-Learning, xong ta có thể điểm
qua một số cách giải thích khác nhau về E-Learning:
• E-Learning nghĩa là việc học sử dụng Internet.

123
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
• E-Learning nghĩa là sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, phân phối, chọn lựa, quản lý
và mở rộng việc Học.
• E-learning là tổ hợp của công nghệ Internet và Web nhằm tạo ra, cho phép, phân phối,
và/hoặc cung cấp các phương tiện phục vụ học tập.
• E-Learning là Học bằng Internet. E-learning có thể bao gồm việc phân phối nội dung ở
các dạng thức khác nhau; quản lý học tập; và một mạng của người học, người phát triển
nội dung và các chuyên gia.
• E-learning cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ
hơn, công bằng với mọi người học.
[ ]2


Việc triển khai áp dụng mô hình đào tạo E-learning khá đa dạng, đơn giản nhất là hình thức
cung cấp các bài giảng điện tử trên đĩa CD cho học viên tự học, phức tạp hơn là những lớp học
được tổ chức trên mạng Internet với sự quản lý một cách có hệ thống. Nhìn chung, hệ thống E-
learning thường bao gồm nhiều thành phần chức năng được tích hợp trên môi trường mạng
Internet, mỗi thành phần đều được tách riêng biệt và cung cấp các dịch vụ khác nhau, tuy nhiên tất
cả các thành phần đó đều được tập trung trong một hệ thống thống nhất để cung cấp dịch vụ đào
tạo cho người sử dụng.
Về bản chất thì đó vẫn là quá trình truyền tải kiến thức từ giảng viên đến học viên dưới sự
giám sát của hệ thống quản lý, do đó nó cần phải tuân thủ các tiến trình cơ bản trong quá trình đào
tạo và triển khai thệ thống. E-learning luôn được hiểu gắn với quá trình Học hơn là với quá trình
dạy-học. Lý do đơn giản là theo thời gian người ta đã thay đổi từng bước cách nhìn trong mối
quan hệ giữa Dạy và Học: Lấy người Thầy làm trung tâm (Dạy) > Tạo sự bình đẳng giữa Thày
và Trò (Dạy-Học) > Lấy học Trò làm trung tâm (Học).
Vậy một cách chung nhất, E-Learning hệ thống đào tạo sử dụng các công nghệ
Multimedia dựa trên nền tảng của mạng Internet. Người học sẽ học bằng máy tính, thông qua
trang Web trong một lớp học ảo. Nội dung bài học sẽ được phân phối tới học viên qua Internet,
mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương
tác, CD-ROM, và các loại học liệu điện tử khác.
[ ]3
Hình 3.1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-learning.Trong mô hình này, hệ thống đào
tạo bao gồm 4 thành phần, được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông
điện tử.



2
theo />3
theo />
124

Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)


Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện
truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ: một file hướng dẫn sử dụng thiết bị viễn thông được
tạo lập bằng phần mềm adobe pdf, bài giảng CBT viết bằng phần mềm công cụ Toolbook,
Director, Flash,

Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương
tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua
đĩa CD-ROM multimedia,…

Quản lý: Quá trình quản lý học tập, đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện
truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi
tiến độ học tập (điểm danh), thi kiểm tra đánh giá được thực hiện qua mạng Internet,

Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông
qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua email, chatting,
forum trên mạng,…
Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông, E-learning được hiểu một cách trực
tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệ Web.

125
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
3.1.3. Đặc điểm của E-Learning
E-Learning đang phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đào tạo cho tương lai. Vậy
điều gì khiến cho E-Learning được coi trọng như vậy?
Tất nhiên về bản chất, có thể coi E-learning cũng là một hình thức đào tạo từ xa. Vì vậy nó
có những đặc điểm khác biệt chung của đào tạo từ xa so với đào tạo truyền thống. Những đặc
điểm nổi bật của E-Learning so với đào tạo truyền thống được liệt kê ở dưới đây:


Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: Sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần
xoá đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning. Một khoá học E-learning được
chuyển tải qua mạng tới máy tính của người học, điều này cho phép các học viên học bất cứ lúc
nào và bất cứ nơi đâu.

Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng tích hợp text,
hình ảnh minh hoạ, âm thanh tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. Người học giờ đây không chỉ
còn nghe giảng mà còn được xem những ví dụ minh hoạ trực quan, thậm chí còn có thể tiến hành
tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên.

Tính linh hoạt : Một khoá học E-learning được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ
không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể tự điều chỉnh
quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.

Dễ tiếp cận và Truy nhập ngẫu nhiên: Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học viên
lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập
mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài
liệu trực tuyến.

Tính cập nhật: Nội dung khoá học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp
ứng và phù hợp tốt nhất cho học viên.

Học có sự hợp tác, phối hợp (Collaborative learning): Các học viên có thể dễ dàng trao
đổi với nhau qua mạng trong quá trình học, trao đổi giữa các học viên và với giảng viên. Các trao
đổi này hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của học viên.
Tất nhiên E-learning cũng có một số cách học khác. Ví dụ như, các lớp học thông qua trang
Web dùng phần mềm hội thảo video trên mạng, và các phần mềm khác cho phép học viên ở xa
tham gia một khoá học trên lớp học truyền thống. Một số khoá học trên trang Web theo yêu cầu
có giảng viên (hoặc người hướng dẫn) tương tác thường xuyên với từng học viên hoặc với các

nhóm học viên.
Có nên chuyển đổi sang E-learning hay không?
Phần dưới đây sẽ đưa ra các đánh giá chung nhất cho cả hai phía: phía cơ sở đào tạo hoặc
nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và phía người học (lưu ý rằng nếu như trong giáo dục đào tạo truyền
thống, các thuật ngữ dịch vụ đào tạo rất ít được sử dụng thì trong môi trường E-learning thì thuật
ngữ dịch vụ đào tạo lại được biết đến một cách khá phổ biến). Nếu đối với cả phía cơ sở đào tạo
và người học, học bằng E-learning có nhiều lợi ích hơn so với bất lợi, thì việc chuyển đổi sang
học bằng E-learning có thể là một phương pháp hữu hiệu.

126
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
&
Quan điểm của Cơ sở đào tạo
Cơ sở đào tạo là một tổ chức thiết kế và cung cấp các khóa học trực tuyến E-learning. Đó có
thể chỉ là một phòng ban trong công ty khi muốn đào tạo nội bộ, hoặc là toàn bộ
Trường/Viện/Công ty nếu cơ sở đó cung cấp chương trình đào tạo, bài giảng cho những người học
độc lập hoặc cơ sở khác. Hãy thử so sánh ưu và nhược điểm đối với cơ sở đào tạo khi chuyển đổi
các khoá học truyền thống sang khoá học E-learning.

Ưu điểm Nhược điểm
Chi phí phát triển một khoá học lớn. Việc
học qua mạng còn mới mẻ, ngoài việc cần trang bị
đầy đủ các thiết bị máy móc, còn cần có các chuyên
viên kỹ thuật để thiết kế khoá học. Triển khai một
lớp học E-learning có thể chi phí tốn gấp 5-10 lần
so với một khoá học thông thường với nội dung
tương đương.
Giảm chi phí tổ chức và quản lý
đào tạo. Sau khi đã phát triển xong, một
khoá học E-learning có thể dạy cho hàng

ngàn học viên với chi phí chỉ cao hơn
một chút so với tổ chức đào tạo cho 20
học viên.

Rút ngắn thời gian đào tạo. Việc
học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc cho
một lượng lớn học viên mà không bị
giới hạn bởi số lượng giảng viên hướng
dẫn hoặc lớp học.
Yêu cầu kỹ năng mới. Những người có khả
năng giảng dạy tốt trên lớp chưa chắc đã biết tới
các kỹ thuật thiết kế, quản lý, giảng dạy một khóa
học trong môi trường E-learning. Phía cơ sở đào
tạo có thể phải đào tạo lại một số giảng viên và
phải bổ xung thêm những nhân viên mới cho việc
này.

Cần ít phương tiện hơn. Các máy
chủ và phần mềm cần thiết cho việc học
trên mạng có chi phí rẻ hơn rất nhiều so
với chi phí của phòng học, bảng, bàn
ghế, và các cơ sở vật chất khác phục vụ
phòng học truyền thống.
Lợi ích của việc học trên mạng vẫn chưa
được khẳng định. Các học viên đã hiểu được giá
trị của việc học 1 tuần trên lớp có thể vẫn ngần ngại
khi bỏ ra một chi phí tương đương cho một khoá
học trên mạng thậm chí còn hiệu quả hơn. Phải
chứng tỏ được rằng đầu tư vào việc học qua mạng
sẽ mang lại kết quả lớn.

Đòi hỏi phải thiết kế lại. Việc các học viên
không có các kết nối mạng tốc độ cao đòi hỏi phía
cơ sở đào tạo phải xây dựng các khoá học để khắc
phục những hạn chế đó.
Giảng viên và học viên không
phải đi lại nhiều. Giảng viên không
phải đi tới chỗ ở của học viên hoặc các
trung tâm đào tạo ở xa để giảng dạy.
Tổng hợp được kiến thức. Việc
học trên mạng có thể giúp học viên nắm
bắt được nhiều kiến thức hơn, dễ dàng
sàng lọc, và tái sử dụng chúng.


127
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
&
Quan điểm của người học (học viên)
Cá nhân hoặc tổ chức tham gia các khoá học E-learning trên mạng chắc chắn sẽ thấy việc
học này xứng đáng với thời gian và số tiền họ bỏ ra. Bảng dưới đây sẽ so sánh thuận lợi và khó
khăn đối với học viên khi họ chuyển đổi việc học tập theo phương pháp truyền thống sang học tập
bằng E-learning.
Ưu điểm Nhược điểm
Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ
nơi đâu. Dù đang ở đâu và vào lúc nào, nếu
cần, học viên có thể tham gia ngay vào khoá
học mà không phải chờ tới khi lớp học khai
giảng.
Kỹ thuật phức tạp. Rất nhiều học viên
mới tham gia khoá học trên mạng cảm thấy bối

rối và nản lòng. Trước khi có thể bắt đầu khoá
học, họ phải thông thạo các kỹ năng mới.
Không phải đi lại nhiều và không
phải nghỉ việc. Học viên có thể tiết kiệm chi
phí đi lại tới nơi học. Đồng thời, họ có thể dễ
dàng điều chỉnh thời gian học phù hợp với
thời gian làm việc của mình.
Chi phí kỹ thuật cao: Để tham gia học
trên mạng, học viên phải cài đặt các phần mềm
công cụ trên máy tính của mình, tải và cài đặt
các chức năng cắm và chạy (plug and play), và
kết nối vào mạng.
Có thể tự quyết định việc học của
mình. Học viên chỉ học những gì mà họ cần.
Họ có thể bỏ qua, học lướt và học lại những
gì cần thiết với các cấp độ và tốc độ thích
hợp với họ. Việc học tuỳ theo yêu cầu của
học viên đem lại hiệu quả rất cao.
Việc học có thể buồn tẻ. Một số học
viên sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè và sự
tiếp xúc trên lớp.
Khả năng truy cập được nâng cao:
Việc tiếp cận những khoá học trên mạng
được thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với
những người không có khả năng nghe, nhìn;
những người học ngoại ngữ hai; và những
người không có khả năng học như người bị
mắc chứng khó đọc.
Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn: Việc
học qua mạng yêu cầu bản thân học viên phải

có trách nhiệm hơn đối với việc học của chính
họ. Một số người sẽ cảm thấy khó khăn trong
việc tạo ra cho mình một lịch học cố định.
Việc kiểm tra tính xác thực: Các nhà
thiết kế có thể tạo ra những bài mô phỏng có
tính xác thực cao. Rất nhiều học viên trực
tuyến ưa thích việc tự ôn tập và kiểm tra
trình độ “mà không có ai giám sát và cho
điểm”.


128

×