Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA NEISSERIA GONORRHOEAE pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.7 KB, 20 trang )

ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA NEISSERIA GONORRHOEAE

TÓM TẮT
Mở đầu: N. gonorrhoeae liên tục gia tăng sự đề kháng kháng sinh đang trở
thành một vấn đề đáng chú ý trong việc lựa chọn kháng sinh điều trị.
Mục tiêu: (1) Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh lậu và
(2) Đánh giá tình hình đề kháng của N. gonorrhoeae với một số kháng sinh
thông dụng.
Phương pháp: tiến hành phân lập-định danh 100 chủng N. gonorrhoeae.
Kháng sinh đồ đĩa giấy khuếch tán trong thạch theo tiêu chuẩn NCCLS và
CDC. Dữ liệu được lấy từ tháng 4 – 8/ 2006 và được xử lý bằng phần mềm
SPSS.
Kết quả: Bệnh gặp chủ yếu ở nam (94%), 21 – 35 tuổi (74%), công nhân và
thợ (44%), trình độ học vấn cấp II và cấp III (64%). Triệu chứng ở nam là
tiểu đau (97,9%) và tiểu mủ (88,3%), ở nữ là huyết trắng (100%), 92,65%
bệnh nhân có bạn tình không được điều trị. N. gonorrhoeae đề kháng cao
nhất tetracycline (99%), kế đến là ciprofloxacin (86%) và penicillin (77%).
Đối với azithromycin và cefixim thì tỉ lệ đề kháng rất thấp (1% và 3%).
Chưa phát hiện chủng N. gonorrhoeae nào đề kháng với spectinomycin và
ceftriaxone.
Kết luận: chỉ dùng các thuốc sau để điều trị bệnh lậu: spectinomycin,
ceftriaxone, azithromycin và cefixim. Cần giám sát tình hình kháng thuốc liên
tục, trên phạm vi toàn quốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
ABSTRACT
Background: N. gonorrhoeae which increased continuously antibiotic
resistances have been a problem in choosing antibiotics for treatment.
Objectives: (1) describe factors of epidemiology and clinic which caused by
N. gonorrhoeae (2) evaluate the resistance level of N. gonorrhoeae to some
antibiotics
Method: 100 N. gonorrhoeae strains were isolated and identified. The
susceptibility testing was performed following the standard from NCCLS.


Data were received from April to August 2006 and analyzed by SPSS
software.
Results: Most of patients were men (94%), 21 – 35 years old (74%),
workers (44%), low educated status (64%). Symptoms in males were dysuria
(97.9%) and urethral discharge with purulent (88.3%). Symptom in females
was cervico-vaginal discharge (100%). 92.65% partners of patients weren’t
been treated. 99% of isolateds tested were resistant to tetracycline, 86% of
isolateds were resistant to ciprofloxacin and 77% of isolateds were resistant
to penicillin. Only 3% of isolateds were resistant to cefixim and 1% of
isolateds were resistant to azithromycin. No strains were resistant to
spectinomycin and ceftriaxone.
Conclusion: Spectinomycin, ceftriaxone, azithromycin and cefixim should
be used as the drug of choice in treating gonorrhoea. It is necessary to
perform the surveillance of antimicrobial resistance continuously for
effective treatment of gonorrhoea.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường
gặp, do song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh tuy
không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp
thời, đúng phác đồ sẽ để lại nhiều biến chứng và di chứng như: vô sinh, thai
ngoài tử cung, viêm vòi trứng, hẹp niệu đạo và mù lòa ở trẻ sơ sinh. Vì vậy
việc phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả bệnh lậu là rất quan trọng. Việc
chọn lựa kháng sinh đúng và thích hợp không những có tác dụng tiêu diệt tác
nhân gây bệnh mà còn hạn chế sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.
Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng, việc sử dụng rộng rãi và / hoặc lạm dụng
kháng sinh trong điều trị bệnh lậu đã làm các chủng N. gonorrhoeae liên tục
gia tăng sự đề kháng kháng sinh. Theo Tổ chức y tế thế giới vùng Tây Thái
Bình Dương, hiệu quả điều trị bệnh lậu đã bị hạn chế rất nhiều bởi sự xuất
hiện và lan rộng của các chủng N. gonorrhoeae kháng thuốc
(Error! Reference

source not found.)
.
Tại Việt Nam, việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi trong cộng đồng đã
làm tỉ lệ N. gonorrhoeae đề kháng kháng sinh ngày càng cao. Vì vậy, việc
tiếp tục theo dõi tình hình kháng thuốc của N. gonorrhoeae đối với các
kháng sinh đang được sử dụng là hết sức cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của mẫu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình đề kháng của N. gonorrhoeae với một số kháng sinh
thông dụng
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da Liễu từ tháng 10/ 2005 đến tháng
08/ 2006, không phân biệt tuổi, giới, có triệu chứng tiết dịch niệu đạo, âm
đạo, cổ tử cung, kết mạc mắt, được bác sĩ lâm sàng chẩn đoán nhiễm
Neisseria gonorrhoeae.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Trong trường hợp có thể, yêu cầu bạn tình của bệnh nhân đến khám bệnh
và nếu hội đủ tiêu chuẩn cũng được đưa vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Sau khi phân lập, xác định không phải Neisseria gonorrhoeae.
Phương pháp tiến hành
- Bệnh phẩm được lấy tại phòng xét nghiệm, nhuộm gram và cấy vào môi
trường MTM (Modified-Thayer-Martin) của Becton-Dickinson. Khuẩn lạc
nghi ngờ được định danh theo tiêu chuẩn sau: nhuộm Gram thấy song cầu
Gram âm hình hạt cà phê nội bào, oxidase +, superoxol + và chỉ lên men
đường glucose.
- Tính nhạy cảm kháng sinh được xác định bằng phương pháp khuếch tán
trên thạch của Kirby – Bauer theo tiêu chuẩn hướng dẫn bởi NCCLS của Mỹ

và CDC. Chúng tôi sử dụng các loại đĩa kháng sinh của Bio-rad.
- Kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5.
KẾT QUẢ
Có tất cả 100 trường hợp nhiễm N. gonorrhoeae ở người lớn đến khám tại
Bệnh viện Da Liễu từ tháng 4/2006 đến tháng 8/2006. Mẫu nghiên cứu có
đặc điểm như sau:
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm n (%)
Nam
94 (94)
Giới
N
ữ 6 (6)
Đặc điểm n (%)
18 – 20 2 (2)
21 – 35 74 (74)
21 – 35 24 (24)
Tuổi
> 35 8 (8)
Cấp I 22 (22)
Cấp II 42 (42)
Cấp III 28 (28)
Trình đ

học vấn
Cao đ
ẳng, đại
học
44 (44)
Công nhân, thợ


23 (23)
Viên chức 13 (13)
Lao đ
ộng phổ
thông
12 (12)
Ngh

nghiệp
Buôn bán 5 (5)
Đặc điểm n (%)
Không ngh

nghiệp
3 (3)
H
ọc sinh sinh
viên
45 (45)
Có gia đình 55 (55)
Tình trạng
hôn nhân
Chưa có gia
đình

Đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng n (%)
< 3 ngày 14 (14)

3 – 7 ngày 60 (60)
Th
ời gian ủ
bệnh
> 7 ngày 26 (26)
Tiểu đau 92 (97,4)
Triệu
chứn
Nam

Tiểu mủ 83 (88,3)
Tiểu máu 33 (35,1)
Gi
ọt đục buổi
sáng
1 (1,1)
Không đi
ển
hình
2 (2,1)
g
N
ữ Huyết trắng 6 (100)
Có 5 (7,35)
Điều trị
cho bạn tình
Không 63 (92,65)
Tình hình đề kháng kháng sinh
Kết quả kháng sinh đồ của các kháng sinh nhóm chính:
Bảng 3: Kết quả kháng sinh đồ của các kháng sinh nhóm chính

S I R Tên
KS
n
n % n % n %
TET
100

0 0 1 1 99
99
CIP 100

0 0 14 14 86
86
PEN
100

0 0 23 23 77
77
SPT
100

100 100

0 0 0
0
CRO

100

100 100


0 0 0
0
Có 99% chủng kháng tetracycline, 86% kháng ciprofloxacin, 77% kháng
penicillin và không có chủng nào kháng ceftriaxone và spectinoycin.
Kết quả kháng sinh đồ của các kháng sinh nhóm bổ sung
Bảng 4: Kết quả kháng sinh đồ của các kháng sinh nhóm bổ sung
S I R Tên
KS
n
n % n % n %
NA
100 1 1 0 0 99
99
BA
100 7 7 11 11 82
82
DOX
100 48 48 28 28 24
24
CFM
100 95 95 2 2 3
3
AZM
100 98 98 1 1 1
1
ERY
100 66 66 33 33 1
1
CHL

100 99 99 1 1 0
0
Có 99% chủng kháng acid nalidixic, 82% kháng bactrim, 24% kháng
doxycycline, 3% kháng cefixim, 1% kháng erythromycin và azithromycin,
không có chủng nào kháng chloramphenicol.
Kết quả kháng đa kháng sinh
Bảng 5: Kết quả kháng đa kháng sinh
Kiểu đề kháng n %
Kháng 2 loại kháng sinh 25 25
PEN TET 8 8
TET CIP 17 17
Kháng 3 loại kháng sinh

PEN TET CIP
69 69
25% chủng kháng hai loại kháng sinh, 69% chủng kháng đồng thời 3 loại
kháng sinh, chưa có chủng nào kháng 4 hoặc 5 kháng sinh.
BÀN LUẬN
Về đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm bệnh lậu hiện nay mặc dù không có khác biệt nhiều so với các tác giả
khác: thường gặp ở nam, trong độ tuổi 21-35, có trình độ học vấn thấp, đời sống
kinh tế xã hội thấp
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Tuy nhiên
chúng tôi đã ghi nhận được những thay đổi đáng chú ý: hơn ¼ số người mắc bệnh
có trình độ cao đẳng đại học và gần ½ bệnh nhân đã có gia đình. Điều này có lẽ do
cuộc sống hiện đại và tự do ở TP. HCM đã làm cho những giá trị gia đình bị mai
một nên tầng lớp trí thức có đời sống kinh tế xã hội cao và những người đã lập gia
đình lại chiếm một tỉ lệ khá cao trong nghiên cứu.
Về đặc điểm lâm sàng

Đa số bệnh nhân có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày (60%), phù hợp với ghi
nhận của các tác giả khác. Triệu chứng của nam rất điển hình với tiểu đau,
tiểu mủ, tương tự như các tác giả khác
(Error! Reference source not found.)
. Triệu chứng
của nữ là huyết trắng (100%), rất khác biệt so với ghi nhận của các tác giả
khác cho rằng 97% nữ không có triệu chứng, chỉ 3% có triệu chứng nóng
rát, khó chịu, huyết trắng. Do cấu tạo giải phẫu, nữ có đến 50% nguy cơ bị
nhiễm chỉ sau một lần quan hệ tình dục với nam bị nhiễm, trong khi nguy cơ
này ở nam chỉ là 20%
(Error! Reference source not found.)
. Như vậy, cả 6 bệnh nhân nữ
trong nghiên cứu của chúng tôi thuộc nhóm 3% có triệu chứng, đó là “phần
nổi của tảng băng“, còn lại 97% đã nhiễm N. gonorrhoeae nhưng không có
triệu chứng và không được điều trị. Chính những người này đã góp phần làm
cho bệnh lậu lây lan và không thể diệt tận gốc.
92,65% bệnh nhân có bạn tình không được điều trị. Về nguyên tắc, khi điều
trị cho bệnh nhân nhiễm N. gonorrhoeae, phải luôn luôn điều trị cho bạn
tình. Tuy nhiên, vấn đề tế nhị và nhạy cảm này áp dụng trong thực tế không
phải dễ dàng và nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa chứng minh điều này.
Về tình hình đề kháng kháng sinh
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tình hình đề kháng kháng sinh của
N. gonorrhoeae đối với 12 loại kháng sinh, được chia thành 2 nhóm: Các
kháng sinh thuộc nhóm chính bao gồm: penicillin, ciprofloxacin,
spectinomycin, tetracycline và ceftriaxone. Các kháng sinh thuộc nhóm bổ
sung là các kháng sinh không được Tổ chức y tế thế giới ưu tiên lựa chọn
cho điều trị bệnh lậu như nhóm chính, nhưng chương trình giám sát sự nhạy
cảm của N. gonorrhoeae với kháng sinh vẫn khuyến cáo theo dõi sự nhạy
cảm của N. gonorrhoeae với các kháng sinh này.
Các kháng sinh nhóm chính

Penicillin
Hiện nay penicillin không được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo điều trị
bệnh lậu ở những nước có tỉ lệ kháng penicillin cao. Ở các nước trong khu
vực Châu Á Thái Bình Dương như Philippine và Hàn Quốc, tỉ lệ kháng
penicillin là trên 90%, Trung Quốc 80% và Singapore 60%
(Error! Reference source
not found.)
. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ N. gonorrhoeae kháng
penicillin là 77%, cao hơn nghiên cứu của Lê Hồng Hinh thực hiện tại Hà
Nội năm 2003 là 17,89%
(Error! Reference source not found.)
. Điều này cho thấy tỉ lệ
N. gonorrhoeae kháng penicillin tại TP. HCM là rất đáng lo ngại.
Ciprofloxacin
Quinolone đã được CDC khuyến cáo dùng điều trị bệnh lậu từ năm 1989.
Do được sử dụng rộng rãi, sự kháng thuốc tăng nhanh chóng ở Đông Nam Á
và gần đây những chủng kháng ciprofloxacin đã lan rộng. Ơ Hồng Kông, N.
gonorrhoeae kháng quinolone (QRNG) tăng từ 60% năm 1998 lên 80% năm
2000
(16)
. Báo cáo tại Sydney, Australia, cho thấy chỉ 3% QRNG từ 1991 –
1994 và chỉ trong 6 tháng đầu năm 1995, tỉ lệ QRNG đã lên đến 8%
(Error!
Reference source not found.)
. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ N. gonorrhoeae
kháng ciprofloxacin là 86%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Lê Hồng
Hinh thực hiện tại Hà Nội năm 2003 với 50% vi khuẩn lậu kháng
ciprofloxacin
(Error! Reference source not found.)
. Sự khác nhau này cho thấy mức độ

kháng ciprofloxacin ngày càng tăng. Có thể việc sử dụng thường xuyên
Fluoroquinolone để điều trị bệnh lậu đã đưa đến hậu quả là mức độ kháng
thuốc tăng rất nhanh, bởi vì phác đồ này điều trị hiệu quả viêm niệu đạo cấp
không chỉ do N. gonorrhoeae mà còn do Chlamydia trachomatis gây ra.
Spectinomycin
Spectinomycin đã từng là sự lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh lậu ở Hàn Quốc
và Philippine từ năm 1981
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
cũng
như trên toàn thế giới do sự xuất hiện của PPNG
(Error! Reference source not found.)
. Gần đây
nhiều tài liệu đã báo động về tính đề kháng của các chủng N. gonorrhoeae với
spectinomycin, tuy nhiên tất cả vẫn còn ở mức độ thấp
(Error! Reference source not found.)
.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, 100% các chủng N. gonorrhoeae nằm trong vùng
nhạy cảm với spectinomycin. Kết quả này tương tự với kết quả của Lê Hồng Hinh
và cộng sự thực hiện tại Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2003
(Error! Reference source not
found.)
. Nghiên cứu tại Philippin cho thấy có 91,5% chủng N. gonorrhoeae nhạy
spectinomycin, 0,9% trung gian và 7,7% kháng
(Error! Reference source not found.)
. Như vậy,
đối với spectinomycin, các chủng N. gonorrhoeae tại TP. HCM còn rất nhạy cảm.
Tetracycline
Hiện nay, tetracycline không phải là thuốc được chọn để điều trị bệnh lậu
nhưng lại là thuốc được khuyến cáo để điều trị Chlamydia trachomatis
(Error!

Reference source not found.)
. Tuy nhiên, trên thực tế để phân biệt nhiễm N.
gonorrhoeae và Chlamydia không phải dễ dàng nên đa số bệnh nhân đều
được dùng thuốc này, kể cả những bệnh nhân không triệu chứng
(Error! Reference
source not found.)
. Cũng như penicillin, sự kháng lại tetracycline của các chủng N.
gonorrhoeae phân lập được vẫn ở mức độ cao. Một số nước trong khu vực
Châu Á Thái Bình Dương tỉ lệ kháng tetracycline dao động từ 25 –
70%
(Error! Reference source not found.)
. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ N.
gonorrhoeae kháng tetracycline năm 2006 là 99%, tương tự nghiên cứu của
Hoàng Văn Minh năm 2003 là 100%
(Error! Reference source not found.)
.
Ceftriaxone
Nhóm cephalosporin thế hệ III, nhất là ceftriaxone được sử dụng để điều trị
các bệnh lây truyền qua đường tình dục. May mắn là cho đến nay các nước
trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương chưa phát hiện được chủng N.
gonorrhoeae nào kháng ceftriaxone
(Error! Reference source not found.)
. Nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy 100% chủng N. gonorrhoeae nhạy ceftriaxone, tương
tự nghiên cứu ở Philippin
(Error! Reference source not found.)
. Vì vậy, chúng tôi kiến
nghị nên dùng ceftriaxone là thuốc lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh lậu.
Các kháng sinh thuộc nhóm bổ sung
Đối với các kháng sinh thuộc nhóm bổ sung, nalidixic acid và bactrim gần

như bị kháng hoàn toàn. Tỉ lệ kháng doxycycline cũng rất cao (24%). Trong
nhóm này chỉ còn cefixim, erythromycin, azithromycin và chloramphenicol
là có tỉ lệ kháng thấp.
Cefixim
Là kháng sinh thuộc họ cephalosporin thế hệ III, hấp thu tốt qua đường tiêu
hóa và không bị tác động của men beta-lactamase. Nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy chỉ 3% N. gonorrhoeae kháng với cefixim, thấp hơn nghiên cứu
của Hoàng Văn Minh với 8,6% kháng
(Error! Reference source not found.)
. Kết quả
này, nếu phù hợp với in vivo, thì đây là thuốc uống duy nhất trong số các
thuốc được nghiên cứu còn hiệu quả với N. gonorrhoeae.
Chloramphenicol
Nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ kháng chloramphenicol đã gia tăng:
năm 2001 là 16,67%, năm 2002: 24,42%, năm 2003: 53,16% (Error!
Reference source not found.). Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy chỉ có 1% chủng kháng chloramphenicol, tương tự kết quả nghiên cứu
của Hoàng Văn Minh với 100% chủng N. gonorrhoeae nhạy cảm
chloramphenicol
(Error! Reference source not found.)
. Nghiên cứu tại Philippin cũng
cho kết quả tương tự
(1)
. Như vậy, N. gonorrhoeae vẫn còn rất nhạy cảm với
chloramphenicol. Tuy nhiên do chloramphenicol có nhiều độc tính nên
người ta khuyên không nên sử dụng để điều trị bệnh lậu.
Erythromycin
Erythromycin được sử dụng rộng rãi để điều trị loét sinh dục, tiết dịch âm
đạo ở phụ nữ có thai và điều trị nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em. Tuy nhiên, cho
đến nay, erythromycin vẫn chưa được khuyến cáo dùng đơn độc một liều

duy nhất để điều trị bệnh lậu. Báo cáo cho thấy tỉ lệ điều trị thành công ở
mức chấp nhận được (> 95%) là do phối hợp erythromycin (1g) với 900mg
Rifampin
(Error! Reference source not found.)
. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ N.
gonorrhoeae kháng erythromycin tuy còn thấp (1%) nhưng đã có 33%
chủng trung gian, chỉ 66% nhạy cảm, tương tự nghiên cứu tại Philippin
(Error!
Reference source not found.)
. Theo hướng dẫn của NCCLS trong việc chọn lựa kháng
sinh, đối với những kháng sinh có kết quả trung gian, có thể chọn kháng sinh
này nhưng nên xem xét những kháng sinh khác để có kết quả tốt nhất
(Error! Reference source not found.). Đối với bệnh lậu, yêu cầu của một
phác đồ điều trị là phải chữa khỏi ít nhất 95% trường hợp nhiễm khuẩn
(Error!
Reference source not found.)
. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị không nên dùng
erythromycin để điều trị bệnh lậu ở Việt Nam.
Azithromycin
Azithromycin có cấu trúc tương tự erythromycin, vì vậy, đột biến đưa đến
kháng erythromycin có thể đưa đến kháng azithromycin
(Error! Reference source not
found.)
. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã báo động về sự thất bại khi điều trị
viêm niệu đạo không biến chứng bằng azithromycin
(Error! Reference source not
found.)
. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ 1% N. gonorrhoeae
kháng azithromycin. Tương tự, nghiên cứu Hoa Kỳ cũng cho thấy
azithromycin là thuốc nhạy nhất trong họ macrolide – azilide

(Error! Reference
source not found.)
. Như vậy, có thể sử dụng azithromycin để điều trị bệnh lậu tại
Việt Nam.
Tỉ lệ các chủng vi khuẩn lậu đa kháng thuốc
Ở Việt Nam, tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm
trùng nói chung và N. gonorrhoeae nói riêng không được kiểm soát nên vấn
đề gia tăng các chủng đa kháng thuốc là điều tất yếu. Tuy nhiên, tình hình đa
kháng thuốc của các chủng N. gonorrhoeae ở Việt Nam ít được đề cập đến.
Nghiên cứu của Lê Hồng Hinh theo dõi từ năm 2001 đến năm 2003 cho thấy
tỉ lệ đa kháng thuốc của N. gonorrhoeae qua từng năm có khác nhau chút ít,
song nhìn chung là cao và ngày một gia tăng
(6)
.
Nghiên cứu thực hiện tại Nhật Bản cho thấy cho đến năm 1997, tại Nhật
không có chủng N. gonorrhoeae nào kháng hai trong số các kháng sinh
penicillin, ciprofloxacin và tetracycline. Tuy nhiên đến năm 1999, mới bắt
đầu phát hiện được những chủng đa kháng penicillin, ciprofloxacin và
tetracycline
(Error! Reference source not found.)
. Rõ ràng tình trạng đa kháng thuốc ở
Việt Nam cao hơn các nước rất nhiều và chưa được quan tâm đúng mức.
Cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, N. gonorrhoeae chủ yếu là kháng đồng thời ba loại kháng sinh
penicillin, tetracycline và ciprofloxacin.
KẾT LUẬN
Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới (94%), lứa tuổi 21 – 35 chiếm tỉ lệ cao nhất
(74%), nghề nghiệp chủ yếu là công nhân và thợ (44%). Hai triệu chứng nổi
bật thường gặp ở nam là tiểu đau (97,9%), tiểu mủ (88,3%); triệu chứng
thường gặp ở nữ là huyết trắng (100%).

Trong các loại kháng sinh thông dụng điều trị bệnh lậu ở TP. HCM, N.
gonorrhoeae đề kháng cao nhất thuộc về tetracycline (99%), kế đến là
ciprofloxacin (86%) và penicillin (77%). Đối với azithromycin và cefixim
thì tỉ lệ đề kháng rất thấp (1% và 3%). Đặc biệt, trong nghiên cứu này chúng
tôi chưa phát hiện chủng N. gonorrhoeae nào đề kháng với spectinomycin
và ceftriaxone. Tỉ lệ các chủng N. gonorrhoeae kháng đồng thời 2 loại
kháng sinh (25%) và 3 loại kháng sinh (69%) tương đối cao.
Cần giám sát tình hình kháng thuốc liên tục, trên phạm vi toàn quốc và phối
hợp lâm sàng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

×