Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

HỞ VAN HAI LÁ VÀ PHẪU THUẬT BẮC CẦU CHỦ-VÀNH pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.33 KB, 18 trang )

HỞ VAN HAI LÁ VÀ PHẪU THUẬT BẮC CẦU CHỦ-VÀNH

TÓM TẮT
Hở van hai lá đi kèm với bệnh hẹp mạch vành là một dạng bệnh tim phức tạp
và thường có tiên lượng xấu khi phải điều trị phẫu thuật.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu trên 518 trường hợp mổ bắc
cầu chủ-vành từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 12 năm 2006 tại Viện Tim thành
phố HCM. Trong đó có 83 BN vừa can thiệp trên van hai lá vừa bắc cầu chủ-
vành.
Kết quả: BN là nam giới chiếm 59% (49), tuổi trung bình là 60,53 ± 9,34 năm.
Tiền sử có nhồi máu cơ tim 36,1%; cao huyết áp mạn 73,5%; tiểu đường 27,7%;
hút thuốc lá 21,7%. Nguyên nhân gây hở van hai lá bao gồm: hở van do bệnh cơ
tim thiếu máu cục bộ: 52 ; do thoái hóa van: 14 ; do hậu thấp 14 và do viêm nội
tâm mạc 3. Tổn thương mạch vành dạng một thân :22,9% ; hai thân :18,1% và
ba thân chính : 59%.Tổn thương thân chung có 16 trường hợp.Mổ cấp cứu và
bán khẩn chiếm 22,9% (19).Số cầu nối TB cho mỗi BN là 2,7. Tạo hình van hai
lá chiếm 80,7%; thay van hai lá 19,3%.Với BN tạo hình van hai lá, đặt vòng CE
đơn thuần chiếm 54%, vòng van số 26 chiếm tỉ lệ cao nhất 82%. Tử vong phẫu
thuật toàn bộ : 7 (8,4%) 4 do suy tim không hồi phục sau mổ,1 do NMCT hậu
phẫu,1 nhiễm trùng huyết và 1 do suy đa cơ quan.Thời gian thở máy TB :36,46 ±
67,64 giờ và thời gian nằm hồi sức TB :4,37 ± 7,034 ngày. Thời gian nằm viện
TB là 17,55 ± 9 ngày. Thời gian theo dõi trung bình : 24,3 ± 17,6tháng (6,6%mất
theo dõi). Đại đa số BN cải thiện lâm sàng sau mổ với NYHA I. Hở van hai lá
tồn lưu sau mổ 3 trường hợp trong đó 2 trường hợp phải mổ lại để thay van. Một
trường hợp bị tử vong muộn.
Kết luận: bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là nguyên nhân chủ yếu gây hở van
hai lá đi kèm với bệnh hẹp mạch vành. Phẫu thuật tạo hình van hai lá và bắc
cầu chủ-vành cho kết quả tốt mặc dù quá trình phẫu thuật và điều trị hậu phẫu
rất phức tạp.
ABSTRACT
Background: Surgical treatment for ischemic mitral regurgitation associated


with CABG always complex and have poor prognosis.
Patients and Methods: from Jan 2002 to Dec 2006 we retrospective study in
83 cases underwent mitral valve surgery associated with CABG at the Heart
Institute HCMC .
Results: Male was dominated with 59% (49), the mean age was 60.53 ± 9.34
years. Patients ‘s history were as follow: myocardial infarction 36.1%; chronic
hypertension 73.5%; diabete 27.7%; tabagism 21.7%. The cause of MR were:
ischemic MR: 52 ; degenerative MR: 14 ; rhumatismal MR: 14 and
endocarditis MR: 3, respectively. Coronary system disease were : one vessel :
22.9% ; two vessel :18 .1% and three vessel : 59%.Left main trunk stenosis : 16
cases.The rate of emergency operation was 22.9% (19 cases).The mean number
of graft per patient was 2.7 (range 1 to 4 bypass). There had 80.7% underwent
mitral valve plasty and 19.3% underwent valvular replacement.In group of
mitral plasty, 54% had a ring annuloplasty with CE ring only and the most size
of CE ring used was 26 (82%). 30 day mortality was 7 (8.4%): 4 cause by
irreversible cardiac failure, 1 myocardial infarction post-op, 1 septicemia and 1
had suffered MOF. Mean time of mechanical ventilation was :36.46 ± 67.64 hs
and mean time of stay in ICU was :4.37 ± 7.034 days. Duration of stay in
hospital was long : 17.55 ± 9 days.Follow-up complete in 93.4% and mean
time of follow- up was 24.3 ± 17.6 months (range 2 to 64 months). There has 3
cases residual mitral regurgitation post-op, two cases associated with moderate
hemolysis required redo for mitral valve replacement. Late death was only one
case.
Conclusion: Ischemic mitral regurgitation is the most common cause of mitral
regurgitation associated with coronary stenosis. Mitral valve plasty associated
with CABG have a good results althrough there have many complications and
have a high morbidity post-operation.
Hở van hai lá đi kèm với bệnh hẹp mạch vành thường gặp không nhiều trên
lâm sàng tuy nhiên phẫu trị cho nhóm đối tượng này không thực sự đơn giản
vì vừa phải tạo hình hay thay van vừa phải bắc cầu nối chủ-vành nên thời

gian mổ rất dài. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhóm bệnh hở van hai lá kết
hợp bắc cầu chủ-vành được mổ tại Viện Tim thành phố Hồ chí Minh trong 5
năm từ tháng 1/2002 đến hết tháng 12/2007. Như vậy dân số của nhóm
nghiên cứu là tất cả các BN vừa được bắc cầu chủ-vành vừa được can thiệp
trên van hai lá. Tổng cộng có 83 BN trên tổng số 518 BN bắc cầu chủ-vành
trong thời gian 5 năm. Các số liệu thống kê được thu thập trong 3 tháng và
được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.0. BN nào sau mổ 6 tháng mà không
thấy tái khám sẽ được gởi thư hoặc điện thoại trực tiếp. Nếu không có phản
hồi coi như mất theo dõi.
Nhóm bệnh này thường có suy tim nặng hoặc đau ngực không ổn định trước
mổ nên vấn đề chọn lựa thời điểm mổ rất quan trọng. Trong nghiên cứu này
tỉ lệ NYHA III và IV trước mổ là 36,1%, tỉ lệ BN có đau ngực không ổn
định là 28,9% và tỉ lệ phải mổ khẩn và bán khẩn là 22,9%. Có 5 trường hợp
hở van hai lá cấp, 2 do đứt trụ cơ và 3 do đứt dây chằng phải mổ cấp cứu
trong tình trạng phù phổi cấp.
Tuổi trung bình lúc được mổ là 60,53 ± 9,34 năm (nhỏ nhất là 31 và lớn nhất
là 78). Nam giới chiếm 59% (49). Số BN còn nhịp xoang trước mổ là 64
(77,1%). Chỉ số tim-lồng ngực TB : 0,53 ± 0,023. Các yếu tố nguy cơ của
bệnh hẹp mạch vành được nêu trong bảng 1.
Bảng 1: các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
Yếu tố nguy cơ N (%)
Huyết áp cao
Tiểu đường
R
ối loạn chuyển hóa
lipid
Nghi
ện thuốc lá
B
ệnh phổi tắc nghẽn

mãn
Suy thận mạn
B
ệnh mạch máu ngoại
biên
61 (73,5%)
23 (27,7%)
30 (36,1%)
18 (21,7%)
05 (6%)
03 (3,5%)
02(2,4%)
Về tổn thương mạch vành trước mổ
Hẹp thân chung 19,3% (16), hẹp một thân 22,9% (19)hẹp hai thân 18,1%
(15) và hẹp ba thân chính 59% (49). Nhồi máu cơ tim mới < 7 ngày có 3
trường hợp; nhồi máu cơ tim cũ có 28 trường hợp (33,7%).
Về nguyên nhân gây hở van hai lá
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ chiếm hàng đầu với 52 trường hợp (62,6%),
bệnh van do thoái hóa 14 trường hợp (16,8%), bệnh van do hậu thấp 14
trường hợp (16,8%) và hở van do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng 3 trường
hợp.
Hẹp van hai lá kèm theo chỉ gặp trong nhóm bệnh van tim hậu thấp. Ngoài
ra có 9 trường hợp phải thay van ĐMC và 5 trường hợp phải tạo hình van ba
lá đi kèm. Mức độ hở van trước mổ và phân loại hở van trong mổ được tóm
tắt trong bảng 2.
Nguyên nhân gây hở van được xác định dựa vào tiền sử bệnh, tổn thương
đặc thù quan sát được trong mổ và dạng hở van theo siêu âm tim trước mổ.
Hở van hai lá do thiếu máu thường được nhận dạng trên siêu âm tim với
type III đơn thuần hoặc có kèm type II. Tương tự trong mổ đa phần chỉ thấy
type IIIb (hai lá van có cấu trúc bình thường, không có sa van, dây chằng

còn bình thường, dãn nhẹ vòng van, hạn chế sự đóng của lá van sau do lá
van bị kéo sụp xuống dưới). Đối với dạng này chỉ cần đặt vòng van nhân tạo
là đủ. Sa van có thể do đứt hoặc dài dây chằng, dạng hở cấp tính do đứt trụ
cơ (chỉ 2 trường hợp do đứt hoàn toàn trụ cơ nhú trong nhóm nghiên cứu).
Tổn thương van do thoái hóa chủ yếu là đứt dây chằng lá sau (13) hoặc lá
trước (5) hoặc cả hai (2). Tổn thương van do hậu thấp chủ yếu là type III, lá
van dày, co rút có kèm vôi hóa nhẹ. 6 trường hợp có kèm theo hẹp van hai
lá. 3 trường hợp hở van do VNTM đều bị đứt nhiều dây chằng lá trước lẫn lá
sau và có sùi trên van.
Bảng 2: độ hở van trước mổ và phân loại hở van trong mổ.
Đ
ộ hở van
trước mổ(SA)

Số trư
ờng
hợp
Ghi chú
≤ 2/4 6
2,5 – 3/4 46
4/4 31
H
ở nhẹ đi
kèm h
ẹp van
2 lá
Phân lo
ại hở
van trong mổ
Số trườ

ng
hợp
Ghi chú
Type I 74
Type II A 14
II P 21
Type III A 14
III B 52
9 trư
ờng hợp
chỉ hẹp 2 lá
2 đứt trụ c
ơ
và 23 đ
ứt dây
chằng; 3 d
ài
dây chằng.
Số cầu nối TB cho một trường hợp là 2,71 ± 1,08 (ít nhất 1 cầu nối và nhiều nhất
4) trong đó ĐM ngực trong trái được sử dụng trong 87% trường hợp; TM hiển
trong phải 80,7% và ĐM quay trái 53% số trường hợp. Đầu xa sau tim được nối
trước, tiếp đó là can thiệp trên van tim và cuối cùng là nối đầu xa trên ĐMV phải
hoặc ĐM liên thất trước. Đầu gần được nối khi tim đã đập lại với kẹp một phần
ĐMC lên.Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể TB 186,24 ± 70,7 phút; với thời gian
kẹp ngang ĐMC TB là 117,8 ± 28,7 phút.
Can thiệp trên van hai lá bao gồm tạo hình van hay thay van hai lá bằng van
nhân tạo cơ học tùy theo thương tổn và nguyên nhân gây bệnh. Khả năng tạo
hình van rất cao với kỹ thuật Carpentier trong nhóm nguyên nhân hở van do
thiếu máu và do thoái hóa. Ngược lại, thay van chiếm đại đa số trong hở van
do thấp tim hoặc VNTM (bảng 3). Ngoài ra có 9 trường hợp phải thay van

động mạch chủ đi kèm (7 trường hợp do bệnh lý van tim hậu thấp).
Bảng 3 : Phân loại can thiệp và tử vong theo nhóm
Nhóm /
Số TH
Tạo
hình
Thay
van
Tử
vong
PT
Ghi chú
Thiếu 51 1 6
2 TH thay
van ĐMC
máu 52 đi kèm
Thoái
hóa 14
13 1 0
Th
ấp tim
14
03 11 1
7 TH thay
van ĐMC
đi kèm
VNTM
03
0 3 0
Các kỹ thuật ứng dụng để tạo hình van được liệt kê trong bảng 4. Trong nhóm hở

van do thiếu máu có 40 trường hợp type IIIb đơn thuần nên chỉ cần đặt vòng van
CE cổ điển là đủ. 10 trường hợp có thêm dài dây chằng
(3)
hoặc đứt dây chằng
(7)

cần chuyển vị dây chằng hoặc cắt một phần van. Có 2 trường hợp đứt hoàn toàn
chỏm cơ nhú sau-giữa gây hở van tối cấp, một nối lại trụ cơ (đứt < 24h) và một
phải thay van(đứt > 24h).
Bảng 4: tổn thương và kỹ thuật tạo hình được áp dụng
Type/KT

Type I,
IIIb
Type II
Nhóm
Dãn
VV

Đặt
vòng
Dài,đ
ứt
DC
Cắt
1
phần

Chuy
ển

DC
N
ối
tr



Thiếu
máu
52 51 10 6 3 1
Thoái
hóa
14 13 14 14 4
Thấp tim

14 03 1 1
VNTM 03 0 3
Biến chứng sau mổ
Chỉ có 25 BN (30%) hoàn toàn không gặp một biến chứng sau mổ nào. Còn
lại, có 60 BN suy tim sau mổ nhiều mức độ phải cần đến thuốc vận mạch
(28% cần 1 loại thuốc, 49% cần 2 loại thuốc và 23% còn lại cần 3 loại thuốc
tăng co bóp cơ tim và thuốc co mạch); 3 BN cần đặt bóng dội ngược nội
ĐMC từ 2 đến 4 ngày sau mổ ; 9 BN khác suy thận sau mổ cần làm thẩm
phân phúc mạc. Nhồi máu cơ tim hậu phẫu: 2 BN (1 chết), suy đa phủ tạng 1
BN (chết). Các biến chứng thần kinh bao gồm: 2 BN bị nhũn não sau mổ, 1
xuất huyết não (chết) và 3 BN khác bị lú lẫn hoặc sảng hồi phục hoàn toàn
khi ra viện. 7 BN khác phải mổ lại nguyên nhân bao gồm : 3 do chảy máu
phẫu thuật ; 2 do viêm xương ức; 1 do bóc tách ĐMC lên (chết) và 1 do tán
huyết sau mổ. Các biến chứng này làm kéo dài thời gian nằm hồi sức tích
cực và thời gian nằm viện đáng kể: thời gian thở máy TB: 36,46 ± 67,64 giờ

và thời gian nằm hồi sức TB: 4,37 ± 7,034 ngày. Thời gian nằm viện TB là
17,55 ± 9 ngày.
Về lâu dài, có 2 BN bị block nhĩ thất hoàn toàn phải đặt máy tạo nhịp vĩnh
viễn và 1 BN phải đặt máy khử rung ICD sau đột tử do rung thất được cứu
sống.Có 2BN bị xuất huyết dạ dày phải nhập viện để truyền máu (1 thay van
cơ học và 1 tạo hình van). Hai BN khác có cơn thoáng thiếu máu não thoáng
qua sau mổ 14 tháng đến 22 tháng.
Hở van hai lá tồn lưu sau mổ: 3 trường hợp, một trường hợp có tán huyết cơ
học phải mổ lại để thay van cơ học 2 ngày sau mổ lần đầu. Hai trường hợp
còn lại tiếp tục theo dõi và siêu âm sau mổ 6 tháng độ hở van chỉ còn 2-
2,5/4. Còn lại hở van rất nhẹ < 1-1,5/4.Tỉ lệ thực tế không bị hở van tái phát
sau 5 năm theo dõi là 96,3 ± 1,6%.
Theo dõi sau mổ
Có 5 BN mất theo dõi còn lại 71 BN được tái khám và siêu âm định kỳ mỗi
6 tháng (có 8 BN theo dõi ở BV khác ngoài Viện Tim). Thời gian theo dõi
TB sau mổ là 24,3 ± 17,6 tháng (ngắn nhất 2 tháng và dài nhất 65 tháng). Tỉ
lệ sống còn thực tế sau 5 năm theo dõi là 84,2 ± 2,4%.
BÀN LUẬN
Hở van hai lá đi kèm với bệnh hẹp mạch vành do nhiều nguyên nhân khác
nhau nhưng có thể phân làm 2 nhóm: Nhóm 1 chủ yếu có liên quan đến bệnh
cơ tim thiếu máu cục bộ (một bệnh); nhóm 2: hở van không do nguyên nhân
thiếu máu (hai bệnh kết hợp).
Hở van hai lá cấp tính sau nhồi máu cơ tim thường ít gặp nhưng tiên lượng
rất xấu. Nguyên nhân là do đứt một phần hay toàn bộ một trụ cơ (thường là
trụ cơ sau giữa). Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ bàn sâu đến hở van hai
lá mạn tính đi kèm với bệnh hẹp mạch vành. Với hở van hai lá do các
nguyên nhân khác xin bàn đến ở nghiên cứu khác.
Hở van hai lá từ trung bình đến nặng có thể gặp ngay sau nhồi máu cơ tim
với một tỉ lệ lên đến 39%
1

đặc biệt là nhồi máu vùng sau dưới. Có nhiều cơ
chế cũng như giả thuyết được đưa ra để giải thích tình trạng hở van hai lá
sau nhồi máu hoặc là hậu quả của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ. Hở hai lá
cấp tính sau nhồi máu hiếm gặp và thường là hậu quả của đứt một phần hay
toàn bộ cơ nhú (75% trường hợp là đứt chỏm cơ nhú sau giữa
1,2)
trong
trường hợp này BN tử vong rất nhanh dù có điều trị tích cực. Hở hai lá mạn
tính (được coi là mạn tính nếu BN còn sống sau 1 tháng kể từ khi bắt đầu có
hở van hai lá) gặp nhiều hơn,tỉ lệ thay đổi tùy thuộc từ 3 đến 19% tổng số
BN không bị đứt cơ nhú hoặc ngay cả không có tiền sử nhồi máu cơ tim
5,6
.
Cho đến nay nhiều tác giả đã đưa ra nhiều nguyên nhân gây hở van hai lá do
thiếu máu cơ tim như dãn vòng van kết hợp với hạn chế sự đóng 2 lá van
trong thì tâm thu (hở van kiểu I & IIIb theo A. Carpentier), rối loạn hoạt
động của cơ nhú kết hợp với rối loạn hoạt động của thành thất, sự dãn dài và
di lệch cơ nhú do sẹo xơ sau nhồi máu (type II A, P), hoặc do biến dạng
buồng thất trái (không còn dạng hình chóp nón). Chính vì vậy vẫn còn tranh
cãi là nên tạo hình van hay thay van trong hở van hai lá nặng do thiếu máu.
Kirklin đề nghị làm siêu âm tim qua thực quản ngay sau khi ngừng tuần
hoàn ngoài cơ thể để chắc chắn là hở van tồn lưu không đáng kể đối với các
trường hợp tạo hình van. Khi phải tạo hình van hai lá cũng có rất nhiều
phương pháp được đề nghị và áp dụng cũng như rất nhiều loại vòng van
nhân tạo được sử dụng như Carpentier- Edwards Physio ; Carpentier- Mc
Cathy- Adams; Cosgrove-Edwards; Edwards Geoform; Sovering ….
EA Grossi đề nghị như sau: tạo hình van hai lá đối với các BN bị đứt vài dây
chằng hay một phần trụ cơ hoặc ở BN hở mãn chỉ bị type IIIb đơn thuần và
thay van hai lá đối với BN hở van do đứt hoàn toàn trụ cơ, BN có loạn động
nặng vùng vách thất-trụ cơ.

Một số tác giả khác báo cáo tạo hình trụ cơ cho các trường hợp sa van hai lá
sau nhồi máu do trụ cơ xơ hóa dãn dài (Fasol, Kron) kết hợp với đặt vòng
van.Hoặc kéo trụ cơ sau giữa về đúng vị trí bằng cách dùng 2 sợi chỉ may
vào đầu trụ cơ ngay dưới chỗ bám của dây chằng và treo vào vùng vòng van
mép sau (Kron). Osman Al-Radi so sánh 202 BN chia làm 2 nhóm hoặc sửa
van (65) hoặc thay van (137) và theo dõi trong 9 năm đã kết luận sửa van có
ưu thế ngắn hạn(với tỉ lệ tử vong phẫu thuật thấp hơn rõ rệt ở nhóm tạo hình
van) còn về dài hạn tỉ lệ sống còn hai nhóm là không khác biệt; ngoài ra
nhóm sửa van bị mổ lại nhiều hơn đáng kể (p=0,003).
Trong loạt bệnh của chúng tôi tạo hình van hai lá với vòng van CE cổ điển
được thực hiện cho gần toàn bộ BN hở van hai lá do thiếu máu kể cả một
BN bị đứt hoàn toàn cơ nhú sau nhồi máu cấp < 24 giờ (ngoại trừ 1 BN bị
đứt cơ nhú hoàn toàn > 24 h phải thay van hai lá bằng van nhân tạo cơ
học).Cở vòng van được chọn nhiều nhất vẫn là 26mm (40/48) kế đến là
24mm (7/48). Cách chọn cỡ vòng van vẫn dựa trên chiều rộng và chiều cao
lá van trước tuy nhiên sau đó giảm đi 1 cỡ
(2,5,6).

Bảng sau cho thấy khả năng sửa van và tử vong PT riêng cho nhóm bệnh hở
van hai lá do thiếu máu với tử vong phẫu thuật TB khoảng 11% tuy nhiên tử
vong muộn rất cao, tỉ lệ sống còn sau 5 -7 năm theo dõi < 60%, thấp hơn so
với nhóm chỉ cần bắc cầu chủ-vành.
Bảng 5: Tử vong phẫu thuật và tử vong muộn ở nhóm hở hai lá do thiếu
máu
Tác
giả/năm

Số
TH
Tạo

hình
van
Thay
van
Tử
vong
PT
T
ử vong
trễ
Grossi
1999
223

152 71 13%
Gillinov
2001
482

397 85 13%
Tavakoli
2002
93 30 63 15% 25,3%(7ys)

Jouan
2004
44 42 02 11,4%


Calafiore

2004
102

82 20 3,9% 26,5%(5ys)

Glower
2005
151

141 10 6,4% 44%(5ys)
VH
Dũng
49 48 01 12% 2,3%(4ys)

Tác
giả/năm

Số
TH
Tạo
hình
van
Thay
van
Tử
vong
PT
T
ử vong
trễ

2006
Tổng
cộng

1144

892
(78%)

252
(22%)


10,67%


Một vấn đề khác vẫn còn tranh cãi là khi nào thì can thiệp dựa vào mức độ hở
van hai lá do thiếu máu.Đối với các trường hợp hở nặng từ độ 3 trở nên thì tất cả
đều đồng ý phải can thiệp.Nghiên cứu trên 2000BN với thời gian theo dõi trên
10 năm, Adler đã chứng minh là với các BN có hở van hai lá do thiếu máu nếu
không can thiệp tỉ lệ tử vong muộn sẽ tăng lên gấp đôi và tỉ lệ này tăng theo độ
nặng của hở van ban đầu.Đối với hở vừa từ độ 2 trở xuống đa số tác giả đề nghị
chưa cần can thiệp.Tina Rydén nghiên cứu so sánh nhóm chứng (a case control
study) giữa 2 nhóm bắc cầu chủ-vành có hở van hai lá độ 2 (nhưng không can
thiệp) và không có hở van hai lá đã kết luận là không có khác biệt đáng kể về tử
vong phẫu thuật, biến chứng sau mổ cũng như tỉ lệ sống còn sau 3 năm theo
dõi.Tương tự YH Kim khi so sánh 2 nhóm bắc cầu chủ-vành có và không can
thiệp trên van hai lá (với tổng số bệnh là 355 và không khác biệt đáng kể về tuổi,
giới tính, yếu tố nguy cơ và số cầu nối) thấy rằng không có khác biệt giữa hai
nhóm với hở van từ độ 2 trở xuống nhưng với hở van hai lá từ độ 3 trở lên, nhóm

có can thiệp trên van có tỉ lệ sống còn sau 5 năm cao hơn (44% vs 40%, p =
0,05), tỉ lệ tử vong phẫu thuật nhóm có can thiệp trên van cao hơn nhưng khác
biệt chưa có ý nghĩa (p = 0,11).
Vấn đề còn lại là tỉ lệ tử vong phẫu thuật toàn bộ còn cao ở nhóm bắc cầu
chủ-vành kết hợp với tạo hình hay thay van hai lá, từ 9,5 đến 15% nếu so với
nhóm chỉ bắc cầu chủ-vành,từ 2- 4%. Thống kê kiểu Cox đa biến cho thấy
các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong phẫu thuật bao gồm thời gian THNCT kéo
dài, tuổi cao, phân suất tống máu trước mổ thấp, số cầu nối làm được và
bệnh lý kết hợp trước mổ. Ngoại trừ nhóm bệnh có nguy cơ cao trước mổ
hoặc đang bị shock tim, thay van hay tạo hình van không phải là yếu tố nguy
cơ của tử vong phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Điều trị phẫu thuật bệnh hở van hai lá do thiếu máu đi kèm bắc cầu chủ-
vành thật sự phức tạp, tỉ lệ tử vong cao, nhiều biến chứng hậu phẫu.Tạo hình
van hai lá với vòng van CE cổ điển cho kết quả tốt với tỉ lệ hở van hai lá tái
phát thấp. Cần đánh giá đúng mức độ hở van hai lá trước mổ để tránh bỏ sót
thương tổn hở van do thiếu máu. Lưu ý là với phân suất tống máu càng thấp
thì càng dễ bỏ sót tình trạng hở van hai lá. Theo dõi tiếp tục nhóm bệnh này
là cần thiết để có thể đánh giá chính xác kết quả dài hạn của điều trị phẫu
thuật.

×