Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.7 KB, 12 trang )

PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC


TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu đánh giá những kinh nghiệm và khả năng
phẫu thuật tại khoa Ngoại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Bao gồm tất
cả những bệnh nhân được điều trị phẫu thuật tại khoa Ngoại Bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch trong 2 năm (2005-2006).
Kết quả: Trong thời gian 2 năm từ 01/2005 đến 12/2006, đã có 724 bệnh
nhân được phẫu thuật tại khoa Ngoại Lồng ngực, bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch. Các bệnh lý thường gặp: ung thư phế quản phổi gồm 247 trường hợp,
tràn khí màng phổi 128 trường hợp, ổ cặn màng phổi 64 trường hợp, u nấm
Aspergillus 73 trường hợp, u trung thất 44 trường hợp, các bệnh lý khác 168
trường hợp. Phẫu thuật chủ yếu là cắt thùy phổi và cắt phổi gồm 244 trường
hợp (33,7%), bóc vỏ màng phổi 53 trường hợp (9.7%), phẫu thuật lấy u
trung thất 27 trường hợp (3,7%), Plombage 18 trường hợp (2,4%), 3 trường
hợp phẫu thuật cắt nối phế quản (0,5%). Phẫu thuật nội soi gồm 176 trường
hợp trong đó có: 122 trường hợp điều trị tràn khí màng phổi, 10 trường hợp
nội soi trung thất và 5 trường hợp lấy u trung thất. Kết quả phẫu thuật: 97%
bệnh nhân có kết quả tốt. Biến chứng phải mổ lại là: chảy máu sau mổ 18
trường hợp (2,5%), dò phế quản 2 trường hợp. Có 2 bệnh nhân tử vong
chiếm tỷ lệ 0,4%.
Kết luận: Phẫu thuật điều trị các bệnh lý hô hấp ngày càng gia tăng, trong
đó gặp nhiều nhất là phẫu thuật điều trị ung thư phổi, kế đến là phẫu thuật
điều trị các bệnh lý liên quan đến lao. Việc thực hiện các kỹ thuật mới trong
phẫu thuật như phẫu thuật Plombage, cắt nối khí phế quản đã đem lại những
kết quả khả quan trong điều trị.
ABSTRACT
Material and Method: retrospective study. The patients were treated by
surgery in Thoracic Surgery Department at Pham Ngoc Thach hospital


during 2 years from 01/2005 to 12/2006.
Results: 724 patients were treated by surgery in Thoracic Surgery
Department at Pham Ngoc Thach hospital during 2 years from 01/2005 to
12/2006. The common indications: lung cancer 247 cases, pneumothorax
128 cases, pulmonary aspergilloma 73 cases, chronic pleural empyema 64
cases, mediastinal tumors 44, other indications 168 cases. The major
operative procedures were performed include pneumonectomy and
lobectomy 244 cases (33.7%), decortication 53 cases (9.7%), resection of the
mediastinal tumors 27 cases (3.7%), cavernostomy

followed by muscle flap
Plombage 18 cases (2.4%), tracheobronchial resections and reconstruction: 3
cases (0.5%). Thoracoscopic surgery was applied in 176 cases: 122 cases for
the treatment of pneumothorax, 10 cases of mediastinoscopy and 5 cases for
the resection of mediastinal tumors. The results of the operative treatment:
97% patients had good results. Complications requiring re-operation: 18
cases of postoperative bleeding (2.5%), bronchopleral fistula 2 cases. There
were 2 cases death (0.4%).
Conclusions: The surgical treatment of respiratory diseases increase more
and more. The common indications are surgical treatment for lung cancer
and surgical treatment for tuberculous diseases. To perform the new
operative procedures such as: Plombage, tracheobronchial resections and
reconstruction proved to have good results.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện đầu ngành về lao và bệnh phổi
tại khu vực phía Nam. Hàng năm có hàng chục ngàn lượt bệnh nhân đã được
chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện. Trong số đó nhiều bệnh nhân có chỉ định
điều trị phẫu thuật như ung thư phổi, tràn khí màng phổi, các bệnh lý nhiễm
trùng khác…Khoa Ngoại Lồng ngực được thành lập vào năm 2004 và đi vào
hoạt động từ tháng 1-2005 với nhiệm vụ điều trị và phẫu thuật cho những

bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật, góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
Báo cáo này chỉ nêu lên một vài số liệu chính về hoạt động phẫu thuật và
một số tiến bộ trong điều trị tại khoa Ngoại Lồng ngực trong 2 năm đầu
thành lập (2005 – 2006) nhằm bước đầu đánh giá những kinh nghiệm và khả
năng phẫu thuật tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân phẫu thuật tại khoa Ngoại Lồng ngực
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong thời gian 2 năm từ tháng 1/2005 đến
tháng 12/2006.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong thời gian 2 năm từ 2005 đến 2006 đã có 724 bệnh nhân được phẫu
thuật tại khoa Ngoại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong đó các bệnh lý hay
gặp là: ung thư phế quản phổi, các bệnh lý của lao, tràn khí màng phổi, u
trung thất, bệnh lý nhiễm trùng ngoài lao
Các bệnh lý phẫu thuật
B
ệnh lý phẫu
thuật
n %
Ung thư ph
ế quản
phổi
247 34.1
Tràn khí màng
phổi
128 17.7
U nấm phổi 73 10
Ổ cặn màng phổi 64 8.8
U trung thất 44 6
U lao 48 6.6

Áp xe, giãn ph
ế
quản
30 4.1
Kén khí phế quản 28 3.9
B
ệnh lý phẫu
thuật
n %
Các bệnh lý khác 62 8.6
Tổng số 724 100
Trong các bệnh lý hô hấp chỉ định phẫu thuật hàng đầu là ung thư phổi
chiếm 34.8%. Hiện nay ung thư phổi là ung thư đứng hàng đầu ở nam giới.
Tại Việt nam theo Nguyễn Việt Cồ (1996)
(2)
ung thư phổi chiếm khoảng
22,3% ở nam và 8,5% ở nữ so với tổng số các loại ung thư. Về tỷ lệ ung thư
phổi giữa nam và nữ, Văn Tần (2003)
(3)
đưa ra tỷ lệ nam gấp 3 lần nữ.
Chúng tôi gặp tỷ lệ nam gấp 2,2 lần nữ.
Đứng hàng thứ hai về bệnh lý phẫu thuật là các bệnh lý liên quan đến lao
như: u lao, u nấm phổi và ổ cặn màng phổi chiếm 24,9%. Tỷ lệ này cao hơn
so với báo cáo của Nguyễn Việt Cồ (1999)
(2)
tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi
trung ương là 14,6%. Sự khác biệt này có thể do Việt nam hiện đứng thứ 3
tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương về tỷ lệ mắc lao, mặt khác chỉ định
phẫu thuật trong điều trị lao ngày càng rộng rãi hơn.
Trong 2 năm 2005-2006 chúng tôi đã phẫu thuật cho 128 bệnh nhân tràn khí

màng phổi (17,7%) trong đó phẫu thuật nội soi 122 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
95,3%. Các chỉ định phẫu thuật chủ yếu trong điều trị tràn khí màng phổi là
tràn khí màng phổi tự phát và tràn khí màng phổi có rò khí kéo dài.
Về bệnh lý trung thất chúng tôi gặp 44 trường hợp u trung thất (6%) và 10
trường hợp hạch trung thất. Bệnh lý trung thất gặp nhiều nhất là u thần kinh
gồm 19 trường hợp (43,2%), sau đó là u tuyến ức 8 trường hợp (18,2%). Tỷ
lệ giữa nam và nữ là 33 nam và 11 nữ. Văn Tần (2003)
(3)
cũng đưa ra tỷ lệ
tương tự.
Đối với bệnh lý nhiễm trùng ngoài lao như áp xe phổi, giãn phế quản chỉ
định phẫu thuật được đặt ra khi điều trị nội khoa thất bại hay giải quyết hậu
quả của bệnh như ho ra máu. Trong 2 năm chúng tôi chỉ gặp 30 trường hợp
(4,1%). Tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương trong 5 năm 1994-1998
tỷ lệ này là 9,76% (Nguyễn Việt Cồ 1999)
(2)
. Sự khác biệt này có thể do
những tiến bộ của chẩn đoán và điều trị, của việc sử dụng kháng sinh hợp lý.
Phương pháp phẫu thuật
Bảng 1: Phẫu thuật mở ngực trong điều trị bệnh lý phổi - màng phổi
Phương pháp phẫu
thuật
n %
Cắt phổi không điển 45 10,5
hình
Cắt phân thùy phổi 4 0,9
Cắt thùy phổi 226 52,8
Cắt phổi 18 4,2
Bóc vỏ màng phổi 53 12,4
Mở cửa sổ màng

phổi
13 3
Cắt kén khí phế
quản
6 1,4
Mở ngực chẩn đoán 45 10,5
Phẫu thuật
Plombage
18 4,2
Tổng số 428 100
Phẫu thuật chủ yếu trong điều trị bệnh lý phổi là cắt thùy gồm 226 trường
hợp (52,8%). Đối với bệnh nhân ung thư phổi, tỷ lệ cắt thùy phổi là 65,2%.
Nguyễn Việt Cồ(1999)
(2)
, Đồng Lưu Ba (2003)
(1)
đưa ra tỷ lệ cắt thùy ở bệnh
nhân ung thư phổi là 78%.
Trong những năm gần đây, việc áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán
ung thư phổi như nội soi phế quản, CT scanner … đã cho phép chẩn đoán
nhanh, chính xác các bệnh lý phổi. Điều này đã làm giảm tỷ lệ mổ thăm dò.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc chẩn đoán chính xác giai đoạn phẫu
thuật, loại tế bào ung thư vẫn gặp khó khăn. Trong 2 năm 2005-2006, tỷ lệ
mở ngực chẩn đoán của chúng tôi chiếm 10,5%.
Từ tháng 11-2005 đến 12-2006, chúng tôi đã áp dụng phẫu thuật đánh xẹp
thành ngực theo phương pháp Plombage trong điều trị u nấm phổi, ổ cặn
màng phổi cho 18 bệnh nhân có thể trạng quá yếu hay tổn thương quá phức
tạp. Bước đầu kỹ thuật này đã đem lại những kết quả khả quan trong điều trị
ho ra máu ở bệnh nhân u nấm phổi.
Bảng 2: Phẫu thuật u trung thất

Phương pháp
phẫu thuật
n %
Mở ngực lấy trọn u

24 72,7
Mở xương ức lấy u 3 9,1
Mở ngực thám sát 6 18,2
Tổng số 33 100
Trong số 33 trường hợp u trung thất, chúng tôi đã phẫu thuật lấy trọn u cho
27 bệnh nhân (81,8%). Đối với 6 trường hợp phải mở ngực thám sát do khối
u ác tính xâm lấn xung quanh nên không thể cắt bỏ u được.
Bảng 3: Phẫu thuật nội soi lồng ngực
Phẫu thuật nội soi n %
Soi trung thất 10 5,7
Cắt khâu bóng khí,
kén khí
127

72,2

Cắt u trung thất 5 2,8
Cắt phổi không
điển hình
6 3,4
Chẩn đoán 28 15,9

Tổng số 176

100

Trong 2 năm 2005-2006 chúng tôi đã thực hiện 176 ca phẫu thuật nội soi
chiếm 24,3% số ca phẫu thuật. Trong đó phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí
màng phổi là 122 trường hợp (69,3%). Có 10 trường hợp nội soi trung thất
để chẩn đoán hạch trung thất chưa rõ bản chất, 5 trường hợp nội soi lấy u
trung thất.
Bảng 4: Các phẫu thuật khác
Phương pháp
phẫu thuật
n
Cắt nối khí quản 3
Lấy hạch ngoại vi 23

Khâu phục hồi cơ
hoành
1
Mở màng tim 2
Chúng tôi đã phẫu thuật cắt nối khí quản cho 3 bệnh nhân bị di chứng hẹp
khí quản sau lao. Qua các phẫu thuật này chúng tôi cũng đã rút ra được
những kinh nghiệm nhất định trong điều trị hẹp khí phế quản.
Biến chứng phẫu thuật
Tỷ lệ biến chứng phẫu thuật trong 2 năm là 3% (22 bệnh nhân). Có 20 bệnh
nhân phải phẫu thuật lại trong đó 18 bệnh nhân do chảy máu sau mổ (2,5%),
có 2 bệnh nhân rò phế quản.
Có 2 bệnh nhân tử vong (0,3%) trong đó 1 bệnh nhân tử vong 24 giờ đầu do
nhồi máu cơ tim, 1 bệnh nhân bị suy hô hấp ở ngày thứ 10.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật điều trị các bệnh lý hô hấp ngày càng gia tăng, trong đó gặp
nhiều nhất là phẫu thuật điều trị ung thư phổi, kế đến là phẫu thuật điều trị
các bệnh lý liên quan đến lao.
Việc thực hiện các kỹ thuật mới trong phẫu thuật như phẫu thuật Plombage,

cắt nối khí phế quản đã đem lại những kết quả khả quan trong điều trị.

×