Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Dự án đầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.67 KB, 49 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng, thì tư
tưởng kích cầu bắt nguồn từ học thuyết Keynes, một lần nữa xuất hiện như
là giải pháp của các chính phủ đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Việt
Nam và các nước châu Á đều có những gói kích cầu để mong đối phó với
tình hình suy thoái hiện tại.Nhằm ngăn chặn đà suy thoái kinh tế, giải pháp
chính là đầu tư. Câu chuyện đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng đang là một
bài toán nan giải, nhất là đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước. Trước kia, đầu
tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước được coi là có hiệu quả thấp trong
khi nguồn vốn đầu tư lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội.
Bài toán hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được đặt ra với
nhiều cẩn trọng. Nếu hiệu quả đầu tư cao sẽ biểu hiện ngay ở chất lượng
tăng trưởng của doanh nghiệp, của ngành và làm cho chất lượng nền kinh tế
được nâng cao. Biểu hiện rõ nhất vào chất lượng của ngành kinh tế chính là
chất lượng của những ngành kinh tế chủ chốt, nắm giữ những ngành kinh tế
đó là các tập đoàn lớn, các tổng công ty nhà nước. Đó là lý do tại sao em
quyết định chọn đề tài “Dự án đầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của
tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm”
Đây là một trong những dự án lớn có tầm quan trọng quốc gia và tính hiệu
quả của dự án sẽ ảnh hưởng không chỉ đến tổng công ty giấy Việt Nam mà
có ý nghĩa quan trọng bậc nhất tới sự sống còn của ngành giấy trong thời
điểm nước ta đã bắt đầu hội nhập sâu rộng bằng những cam kết về thuế cũng
như hạn ngạch nhập khẩu. Dự án này bao gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 bắt
đầu khởi công từ năm 1998 và đi vào vận hành năm 2004 và giai đoạn 2
đang bắt đầu đi vào hoạt động. Dự án trên thuộc loại dự án đầu tư xây dựng
cơ bản, cải tạo và nâng cấp dây chuyền sản xuất. Giai đoạn 1 của dự án được
các nhà chuyên môn đánh giá là khá thành công và hiệu quả. Trong khi có
khá nhiều tổng công ty hoạt động rất chậm chạp và thua lỗ lớn, vị trí trên thị
trường giảm sút thì ngược lại tổng công ty giấy Việt Nam vẫn được coi là
những doanh nghiệp vững mạnh nhất và hoạt động rất ổn định, chứng tỏ


hiệu quả các dự án đầu tư của tổng công ty đã phát huy rất tốt.
Em sẽ đánh giá dự án theo quan điểm từ những gì đã được học về hiệu quả
đầu tư trong nhà trường. Đề tài bao gồm 2 chương
Chương 1: Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án Giấy Bãi Bằng giai đoạn 1
Chương 2: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả đầu tư giai đoạn 2
Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế và biện chứng về lý thuyết đầu tư còn yêu
nên chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự
góp ý của cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các anh chị đang làm việc tại
phòng tài chính-kế toán, văn phòng tổng công ty giấy Việt Nam đã giúp em
trong việc tìm các tài liệu liên quan đến tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản
liên quan tới giai đoạn 1 của dự án.

CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TỪ DỰ ÁN GIẤY BÃI BẰNG GIAI
ĐOẠN 1
1.1. Giới thiệu về tổng công ty giấy Việt Nam
1.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty giấy Việt Nam (TCTGVN) là doanh nghiệp nhà nước được
thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ và hoạt động dưới sự
quản lý của bộ công nghiệp, các bộ các cơ quan trực thuộc chính phủ,
UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
Năm 1976, công ty Giấy, Gỗ, Diêm phía Bắc và công ty Giấy Gỗ Diêm phía
Nam được thành lập. Chức năng của 2 công ty này là quản lý sản xuất đối
với các xí nghiệp quốc doanh Giấy Gỗ Diêm. Công ty vừa là cơ quan quản
lý cấp trên, cấp kế hoạch, vừa là cơ quan cấp điều hành sản xuất –kinh
doanh của các đơn vị trực thuộc. Công ty phân giao và quyết định kế hoạch
sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty. Công ty giao chỉ tiêu vật
tư, chỉ định địa chỉ và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cân đối đầu vào, kiểm tra
mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất-kinh doanh và duyệt quyết toán tài
chính cuối năm đối với xí nghiệp thành viên.

Năm 1978, theo Nghị định 302/CP ngày 01/12/1978 của hội đồng Chính
Phủ, hợp nhất 2 công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam lại thành Liên
hiệp xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc. Liên hiệp là cơ quan cân đối phân
giao kế hoạch sản xuất-kinh doanh, đồng thời là cơ quan quản lý cấp trên
trực tiếp của các đơn vị thành viên.
Năm 1995, ngành Giấy đề nghị nhà nước cho tách riêng vì ngành Gỗ, Diêm
là một ngành kinh tế kỹ thuật không gắn liền với ngành giấy.Chính vì vậy
Tổng công ty giấy Việt Nam được thành lập theo quyết định số 256/TT ra
ngày 29/4/1995 của thủ tưởng chính phủ và nghị định số 52/CP ngày
02/8/1995 của chính phủ ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng
công ty giấy Việt Nam
Ngày 01/2/2005 thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 29/2005/QĐ-TT
chuyển công ty giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-
công ty con
Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại văn phòng tổng công ty,
công ty giấy Bãi Bằng. Công ty mẹ là công ty nhà nước thực hiện hạch toán
kinh doanh và đầu tư vốnn vào công ty con, công ty liên kết theo Luật
Doanh nghiệp nhà nước, theo điều lệ tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính
của công ty mẹ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Công ty mẹ có
-Tên gọi: Tổng công ty giấy Việt Nam
-Tên giao dịch quốc tế: VietNam Paper Corporation
-Tên viết tắt: VINAPACO
-Trụ sở chính: Số 25 Lý thường Kiệt- Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội.
Theo ông Võ Sỹ Dởng - Tổng Giám đốc VINAPACO: sau khi có Luật
doanh nghiệp mới ra đời, ngày 20/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết
định số 64/2006/QĐ-TTg chính thức ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động
của VINAPACO theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trên cơ sỏ tổ chức
lại Văn phòng VINAPACO và Công ty Giấy Bãi Bằng. Như vậy có thể nói,
VINAPACO là một trong những doanh nghiệp lớn đầu tiên của cả nước thực

hiện theo mô hình này. Việc sáp nhập Công ty Giấy Bãi Bằng vào
VINAPACO đã cho thấy, Công ty Giấy Bãi Bằng không những không mất
đi mà còn được nâng lên tầm cao mới với thương hiệu VINAPACO. Tầm
hoạt động của VINAPACO, cũng như của Công ty Giấy Bãi Bằng trước đây
sẽ rộng hơn, bao quát hơn và chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. Hiện nay,
VINAPACO đã ổn định tổ chức với 26 đơn vị đầu mối, bao gồm các Công
ty, lâm trường, xí nghiệp, viện nghiên cứu cây nguyên liệu, trường đào tạo
và các đơn vị phụ thuộc khác... VINAPACO sẽ tiến hành hoạch định chiến
lược phát triển cho ngành giấy Việt Nam .
Trong thời gian tới, VINAPACO sẽ tiếp tục thực hiện cổ phần hoá tại các
Công ty con, quản lý vốn tại các Công ty liên kết và các Công ty phụ thuộc...
Đối với các Công ty con, VINAPACO sẽ giữ trên 50% vốn; đối với các
Công ty liên kết giữ dưới 50% vốn. Dự tính, sau khi cổ phần hoá, vốn của
VINAPACO sẽ được nâng lên gấp 2 lần hiện nay, nghĩa là VINAPACO sẽ
có đủ lực và khả năng quản lý trong toàn ngành để thực hiện thành công các
mục tiêu đề ra. Từ đây, VINAPACO có thể mở ra các điều kiện để đa dạng
hoá kinh doanh các ngành nghề; các loại hình dịch vụ mới... Việc
VINAPACO hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con sẽ tạo ra sức
mạnh mới, chủ động phát triển trong hội nhập và khả năng cạnh tranh
Có thể khái quát theo những mốc chính như sau:
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
Hình thành
06.1975 Thành lập Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam
06.1978 Hợp nhất hình thành Liên hiệp các xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn
quốc
10.1982 Tách thành hai Liên hiệp các xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm số I và số
II.
08.1990 Hợp nhất hai miền với tên gọi mới là Liên hiệp các xí nghiệp sản
xuất - xuất nhập khẩu
Giấy Gỗ Diêm, viết tắt là VIPIMEX.

11.1991 Thành lập Tổng Công ty xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm gọi tắt là
VINAPIMEX.
08.1995 Thành lập Tổng Công ty Giấy Việt nam theo mô hình Tổng Công
ty 91
(giữ nguyên tên viết tắt VINAPIMEX).
07.2006 Chuyển đổi sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con, tên viết tắt
là VINAPACO.
Sát nhập Công ty Giấy Bãi bằng vào Tổng Công ty trở thành Công ty mẹ.

CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
Hình thành
1970 – 1974 Nghiên cứu khả thi Công trình Giấy Bãi bằng do Công ty tư
vấn Jaakko Poyry thực hiện.
Năng lực sản xuất bột giấy: 41.000 tấn/năm; sản xuất giấy: 50.000 tấn/năm.
08 – 1974 Ký Hiệp định về hợp tác đầu tư Công trình Nhà máy Giấy Bãi
Bằng giữa hai Chính phủ
Việt Nam và Thuỵ Điển.
Cuối 1979 Động thổ khởi công xây dựng
26/11/1982 Khánh thành toàn bộ Nhà Máy Giấy Bãi bằng. Chuyên gia
Thuỵ Điển điều hành.
06.1990 Chuyên gia Thuỵ Điển rút hết về nước bàn giao hoàn toàn cho phía
Việt nam.
1996 Vượt công suất thiết kế, đạt 57.029 tấn/năm. tên viết tắt BAPACO
2000 Được Nhà nước phong tặng danh hiệu “ Anh hùng Lao động thời kỳ
đổi mới”
2003 Đầu tư mở rộng Bãi bằng giai đoạn 1, nâng năng lực sản xuất bột
giấy lên 68.000 tấn/năm và sản xuất giấy lên 100.000 tấn/năm.
2006 Thành lập Ban quản lý dự án mở rộng Bãi Bằng giai đoạn 2, đầu tư
dây chuyền sản xuất bột giấy 250.000 tấn/năm.
07/2006 Sát nhập vào Tổng Công ty Giấy Việt nam trở thành Công ty mẹ.

Với bề dày lịch sử vươn lên và phát triển, tổng công ty có rất nhiều thành
tích đáng tự hào:
Tổng công ty đã nhận được 2 huân chương lao động hạng 2,3.
17 huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì,
hạng ba
2 huân chương chiến công hạng 3
6 cờ thi đua, 30 bằng khen của chính phủ
Năm 2000 tổng công ty nhận danh hiệu lao
động trong thời kỳ đổi mới
1.1.2. Mô hình tổ chức và các ngành nghề kinh doanh chính của tổng công ty
Dưới đây là mô hình tổ chức của tổng công ty
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức Tổng công ty Giấy Việt nam


Trong hệ thống trên được chia ra rất nghiêm ngặt gồm các khối sản xuất và
khối lâm trường
*Khối sản xuất
1. Công ty Tissue Sông Đuống
2. Công ty CBXK Dăm mảnh
*Khối lâm nghiệp
1. Xí nghiệp khảo sát thiết kế lâm Nghiệp
2. Công ty Vận tải và Chế biến Lâm sản
3. Công ty NLG Thanh Hóa
4. Công ty NLG Miền Nam
5. Công ty lâm nghiệp Cầu ham
6. Công ty lâm nghiệp Ngòi sảo
7. Công ty lâm nghiệp Vĩnh hảo
8. Công ty Lâm nghiệp Tân Thành
9. Công ty Lâm nghiệp Hàm yên
10. Công ty Lâm nghiệp Tân Phong

11. Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn
12. Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài
13. Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng
14. Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng
15. Công ty Lâm nghiệp Sông Thao
16. Công ty Lâm Nghiệp A Mai
17. Công ty Lâm nghiệp Yên Lập
18. Công ty Lâm nghiệp Thanh Hòa
19. Công ty lâm nghiệp Tam Thanh
20. Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch
*Khối trường viện
1. Viện Công nghiệp Giấy Xenluylô
2. Viện nghiên cứu cây nguyên liệu Giấy
3. Trường Cao đẳng Công nghệ Giấy và Cơ Điện
*Ban quản lý
1. Ban Quản lý Dự án Thanh Hóa
2. Ban Quản lý Dự án mở rộng bãi bằng giai đoạn 2
*Dịch vụ
1. Chi nhánh Tổng Công ty giấy Việt nam tại TP Hồ Chí Minh
2. Chi nhánh Tổng Công ty Giấy Việt nam tại Đà nẵng
3. Trung tâm dịch vụ và Kinh doanh giấy tại Hà nội
*công ty con:
a)Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
-Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nguyên liệu và bột giấy Thanh
hoá
-Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nguyên liệu giấy miền nam
b) Công ty cổ phần mà công ty mẹ giữ cổ phần chi phối
-Công ty giấy tân mai
-Công ty cổ phần giấy Đồng Nai
-Công ty cổ phần giấy Việt Trì

-Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
-Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
*Các công ty liên kết
-Công ty cổ phần Nhất Nam
-Công ty cổ phần Diêm thống nhát
-Công ty cổ phần May-Diêm Sài gòn
-Công ty cổ phần In Phúc Yên
-Công ty cổ phần giấy Vạn Điếm
Theo quyết định số 29/2005/QĐ-TT ngày 01/02/2005 của thủ tướng chính
phủ, quyết định spps 09/2005/QĐ-BCN ngày 04/03/2005 của bộ trưởng bộ
công nghiệp về việc chuyển Tổng công ty giấy Việt Nam sang hoạt động
theo mô hình công ty mẹ-công ty con thì tổ chức bộ máy quản lý của Tổng
công ty giấy Việt Nam bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng
giám đốc, các phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc, cụ
thể như sau
-Hội đông quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh
doanh hàng năm, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty và doanh nghiệp
do Tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Tổng
giám đốc sau khi được sự chấp thuận của người quyết định thành lập Tổng
công ty. Tuyển chọn, ký hợp đồng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và
quyết định mức lương đối với Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng theo đề
nghị của Tổng giám đốc. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của tổng
công ty, của các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty.
-Ban kiểm soát: Giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp,
chính xác trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ
kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết.
quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị

-Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng
ngày của Tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với điều lệ Tông
công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện quyền và
nhiệm vụ được giao
-Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân
công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền
-Kế toán trưởng: Tổ chức thực hiện công tác kế toán của Tổng công ty, giúp
Tổng giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính, kế
toán, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công hoặc ủy quyền
-Các phòng ban chức năng giúp việc cho Ban lãnh đạo: văn phòng tổ chức
lao động, phòng tài chính kế toán, phòng xây dựng cơ bản, phòng kế hoạch
thị trường, phòng Lâm sinh. Trong đó Phòng tài chính kế toán có chức năng
giúp tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính và kế toán, tổng hợp về vốn, chi
phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của toàn tổng
công ty. Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán, hạch toán kinh tế ở công ty mẹ,
công ty con đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo quy
định của nhà nước. Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán: Cân đối số vốn
hiện có điều chỉnh tăng giảm khi có sự thay đổi nhiệm vụ hoặc quyết định
phát triển SXKD của các công ty con, các đơn vị phụ thuộc theo quy định
của Tổng giám đốc, Lập báo cáo tài chính hợp nhất của toàn tổng công ty,
trình Bộ tài chính xét duyệt
*Quyền hạn của tổng công ty
Tổng công ty giấy Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 25 Lý Thường Kiệt,
đây là nơi làm việc của ban lãnh đạo Tổng công ty gồm hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ
máy giúp việc
Tổng công ty chịu sự quản lý nhà nước của bộ công nghiệp, các cơ quan

ngang bộ trực thuộc chính phủ với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước
Tổng công ty có quyền chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của công ty để
kinh doanh thực hiện lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của tổng công ty
Tổng công ty có quyền chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh và tổ chức bộ
máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo sản xuất kinh doanh có
hiệu quả
Tổng công ty có quyền sử dụng và quản lý các tài sản của nhà nước giao,
cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài
nguyên
Tổng công ty có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không
cấm, mở rộng kinh doanh theo khả năng của tổng công ty và nhu cầu của thị
trường trong và ngoài nước
Tổng công ty có quyền tìm kiếm thị trường và khách hàng trong nước và
ngoài nước và ký kết hợp đồng
Tổng công ty có quyền ký quyết định các dự án đầu tư theo quy định của
pháp luật về đầu tư sử dụng vốn để đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn vào
các doanh nghiệp trong nước, thuê mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác
Đối với công ty con, tổng công ty là chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm
một thành viên thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty
theo trách nhiệm của luật doanh nghiệp
Đối với công ty liên kết: Tổng công ty thực hiện nghĩa vụ và quyền của cổ
đông, thành viên góp vốn thông qua đại diện của mình tại doanh nghiệp theo
quy định của luật doanh nghiệp, luật đầu tư. Tổng công ty có quyền thu lợi
tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của mình ở doanh nghiệp bị chi phối
Hiện nay Tổng công ty giấy Việt Nam (Giấy Bãi bằng trước đây) vẫn là đơn
vị dẫn đầu ngành giấy về qui mô, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Do đó,
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là khó khăn và thử thách của nhiều
doanh nghiệp trong ngành giấy thì đối vơi Giấy Bãi Bằng là cơ hội để thử
sức, để tiến hành đổi mới trên nhiều phương diện và nắm bắt được nhiều cơ
hội mới.

Giấy Bãi Bằng đã trưởng thành, từ một công trình được xây dựng và lắp đặt
của tình hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển đến nay đã được gần 24 năm, lại
nằm ở trung tâm “vựa” nguyên liệu phía Bắc, giữa một vùng nguyên liệu xơ
sợi thực vật có trữ lượng khá dồi dào, nằm giữa 3 con sông lớn: sông Đà,
sông Hồng, sông Lô là nguồn cung cấp nước phục vụ cho hoạt động sản xuất
và giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản
phẩm; cả nhà máy là một hệ thống khép kín từ nhà máy giấy đến các nhà
máy vệ tinh phục vụ cho hoạt động sản xuất: nhà máy điện, nhà máy sản
xuất bột giấy, nhà máy sản xuất hóa chất, nhà máy cơ khí chế tạo phụ tùng
thiết bị, xí nghiệp vận tải,…Thậm chí, trường Trung học kỹ thuật giấy
chuyên đào tạo tay nghề cho công nhân vận hành các nghề kỹ thuật liên
quan tới ngành giấy cũng được thành lập ở đây từ nhu cầu của nhà máy.
Với năng lực hiện có và tiềm năng lớn về nguyên liệu, mặt bằng, máy móc
thiết bị… Công ty giấy Bãi bằng (trước đây) là một địa chỉ ưu tiên mà Tổng
công ty giấy lựa chọn để đầu tư mở rộng năng lực sản xuất. Năm 2003, dự
án mở rộng sản xuất giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng, trong đó
hơn 200 tỷ dành cho đầu tư hệ thống xử lý môi trường, đảm bảo các chất
thải đựơc xử lý theo quy trình hiện đại, đưa năng lực sản xuất bột giấy lên
61.000 tấn/ năm và năng lực sản xuất giấy lên 100.000 tấn/ năm với chất
lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

1.1.3. Thực trạng về ngành giấy trong thời điểm hiện tại
*Nhu cầu về giấy và thực trạng thị trường giấy trong những năm qua
Trong 10 năm qua ( 1996 – 2005 ) nhu cầu tiêu thụ giấy ở nước ta tăng rất
nhanh từ 281.000 tấn ( 1996 ) lên 1.481.000 tấn ( năm 2005 ) tăng gấp 5,3
lần.
Nhu cầu tiêu thụ giấy tăng nhanh đã thúc đẩy công suất giấy tăng theo. Năm
1996 công suất thiết kế giấy tăng từ 240 tấn lên 1.080.000 tấn ( năm 2005 )
gấp 4,5 lần. Mức tiêu thụ giấy tính theo đầu người tăng từ 3,8kg/người/năm
lên 17,9kg/người/năm, gấp 4,7 lần

Nguyên nhân tác động, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ giấy tăng nhanh như vậy
trong các năm qua là do :
• Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân:
Từ các năm 2000 – 2005, GDP của nước ta đều tăng , đặc biệt năm 2005
tăng 8,4% năm 2006 8%, dự báo năm 2010 tăng trưởng 7,5 – 8%
Theo thống kê , GDP tăng 1% thì nhu cầu tiêu thụ giấy tăng 1,2 – 1,5%
• Giá trị sản xuất công nghiệp, vốn đầu tư đều tăng
Từ năm 2001 – 2005 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,2%, vốn đầu tư
tòan xã hội tăng 18,5%. Các mức tăng trưởng này đã thúc đẩy nhu cầu tiêu
thụ giấy tăng theo. Giấy công nghiệp ( giấy bao bì lớp giữa và lớp mặt ) :
816.300 tấn, chiếm 55% trong tổng tiêu thụ các lọai giấy.
• Dân số tăng, nhu cầu tiêu thụ giấy cũng tăng theo
• Đời sống văn hóa , xã hội được cải thiện và nâng cao: mức tiêu dùng
bình quân của người dân Việt Nam năm 2005 là 438.000đ/người tăng
2 lần so năm 2000. GDP bình quân đầu người đạt 640USD/năm điều
này cho thấy nhu cầu tiêu thụ giấy tăng rất nhanh.
*Dự báo nhu cầu tiêu thụ giấy :
Tính trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ giấy năm 2005 : 1.481.000tấn , theo tốc độ
phát triển có xét các yếu tố tích cực thì đến năm 2010 nhu cầu tiêu thụ giấy
từ 1.550.000 – 1.600.000 tấn/ năm.
*Sản xuất giấy
Nhu cầu tiêu thụ giấy như vậy nhưng sản xuất trong nước chỉ chiếm 80%
các lọai giấy thông thường , các lọai giấy đặc chủng sẽ nhập khẩu. Cơ cấu :
giấy văn hóa : 34%, giấy bao bì 60%, các lọai khác 6%.
Để sản xuất 80% nhu cầu giấy các lọai, công suất cần 1,4 triệu tấn /năm
( huy động 90% công suất thiết kế ). Công suất giấy phải bổ sung : 400.000
tấn. Như vậy hiện tại công suất chưa đạt tới con số này.
Trong khi chưa đủ để đáp ứng như trên thì chúng ta lại đối mặt với cạnh tranh lớn, có
nghĩa ra sản xuất trong nước sẽ nhường thị phần trong nước cho các đối thủ trong khu vực
Là một ngành có suất đầu tư khá lớn (khoảng 1.500 USD- 2.000 USD/tấn sản phẩm tuỳ

theo qui mô sản xuất và phẩm cấp sản phẩm). Đầu tư cho ngành lớn, trong khi năng lực
cạnh tranh của ngành giấy so với các nước trong khu vực vẫn còn khá yếu. 20 năm qua,
ngành giấy trong nước có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15%-16%,
đưa công suất từ 100.000 tấn/năm lên hơn 800.000 tấn/năm. Tuy nhiên, với
cùng điểm xuất phát ấy, Indonesia đã đưa sản lượng lên gấp 10 lần Việt
Nam, còn Trung Quốc thì chỉ mặt hàng giấy in báo của họ cũng đã có công
suất trên 2,5 triệu tấn. Sự tụt hậu này đặt ngành giấy Việt Nam vào vị thế
cạnh tranh quá thấp khi bước vào giai đoạn hội nhập
Sau đây chúng ta sẽ so sánh trình độ công nghệ sản xuất bột giấy giữa nhà
máy được coi hiện đại nhất nước Việt Nam và một thời từng tự hào là hiện
đại nhất Đông Nam Á với 2 nước trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm
năm 2008.
Công suất

Tấn/năm
Việt Nam Inđonexia Thái Lan Trung Quốc
61.000 500.000 210.000 1.000.000
Ông Võ Sĩ Dởng, Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam cho biết,
ngành giấy hiện có 280 doanh nghiệp (DN), nhưng chỉ có 4 DN có quy mô
sản xuất trên 50.000 tấn giấy/năm, còn lại có tới 46,4% số DN có quy mô
sản xuất dưới 1.000 tấn giấy/năm; 42% có công suất từ 1.000 đến 10.000
tấn/năm. Quy mô nhỏ và sản xuất không hiệu quả sẽ không có chỗ đứng
trong cạnh tranh, hơn nữa trong suốt thời gian qua, những nhà máy này gây
ô nhiễm môi trường nặng vì không có hệ thống thu hồi hóa chất, xử lý nước
thải, chất thải…Các doanh nghiệp sản xuất theo kiểu thủ công là chính khi
hoạt động tiêu thụ rất nhiều năng lượng và nguyên liệu, năng suất lao động
thấp, sử dụng nhiều lao động nhưng lại không đảm bảo cho người lao động
về mức độ an toàn sức khỏe cũng như thu nhập. Lý do tồn tại suốt thời gian
qua chính là nhờ bảo hộ, rất tiếc là thời gian đó đã qua đi, nếu không điều
chỉnh kịp thời, sẽ có nhiều doanh nghiệp mới bị phá sản sắp tới.

Mặc dù hàng năm, năng lực sản xuất giấy của cả nước tăng trên 100.000 tấn,
nhưng đó là phép cộng của hơn một chục dây chuyền được đầu tư mới, chứ
không phải từ 1-2 dây chuyền. Đặc trưng đầu tiên của ngành giấy là manh
mún, nhỏ lẻ, thiếu khả năng hợp tác.
Việt Nam không tự chủ được bột giấy, trong các công đoạn làm ra giấy thì
sản xuất bột giấy chiếm đến 70% còn cán giấy (xeo) chỉ mất 30%, như vậy,
giá thành sản phẩm giấy của chúng ta phụ thuộc vào nước ngòai, vì bản thân
chúng ta đang nhập khẩu bột giấy. Ngoài một số nhà máy lớn, có thể lo được
một phần bột giấy, còn lại là hệ thống các nhà máy lẻ tẻ, các hộ gia đình sản
xuất thủ công, nhập bột giấy về và tự cán giấy. Có 2 sai lầm ở đây : Giá phụ
thuộc, và thành phẩm kém chất lượng. Thật không may đây lại là 2 yếu tố
của cạnh tranh. Nếu bán với giá thị trường thì chúng ta bị thua lỗ nặng. Vậy
một ngành chủ chốt của kinh tế bị yếu thế trong cạnh tranh trong thời điểm
hội nhập thì liệu sẽ tồn tại được bao lâu.
Trước đó. Hai mặt hàng sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhất là giấy
in và giấy viết, đây cũng là mặt hàng được bảo hộ với thuế nhập khẩu là
50%, nên giấy ngoại có chất lượng cao cũng khó cạnh tranh với hàng trong
nước về giá.
Theo tính toán mức thuế khi chưa áp theo lộ trình AFTA đối với loại giấy in
báo, giấy viết, giấy photocopy trước đây =50% + phụ thu + thuế giá trị gia
tăng 10% = 76% . Với con số này, khó lòng có giấy ngoại tràn vào một cách
ồ ạt, có chăng chỉ là một số cơ sở kinh doanh ngoài. Con số này sẽ giảm
xuống theo lộ trình AFTA còn 20% thuế nhập khẩu sau ngày 1/7 thì đã bắt
đầu có căng thẳng về cạnh tranh. Nếu tính giá thành sau thuế về cảng trong
nước thì cuộc cạnh tranh chính thức bắt đầu giữa các nhà máy trong nước và
các doanh nghiệp giấy Thái lan và Inđonexia.Và với tiến trình đó, mục tiêu
chiếm lĩnh thị phần giấy Việt Nam của các doanh nghiệp Inđônêxia là không
quá khó.
Chúng ta sẽ nhìn qua bảng so sánh về giá giấy giữa trong nước và nhập
khẩu, đơn vị theo triệu đồng/tấn

Nước Giá giấy (5/2008) Giá giấy (12/2008)
Thái Lan 13,2 12,5
Indonexia 12,7 12,3
Việt Nam 13,5 13
Trong 4 tháng đầu năm 2008, cả nước nhập khẩu 361,29 nghìn tấn giấy các
loại với trị giá 274,35 triệu USD, tăng 49,5% về lượng và 62,9% về trị giá so
với cùng kỳ năm 2007.
Về thị trường, trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu giấy từ các
thị trường nhìn chung tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, nhập
khẩu từ 2 thị trường lớn nhất là Indonesia và Thái Lan tăng trên 60%, đạt
53,71 triệu USD và 47,89 triệu USD. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu giấy
từ Nga, Pháp và Malaysia tăng rất mạnh, tăng lần lượt 517,29%; 387,4% và
250,89% so với 4 tháng đầu năm 2007. Trong khi đó, hầu hết đây là giấy tồn
kho, được bán tống bán tháo vào nước ta với giá nhập khẩu rất rẻ, số lượng
nhập khẩu đã tăng mạnh khiến cho thời điểm cuối năm 2008, tồn kho giấy
của các nhà máy giấy lớn trong nước cũng đạt đỉnh cao, ngành giấy trở nên
lao đao với hàng loạt các lò phải đóng cửa, máy móc phải tạm dừng hoạt
động. Các mặt hàng mà lâu nay trở thành sản phẩm truyền thống cũng bị yếu
thế trước giấy ngoại, cụ thể, khi giá nhập khẩu giảm, tổng giá trị nhập khẩu
vẫn tăng lên, điều đáng nói là chất lượng của giấy ngoại tốt hơn, thấm tốt
hơn và độ trắng cũng như độ bóng đều tốt hơn. Sau đây là số liệu nhập khẩu
những mặt hàng được coi là truyền thống trong nước đã tăng về giá trị nhập
khẩu.
Giấy in A4 tăng 1,94% đạt 946 USD/T.
Giấy duplex tăng 3,06% đạt 577,13 USD/T.
Giấy carton tăng 1%, đạt 505,36 USD/T.

Nếu khái quát thực trạng của ngành giấy trong thời điểm hiện tại thì có thể
tóm tắt ngắn gọn như sau: Lạc hậu, manh mún và ngổn ngang.
1.1.4. Các dự án đầu tư của tổng công ty giấy tại thời điểm hiện tại

Giai đoạn từ 1998 đến nay Nhóm A Nhóm B Nhóm C
Số lượng 5 7 40 và 177 hạng mục tương đương
.
Tổng mức đầu tư toàn bộ là 9.031 tỷ đồng.
Trong 5 dự án nhóm A, đầu tư xây mới 3 dự án có tổng mức đầu tư được phê duyệt là
6.028 tỷ đồng, bao gồm: Liên doanh giấy Hải Phòng (công suất 50.000 tãn/năm); Nhà
máy bột giấy Kon Tum, vùng nguyên liệu giấy Kon Tum và dự án Nhà máy giấy và
bột giấy Thanh Hóa. 2 dự án còn lại chủ yếu là đầu tư nâng cấp và mở rộng với tổng
mức là 3.002 tỷ đồng
Bảy dự án nhóm B, 40 dự án và 177 hạng mục thuộc dự án nhóm C. Ðến nay, nhiều
dự án đã được hoàn thành và đi vào hoạt động như: dự án đầu tư dây chuyền DIP
20.000 tấn/năm (dây chuyền khử mực giấy loại) và cải tạo nâng cấp Công ty giấy Tân
Mai từ công suất thiết kế 48.000 tấn giấy/năm lên 65.000 tấn/năm; mở rộng Công ty
giấy Bãi Bằng giai đoạn 1 từ 55.000 tấn giấy/năm lên 100.000 tấn/năm, dây chuyền
sản xuất giấy bao bì công nghiệp cao cấp 25.000 tấn/năm tại Công ty giấy Việt Trì;
dây chuyền giấy tissue Cầu Ðuống 10.000 tấn/năm tại công ty giấy Bãi Bằng, dây
chuyền giấy photocopy 12.000 tấn/năm tại Công ty giấy Vạn Ðiểm; dây chuyền sản
xuất giấy bao bì xi măng 12.000 tấn/năm tại Công ty giấy Hoàng Văn Thụ; dây
chuyền giấy tráng phủ 45.000 tấn/năm tại Công ty giấy Bình An, dây chuyền sản xuất
giấy vở tập Hồng Hà 30 triệu cuốn/năm tại Công ty VPP Hồng Hà....
Gần đây nhất vào năm 2006 các dự án nhóm A có tổng vốn đầu tư lớn, mang ý nghĩa
quan trọng lại gặp nhiều khó khăn. Dự án liên doanh với tập đoàn Daewoo đã bị huỷ
bỏ. Mới đây nhất là dự án Nhà máy và vùng nguyên liệu Kon Tum sau khi thực hiện
công tác giải phóng mặt bằng và san ủi mặt bằng giai đoạn 1, đào tạo hơn 200 học
sinh công nhân kỹ thuật, trồng 17.000 ha rừng nguyên liệu giấy tại tỉnh Kon Tum đã
phải dừng công trình (từ tháng 8/2001) để chờ Chính phủ thẩm tra. Dự án Nhà máy
bột giấy và giấy Thanh Hoá đang chậm trễ vì gặp nhiều khó khăn trong thu xếp nguồn
vốn vay trong nước (hiện đã chậm so với tiến độ phần đầu gần 1 năm). Các dự án đầu
tư nâng cấp và mở rộng khác vượt so với tổng mức là 554 tỷ đồng, tăng 22,8% so với
mức được phê duyệt ban đầu. Chính những nguyên nhân trên đã làm chậm tiến độ,

kéo dài thời gian đầu tư của các dự án nên hiệu quả đầu tư giảm (giá bán sản phẩm
giảm trong khi giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng), tăng nợ do tăng tỷ giá ngoại tệ,
các chi phí đầu vào...
Ngành giấy phát triển sẽ tạo ra hiệu quả liên đới đến phát triển kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng và bảo vệ môi trường cho xã hội về lâu dài, đồng thời tạo nhiều công ăn việc
làm cho người lao động nhất là trong thời điểm nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, có rất
nhiều lao động mất việc làm. Do đó, Tổng Cty Giấy kiến nghị: Nhà nước cần tạo cơ chế
chính sách đặc thù để khuyến khích đầu tư ngành giấy trong nước phát triển, tháo gỡ vốn
vay cho các dự án đã được phê duyệt, chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây
dựng qui hoạch cụ thể về phát triển các vùng nguyên liệu trên phạm vi cả nước cùng với
ngành giấy đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia.
1.2. Dự án Giấy Bãi Bằng giai đoạn 1 (2003-2008)
1.2.1 Giới thiệu về dự án
*Tên dự án
Dự án : Đầu tư mở rộng Năng lực sản xuất Cty giấy Bãi Bằng giai đoạn 1
lên 100.000 tấn/năm và 61.000 tấn bột giấy/năm
* Chủ đầu tư
Tổng công ty giấy Việt Nam
* Tổng vốn đầu tư được phê duyệt
966.644.882.243 đồng
* Mục tiêu dự án
Nâng cao năng lực sản xuất giấy từ 50.000 tấn/năm lên 100.000 tấn/năm và sản xuất bột
với công suất 61.000 tấn/năm giúp tự chủ về nguyên liệu và giảm thiểu nguyên liệu nhập
khẩu.
Tận dụng lao động phổ thông trong quá trình sản xuất bột giấy tạo thêm công ăn việc làm
cho người lao động
Đưa nhà máy giấy Bãi Bằng thành đầu tầu trong ngành giấy về sản xuất giấy và bột giấy.
Bãi Bằng là nhà máy được trang bị đồng bộ nhất về máy móc cũng như độ hiện đại trong
hệ thống các nhà máy của tổng công ty giấy Việt Nam, Bãi Bằng có mạnh hay không ở chỗ
nó có tự sản xuất được bột giấy cho sản xuất hay không. Đầu tư mở rộng giai đoạn 1 nằm

trong tiến trình đưa Bãi Bằng thành điểm mạnh trong ngành giấy và đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng về giấy trong nước.
* Văn bản pháp quy dự án Bãi Bằng giai đoạn 1
Căn cứ phê duyệt của chính phủ và các bộ ngành
-Căn cứ quyết định số 341/QĐ-TTg ngày 18/4/98 của thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt dự án : Đầu tư mở rộng Năng lực sản xuất Cty giấy Bãi
Bằng giai đoạn 1 lên 100.000 tấn/năm và 61.000 tấn bột giấy/năm
-Căn cứ số 5148 BKH/VPXT ngày 21/7/98 của BKHĐT về kế hoạch đấu
thầu dự án đầu tư mở rộng năng lực sản xuất giai đoạn 1
-Căn cứ VB số 872/CP-KTN ngày 29/7 của chính phủ về kế hoạch đấu thầu
dự án
-Thông báo số 2466/VPCP-CN ngày 19/6/2000 của VPCP về việc điều
chỉnh gói thầu số 7 dự án Đầu tư mở rộng Năng lực sản xuất Cty giấy Bãi
Bằng giai đoạn 1 lên 100.000 tấn/năm và 61.000 tấn bột giấy/năm
-Căn cứ văn bản số 227/CP-CN ngày 26/3/2001 của thủ tướng về việc điều
chỉnh tổng mức đầu tư và giá gói thầu số 3 dự án Đầu tư mở rộng Năng lực
sản xuất Cty giấy Bãi Bằng giai đoạn 1 lên 100.000 tấn/năm và 61.000 tấn
bột giấy/năm
-Căn cứ VB số 922/CP-QHQT ngày 9/10/2001 của chính phủ về việc ký
hiệp định tín dụng với AB, SEK, NDF,NIB
-Căn cứ VB số 2909/TC-TCĐN ngày 27/3/2002 của bộ tài chính về việc
hướng dẫn cơ chế Tài chính áp dụng với vốn vay nước ngoài cho Dự án
-Căn cứ công văn số 4514/CV-TDTP 9/10/2003 của bộ công nghiệp về ủy
quyền cho Tổng công ty giấy Việt Nam phê duyệt thiết kế và dự toán gói
thầu số 5 và số 7 D dự án.
-Căn cứ công văn số 1537/CP-CN ngày 6/11/2003 của chính phủ về điều
chỉnh kế hoạch đầu tư dự án

×