Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN HOÀN HỒI DỊCH TIÊU HÓA TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN SAU MỔ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.68 KB, 20 trang )

KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN HOÀN HỒI DỊCH TIÊU HÓA
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN SAU MỔ

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của truyền hoàn hồi dịch tiêu hóa qua lỗ mở thông
ruột ra da vào đoạn ruột còn lại, phối hợp với dinh dưỡng đường tĩnh mạch và đường
ruột trên các bệnh nhân có hội chứng ruột ngắn sau mổ.
Phương pháp: 7 bệnh nhân với hội chứng ruột ngắn sau mổ cắt đoạn ruột non
do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dịch tiêu hóa tống xuất qua lỗ mở thông hỗng tràng
ra da được sử dụng để truyền lại ngay vào đầu ruột non còn lại, phối hợp với điều trị
dinh dưỡng tĩnh mạch cũng như các biện pháp toàn thân khác. Chúng tôi đánh giá sự
cải thiện về dinh dưỡng thông qua các chỉ số đánh giá dinh dưỡng lâm sàng và cận
lâm sàng khác.
Kết quả: Các bệnh nhân của chúng tôi đều có tiến triển tốt sau khi áp dụng
phương pháp truyền dịch tiêu hóa hoàn hồi. Bệnh nhân ít có rối loạn về nước và điện
giải, lên cân, và đáp ứng được khả năng phẫu thuật lập lại lưu thông tiêu hóa. Không
có trường hợp nào tử vong trong quá trình điều trị. Các bệnh nhân đều được xuất viện
ổn định.
Kết luận: Hội chứng ruột ngắn là một tình trạng bệnh lý nặng đòi hỏi có sự
chăm sóc toàn diện về dinh dưỡng cũng như các phương pháp điều trị toàn thân khác.
Phương pháp truyền hoàn hồi dịch tiêu hóa là khả thi và an toàn, giúp giảm những rối
loạn về nước, điện giải, hỗ trợ tích cực trong điều trị dinh dưỡng, giảm các biến
chứng và tử vong. Mặt khác phương pháp này còn giúp giảm bớt chi phí điều trị cho
bệnh nhân.
ABSTRACT
RESULT OF REINFUSION OF JEJUNAL FLUID INTO REMNANT
SMALL INTESTINE IN PATIENTS WITH POSTOPERATIVE SHORT BOWEL
SYNDROME
Lam Viet Trung, Nguyen Minh Hai, Luu Ngan Tam, Nguyen Ngoc Quoc
Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 3 - 2008: 41 – 47


Aim: To evaluate the result of reinfusion of jejunal digestive fluid into
remnant small intestine, in combined with enteral and parenteral nutrition in patients
with postoperative short bowel syndrome.
Method: 7 patient with short bowel syndrome following small intestine
resection due to several reasons. The digestive fluid collected through jejunal stoma
was quickly reinfused into the remnant small intestine, in combined with enteral and
parenteral nutrition. We evaluate the nutritional improvement by clinical and
paraclinical criteria.
Results: All of our patients have good improvement following the treatment.
Patients have no water and electrolyte disturbances, gain weight and meet up with the
surgical requirement for reestablishing intestinal continuity. No mortality was found.
All patient were safely discharged.
Conclusion: Short bowel syndrome is a severe and complicated situation that
requires not only a complete nutritional support but also a multimodality
management. Reinfusion of jejunal digestive fluid into into the remnant small
intestine is feasible and safe. This method helps reducing water and electrolyte
disturbance, improving nutritional condition and minimizing morbidity and mortality.
Besides, this method also helps to reduce treatment cost for these patients.
MỞ ĐẦU
Hội chứng ruột ngắn sau mổ thường gây những rối loạn trầm trọng về nước,
điện giải, dinh dưỡng…. nhất là đối với các trường hợp còn lỗ mở thông ruột non ra
da. Dinh dưỡng đường tĩnh mạch đơn thuần rất tốn kém và thường không đủ đáp ứng
nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của cơ thể, trong khi đó lượng dịch ruột mất đi
qua lỗ mở thông ruột ra da lại rất nhiều. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kết
quả bước đầu đạt được với phương pháp sử dụng lại lượng dịch mất qua lỗ mở thông
ruột ra da để truyền lại vào đoạn ruột non còn lại, phối hợp với điều trị dinh dưỡng
tích cực qua đường tĩnh mạch và đường ruột trên các bệnh nhân với hội chứng ruột
ngắn sau mổ.
Sơ lưỢc vỀ hỘi chỨng ruỘt ngẮn
Hội chứng ruột ngắn là gì?

Trước đây hội chứng ruột ngắn được định nghĩa khi ruột non bị mất đi 50%
chiều dài, đặc biệt là khi đoạn cuối hồi tràng bị cắt đi cùng với van hồi manh tràng.
Ngày nay, người ta gọi là hội chứng ruột ngắn khi ruột non sau khi cắt bỏ còn lại
<200 cm (đối với người lớn). Đó là đối với ruột non còn lại bình thường. Còn đối với
ruột non còn lại có bệnh (bệnh niêm mạc, viêm ruột do Crohn hay do xạ trị …) thì
tiêu chuẩn này còn có những yếu tố tăng nặng hơn.
Năm 1880, ca phẫu thuật cắt 2 mét ruột non đầu tiên được báo cáo. Chỉ ít lâu
sau đó, người ta đã chứng minh được có mối liên hệ giữa mức độ cắt đoạn ruột non
và tỉ lệ sống còn. Năm 1935, Haymond đã báo cáo kết quả phẫu thuật cắt đoạn ruột
non trên 257 bệnh nhân. Ông cho rằng, nếu cắt đi ít hơn 1/3 chiều dài ruột thì chức
năng ruột non gần như không thay đổi, tuy nhiên nếu cắt trên 50% chiều dài ruột non
thì những rối loạn bắt đầu xuất hiện
(Error! Reference source not found.)
.
Trong vài chục năm gần đây, nhiều tiến bộ y học đã giúp cho các bệnh nhân
với hội chứng ruột ngắn có nhiều cơ hội hơn để sống và sống với chất lượng cuộc
sống gần với bình thường hơn. Một trong những tiến bộ y học đáng kể phải nói đến là
điều trị dinh dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch (total parenteral nutrition). Điều
này đã giúp cho nhiều bệnh nhân duy trì được tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật
cắt nhiều ruột. Mặt khác, người ta cũng quan sát thấy khả năng thích nghi tăng hấp
thu ở đoạn ruột non còn lại sau cắt đoạn ruột non. Flint, một phẫu thuật viên ở bệnh
viện John Hopskin, trong một nghiên cứu thực nghiệm, đã cho thấy chó vẫn có khả
năng sống lâu sau khi bị cắt 80% ruột non. Một số loại thuốc giúp tăng khả năng hấp
thu của đoạn ruột non còn lại cũng đã được giới thiệu và sử dụng
(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.)
.
Với những bệnh nhân có hội chứng ruột ngắn sau mổ, sau khi đã qua thời gian
thích nghi nhưng đoạn ruột còn lại vẫn không đảm nhận được chức năng nuôi dưỡng
cơ thể thì biện pháp cuối cùng là ghép ruột nhằm giúp bệnh nhân có thể trở lại cuộc

sống bình thường. Nếu như trước đây, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân với hội chứng
ruột ngắn sống được đến 1 năm thì gần đây tỉ lệ này đã đạt được là 70%. Con số này
ngày nay chắc chắn đã tăng hơn nhiều.
Nguyên nhân của hội chứng ruột ngắn sau mổ
Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng ruột ngắn sau mổ. Dưới đây là một
số nguyên nhân chính thường gặp:
+ Tắc mạch mạc treo ruột (tắc động tĩnh mạch mạc treo tràng trên hoặc nhánh
của nó). Nguyên nhân này chiếm khoảng hơn 40% trong các trường hợp cắt nhiều
ruột non (đoạn ruột còn lại <50cm).
+ Xoắn ruột non.
+ Chấn thương hoặc vết thương thấu bụng.
+ Sau mổ cắt u sau phúc mạc.
+ Tắc ruột / dính ruột.
+ Cắt ruột nhiều lần do bệnh Crohn ….
Diễn biến của hội chứng ruột ngắn
Trong diễn biến của hội chứng ruột ngắn, người ta thường chia thành 3 giai
đoạn sau
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
:
(1) Giai đoạn 1: những vấn đề do bệnh lý nền tảng, phẫu thuật và giai đoạn
hậu phẫu.
(2) Giai đoạn 2: giai đoạn bán cấp: đoạn ruột còn lại bắt đầu thích nghi
(3) Giai đoạn 3: giai đoạn mạn tính. Những bệnh nhân ở giai đoạn này hoặc là
phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch, hoặc có thể bỏ
dinh dưỡng đường tĩnh mạch với chế độ ăn thích hợp.
Trong nghiên cứu này thì chúng ta đang can thiệp bệnh nhân ở trong giai đoạn
1 và bắt đầu vào giai đoạn 2. Các bệnh nhân của chúng tôi đều là các bệnh nhân có
hội chứng ruột ngắn với lỗ mở thông hỗng tràng ra da.
BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đặc điểm bệnh nhân

Chúng tôi có 7 bệnh nhân, trong đó 6 nam và 1 nữ. Tuổi trung bình 32,4 ± 7,4
(23 tuổi – 43 tuổi).
Bảng 1: Bệnh lý nền
Bệnh lý Số
bệnh nhân

Tỉ
lệ %
H
ội chứng
thận hư
1 14,3

Lymphoma 1 14,3

Lupus đỏ 1 14,3

K đại tr
àng
chậu hông
1 14,3

Nguyên nhân cắt đoạn ruột
Có nhiều nguyên nhân, trong đó tắc mạch mạc treo ruột chiếm tỉ lệ cao nhất
(37,5%).
Bảng 2: Nguyên nhân cắt ruột
Nguyên nhân

Số
bệnh nhân


Tỉ
lệ %
T
ắc mạch mạc
3 42,8

Nguyên nhân

Số
bệnh nhân

Tỉ
lệ %
treo tràng trên
Xoắn ruột non

1 14,3

Viêm ru
ột hoại
tử
1 14,3

Tắc ruột-
dính
ru
ột sau mổ cắt đại
tràng chậu hông do K


1 14,3

T
ắc ruột do
lymphoma ruột non
1 14,3

Bảng 3: Phương pháp phẫu thuật
Phương
pháp
Số
bệnh nhân

Tỉ
lệ %
C
ắt đoạn ruột
non hoại tử, đ
ưa 2
đầu ruột ra da
6 85,7

Can thi
ệp
m
ạch máu + cắt
đo
ạn ruột non hoại
tử
1 14,3


Trong 7 bệnh nhân, có 5 bệnh nhân được mổ cắt ruột tại bệnh viện Chợ Rẫy, 2
trường hợp mổ tại bệnh viện tỉnh sau đó chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy.
Chiều dài ruột non cắt đi trung bình 235 ± 98 cm (50 – 300 cm).
Chiều dài ruột non còn lại từ góc Treizt đến lỗ mở thông hỗng tràng ra da
trung bình 35,7 ± 20,7 cm (10 – 60).
Chiều dài ruột non còn lại từ lỗ mở thông ruột non ra da đến van Bauhin trung
bình 124 ± 93 cm (30 – 300 cm).
Tổng chiều dài ruột non còn lại trung bình 155 ± 87 cm (20 - 310 cm).
Phương pháp
Nghiên cứu tiền cứu, can thiệp lâm sàng.
Từ 11/2006 đến 4/2008, chúng tôi đã điều trị cho 7 trường hợp có hội chứng
ruột ngắn sau mổ với lỗ mở thông hỗng tràng ra da (hai đầu ruột non đưa ra da). Các
bệnh nhân này đã trải qua phẫu thuật cắt đoạn phần lớn ruột non với nhiều nguyên
nhân khác nhau.
Trong giai đoạn hậu phẫu sớm, chúng tôi cho truyền lại toàn bộ lượng dịch
ruột tống xuất qua lỗ mở thông hỗng tràng ra da vào đầu ruột non còn lại. Dịch tiêu
hóa sau khi được thu thập từ lỗ mở thông hỗng tràng được lọc qua lớp gạc mỏng, sau
đó truyền nhỏ giọt liên tục vào đầu ruột non phía dưới qua ống Foley hay ống Pezzer.
Phối hợp truyền xen kẽ với soup xay và sữa dinh dưỡng (Ensure, Isocal …). Bệnh
nhân vẫn được cho ăn qua đường miệng bình thường kèm với dinh dưỡng hỗ trợ qua
đường tĩnh mạch với các thành phần đạm, mỡ, đường và các yếu tố vi lượng.
Các bệnh nhân được đánh giá tiến triển thông qua các chỉ số dinh dưỡng lâm
sàng (tổng trạng, dấu mất nước, cân nặng, lượng nước tiểu, tính chất phân…) và cận
lâm sàng: điện giải đồ, đạm máu, albumin máu, prealbumin, transferin, chức năng gan
thận …
Các biến chứng khác cũng được ghi nhận: viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, suy
thận cấp …
KẾT QUẢ
Hình 1: Sơ đồ phẫu thuật và đường truyền lại dịch ruột

Hình 2: Bệnh nhân với đường hút và truyền lại dịch ruột (đầu ruột non trên
còn 30cm, dưới còn 2,5m)
Lượng dịch tống xuất ra qua lỗ mở thông hỗng tràng
Lượng dịch tống xuất qua lỗ mở hỗng tràng: từ 1200 ml/24h đến 10000
ml/24h, trung bình khoảng 2500 ml/24h.
Cấy dịch tiêu hóa hồi truyền
Chúng tôi lấy dịch tiêu hóa hồi truyền để thử cấy tìm vi trùng. Loại vi trùng
thường gặp là E. coli và Streptococcus group D, đa số đề kháng với nhiều loại kháng
sinh.
Lượng dịch truyền lại
Tỉ lệ truyền lại dịch vào đầu dưới ruột non từ 80 – 100% lượng dịch thu thập
được.
Tính chất phân
Trong giai đoạn đầu khi bắt đầu chế độ truyền lại dịch tiêu hóa, bệnh nhân
thường có tiêu chảy nhẹ trong 3 – 5 ngày, sau đó phân sệt hơn hoặc đặc hẳn. Các
bệnh nhân không có biểu hiện đau bụng, sốt hay nhiễm trùng đường ruột khi được
truyền lại dịch tiêu hóa.
Cân bằng nước và điện giải
Bệnh nhân không hoặc ít có các dấu hiệu mất nước và rối loạn điện giải.
Chúng tôi chỉ có một trường hợp biểu hiện mất nước nặng và co giật trong giai đoạn
đầu điều trị, sau đó ổn định.
Cân nặng
Các bệnh nhân đều tăng cân khi bắt đầu quá trình điều trị. Có bệnh nhân đã
tăng 16 kg (từ 35 kg lên 51 kg) sau 16 tuần điều trị.
Đạm máu
Trong tất cả các trường hợp protid máu và albumin máu đều tăng sau khi bắt
đầu chế độ điều trị.
Biến chứng và tử vong
Biến chứng thường gặp nhất là viêm loét da quanh lỗ mở thông hỗng tràng
(100%). Không có trường hợp nào tử vong.

Bảng 4: Các biến chứng hậu phẫu
Biến chứng Số
bệnh nhân

Tỉ
lệ %
Viêm da
quanh l
ỗ mở ruột ra
da
7 100

Viêm phổi 3 42,8

Loét vùng
cùng cụt
2 28,5

Nhiễm tr
ùng
tiểu
3 42,8

Động kinh 1 14,3

Thời gian nằm viện trung bình 70,5 ± 34,9 ngày (từ 37 ngày – 126 ngày).
Lập lại lưu thông tiêu hóa
Các bệnh nhân đều được lên lịch mổ lập lại lưu thông tiêu hóa và xuất viện ổn
định. Trong 5 bệnh nhân mổ tại bệnh viện Chợ Rẫy, thời gian nằm viện từ sau mổ cắt
ruột non đến khi lập lại lưu thông tiêu hóa trung bình là 65,4 ngày (từ 28 – 110 ngày).

BÀN LUẬN
Ruột non có vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng, nước,
điện giải và các yếu tố vi lượng khác. Niêm mạc ruột non là một cơ quan sản sinh
miễn dịch chủ yếu của cơ thể từ hệ thống mô lymphô bào (gut associated lymphoid
tissue) và thay đổi rất nhanh (nửa đời sống của niêm mạc ruột chỉ có 24 giờ) (Error!
Reference source not found.). Do đó việc cắt đi nhiều ruột non là một việc làm cần
đắn đo kỹ trước khi tiến hành. Trong số 3 bệnh nhân tắc mạch mạc treo ruột non, chỉ
có 1 trường hợp được can thiệp mạch máu lấy máu cục thuyên tắc giúp xác định rõ
hơn đoạn ruột còn giữ lại được.
Với các bệnh nhân được đưa hỗng tràng ra da ở đoạn gần góc Treizt, thì lượng
dịch mất qua hỗng tràng ra da mỗi ngày rất nhiều. Thành phần dịch này gồm nhiều
thành phần trong đó có rất nhiều men tiêu hóa: dịch dạ dày, dịch tá tràng, dịch mật,
dịch tụy, dịch ruột … Theo sinh lý bình thường, ruột non có khả năng hấp thu 7 – 8 lít
nước mỗi ngày. Lượng dịch đổ xuống đoạn đầu hỗng tràng tối thiểu cũng là khoảng
2000 -2500 ml, đó là chưa kể lượng thức ăn đưa vào qua đường miệng.
Các bệnh nhân của chúng tôi đa phần có đoạn ruột non còn lại phía trên (từ
góc Treitz trở xuống) rất ngắn (từ 10 – 60 cm), do đó dịch tống xuất ra lỗ mở thông
hỗng tràng rất nhiều và lỏng như nước. Thực tế, có trường hợp bệnh nhân thu thập
được đến 10 lít dịch mỗi ngày qua lỗ mở thông hỗng tràng và truyền lại được toàn bộ
lượng dịch này xuống đầu ruột dưới. Đây là những thành phần dịch tiêu hóa rất có giá
trị. Việc trả lại toàn bộ lượng dịch mất đi này vào ống tiêu hóa chắc chắn sẽ giúp cơ
thể tránh những rối loạn trầm trọng về nước, điện giải cũng như sự hấp thu các chất
dinh dưỡng.
Việc thu thập lượng dịch qua lỗ mở thông tiêu hóa đôi khi cũng gặp khó khăn.
Đa số các bệnh nhân đều bị viêm loét da quanh lỗ mở thông hỗng tràng, do đó việc
đặt túi hậu môn nhân tạo đôi khi không thực hiện được. Với các trường hợp viêm loét
nhiều, chúng tôi dùng một vòng nhựa tròn đặt quanh lỗ mở thông hỗng tràng và dùng
ống hút hút dịch liên tục. Đầu ống hút được cách ly với niêm mạc ruột bằng một lớp
gạc mỏng nhằm tránh áp lực hút làm tổn thương niêm mạc ruột hoặc thành bụng.
Dịch hút ra được lọc lại và truyền lại ngay vào đầu ruột non phía dưới qua một ống

Foley hoặc Pezzer đặt sâu vào lòng ruột.
Chúng tôi cũng nhận thấy kết quả cấy vi trùng của dịch tiêu hóa trước khi cho
truyền lại có nhiều loại vi trùng khác nhau, đa số vi trùng đề kháng với nhiều loại
kháng sinh. Tuy nhiên, thực tế các bệnh nhân của chúng tôi không trường hợp nào có
rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy nhiễm trùng. Thiết nghĩ, điều này có thể được giải
thích do khả năng đề kháng miễn dịch rất tốt của niêm mạc ống tiêu hóa nói chung và
niêm mạc ruột non nói riêng
(Error! Reference source not found.)
.
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch toàn phần (TPN: total parenteral nutrition) có
khả năng đáp ứng được nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho những bệnh nhân này.
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch có vai trò rất quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn đầu
hậu phẫu
(Error! Reference source not found.)
. Tuy nhiên, nếu chúng ta nuôi dưỡng bằng đường
tĩnh mạch đơn thuần thì việc đáp ứng được nhu cần năng lượng tăng rất cao ở các
bệnh nhân này đòi hỏi một khoản chí phí rất lớn. Đó là chưa kể những tai biến, biến
chứng có thể xảy ra khi sử dụng dinh dưỡng đường tĩnh mạch kéo dài
(Error! Reference
source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
.
Việc truyền thức ăn và đặc biệt là hồi truyền lại dịch tiêu hóa từ đầu ruột trên
vào đầu ruột dưới còn có những tác động tích cực khác. Việc nuôi dưỡng qua đường
tiêu hóa có vai trò giúp cho đoạn ruột còn lại hoạt động và có những tác động tốt hơn
về mặt tăng khả năng hấp thu của niêm mạc ruột non, tác động tốt đến hệ thống miễn
dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng lành vết thương
(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.)
. Mazaki T.
(Error! Reference source not found.)

, trong một nghiên
cứu tổng hợp (meta-analysis) trên 2552 bệnh nhân, đã chứng minh rằng dinh dưỡng
qua đường ruột còn có tác dụng giảm các biến chứng hậu phẫu, giảm tỉ lệ xì dò miệng
nối, giảm nhiễm trùng và rút ngắn thời gian nằm viện. Chúng tôi cho rằng không có
dịch truyền nào qua đường tiêu hóa nào có thể sánh được với dịch tiêu hóa của chính
bệnh nhân được truyền lại.
Cornelia và cộng sự
(Error! Reference source not found.)
cho thấy nhóm bệnh nhân nuôi
dưỡng qua ống tiêu hóa 8 đến 12 tiếng sau phẫu thuật cắt đoạn ống tiêu hóa đạt được
cân bằng nitrogen tốt hơn và ngăn ngừa được tính khả thấm của niêm mạc ruột non so
với nhóm được dinh dưỡng tĩnh mạch (p<0,005). Stephen và cs
(Error! Reference source not
found.)
, cũng trong một nghiên cứu tổng hợp (meta-analysis) từ 11 nghiên cứu có đối
chứng lâm sàng ngẫu nhiên cũng cho thấy dinh dưỡng qua đường tiêu hóa trong vòng
24 giờ đầu sau phẫu thuật không những làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và thời gian
nằm viện (p<0,005) mà còn làm giảm nguy cơ bung vết mổ (p=0,08), nhiễm trùng vết
mổ, viêm phổi và tử vong (p>0,1).
Chúng tôi áp dụng biện pháp dinh dưỡng phối hợp tích cực này cho 7 bệnh
nhân với hội chứng ruột ngắn kể trên thì cả 7 bệnh nhân đều có tiến triển tích cực.
Không có trường hợp nào tử vong và cả 7 trường hợp đều đủ điều kiện để chúng tôi
thực hiện tiếp phẫu thuật lập lại lưu thông tiêu hóa.
Do thời gian nằm viện kéo dài, các bệnh nhân này thường có những biến
chứng do nằm lâu. Chúng tôi có 3 trường hợp bị viêm phổi và 2 trường hợp bị loét
vùng cùng cụt đòi hỏi sự chăm sóc tích cực của điều dưỡng và thân nhân. Đặc biệt có
1 trường hợp co giật kiểu động kinh trong thời gian bắt đầu điều trị. Trường hợp này
chúng tôi cho rằng là do thiếu nước điện giải vì bệnh nhân mất dịch tiêu hóa rất nhiều
(3 – 4 lít /ngày), trong khi đó lúc đầu người nhà chưa biết truyền lại được hết lượng
dịch này, hơn nữa lại cho ăn uống không đầy đủ. Sau khi hướng dẫn và kiểm tra việc

truyền lại dịch và phối hợp bù nước đầy đủ thì bệnh nhân hết co giật.
Sự thành công bước đầu trong việc đưa các bệnh nhân này đủ khả năng thực
hiện phẫu thuật lập lại lưu thông tiêu hóa chỉ là bước thứ nhất trong quá trình điều trị
các bệnh nhân với hội chứng ruột ngắn. Việc hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn phù
hợp và phối hợp dinh dưỡng đường tiêu hóa và tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng
giúp bệnh nhân vượt qua được những thiếu hụt về dinh dưỡng. Với sự tiến bộ của y
học, nhiều hướng mới đã được mở ra hơn nhằm giúp các bệnh nhân này trở về với
công việc và xã hội như việc sử dụng các yếu tố tăng trưởng tế bào ruột non, chất kích
thích ruột thích nghi hoặc ghép ruột
(Error! Reference source not found.)

KẾT LUẬN
Hội chứng ruột ngắn với lỗ mở thông ruột non ra da là một tình trạng bệnh lý
nặng đòi hỏi có sự chăm sóc tích cực về dinh dưỡng cũng như các phương pháp điều
trị toàn diện khác. Phương pháp truyền hoàn hồi dịch tiêu hóa mất đi qua lỗ mở thông
hỗng tràng ra da để truyền lại vào đoạn ruột non còn lại là khả thi và an toàn, giúp
giảm những rối loạn về nước điện giải và dinh dưỡng, giảm bớt chi phí điều trị cho
bệnh nhân. Tuy nhiên theo dõi và điều trị lâu dài ở những bệnh nhân này vẫn còn
nhiều khó khăn và thử thách đối với cả bệnh nhân và thầy thuốc.
Chúng tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể được vận dụng
trong thực tế điều trị những bệnh lý tương tự như hội chứng ruột ngắn hoặc rò tiêu
hóa cao ở các trung tâm y khoa tuyến tỉnh khác. Kết quả của các nghiên cứu khác với
số lượng bệnh nhân lớn hơn là cần thiết để giúp xác định vai trò và chỉ định của
phương pháp điều trị này.

×