Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở TRẺ EMDO KÝ SINH TRÙNG ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.77 KB, 9 trang )

BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở TRẺ EM
DO KÝ SINH TRÙNG

TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi báo cáo hai trường hợp bệnh nhi nhiễm KST
.Ca lâm sàng: Báo cáo 2 ca lâm sàng: bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng tại
phổi với các triệu chứng ho ra máu; đau ngực. X Quang phổi cho thấy hình ảnh
thâm nhiễm dạng nốt tròn và tràn dịch màng phổi.
Kết quả:Công thức máu có bạch cầu toan tính tăng cao. Huyết thanh chẩn
đoán dương tính với giun đũa chó, giun Gnathostoma , giun lươn.
Kết luận: Cả hai đều được điều trị khỏi với Albendazole.
ABSTRACT
Objectives: We report two cases of children who infected by parasites.
Cases presentations::Report two cases: Children patients who came with
respiratory manifestations: hemopstasis; chest pain. A radiograph of chest revealed
a nodule in the left lung in one case and a pleural effusion in another case.
Results: Laboratory tests showed eosinophilia and the presence of
antibodies against Toxocara Canis, Gnathostoma, Stronggyloides stercoralis.
Conclusions: Both of them were cured with Albendazole.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ký sinh trùng rất phổ biến trên thế giới, nhất là các nước đang phát
triển ảnh hưởng đến hàng trăm triệu ngưới. Tình trạng nuôi chó mèo rất phổ biến
từ thành thị đến nông thôn, đa số chó mèo được thả rong không được xổ giun định
kỳ, chó mèo phóng uế bừa bãi dễ gây ô nhiễm môi truờng; việc thói quen ăn các
thức ăn không nấu chín như thức ăn nướng, phở tái, vệ sinh cá nhân trong sinh
hoạt và ăn uống không tốt nên sự lây nhiễm giun sán sang người là điều tất
nhiên khó tránh khỏi
[2]
. Chúng tôi xin nêu hai trường hợp lâm sàng minh họa cho
vấn đề nhiễm ký sinh trùng nội tạng ở trẻ em dưới đây
Trường hợp 1


Bệnh nhân nam 11tuổi, nhà ở Quận 8 TP. HCM, lý do đến khám bệnh : ho
ra máu. Bệnh sử 2 ngày không sốt , sáng ngủ dậy sau khi đánh răng thấy ho đàm
lẫn máu tươi , ăn uống bình thường, tối đến ho thêm một lần ra máu tươi lượng ít
khoảng 2,5 ml. Khám lâm sàng tổng trạng tốt, không hạch ngoại biên, phổi không
nghe ran.
Xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy:
Công thức máu : Bạch cầu tăng: 10900/mm3, bạch cầu đa nhân chiếm
26,3%, bạch cầu đơn nhân: 34,1%, bạch cầu toan tính( BCTT) tăng cao chiếm
34,2% DTHC: 43,3% Tiểu cầu tăng nhẹ; 331.000/mm3. Xét nghiệm lao âm tính.
CRP: 10mg/l.

X Quang phổi : đốm mờ tròn cạnh rốn phổi trái, không hạch rốn phổi.
Huyết thanh chẩn đoán Mycoplasma pneumonia và Chlahmydia âm tính
Huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng:
Toxocara canis ( giun đũa chó) dương tính: 0,56 OD (bt < 0,3 OD).
Gnathosthoma dương tính 1/800
Được điều trị Albendazole 15mg/ kg / ngày trong 2 tuần
XQ phổi 2 tuần sau hoàn toàn bình thường, triệu chứng ho ra máu giảm dần
và biến mất sau 7 ngày điều trị
Bạch cầu toan tính giảm còn 13% sau 1 tuần, 0% sau 2 tuần và 1 tháng.
Điều tra dịch tễ học : nhà có nuôi 2 con chó, mỗi ngày đều ăn 1 tô phở tái,
thỉnh thoảng có ăn cá lóc nướng.
Trường hợp 2
Bệnh nhân nam 12 tuổi, nhà ở Đức Huệ Long An. Bệnh sử sốt tái đi tái lại
1 tháng , ăn uống kém, sụt cân, đau ngực, vào bệnh viện Long An điều trị14 ngày
sau đó chuyển đến BV Nhi Đồng 1 với chẩn đoán: tràn dịch màng phổi nghi lao.
Khám lúc vào bệnh nhân da hơi xanh , phế âm giảm đáy phổi phải, gan lách
không to. Các xét nghiệm về lao âm tính,
XQ phổi có hình ảnh Viêm phổi đáy phải và tràn dịch màng phổi lượng ít
bên phải.


Hình 1: XQ phổi mới vào
Huyết thanh chẩn đoán Mycoplasma pneumonia âm tính , IgG Chlahmydia
dương tính 18,2.
Huyết thanh chẩn đoán KST:
-Toxocara canis ( giun đũa chó) dương tính: 1,083 OD .
- Strongyloides stercoralis ( giun lươn) dương tính 1069 OD.
Công thức máu: Bạch cầu tăng cao 36.800/mm3 bạch cầu đa nhân: 10%,
bạch cầu đơn nhân: 17%, Bạch cầu toan tính tăng rất cao: 72%. Hct: 34% Tiểu
cầu: 274.000/mm3. VS: 10-20 mm. Dịch màng phổi là dịch tiết, thành phần đơn
nhân chiếm 60%.
Xét nghiệm lao âm tính. CRP: 14mg/l.
Bệnh nhân đuợc điều trị 14 ngày Ciprotil, sau điều trị kháng sinh vẫn còn
tình trạng tràn dịch màng phổi, sau khi có kết quả huyết thanh dương tính với giun
sán được điều trị với Albendazole liều 15mg/ kg / ngày trong 14 ngày. Sau 2 tuần
điều trị bệnh nhân hết sốt, ăn khá hơn.
XQ phổi kiểm tra hết viêm phổi và tràn dịch màng phổi sau 2 tuần.
Tỷ lệBCTT còn cao: sau 1 tuần 40% sau 2 tuần 66%. Bệnh nhân được điều
trị tiếp tục với Albendazole thêm 2 tuần tỷ lệ BCTT giảm dần còn 56%, 41%,
13%. 6%.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân hoàn toàn không có tác dụng phụ của
thuốc, chức năng gan luôn trong giới hạn bình thường.
Điều tra dịch tễ học : nhà có nuôi 1 con chó , 1 con mèo, bệnh nhân luôn có
thói quen đi chân đất vì nhà ở trong vùng ngập nước.

Hình 2: sau 2 tuần điều trị bằng Ciprotil, còn hình ảnh tràn dịch màng phổi
.
Hình 3: Hết hình ảnh tràn dịch sau 2 tuần điều trị Albendazole
BÀN LUẬN
Ký sinh trùng co thể ảnh hường lên hệ thống hô hấp qua hai cơ chế: (1) Tổn

thuơng cơ học gây ra bởi sư hiện diện của ký sinh trùng. (2) Do đáp ứng miễn dịch
của cơ thể đối với ký sinh trùng hay một thành phần của ký sinh trùng
[4]
.
Biểu hiện đường hô hấp của nhiễm ký sinh trùng rất đa dạng bên cạnh các
triệu chứng cơ năng như ho, khạc đàm, ho ra máu, đau ngực, khó thở, khò khè ;
các triệu chứng X quang biểu hiện dưới nhiều dạng như: dạng khối u, dạng nang,
thâm nhiễm phổi đốm, viêm phổi kẽ, tràn dịch màng phổi, cao áp phổi
[3]

Cả hai trường hợp trên chúng tôi đều nghĩ đến bệnh cảnh lao trước tiên và
làm các xét nghiệm hướng đến chẩn đoán lao. Dấu hiệu gợi ý nghĩ đến nhiễm ký
sinh trùng là do có sự tăng cao bạch cầu toan tính và từ đó cùng với điều tra về
dịch tễ chúng tôi mới làm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán tìm ký sinh trùng gây
bệnh.
Do trình độ vệ sinh kém, do thói quen tiếp xúc với chó mèo, ăn uống sống,
thói quen đi chân đất , người ta có thể mang trong cơ thể rất nhiều loại giun sán
khác nhau. Như hai trường hợp kể trên mỗi bệnh nhân mang trong người hai loại
giun. Trường hợp 1 là giun đũa chó và giun Gnathostoma; truờng hợp 2 là giun
đũa chó và giun lươn. Cả hai trường hợp này đều có yếu tố dịch tễ rõ ràng.
Về chẩn đoán lâm sàng rất dễ chẩn đoán lầm với những bệnh cảnh khác
như viêm phổi do vi trùng thường, lao phổi, lao màng phổi, hen phế quản, kén
phổi bội nhiễm.
Chẩn đoán xác định, dựa vào các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán ký
sinh học bằng hai phương pháp: (1) Xét nghiệm trực tiếp tìm giun sán trong bệnh
phẩm (phân, máu, đàm ). (2) Xét nghiệm gián tiếp bằng phương pháp miễn dịch
vì có nhiều trường hợp khó tìm thấy giun sán trong bệnh phẩm ví dụ như giun sán
đang ở giai đoạn di chuyển trong mô (chưa trưởng thành), giun sán đang ở trong
giai đoạn ấu trùng, giun sán ở những mô không thể lấy được như não, mắt hoặc ở
sâu trong gan, phổi.

[1]

Triệu chứng bạch cầu toan tính tăng trong máu,chỉ là xét nghiêm định
hướng, không phải là triệu chứng đặc hiệu mà đây là triệu chứng gợi ý để làm xét
nghiệm huyết thanh học. Nếu lâm sàng và dịch tễ gợi ý thì dù không tăng bạch cầu
toan tính cũng nên chỉ định xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán (ví dụ tỷ lệ tăng
bạch cầu toan tính rất thấp ở thể mắt)
[2]
.
Về điều trị chúng tôi sử dụng Albendazole cho cả hai trường hợp, Albendazole
tác động lên cả ba giai đoạn trứng, ấu trùng và giai đoạn trưởng thành
[4]
. Thời gian
điều trị thay đổi tùy trường hợp, riêng trường hợp có nhiễm giun lươn đi kèm chúng
tội phải điều trị trong thời gian một tháng thì bạch cầu toan tính mới giảm gần như
bình thường.
KẾT LUẬN
Biểu hiện hô hấp trong bệnh cảnh nhiễm ký sinh trùng đa dạng. Cần nghĩ
đến trong những trường hợp có tổn thương phổi kèm bạch cầu toan tính tăng cao.
Chẩn đoán bệnh dựa vào xét nghiệm huyết thanh. Albendazole tỏ ra có hiệu quả
trong điều trị tổn thương phổi do nhiễm các ký sinh trùng kể trên. Cần giáo dục
cộng đồng về cách lan truyền bệnh, mối nguy hại của bệnh , và cách phòng tránh
nhiễm ký sinh trùng.

×