Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢCỦA ALBENDAZOLE pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.4 KB, 54 trang )

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ
CỦA ALBENDAZOLE

TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Xác định biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân
nhiễm Strongyloides stercoralis. (2) Hiệu quả của albendazole trong điều trị nhiễm
Strongyloides stercoralis .
Phương pháp: mô tả, cắt ngang.
Kết quảvà kết luận:Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng chiếm
71,4%, trong đó đau thượng vị chiếm 35,7%. Nội soi và sinh thiết dạ dày tá tràng
100% đều có tổn thương, trong đó viêm xung huyết dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất
72,4%. Albendazole có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nhiễm Strongyloides
stercoralis, và phác đồ 21 ngày tốt hơn phác đồ 10 ngày.
ABSTRACT
Objectives: (1) To define clinical and paraclinical manifestation of patients
with Strongyloides stercoralis infection. (2) The effectiveness of Albendazole in
Strongyloides stercoralis treatment in patients with digestive disorder.
Methods: A cross-sectional study.
Results and conclusions: abdominal pain is often symptom which occupied
71.4%, in there epigastic pain occupied 35.7%. 100% had lesions in endoscopies
and biopsies, in there congestive gastrite occupied the highest percentage: 72.4%.
Albendazole had the effect in treatment Strongyloides stercoralis infection in
patients with digastive disorder, the treament guide 21 days is better than 10 days.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Giun lươn là một loại giun tròn có tên khoa học là Strongyloides, phổ biến
nhất là Strongyloides stercoralis. Những ca đầu tiên được phát hiện ở những người
lính Pháp ở Đông dương. Ký sinh trùng này được mô tả bởi Louis Normand vào
năm 1876 gây ra rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy[1].
Bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là vùng nội dịch ở các xứ nhiệt
đới, nóng ẩm Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh


nội khoa khác. Một trong những biểu hiện thường gặp của nhiễm Strongyloides
stercoralis ở người là rối loạn tiêu hóa, cũng dễ gây nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa
do những ký sinh trùng khác và những nguyên nhân khác không phải do KST.
Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115 là nơi tiếp nhận khá nhiều bệnh
nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc chẩn
đoán xác định căn nguyên để chọn lựa phác đồ điều trị thích hợp là việc rất cần
thiết để chữa trị cho bệnh nhân.
Thời gian gần đây, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do Strongyloides
stercoralis ngày càng được xác định chính xác hơn nhờ vào cải tiến kỹ thuật, xét
nghiệm phân và huyết thanh. Nhiễm Strongyloides stercoralis đã làm nẩy sinh
nhiều vấn đề nghiên cứu như: Tác nhân gây bệnh nội khoa, hình thái lâm sàng
nhiễm ký sinh trùng hệ thần kinh trung ương, phương pháp huyết thanh miễn dịch
men trong chẩn đoán bệnh nhiễm Strongyloides stercoralis, cải tiến xét nghiệm
phân để tăng độ nhạy trong việc phát hiện mầm bệnh . Tất cả các nghiên cứu trên
đều tập trung vào việc mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hoặc dịch tễ mà
chưa có một nghiên cứu nào về phác đồ điều trị và kết quả điều trị bệnh nhân
nhiễm Strongyloides stercoralis ở Việt Nam.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, thuốc sử dụng chủ yếu là Albendazole,
thương hiệu là Zentel được sử dụng để điều trị ở bệnh nhân nhiễm Strongyloides
stercoralis, đặc biệt là bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa. Vấn đề đặt ra là Albendazole
có hiệu quả như thế nào? Đánh giá kết quả điều trị ra sao? Cần theo dõi bệnh nhân
như thế nào? Từ những yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành làm đề tài: “Một
số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của Albendazole ở những
bệnh nhân nhiễm Strongyloides stercoralis có biểu hiện rối loạn tiêu hóa”. Nhằm
mục tiêu:
(1) Xác định biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng xét nghiệm của bệnh
nhân nhiễm Strongyloides stercoralis.
(2) Hiệu quả của albendazole trong điều trị nhiễm Strongyloides stercoralis
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu

Những bệnh nhân nghi nhiễm Strongyloides stercoralis được khám và điều
trị tại khoa Nội Tiêu Hóa Bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 07/2004 đến tháng
08/2005. Tổng số bệnh nhân là 98 người, thỏa mãn các điều kiện sau:
Tiêu chuẩn lựa chọn
v Loại 1
- Những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng
- Nội soi dạ dày và sinh thiết thấy ấu trùng Strongyloides stercoralis.
- Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán dương tính (hiệu giá kháng thể
>1/800).
- Bạch cầu toan tính tăng. Xét nghiệm phân tìm thấy ấu trùng.
- Yếu tố dịch tễ rõ ràng.
v Loại 2
Các tiêu chuẩn lựa chọn như loại 1, nhưng trong bệnh phẩm không thấy ấu
trùng Strongyloides stercoralis.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán âm tính với
Strongyloides stercoralis .
- Nhiễm chéo với các ký sinh trùng khác.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Bệnh nhân không thu thập được thông tin.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
Để tiện cho việc lựa chọn phác đồ điều trị nhiễm Strongyloides stercoralis.
Chúng tôi chia bệnh nhân thành 2 nhóm dựa vào thời gian điều trị.
Nhóm 1 : Thời gian điều trị từ 9 – 10 ngày.
Nhóm 2 : Thời gian điều trị từ 20 – 21 ngày.
Thuốc điều trị: Albendazole (Zentel®) viên 200mg. SĐK/VISA : VN –
673102.
. Hãng SX : Glaxosmithkline.

. Doanh nghiệp nhập khẩu : Công ty cổ phần dược liệu TW2 TP.HCM
Liều người lớn≥ 50 kg cân nặng: 2 viên x 2lần/ ngày.Thời gian điều trị từ
09 - 21 ngày. Thuốc điều trị kết hợp, thuốc điều trị triệu chứng.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau điều trị
Tốt :
- Lâm sàng : hết triệu chứng.
- Hình ảnh học có cải thiện (khỏi)
Khá :
- Lâm sàng : các triệu chứng giảm
- Hình ảnh học có cải thiện (giảm)
Trung bình
- Lâm sàng : các triệu chứng cải thiện nhưng không rõ.
- Hình ảnh học có cải thiện (giảm)
.Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS: nhập, quản lý, xử lý số liệu. Các phép tính thống kê
phân tích: tỷ lệ hiện mắc. Thực hiện thống kê mô tả có phân tích. So sánh số trung
bình bằng phép kiểm chi bình phương c2.
KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị
Lý do vào viện
Bảng 1: Lý do vào viện.
Lý do vào viện

n

Tỷ lệ (%)
Đau bụng

44


44,9
Tiêu chảy

15

15,3
Mệt

15

15,3
Mề đay

10

10,2
Lý do khác

14

14,3
Cộng

98

100
Qua bảng 1, cho thấy lý do vào viện thường gặp nhất là biểu hiện triệu
chứng đau bụng 44/ 98 trường hợp (44,9%).
Các triệu chứng lâm sàng
Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng về tiêu hóa.

Triệu chứng

Trước điều trị
Nhóm I
n = 45

Nhóm II
n = 53

Cộng
n = 98

p
Đau bụng n (%)

32 (71,1)

38 (71,7)

70 (71,4)

> 0,05
Buồn nôn, nôn n (%)

32 (71,1)

37 (69,8)

69 (70,4)


> 0,05
Tiêu chảy n (%)

13 (28,9)

10 (18,9)

23 (23,5)

> 0,05
Táo bón n (%)

10 (22,2)

10 (18,9)

20 (20,4)

> 0,05
Các triệu chứng đau bụng, buồn nôn và nôn các triệu chứng hay gặp (71,4 -
70,4%). So sánh tỷ lệ có triệu chứng về tiêu hóa giữa hai nhóm sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Cận lâm sàng
Bảng 3. Hình ảnh nội soi và sinh thiết dạ dày -tá tràng
Hình ảnh và sinh thiết

Trước điều trị
Nhóm I
n = 45


Nhóm II
n = 53

Cộng
n = 98

p
Xung huyết dạ dày n (%)

30 (66,7)

41 (77,4)

71 (72,4)

> 0,05
Viêm trợt dạ dày
n (%)

13 (21,9)

14 (26,4)

27 (27,6)

> 0,05
Loét tá tràng
n (%)

6 (13,3)


4 (7,5)

10 (10,2)

> 0,05
Viêm trợt tá tràng
n (%)

1 (2,2)

1 (1,9)

2 (2,0)

> 0,05
Xung huyết tá tràng
n (%)

1 (2,2)

1 (1,9)

2 (2,0)

> 0,05
Phát hiện ấu trùng
n (%)

3 (6,7)


1 (1,9)

4 (4,1)

> 0,05
Hình ảnh xung huyết dạ dày chiếm tỷ lệ cao (72,4%). Sinh thiết phát hiện
ấu trùng gặp 4 / 98 trường hợp (4,1%), so sánh giữa hai nhóm sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 4. Tỷ lệ bạch cầu toan tính
Tỷ lệ BCTT (%)

Trước điều trị
Nhóm I

Nhóm II

Cộng
n

%

n

%

n

%
≤ 5


30

66,7

42

79,2

72

73,5
6 -20

10

22,2

6

11,3

16

16,3
> 20

5

11,1


5

9,4

10

10,2
Cộng

45

100

53

100

98

100
So sánh tỷ lệ tăng BCTT giữa hai nhóm sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Bảng 5. Hiệu giá kháng thể
Hiệu giá kháng thể

Trước điều trị
Nhóm I

Nhóm II


Cộng
n

%

n

%

n

%
1/800

23

51,1

28

52,8

51

52,0

×