Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp hàng bách hoá ở cảng cần thơ, thời kỳ phân tích là 8 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.03 KB, 54 trang )

Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
Lời mở đầu
Cùng với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, đòi hỏi mỗi quốc gia là một bộ phận của nền
kinh tế thế giới không thể tách rời ra khỏi quỹ đạo chung. Trong chiến lược phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia thì vấn đề phát triển sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng.
Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo sự kết
hợp hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của cá nhân
người lao động. Muốn vậy phải tăng doanh thu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Do đó, nhà quản lý phải thườn xuyên điều tra, tính toán, cân nhắc để từ đó đưa ra
những phương án tối ưu nhất. Cơ sở để tìm ra phương án tối ưu nhất là việc thường
xuyên đánh giá kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra các
nguyên nhân gây ảnh hưởng, rút ra các thiếu sót còn tồn tại, chỉ ra những tiềm năng
chưa được sử dụng, đề ra các biện pháp khắc phục để không ngừng nâng cao hiệu quả
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Một câu hỏi là làm thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp mình,
đây là một vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Muốn doanh
nghiệp mình tránh khỏi trạng thái thua lỗ và nguy cơ phá sản luôn rình rập, đe doạ thì
các doanh nghiệp cần phải nắm bắt điều chỉnh được mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình trên tất cả các phương diện như: Kết quả thu chi, nguồn nhân lực… và
đặc biệt là vấn đề đầu tư để từ đó có những quyết định đúng đắn và kịp thời.
Việc đầu tư có chiều sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh (đối với doanh nghiệp xếp
dỡ là hoạt động đầu tư máy móc thiết bị hiện đại như: Cần trục, cầu trục, xe nâng,
băng chuyền…) là cách tốt nhất để giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu
quả, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường như hiện nay.
Để hiểu rõ hơn về việc phân tích và quản lý dự án đầu tư vào việc lập một dự án khả
thi, em đã được thầy giáo giao cho đề tài: “ Phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án
đầu tư thiết bị bốc xếp hàng bách hoá ở cảng Cần Thơ, thời kỳ phân tích là 8
năm”
Các nội dung cơ bản sẽ được giải quyết gồm:
Chương 1: Tổng quan về dự án đầu tư thiết bị bốc xếp hàng bách hoá


Chương 2: Lập dự án sản xuất kinh doanh
Chương 3: Phân tích tính khả thi về tài chính của dự án
Chương 4: Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
1
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ
- Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng các cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành,
của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng.
- Theo khoản 1 - Điều 3 - Luật đầu tư: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành lên tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư
theo quy định của pháp luật.
- Như vậy đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để tạo ra một tài sản để tài sản này có thể
tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nối tiếp nhau, để đạt được mục đích của người bỏ
vốn hoặc nói cách khác đầu tư là hoạt động của vốn dài hạn vào kinh doanh nhằm mục
đích sinh lời trong tương lai.
Một hoạt động đầu tư phải thoả mãn 3 điều kiện như sau:
+ Lượng vốn bỏ ra phải đủ lớn
+ Thời gian vận hành kết quả đầu tư tương đối dài
+ Hoạt động đầu tư phải đem lạilợi ích cho chủ đầu tư
- Trong khoản 7 - Điều 3 - Luật đầu tư thì hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong quá
trình đầu tư bao gồm các hoạt động: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý dự
án đầu tư
- Như vậy về bản chất dự án đầu tư là quá trình thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng tiền
thành vốn hiện vật để tạo lên những yếu tố cơ bản của sản xuất kịnh doanh. Do đó đối
với nền kinh tế hoạt động đầu tư là lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt
động của các cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế. Đối với chủ đầu tư hoạt động đầu

tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường cơ sở vật
chất kĩ thuật mới duy trì hoạt động của cơ sở kĩ thuật hiện có và là điều kiện để phát
triển sản xuất kinh doanh.
- Những lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại:
+ Lợi ích về kinh tế tài chính: Hằng năm chủ đầu tư có lợi nhuận là bao nhiêu, hay xã
hội có thêm bao nhiêu, người lao động liên quan đến dự án này có mức thu nhập là
bao nhiêu?
+ Lợi ích về chính trị xã hội: Khi dự án được thực hiện nó có thể thay đổi bộ mặt của
địa phương.
1.1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẦU TƯ
Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực của nền kinh tế để tiến hành các hoạt động nào đó,
với mục đích thu về một kết quả lớn hơn các nguồn lực đó bỏ ra để có kết quả đó.
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
2
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
- Sự hi sinh các nguồn lực ở đây đó là các nguồn lực như vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật,
con người).
- Kết quả dự án mang lại khi đi vào vận hành dự án sẽ làm tăng thêm các loại tài sản
sau:
+ Một là: tăng thêm về tài sản chính tức là tăng thêm tích luỹ về tiền
+ Hai là tăng thêm về tài sản vật chất tức là tăng thêm về tài sản cố định và tài sản lưu
động
+ Ba là tăng thêm về nguồn lực con người có đủ điều kiện làm việc năng suất và chất
lượng cao.
Trong các kết quả nêu trên, việc tăng thêm tài sản trí tuệ, nhân lực có vai trò quan
trọng trong mọi lúc, mọi nơi đối với các chủ đầu tư cũng như đối với nền kinh tế bởi
vì:
- Đối với các tổ chức, các cá nhân thì kết quả đầu tư sẽ quyết định sự ra đời, tồn tại và
phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đối với nền kinh tế thì kết quả của việc đầu tư sẽ quyết định sự phát triển của nền

kinh tế xã hội và nó cũng là chìa khoá cho sự tăng trưởng.
Nói chung, mục tiêu của công cuộc đầu tư là phải đạt kết quả lớn hơn so với sự hy sinh
mà nhà đầu tư phải gánh chịu để thực hiện điều đó. Do đó đối với từng cá nhân, từng
doanh nghiệp đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là chìa
khoá của sự tăng trưởng.
1.1.3. KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Các khái niệm dự án đầu tư
- Theo hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có
hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được kết quả và thực
hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Theo góc độ địa lý: Người ta cho rằng dự án đầu tư là một công cụ quản lý, việc sử
dụng vốn đầu tư, lao động để tạo ra kết quả kinh doanh tài chính, kinh tế xã hội trong
một thời gian dài
- Ở góc độ kế hoạch: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết một công
cuộc đầu tư cho sản xuất kinh doanh, đồng thời làm tiền đề cho việc ra quyết định đầu
tư và tài trợ cho dự án
- Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau
được kế hoạch hoá nhằm đạt được mục tiêu bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong
một thời gian nhất định
- Khái niệm dự án đầu tư theo luật đầu tư: Là tập hợp các đề xuất của bỏ vốn trung và
dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên một đại bàn cụ thể trong khoảng thời
gian xác định
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
3
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
1.1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Một dự án kinh doanh không chỉ đơn thuần là 1 ý tưởng mà nó hoàn toàn thể hiện tính
cụ thể với mục tiêu xác định nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định. Dự án kinh doanh
không phải là nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà nó phải cấu trúc lên một thực
thể mới mà thực thể mới này trước đây có hoặc không sao chép một cách nguyên bản

những cái đã có. Dự án khác với dụ báo ở chỗ: Người làm công tác dự báo không có ý
định can thiệp vào các biến cố xảy ra. Khi đó đối với dự án đòi hỏi phải có tác động
tích cực của các bên tham gia. Dự án xây dựng trên sơ sở dự báo khoa học
Hoạt động của dự án là những hoạt động trong tương lai mà theo thời gian có nhiều
yếu tố xảy ra không xét đến hoặc chưa đầy đủ, mà vì vậy tất cả các dự án đều ở trạng
thái không ổn định và đều có thể gặp rủi ro
1.1.5. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước, đóng góp vào tổng sản
phẩm xã hội, vào mức tăng trưởng của nền kinh tế
- Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới tạo ra nhiều công việc làm mới, thu hút
được nhiều lao động và như vậy sẽ giảm được tỷ lệ thất ngjiệp, góp phần đảm bảo an
ninh xã hội
- Là công cụ để thực hiện mục tiêu phân phối qua những tác động của dự án đến quá
trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư ở khu vực
- Có tác dụng tích cực đến mối trường, đó là nó tạo ra một môi trường kinh tế năng
động đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, các địa phương.
- Góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như việc hình thành củng cố,
nâng cấp kết cấu cơ sở hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
1.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU
TƯ THIẾT BỊ BỐC XẾP
Các yếu tố môi trường tác động đến dự án đầu tư đó chính là tình hình kinh tế tổng
quát. Nó thể hiện khung cảnh của dự án đầu tư, nó ảnh hưởng tới quá trình phát triển
và hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.Các yếu tố môit trường tác động đến dự án đầu tư
như sau:
1.2.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Cần thơ là một trong những tỉnh có cảng biển phát triển mạnh ở trong nước, nó có thể
sánh vai cùng với các cảng biển khác như cảng Cửa Lò, cảng Hải Phòng, Cái Lân-
Quảng Ninh, Sài Gòn. Cảng Cần Thơ nằm ở cửa Đình An trên sông Hậu Giang, có vị
trí 10
0

.04
’.
500

N, 105
0
.45’.500

E, cảng này chuyên gia bốc xếp hàng hoá đi xuất nhập
khẩu các nước, trong nội địa. Đây là một vị trí thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư để
phát triển cảng, phát triểm đất nước cũng như là mang lại lợi nhuận cho mình.
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
4
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
Cảng Cần Thơ nằm trong vùng đông bằng sông Cửu Long có khí hậu nhiệt đới với 2
mùa rõ ràng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Độ
ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635mm, nhiệt độ trung bình là 27
0
C.
Đây là một điều kiện rất tốt cho dự án. Bởi vì với lượng nhiệt trung bình là 27
0
C hàng
bách hoá được bốc xếp thuận lợi hơn, độ ẩm trung bình là tương đối so với độ ẩm của
toàn nước, điều kiện khí hậu ôn hoà thuận lợi cho công tác đầu tư cầu trục không bị rỉ
sắt…
Cảng Cần Thơ với diện tích hơn 60.000 m
2
, tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn. Chính vì
vậy mà cảng có khả năng bốc xếp rất nhiều hàng hoá, cho nên dự án đầu tư mua cầu
trục là rất khả thi.

1.2.2. ĐIỀU KIỆN VỀ DÂN SỐ LAO ĐỘNG
Do cảng Cần Thơ là 1 trong 3 cảng lớn ở tỉnh Cần Thơ nên dân số và lượng lao động ở
đây tương đối dồi dào, dân cư ở đây sống chủ yếu nhờ vào biển và cảng biển là một
môi trường làm việc rất tốt cho cuộc sống của họ. Lượng lao động ở đây làm việc rất
năng suất, làm việc hết mình và chất lượng công việc của họ rất cao. Ngoài lực lượng
lao động trong tỉnh còn có lao động ở ngoài tỉnh nên đây là một yếu tố hết sức thuận
lợi cho dự án vì lượng nhân công nhiều, lương rẻ.
1.2.3. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ PHÁP LÝ
Vì đây là cảng biển nên chính trị ở đây cũng rất nghiêm ngặt, an ninh trật tự tốt, ít khi
xảy ra các vụ mất cắp…
Hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư vào cảng
Cơ quan chính quyền ở cảng luôn tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư, các chủ tàu, các
khách hàng…vào cảng để phát triển kinh tế ở cảng nói riêng và nền kinh tế của cả tỉnh
nói chung
1.2.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Cùng với nhịp sống của toàn đất nước cũng như là toàn thế giới thì nền kinh tế của
Cần Thơ cũng từng bước phát triển. Trong toàn tỉnh có 3 cảng, đây là điều kiện thuận
lợi thúc đẩy cho nền kinh tế của Cần Thơ phát triển. Cảng Cần Thơ được rất nhiều các
công ty lớn của đất nước quan tâm và đầu tư, ví dụ như tổng công ty hàng hải Việt
Nam, Tổng công ty xây dựng Việt Nam…và rất nhiều các công ty khác. Chính vì điều
này mà tỉnh Cần Thơ đã có bề dày lịch sử về cảng biển, giúp cho nền kinh tế trong tỉnh
ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và ngày càng
được hoàn thiện nhiều về mọi mặt.
1.2.5. CÁC HỆ THỐNG KINH TẾ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH
Toàn tỉnh nói chung và tại cảng Cần Thơ nói riêng đều có một bộ máy quản lý tương
đối gọn nhẹ, hệ thống kinh tế và các chính sách không cồng kềnh, luôn mở rộng chào
đón các nhà đầu tư, các đối tác muốn tham gia vào công cuộc phát triển nền kinh tế
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
5
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư

cũng như là đời sống của người dân. Chính sách vào cảng, đậu neo, bốc xếp hàng hoá
tương đơn giản không gây khó khăn cho các chủ tàu, các khách hàng…Điều này đã
tạo cơ hội cho các nhà đầu tư các chủ tàu cập cảng, giúp cho cảng Cần Thơ ngày càng
phát triển hơn…
Như vậy dự án đầu tư cầu trục bốc xếp hàng bách hoá ở Cảng Cần Thơ chịu rất nhiều
yếu tố tác động khác nhau của môi trường.
Dưới tác động của khoa học công nghệ, mỗi dự án đặc biệt là những dự án có tính
công nghệ đòi hỏi phải nghiên cứu sự tác động của nhân tố này khi đầu tư thực hiện
dự án. Đối với dự án mua cần trục, đây là một phương tiện được sử dụng với tính
năng, kĩ thuật ngày càng hiện đại, do đó nhà đầu tư cần nghiên cứu tính khả thi của dự
án trong điều kiện khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ như hiện nay. Cầu trục
được thiết kế trong những năm gần đây có sự cải tiến đáng kể cả về sức nâng, thời
gian chu kỳ nâng và thời gian làm việc. Trong tương lai thì điều này càng diễn ra
nhanh chóng hơn. Mặt khác, tuổi thọ của cầu trục thường là 7-10 năm, bởi vậy khó
tránh khỏi rủi ro khi có hao mòn xảy ra khi mới đưa vào hoạt động được 1,2 năm.
Xét về môi trường thiên nhiên, do cầu trục được lắp đặt ở gần cầu cảng nên sẽ không
tránh khỏi những tác động không tốt từ môi trường thiên nhiên như nắng, mưa thất
thường làm giảm khả năng sản xuất của cầu trục. Do đó đòi hỏi Cảng phải bố trí công
nhân hoặc thuê dịch vụ bên ngoài để bảo dưỡng cầu trục hàng năm nhằm duy trì khả
năng hoạt động của cầu trục hạn chế được những tác động không tốt từ môi trường
thiên nhiên bên ngoài.
Trong điều kiện kinh tế hội nhập, Việt Nam ngày càng phát huy được thế mạnh là một
trong những cảng biển quan trọng của khu vực. Điều đó có nghĩa là mỗi Cảng ở các
tỉnh thành phố cần có những chính sách chiến lược phù hợp đáp ứng nhu cầu hội nhập.
Đối với dự án mua cần trục để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại cảng, đồng thời
cũng chịu ảnh hưởng của luật pháp ràng buộc, các khoản thuế, luật định ban hành, đặc
biệt là các điều luật mới có liên quan đến thuế suất khi Việt Nam gia nhập WTO.
1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HÀNH HOÁ ĐƯỢC BỐC XẾP TẠI CẢNG
1.3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHÁCH HÀNG
Do cảng Cần Thơ nằm trong các cảng thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là một trong

những cảng có tiềm năng lớn trong việc vận chuyển hàng hoá từ Nam ra Bắc và từ
Nam đi các nước khác trong khu vực cũng như là đi quốc tế. Hàng hoá được bốc xếp
tại đây rất đa dạng và phong phú như hàng bách hoá, gỗ, xi măng, dầu, thực phẩm,
phân bón… Nhu cầu vận chuyển hàng hoá đi khắp nơi là rất đa dạng, hằng ngày hàng
được bốc xếp lên tàu cũng như vào kho là rất lớn, nhu cầu của các khách hàng về việc
bốc xếp hàng hoá nói chung và hàng bách hoá nói riêng là rất nhiều. Chính vì điều này
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
6
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
đã tạo ra ý tưởng đầu tư cho công ty Hoà Bình để thoả mãn nhu cầu của bốc xếp hàng
bách hoá cho khách hàng.
1.3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của các khách hàng thì ngoài công ty Hoà Bình
ra thì có rất nhiều các công ty khác muốn đầu tư về lĩnh vực này để tăng quy mô cho
công ty. Trong đó có các công ty lớn có quy mô, có danh tiếng, có khả năng tài chính
rất lớn và có nhiều năm kinh doanh trên thị trường cũng đang có ý tưởng đầu tư vào
lĩnh vực này, ví dụ như: Tổng hội xây dựng Việt Nam (Vietnam Federation of Civil
Engnering Associations – VIFCEA), Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vietnam
National Shiping lines – VINALINES)…Các công ty lớn này đã tạo ra sức cạnh tranh
lớn cho các công ty khác. Tuy nhiên, chính sự gây áp lực từ sức cạnh tranh này của
các công ty lớn như thế đã tạo động lực cho công ty Hoà Bình có thêm sức mạnh để có
thể mạnh dạn, đầy đủ tự tin để đầu tư vào lĩnh vực mà công ty kinh doanh đã có nền
móng từ nhiều năm trước.
Mặt khác cùng với sự cạnh tranh từ các công ty lớn đầu tư tại cảng, ngoài ra công ty
còn phải cạnh tranh với các cảng khác ở trong tỉnh như cảng Trà Nóc, cảng Cái Sắn
cũng như các cảng lân cận như cảng Mỹ Thới – Long Xuyên…Chính vì những điều
này đã tạo ra sức cạnh tranh rất lớn cho công ty nhưng cũng tạo ra tiềm lực cho công
ty sẵn sàng để thực hiện công việc đầu tư của mình.
1.3.3. PHÂN TÍCH CÁC ĐỊNH CHẾ PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN
Các định chế pháp luật có liên quan đó là:

1. Luật Đầu tư
2. Luật Hàng hải
3. Chính sách của Nhà nước
1.3.4. DỰ BÁO NHU CẦU XẾP DỠ
1.3.4.1. TỔNG NHU CẦU
Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, cuộc sống người dân ngày
càng cao, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như nhu cầu về
đi lại. Tình hình đó đòi hỏi ngành vận tải không ngừng phát triển và hoàn thiện về mọi
mặt: quy mô, tổ chức, số lượng và chủng loại phương tiện … để đáp ứng 1 cách tốt
nhất những nhu cầu đó.
Hàng bách hoá là một mặt hàng thiết yếu đối với người tiêu dùng. Do vậy mà nhu cầu
vận chuyển ngày càng cần thiết và nhu cầu bốc xếp cũng theo đó mà tăng lên, nên dự
án đưa ra có tính khả thi cao. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường hiện nay thì nhu cầu
vận chuyển hàng bách hoá trên thế giới, ở nước ta nói chung và tại cảng Cần Thơ nói
riêng là rất lớn, trong khi đó nhu cầu mà dự án phục vụ tại cảng là rất ít vì vậy mà thị
phần mà dự án giành được tại cảng và trên thị trường tương đối là ít.
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
7
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
1.3.4.2. NHU CẦU DỰ ÁN PHỤC VỤ
Nhu cầu bốc xếp hàng bách hoá tại cảng Cần Thơ mà dự án có thể phục vụ là 450.000
Tấn/năm do nhu cầu bôc xếp hàng bách hoá ngày càng nhiều, tuy nhiên khả năng tài
chính của chủ đầu tư là có hạn vì thế nhu cầu mà dự án phục vụ là hơn 400.000
Tấn/năm.
1.4. CÁC THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
1.4.1. CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh thiết bị tàu Hoà Bình, đại diện là
ông: Lê Viết Hải – Giám đốc công ty
Tên giao dịch: Hoa Binh ship equipment business and contruction copporation
Tên viết tắt: Hoa Binh copporation

Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh thiết bị tàu Hoà Bình được thành lập từ ngày
11/12/2000 với mục đích kinh doanh tổng hợp các thiết bị cho tàu, thiết bị bôc xếp ở
cảng, làm dịch vụ xuất nhập khẩu các thiết bị xây dựng.
1.4.2. TRỤ SỞ GIAO DỊCH
Công ty có trụ sở đặt tại: 27 Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ
Số điện thoại: (84.71) 841251
Fax: (8471) 841247
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Seabank
1.4.3. Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ
1.4.3.1. ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ
Cầu trục để bốc xếp hàng bách hoá
1.4.3.2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Cầu trục A Cầu trục B
01 Sức nâng Tấn / Lần nâng 04 05
02 Thời gian một chu kỳ Phút / Chu kỳ 8 9
03 Tiêu hao điện năng KW / Giờ 39 38
04 Chi phí lương cho CNBX Triệu đồng / Năm 475 475
05 Giá trị của thiết bị B.X Tỷ VNĐ 46 45
1.4.3.3. PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ
Mua mới
1.4.3.4. NƠI THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Tại cảng Cần Thơ
1.4.3.5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Thời gian thực hiện đầu tư là không quá 6 tháng
1.4.3.6. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
1. Vốn cố định:
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
8
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
Vốn vay 15 tỷ VNĐ cho đầu tư ban đầu, tại ngân hàng Seabank, lãi suất vay vốn là

18%/năm, thời hạn vay là 5 năm, vốn vay được trả đều trong 5 năm tính từ khi bắt đầu
vận hành. Còn lại là vốn tự có.
2. Vốn lưu động: Tự có
1.4.3.7. DỰ KIẾN KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH
Mong đợi dự án khi dự án đi vào vận hành sẽ có NPV = 2.300.500.000 (VNĐ)

Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
9
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
CHƯƠNG 2. LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1. LẬP SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KINH DOANH
Do chỉ có cầu trục dỡ hàng từ tàu lên hoặc xếp hàng từ cầu trục chuyển xuống tàu thôi
nên ta có sơ đồ công nghệ sản xuất kinh doanh như sau:
Sơ đồ:
- Ưu điểm: Có thể xếp dỡ được hàng với lưu lượng lớn.
- Nhược điểm: + Vốn đầu tư cao.
+ Tính cơ động của cần có gắn băng chuyền không cao.
2.2. TÍNH KHẢ NĂNG THÔNG QUA CỦA THIẾT BỊ BỐC XẾP
1. Cầu trục A
* Năng suất giờ của cầu trục
Năng suất giờ của cẩu trục được tính theo công thức sau:
3600
*
h h
ck
P G
T
=
(T/giờ)
Trong đó:

h
G
: Trọng lượng 1 lần nâng của cầu trục.
Do đặc điểm của từng loại hàng bách hoá là khác nhau cho nên trọng lượng 1 lần nâng
của cầu trục cũng là khác nhau, có thể là chưa đạt hết 1 lần nâng nhưng cũng có thể là
vượt mức. Vì vậy mà ta lấy trung bình trong lượng 1 lần nâng của cầu trục là
h
G
= 4T
ck
T
: Thời gian chu kỳ của cầu trục.
ck
T
= 8 phút = 480giây
Vậy nâng suất giờ của thiết bị là:
3600
*4 30
480
h
P = =
(T/giờ)
* Năng suất ca của cầu trục:
Năng suất ca của cầu trục xác định theo công thức sau:
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
10
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
( )
ca h ca ng
P P T T= −

(T/ca)
Trong đó:
h
P
: năng suất giờ của cầu trục, T/giờ
ca
T
: Thời gian của 1 ca làm việc.
ca
T
= 8h
ng
T
: Thời gian ngưng việc trong ca.
ng
T
= 1.5h
Vậy năng suất ca của cầu trục là:
ca
P
= 30*(8 – 1.5) = 195 (T/ca)
* Năng suất ngày của cầu trục:
Năng suất ngày của cầu trục được xác định theo công thức sau:
*
ng ca ca
P P n=
(T/ngày)
Trong đó:
ca
P

: Năng suất ca của cầu trục. (T/ca)
ca
n
: Số ca trong ngày.
ca
n
=3 ca
Vậy năng suất ngày của cầu trục là:
ng
P
=195*3 = 585 (T/ngày)
* Năng suất năm của cầu trục:
Năng suất năm của cầu trục được tính theo công thưc sau:
*
n ng kt
P P T=
(T/năm)
Trong đó:
ng
P
: năng suất ngày của cầu trục
kt
T
: Thời gian khai thác trong năm.
kt
T
=310 (ngày)
Vậy khả năng thông qua của 1 cầu trục A là:
n
P

=585*310 = 181.350 (T/năm)
2. Cầu trục B
* Năng suất giờ của cầu trục
Năng suất giờ của cẩu trục được tính theo công thức sau:
3600
*
h h
ck
P G
T
=
(T/giờ)
Trong đó:
h
G
: Trọng lượng 1 lần nâng của cầu trục.
Tương tự như trên ta có trong lượng trung bình 1 lần nâng của cầu trục B là:
h
G
= 5T
ck
T
: Thời gian chu kỳ của cầu trục.
ck
T
= 9 phút = 540giây
Vậy nâng suất giờ của thiết bị là:
3600
*5 33,3333
540

h
P = =
(T/giờ)
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
11
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
* Năng suất ca của cầu trục:
Năng suất ca của cầu trục xác định theo công thức sau:
( )
ca h ca ng
P P T T= −
(T/ca)
Trong đó:
h
P
: năng suất giờ của cầu trục, T/giờ
ca
T
: Thời gian của 1 ca làm việc.
ca
T
= 8h
ng
T
: Thời gian ngưng việc trong ca.
ng
T
= 1.5h
Vậy năng suất ca của cầu trục là:
ca

P
= 33,3333*(8 – 1.5) = 216,6665 (T/ca)
* Năng suất ngày của cầu trục:
Năng suất ngày của cầu trục được xác định theo công thức sau:
*
ng ca ca
P P n=
(T/ngày)
Trong đó:
ca
P
: Năng suất ca của cầu trục. (T/ca)
ca
n
: Số ca trong ngày.
ca
n
=3 ca
Vậy năng suất ngày của cầu trục là:
ng
P
=216,6665*3 = 649,9995 (T/ngày)
* Năng suất năm của cầu trục:
Năng suất năm của cầu trục được tính theo công thức sau:
*
n ng kt
P P T=
(T/năm)
Trong đó:
ng

P
: năng suất ngày của cầu trục
kt
T
: Thời gian khai thác trong năm.
kt
T
=310 (ngày)
Vậy khả năng thông qua của 1 cầu trục B là:
n
P
=649,9995*310 = 201.499,845 (T/năm)
2.3. TÍNH NHU CẦU THIẾT BỊ BỐC XẾP VÀ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
2.3.1. DỰ TÍNH NHU CẦU THIẾT BỊ BỐC XẾP
t
tb
n
Q
n
P
=
Trong đó:
t
Q
: Nhu cầu bốc xếp trong một năm
n
P
: Khả năng bốc xếp của cầu trục trong 1 năm (hay còn gọi là năng suất năm của cầu
trục)
tb

n
: Nhu cầu về số lượng cầu trục
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
12
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
Tổng nhu cầu bốc xếp:
t
Q
= 450.000 Tấn/năm
- Số cầu trục loại A cần phải đầu tư là: (
tb
n
)
450.000 450.000
2,48
181.350
tb
n
n
P
= = =
- Số cầu trục loại B cần đầu tư là: (
tb
n
)
450.000 450.000
2,2333
201.499,845
tb
n

n
P
= = =
Như vậy, từ tính toán trên ta thấy:
Nếu sử dụng 1 cầu trục A hay là 1 cầu trục B để bốc xếp hàng thì chưa đáp ứng được
nhu cầu bốc xếp trong 1 năm. Và nhu cầu bốc xếp cả năm theo như bây giờ thì mới chỉ
là dự tính cho mấy năm đầu và có thể là nhu cầu bốc xếp chưa khai thác hết 100%
công suất của thiết bị mà phải một vài năm sau thì mới có thể khai thác hết được công
suất thiết kế của thiết bị.
Vậy
+ Phương án 1: Mua 2 cầu trục A để bốc xếp
+ Phương án 2: Mua 2 cầu trục B để bốc xếp
2.3.2. DỰ TÍNH TỔNG VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
2.3.2.1. DỰ TÍNH TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CHO 1 CẦU TRỤC
1. Nhu cầu vốn cố định:
Giả sử rằng với giá mua cầu trục là chưa có chi phí lắp đặt, và chi phí lắp đặt thiết bị là
1% của giá mua thì vốn cố định cho mỗi cầu trục được xác định theo công thức sau:
VCĐ = Giá mua +Chi phí lắp đặt
1. Cầu trục A
Giá mua = 46.000.000.000 (VNĐ)
Chi phí lắp đặt = 1%*Giá mua = 1%*46.000.000.000 (VNĐ)
= 46.000.000.000*0,01 = 460.000.000 (VNĐ)
Nhu cầu vốn cố định cho một cầu trục là:
VCĐ = 46.000.000.000 + 460.000.000 = 46.460.000.000 (VNĐ)
2. Cầu trục B
Giá mua = 45.000.000.000 (VNĐ)
Chi phí lắp đặt = 1%*Giá mua = 1%*45.000.000.000 (VNĐ)
= 0,01*45.000.000.000 = 450.000.000 (VNĐ)
Nhu cầu vốn cố định cho một cầu trục B là:
VCĐ = 45.000.000.000 + 450.000.000 = 45.450.000.000 (VNĐ)

2. Nhu cầu vốn lưu động
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
13
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
Nhu cầu vốn lưu động bao gồm các loại chi phí như chi phí điện năng, chi phí vật rẻ
mau hỏng, chi phí lương, bảo hiểm xã hội, chi phí quản lý, chi phí bảo hiểm tài sản,
chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí khác.
Trên cơ sở chi phí vận hành của cầu trục tương tự đã vận hành hàng năm ta có nhu cầu
về vốn lưu động của mỗi cầu trục là
1. Cầu trục A
VLD
A
= 2.586.000.000 (VNĐ)
2. Cầu trục B
VLD
B
= 2.546.000.000 (VNĐ)
Tập hợp vốn cố định, vốn lưu động ta có tổng nhu cầu vốn đầu tư ban đầu cho từng
loại cầu trục theo bảng số 01 dưới đây:
Bảng số 01 Đơn vị tính:VNĐ
Chỉ tiêu Ký hiệu
Giá trị
Cần trục A Cần trục B
1. Giá mua 46.000.000.000 45.000.000.000
2. Chi phí lắp đặt 460.000.000 450.000.000
Nhu cầu vốn cố định 46.460.000.000 45.450.000.000
Nhu cầu vốn lưu động 2.586.000.000 2.546.000.000
Tổng vốn đầu tư ban đầu 49.046.000.000 47.996.000.000
2.3.2.2. DỰ TÍNH TỔNG VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU CHO TỪNG PHƯƠNG ÁN
1. Phương án 1: Gồm 2 cầu trục A

Tổng vốn đầu tư = Tổng vốn đầu tư 1 cầu trục *2
= 49.046.000.000*2 = 98.092.000.000 (VNĐ)
2. Phương án 2: Gồm 2 cầu trục B
Tổng vốn đầu tư = Tổng vốn đầu tư 1 cầu trục *2
= 47.996.000.000*2 = 95.992.000.000 (VNĐ)
2.4. T ÍNH CHI PHÍ KHAI TH ÁC
2.4.1. TÍNH CHI PHÍ KHAI THÁC CHO 1 CẦU TRỤC
2.4.1.1. CHI PHÍ KHẤU HAO CƠ BẢN
Khấu hao là việc tính toán phân bổ một cách có kế hoạch giá trị tài sản cố định và thời
gian sử dụng chúng. Sau đó tính vào giá trị sản phẩm mà nó làm ra. Đây là một bước
của quá trình thu hồi vốn đầu tư và khi bán sản phẩm thu tiền người ta trích ra phần
khấu hao ở mỗi sản phẩm lập nên quỹ khấu hao dùng quỹ này để mua sắm tài sản thay
thế để tái sản xuất mở rộng. Khấu hao cơ bản hàng năm được tính vào chi phí khai
thác . Để đơn giản việc tính toán chi phí khấu hao hàng năm cho thiết bị, doanh nghiệp
lập kế hoạch khấu hao theo đường thẳng.
n
GNG
C
kh

=
(VNĐ/năm)
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
14
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
Trong đó:
NG
: nguyên giá của cầu trục; đồng
G
: giá trị còn lại của cầu trục; đồng

n
: thời kỳ phân tích; năm
Theo kế hoạch dự kiến, doanh nghiệp ước tính sử dụng cần trục trong 8 năm, giá trị
còn lại của cầu trục = 10%giá trị ban đầu. Vậy chi phí khấu hao của mỗi loại cầu trục
là:
1. Cầu trục A
8
000.000.460.46*%10000.000.460.46 −
=
kh
C
=
46.460.000.000 0.1*46.460.000.000
8

= 5.226.750.000 (VNĐ/năm)
2. Cầu trục B
8
000.000.450.45*%10000.000.450.45 −
=
kh
C
=
45.450.000.000 0.1*45.450.000.000
8

= 5.113.125.000 (VNĐ/năm)
2.4.1.2. CHI PHÍ SỮA CHỮA BẢO TRÌ THIẾT BỊ
Hiện nay doanh nghiệp tính chi phí sửa chữa bảo trì thiết bị bằng 1% giá trị ban đầu
của tài sản cho mỗi năm.

1. Cầu trục A
000.600.46401,0*000.000.460.46%1*000.000.460.46 ===
sc
C
(VNĐ/năm)
2. Cầu trục B
000.500.45401,0*000.000.450.45%1*000.000.450.45 ===
sc
C
(VNĐ/năm)
2.4.1.3. CHI PHÍ ĐIỆN NĂNG
Chi phí điện năng được xác định theo công thức sau:

N§N§
*)*1(* kqC
+=
(VNĐ/năm)
Trong đó:

q
: Mức tiêu hao điện năng trong 1h thiết bị làm việc.

q
= 39,

q
= 38
k
: Hệ số tính đến thời gian làm công tác phụ của thiết bị.
1,0=k

§
: Đơn giá điện
/kW)(VN§ 1.500§ =
T
: Số giờ làm việc thực tế trong năm
hTTTnTT
ngcacakt
6045)5.18(*3*310)(** =−=→−=
Vậy chi phí điện năng của thiết bị là:
1. Cầu trục A
750.995.3886045*500.1*)1,01(*39 =+=
ĐN
C
(VNĐ/năm)
2. Cầu trục B
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
15
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
500.021.3796045*500.1*)1,01(*38 =+=
ĐN
C
(VNĐ/năm)
2.4.1.4. CHI PHÍ VẬT RẺ MAU HỎNG
Chi phí vật rẻ mau hỏng được quy định lấy bằng 0.4% nguyên giá thiết bị cho mỗi
năm
1. Cầu trục A
000.840.185004,0*000.000.460.46%4,0*000.000.460.46 ===
vmh
C
(VNĐ/năm)

2. Cầu trục B
000.800.181004,0*000.000.450.45%4,0*000.000.450.45 ===
vmh
C
(VNĐ/năm)
2.4.1.5. CHI PHÍ BẢO HIỂM TÀI SẢN
Chi phí này được quy định lấy bằng 0,1% nguyên giá thiết bị cho mỗi năm
1. Cầu trục A
000.460.46001,0000.000.460.46%1,0*000.000.460.46 =×==
bh
C
(VNĐ/năm)
2. Cầu trục B
000.450.45001,0000.000.450.45%1,0*000.000.450.45 =×==
bh
C
(VNĐ/năm)
2.4.1.6.CHI PHÍ LƯƠNG
Mỗi loại cầu trục đều có chi phí lương là
l
C
=475.000.000 (VNĐ/năm)
2.4.1. 7. BẢO HIỂM XÃ HỘI
Chi phí này trích 19% lương cơ bản
C
BHXH
= Lương năm*0.19
= 475.000.000*0.19 = 90.250.000 (VNĐ/năm)
2.4.1.8. CHI PHÍ QUẢN LÝ
Doanh ngiệp tính chi phí quản lý bằng 50% Chi phí lương

ql
C
=475.000.000*50% = 475.000.000*0.5 = 237.500.000 (VNĐ/năm)
2.4.1.9. CHI PHÍ KHÁC
Chi phí khác tính theo tỷ lệ 1,5% giá trị ban đầu của cầu trục
1. Cầu trục A
46.460.000.000*1,5% 46.460.000.000*0.015 696.900.000
k
C = = =
(VNĐ/năm)
2. Cầu trục B
45.450.000.000*1,5% 45.450.000.000*0.015 681.750.000
k
C = = =
(VNĐ/năm)
Tổng hợp 9 khoản mục chi phí ta có tổng chi phí khai thác cho 1 cầu trục theo bảng số
02 như sau:
Bảng sô 02 Đơn vị tính: VNĐ/năm
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
16
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
Chỉ tiêu Ký hiệu Giá trị
Cần trục A Cần trục B
1. Chi phí khấu hao cơ bản
kh
C
5.226.750.000 5.113.125.000
2. Chi phí sửa chữa bảo trì thiết bị
sc
C

464.600.000 454.500.000
3. Chi phí điện năng

C
388.995.750 379.021.500
4. Chi phí vật rẻ mau hỏng
vmh
C
185.840.000 181.800.000
5. Chi phí bảo hiểm tài sản
bh
C
46.460.000 45.450.000
6. Chi phí lương
l
C
475.000.000 475.000.000
7. Chi phí bảo hiểm xã hội
BHXH
C
90.250.000 90.250.000
8. Chi phí quản lý
ql
C
237.500.000 237.500.000
9. Chi phí khác
k
C
696.900.000 681.750.000
Tổng chi phí khai thác C 7.812.295.750 7.658.396.500

2.4.2. TÍNH CHI PHÍ KHAI THÁC CHO TỪNG PHƯƠNG ÁN
1. Chi phí khai thác cho phương án 1: Bao gồm 2 cầu trục A
C
kt
= 7.812.295.750*2= 15.624.591.500 (VNĐ/năm)
2. Chi phí khai thác cho phương án 2: Bao gồm 2 cầu trục B
C
kt
= 7.658.396.500*2 = 15.316.793.000 (VNĐ/năm)
2.5. LẬP PHƯƠNG ÁN TRẢ VỐN VAY
Doanh nghiệp đầu tư mua cầu trục chỉ vay dài hạn nên ở đây chỉ tính toán chi phí trả
lãi vay dài hạn
Số tiền trả từng năm được tính theo công thức ở bảng dưới đây:
Năm Nợ gốc Trả gốc Trả lãi Gốc+ lãi
1 a c P x a c + a x p
2 a - c c p*(a-c) c + p x (a - c)
3 a - 2c c P * (a - 2c) C + p * (a - 2c)
4 a - 3c c p x (a - 3c) c + p x (a - 3c)
5 a - 4c c p x (a - 4c) c + p x (a - 4c)
Trong đó:
a: Vốn vay; tỷ VNĐ (a = 15 tỷ VNĐ)
000.000.000.3
5
000.000.000.15
5
===
a
c
(VNĐ/năm)
p: Lãi suất từng kỳ; % (p = 18%/năm)

Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng số 03
Bảng số 03 Đơn vị tính:
VNĐ
Năm Nợ gốc Trả gốc Trả lãi Gốc+ lãi
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
17
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
1 15.000.000.000 3.000.000.000 2.700.000.000 5.700.000.000
2 12.000.000.000 3.000.000.000 2.160.000.000 5.160.000.000
3 9.000.000.000 3.000.000.000 1.620.000.000 4.620.000.000
4 6.000.000.000 3.000.000.000 1.080.000.000 4.080.000.000
5 3.000.000.000 3.000.000.000 540.000.000 3.540.000.000
Sau 5 năm, doanh nghiệp trả hết số nợ dài hạn 15.000.000.000 VNĐ với lãi xuất
18%/năm.
2.6. TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH
Tổng chi phí kinh doanh = tổng chi phí khai thác + lãi vay dài hạn
Tổng chi phí kinh doanh được tính toán thể hiện kết quả ở bảng số 04:
Bảng số 04 CHI PH KINH DOANH Í Đơn vị tính: VNĐ/năm
Năm
Chi phí khai
thác phương án
1
Chi phí khai
thác phương án
2
Trả lãi
Chi phí kinh
doanh phương
án 1
Chi phí kinh

doanh phương
án 2
1 15.624.591.500 15.316.793.000
2.700.000.000
18.324.591.500 18.016.793.000
2 15.624.591.500 15.316.793.000
2.160.000.000
17.784.591.500 17.476.793.000
3 15.624.591.500 15.316.793.000
1.620.000.000
17.244.591.500 16.936.793.000
4 15.624.591.500 15.316.793.000
1.080.000.000
16.704.591.500 16.396.793.000
5 15.624.591.500 15.316.793.000
540.000.000
16.164.591.500 15.856.793.000
6 15.624.591.500 15.316.793.000 0 15.624.591.500 15.316.793.000
7 15.624.591.500 15.316.793.000 0 15.624.591.500 15.316.793.000
8 15.624.591.500 15.316.793.000 0 15.624.591.500 15.316.793.000
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
18
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
2.7. TÍNH DOANH THU HÀNG NĂM
Khi đi vào vận hành do tổng nhu cầu là rất lớn nên công suất của dự án không thay đổi
và giá cước bốc xếp cũng không thay đổi như vậy doanh thu của các năm bằng nhau
và xác định theo công thức:
D
N
= Q

năm
*F
Trong đó:
D
N
: doanh thu của thiết bị bốc xếp trong năm.
Q
năm
: khả năng bốc xếp hàng của thiết bị trong năm
Q
năm
: là khối lượng hàng hoá xếp dỡ được trong năm của cần trục. Ở đây lấy Q
năm
bằng năng suất xếp dỡ năm của cần trục.
F: Là giá cước xếp dỡ hàng bách hoá, VNĐ/T
Theo biểu cước xếp dỡ ở cảng hàng bách hoá có giá cước xếp dỡ là 83.000VNĐ/T
Ví dụ: Tính cho loại cầu trục A
Nhu cầu cầu trục A là 2 thiết bị, doanh thu hàng năm của cầu trục A là = 2*Q
năm
*F
= 2*181.350*83.000 = 30.104.100.000 (VNĐ/năm)
Tương tự ta tính toán cho loại cầu trục B. Kết quả được ghi ở bảng số 05
Bảng số 05
Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị tính Phương án 1 Phương án 2
Khả năng bốc xếp hàng
của thiết bị trong năm
Q
năm
Tấn/năm 181.350 201.499,845
Giá cước xếp dỡ hàng

hòm
F VNĐ/tấn 83.000 83.000
Doanh thu của thiết bị
trong năm
D
N
VNĐ/năm 30.104.100.000 33.448.974.270
2.8. TÍNH LÃI (LỖ) HÀNG NĂM
1. Tính tổng lợi nhuận:
Lợi nhuận xác định theo công thức sau:
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí kinh doanh
2. Tính thuế thu nhập của doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN = 28% x lợi nhuận
3.Tính lãi ròng:
Lãi ròng xác định theo công thức:
Lãi ròng = Lợi nhuận – Thuế TNDN
Ví dụ: Tính cho loại cầu trục A (nhu cầu gồm 2 thiết bị) tại năm thứ nhất
Lợi nhuận trước thuế = 30.104.100.000-18.324.591.500 = 11.779.508.500 (VNĐ)
Thuế TNDN = 0,28*11.779.508.500 = 3.298.262.380 (VNĐ)
Lợi nhuận sau thuế = 11.779.508.500 - 3.298.262.380 = 8.481.246.120 (VNĐ)
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
19
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
Kết quả lãi lỗ từng năm của từng phương an được tính tương tự, và được thể hiện ở
bảng số 06, số 07
Bảng số 06: Bảng tổng hợp lãi (lỗ) của phương án 1 Đơn vị tính: VNĐ/năm
Năm Doanh thu Chi phí KD
Lợi nhuận
truớc thuế

Thuế thu
nhập
doanh nghiệp
Lợi nhuận
sau thuế
1 30.104.100.000 18.324.591.500 11.779.508.500 3.298.262.380 8.481.246.120
2 30.104.100.000 17.784.591.500 12.319.508.500 3.449.462.380 8.870.046.120
3 30.104.100.000 17.244.591.500 12.859.508.500 3.600.662.380 9.258.846.120
4 30.104.100.000 16.704.591.500 13.399.508.500 3.751.862.380 9.647.646.120
5 30.104.100.000 16.164.591.500 13.939.508.500 3.903.062.380 10.036.446.120
6 30.104.100.000 15.624.591.500 14.479.508.500 4.054.262.380 10.425.246.120
7 30.104.100.000 15.624.591.500 14.479.508.500 4.054.262.380 10.425.246.120
8 30.104.100.000 15.624.591.500 14.479.508.500 4.054.262.380 10.425.246.120
Bảng số 07: Bảng tổng hợp lãi (lỗ) của phương án 2 Đơn vị tính: VNĐ/năm
Năm Doanh thu Chi phí
Lợi nhuận
truớc thuế
Thuế thu
nhập
doanh nghiệp
Lợi nhuận
sau thuế
1 33.448.974.270 18.016.793.000 15.432.181.270 4.321.010.756 11.111.170.514
2 33.448.974.270 17.476.793.000 15.972.181.270 4.472.210.756 11.499.970.514
3 33.448.974.270 16.936.793.000 16.512.181.270 4.623.410.756 11.888.770.514
4 33.448.974.270 16.396.793.000 17.052.181.270 4.774.610.756 12.277.570.514
5 33.448.974.270 15.856.793.000 17.592.181.270 4.925.810.756 12.666.370.514
6 33.448.974.270 15.316.793.000 18.132.181.270 5.077.010.756 13.055.170.514
7 33.448.974.270 15.316.793.000 18.132.181.270 5.077.010.756 13.055.170.514
8 33.448.974.270 15.316.793.000 18.132.181.270 5.077.010.756 13.055.170.514

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
20
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
3.1. LỰA CHỌN CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ MẶT TÀI CHÍNH CỦA DỰ
ÁN
3.1.1. CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Như chúng ta đã biết "Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản
xuât, mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung và của các địa
phương, các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Hoạt động đầu tư là sự hy
sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó trong tương lai nhằm thu
về các kết quả nhất định lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó". Vì
vậy khi chủ đầu tư bỏ vốn ra để đầu tư thì họ phải đạt được một mục đích nào đó mà
họ mong muốn. Sau khi tinh toán lãi lỗ ta đã thu được một số kết quả đáng chú ý đó là
cả 2 phương án đưa ra đều là những dự án kinh doanh có lãi. Nhưng ở đây ta lại có
những 2 phương án mà nhà đầu tư chỉ muốn chọn phương án mà có lợi nhất với những
gì mình bỏ ra. Do vậy ta cần xem xét các chỉ tiêu cơ bản sau đây để phân tích tình hình
tài chính của từng dự án.
Các chỉ tiêu cơ bản được dùng để đánh giá dự án kinh doanh có lãi khả thi về mặt tài
chính bao gồm:
1. Giá trị hiện tại thuần: NPV; Dự án khả thi khi NPV ≥ 0 và lớn nhất.
2. Giá trị tương đương hàng năm: A (thường gặp đối với những dự án công cộng, dự
án đầu tư vĩnh viễn, dự án có tuổi thọ không bằng nhau ); Dự án khả thi khi A → Min
3. Suất thu hồi nội bộ: IRR; Dự án khả thi khi IRR ≥ IRR
dm
4. Thời gian hoàn vốn đầu tư: T
n
. Dự án khả thi khi T
n
≤ T

dm
5. Điểm hòa vốn: đánh giá độ an toàn của dự án
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
3.1.2. LẬP LUẬN CHỌN CHỈ TIÊU ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (CHỌN NPV)
- Giá trị hiện tại thuần: NPV: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư về mặt tài chính,
nó cho biết tổng số tiền mà nhà đầu tư thu về không phải chi cho bất kỳ khoản nảo ở
các năm đưa về hiện tại của cả đời dự án hoặc tính đến 1 năm bất kỳ nào.
- Giá trị bằng nhau hàng năm: Sử dụng chỉ tiêu này với mọi dự án công cộng
- Suất thu hồi nội bộ IRR: Chỉ tiêu này phản ánh lãi suất tối thiểu mà dự án có thể chấp
nhận được nói một cách khác với lãi suất này sẽ làm cho dự án hoà vốn.
- Thời gian hoàn vốn đầu tư: được áp dụng cho mọi dự án sản xuất kinh doanh
- Điểm hoà vốn: Đánh giá độ an toàn của dự án
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Chỉ tiêu này được sử dụng đối với mọi
phương án sản xuất kinh doanh
Trong khi đó ý đồ của chủ đầu tư là sau 8 năm phải đạt được NPV > 2.300.500.000
(VNĐ). Như vậy, để đánh giá đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án trong phân tích tài
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
21
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
chính thường sử dụng chỉ tiêu thu nhập thuần làm chỉ tiêu tính toán. Thu nhập thuần
của dự án là thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí của cả đời dự án.
Bởi vậy, chỉ tiêu này bao gồm không chỉ tổng lợi nhuận thuần của từng năm, của cả
đời dự án mà bao gồm cả giá trị thu hồi thanh lý tài sản cố định ở cuối dự án và các
khoản thu hồi khác. Thu nhập thuần của dự án thường được tính chuyển về mặt bằng
hiện tại (ký hiệu là NPV). Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện
tại (đầu thời kỳ phân tích). Giá trị hiện tại của thu nhập thuần còn được gọi là hiện gía
thu nhập thuần.
Vì vậy, chỉ tiêu được chọn để so sánh các phương án là giá trị hiện tại thuần (NPV).
Khi chọn chỉ tiêu này thì dự án được chọn là phương án có NPV ≥ 2.300.500.000 (VNĐ)
và lớn nhất.

3.1.3. LẬP LUẬN CHỌN TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU ĐỂ TÍNH CHUYỂN
Tỷ suất chiết khấu được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong
các thời kỳ phân tích khác nhau về cùng 1 mặt bằng thời gian hiện tại và tương lai,
đồng thời nó còn được dùng làm số đo giới hạn để xét đánh giá dự án đầu tư. Bởi vậy,
xác định chính xác tỷ suất chiết khấu của dự án có ý nghĩa quan trọng đối với việc
đánh giá dự án về tài chính. Để xác định phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của dự án.
Nếu vay vốn để đầu tư thì r là lãi suất vay dài hạn. Vậy, ta chọn tỷ suất chiết khấu để
tính chuyển là lãi suất vay dài hạn:
r = 18 %/năm.
3.2. TÍNH CHỈ TIÊU ĐỂ LỰA CHỌN ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
3.2.1. TÍNH HỆ SỐ TÍNH CHUYỂN
* Công thức:
n
r
nrfP
)1(
1
),,/(
+
=
Trong đó:
r: lãi suất vay dài hạn, r=18(%)
n: thời kỳ tính toán: n = 8 năm.
Ví dụ: Tính cho tàu A:
Năm 1:
8475,0
)18.01(
1
)1(
1

1
=
+
=
+
n
r
Tương tự tính cho các năm còn lại, kết quả của phương án 1 (2 cầu trục A) được thể
hiện ở bảng 8, và kết quả của phương án 2 (2 cầu trục B) được thể hiện ở bảng 9.
3.2.2. DỰ TÍNH VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN
Theo kết quả tính toán ở trên:
Vốn đầu tư cho phương án 1: 46.460.000.000*2 = 92.920.000.000 (VNĐ)
Vốn đầu tư cho phương án 2: 45.450.000.000*2 = 90.900.000.000 (VNĐ)
3.2.3. DỰ TÍNH THU NHẬP THUẦN CỦA TỪNG NĂM
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
22
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
Giá trị hiện tại thuần (NPV) là tổng đại số các hiện giá trong chuỗi tiền tệ:
0
1
( )*
(1 )
n
i i
i
i
NPV Bt Ct
r
=
= −

+

; VNĐ
Trong đó:
+ NPV: Giá trị hiện tại thuần; VNĐ
+ Bt
i
: dòng thu năm thứ i; VNĐ
+ Ct
i
: dòng chi năm thứ i; VNĐ
+ r: tỷ suất chiết khấu; %
+ n: Số năm tính NPV; năm
Để thống nhất với bảng tính NPV, ta tính bằng công thức sau:
0
0
1
*
(1 )
n
i
i
i
NPV I N
r
=
= − +
+

; VNĐ

Trong đó:
N
i
: thu nhập năm thứ i; tỷ đồng. N
i
= Lãi ròng năm thứ i + Khấu hao năm thứ i + Giá
trị còn lại (Năm cuối cùng).
I
0
: Hiện giá vốn đầu tư; tỷ đồng
* Thu nhập thuần của từng năm = Khấu hao + lãi ròng. Riêng năm cuối cùng thì cộng
thêm giá trị còn lại.
Ví dụ : Tính cho phương án 1 năm 1:
Theo bảng số 6, ta có lãi ròng là 8.481.246.120 (VNĐ)
Theo bảng số 2, ta có khấu hao cho một cầu trục là 5.226.750.000 (VNĐ). Vậy :
TNT NĂM 1 = 5.226.750.000*2 + 8.481.246.120 = 18.934.746.120 (VNĐ). Tương tự
tính cho các năm của phương án 1 (2 cầu trục A) kết quả thể hiện ở bảng số 8 và tính
cho phương án 2 (2 cầu trục B) kết quả thể hiện ở bảng số 9
3.2.4. DỰ TÍNH HIỆN GIÁ THU NHẬP THUẦN CỦA TỪNG NĂM
Hiện giá thu nhập thuần (HGTNT):
HGTNT = TNT
i
x HSTC; VNĐ
Ví dụ: Tính cho năm thứ 1 của phương án 1 (2 cầu trục A)
HGTNT = 18.934.746.120 *0.8475= 16.047.197.337(VNĐ)
Tương tự tính các năm còn lại, kết quả của phương án 1 thể hiện ở bảng số 08 và kết
quả của phương án 2 thể hiện ở bảng số 09
3.2.5.DỰ TÍNH TỔNG HIỆN GIÁ THU NHẬP THUẦN CỦA DỰ ÁN
Lũy kế hiện giá thu nhập thuần:
Là tổng cộng dồn hiện giá thu nhập thuần của các năm. Kết quả của phương án 1 thể

hiện ở bảng số 08 và kết quả của phương án 2 thể hiện ở bảng số 09
3.2.6. DỰ TÍNH NPV CỦA DỰ ÁN, CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ
Tính NPV của các phương án:
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
23
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
NPV = lũy kế hiện giá thu nhập thuần năm thứ 8 - hiện giá vốn đầu tư.
Kết quả tính toán NPV của phương án 1 và phươnng án 2 thể hiện ở bảng số 08 và
bảng số 09
Tính hiệu giá vốn đầu tư ( HGVĐT)
HGVĐT = I
0
x HSTC
Ví dụ: Tính cho phương án 1
Do thực hiện đầu tư chỉ có 1 năm nên năm kết thúc thực hiện đầu tư ta chọn làm năm
hiện tại (Năm 0).
Tại năm 0 thì
( )
0
1
1
r+
= 1, nên:
Năm 0: HGVĐT = 92.920.000.000 (VNĐ), kết quả thể hiện ở bảng số 08
Tương tự tính cho cần trục B. Kết quả thể hiện ở bảng số 09
Qua kết quả tính toán cho thấy rằng:
Phương án 1 (2 cầu trục A) có NPV là: -9.360.626.936 (VNĐ) <0
Phương án 2 (2 cầu trục B) có NPV là: 2.402.545.907 (VNĐ) >2.300.500.000 (VNĐ)
Vậy phương án đầu tư là phương án 2, đó là mua 2 thiết bị bốc xếp cầu trục B
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1

24
Đồ án môn học: Quản trị dự án đầu tư
Bảng số 08: TÍNH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI THUẦN (NPV) CỦA PHƯƠNG ÁN 1 Đơn vị tính: VNĐ
ST
T
Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8
1 (P/F;18%;8) 1,0000 0,8475 0,7182 0,6086 0,5158 0,4371 0,3704 0,3139 0,2660
2
Vốn đầu tư
(VĐT)
-92.920.000.000
3 Hiện giá VĐT -92.920.000.000
4 Lãi ròng 8.481.246.120 8.870.046.120 9.258.846.120 9.647.646.120 10.036.446.120 10.425.246.120 10.425.246.120 10.425.246.120
5 Khấu hao 10.453.500.000 10.453.500.000 10.453.500.000 10.453.500.000 10.453.500.000 10.453.500.000 10.453.500.000 10.453.500.000
6 Giá trị còn lại 9.292.000.000
7
Thu nhập thuần
(TNT)
18.934.746.120 19.323.546.120 19.712.346.120 20.101.146.120 20.489.946.120 20.878.746.120 20.878.746.120 30.170.746.120
8 Hiện giá TNT 16.047.197.337 13.878.170.823 11.996.933.849 10.368.171.169 8.956.155.449 7.733.487.563 6.553.838.407 8.025.418.468
9
Luỹ kế hiện giá
TNT
16.047.197.337 29.925.368.160 41.922.302.009 52.290.473.177 61.246.628.626 68.980.116.189 75.533.954.596 83.559.373.064
10 NPV -9.360.626936
Bảng số 09: TÍNH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI THUẦN (NPV) CỦA PHƯƠNG ÁN 2 Đơn vị tính: VNĐ
Người thực hiện: Hà Thị Liễu - Lớp: QKT46ĐH1
25

×