Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
Phần mở đầu
Quá trình truyền thông nói một cách ngắn gọn là quá trình chuyển tải
thông điệp tới người tiếp nhận. Hiệu quả đạt được của quá trình này bao
gồm hiệu quả nhận thức, hiệu quả hành động. Từ những kết quả thu được
sau khi đọc báo, bạn đọc sẽ có những biến đổi nhất định về mặt nhận thức
rồi áp dụng chúng vào thực tế cuộc sống. Thực tế thì giữa chúng có một
khoảng cách rất lớn và cần tới sự nỗ lực của toàn xã hội. Nhưng trước hết
để thông tin báo chí có thể phát huy tối đa hiệu quả, góp phần cải tạo cuộc
sống thì một trong những yêu cầu quan trọng là phải thực hiện tốt công tác
phát hành báo chí. Do vậy, nâng cao hiệu quả của công tác phát hành báo
chí là một việc làm cần thiết.
Sau đây, chúng tôi xin “ Khái quát những vấn đề còn tồn tại của
hoạt động phát hành báo chí của Việt Nam, từ đó bước đầu đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động phát hành”.
Tiểu luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 2
phần nội dung chính:
- Phần 1: Những vấn đề còn tồn tại của hoạt động phát hành báo
chí ở Việt Nam.
- Phần 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hành
báo chí ở Việt Nam.
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
Phần 1: Những vấn đề còn tồn tại của hoạt động phát hành báo chí ở
Việt Nam.
Sau 17 năm đổi mới, hoạt động phát hành báo chí đã đạt được nhiều
thành tựu trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước; giúp cho việc thông tin về các sự kiện trong nước và
thế giới đến với công chúng một cách nhanh chóng nhất; thúc đẩy việc phổ
biến kiến thức, mở mang dân trí, phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân, góp
phần củng cố niềm tin của dân chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước, trở thành một trong những động lực lớn trong quá trình xây
dựng đất nước. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế
cần khắc phục. Trong đó nổi lên ba vấn đề lớn như sau:
1.1 Tư nhân thao túng hoạt động phát hành.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, “bầu sữa bao cấp” không còn đã
buộc một số tờ báo vốn sống dựa hoàn toàn vào ngân sách Nhà nước phải
bằng mọi cách tồn tại. Không ít tờ đã dần xa rời tôn chỉ mụch đích, chiều
theo thị hiếu của một bộ phận độc giả. Một số cơ quan báo chí thả lỏng cho
tư nhân đầu tư vốn, tổ chức nội dung, in ấn và phát hành trọn gói. Để tăng
lượng phát hành nhiều tờ báo cho đăng chuyện vụ án rùng rợn hay những
chuyện tình cảm lâm ly rẻ tiền. Thực chất cơ quan báo chí chỉ đứng tên trên
giấy phép, còn nội dung, hình thức của số báo “bán lại” cho tư nhân làm.
Từ đó dẫn đến những sai lệch về tư tưởng nội dung, không kiểm soát được
chất lượng nội dung lẫn số lượng phát hành, địa bàn tiêu thụ. Chính lực
lượng phát hành báo chí tư nhân là một nhân tố gây ra tình trạng thương
mại hoá báo chí. Thương mại hoá báo chí xét từ một khía cạnh cụ thể xuất
phát từ việc cạnh tranh thị phần giữa các tờ báo.
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
Thực tế cho thấy, phần lớn các tờ báo bị thả lỏng là những đơn vị tự
hoạch toán hoàn toàn do phần lớn các khoản thu lấy từ số tiền bán báo và
quảng cáo. Và họ cũng dễ dàng thoả thuận với tư nhân để giải bài toán tồn
tại. Những hạn chế trong nội dung, tổ chức và phát hành làm giảm uy tín
của tờ báo, gây tác hại lớn tới hiệu quả thông tin tuyên truyền.
Sự thao túng của tư nhân gây ra những khó khăn cho lực lượng phát
hành trong việc tăng giá bán, tăng chiết khấu tuỳ tiện. Hàng năm, tuy lượng
báo chí phát hành tăng, nhưng tỷ lệ cước phát hành vẫn ở mức quá thấp, chỉ
4% trong khi tổng chi phí tính chung đóng gói vận chuyển đi các tỉnh,
thành lên tới 6%. Dường như một nghịch lý, sản lượng phát hành càng cao,
lỗ càng lớn. Số lỗ này lại không thể tính cụ thể cho từng loại hình dịch vụ
nên rất khó xác định mức cước vận chuyển hợp lý. Mỗi năm Nhà nước phải
bù lỗ cho dịch vụ Bưu chính – phát hành báo chí hàng tỷ đồng trên phạm vi
toàn quốc. Điều này gây ra sự bất hợp lý rất lớn giữa mạng lưới phát hành
tư nhân và Nhà nước.
1.2 Chênh lệch mức độ hưởng thụ thông tin.
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã
mang lại không khí mới cho thị trường báo chí. Nhưng mức độ hoạt động
của từng loại vùng lại mang những đặc trưng tuỳ thuộc vào điều kiện chính
trị - kinh tế - văn hoá - xã hội. Ở các thành phố lớn và khu đô thị hoạt động
rất sầm uất, có tính cạnh tranh cao, nhưng ở các vùng nông thôn nhất là
miền núi, vùng đồng bào dân tộc hoạt động rất yếu ớt. 75% người đọc báo
là ở các đô thị, các vùng khác chỉ chiếm 25%.
Mặc dù Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ
việc phát hành báo chí tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và hải
đảo song thực tế mức chênh lệch vẫn còn cao. Đến nay, số người nghèo đã
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
giảm (còn khoảng 8%), song con số này chủ yếu tập trung ở nông thôn.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác chi phối đến việc đọc báo của người dân
như cơ sở hạ tầng, trình độ học vấn… khó có thể nâng cao trong thời gian
ngắn. Tình trạng phần lớn báo chí đén với những người có tiền ở thành
phố, các khu đô thị, trong khi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc, hải đảo báo chí còn vắng bóng cũng là tình trạng chung xảy ra tại nhiều
quốc gia. Ngay như Trung Quốc - một quốc gia có nền báo chí phát triển,
lượng tiêu thụ báo chí của nông dân mới chỉ chiếm 30%.
Sự mất cân đối không chỉ ở số lượng báo chí tập trung nhiều ở thành
thị, mà còn bất cập ở cả nội dung thông tin. Trong khi ở thành phố có quá
nhiều nội dung thông tin sát thực với cuộc sống, thì ở các vùng nông thôn,
miền núi nó lại xa rời thực tế không phù hợp với cuộc sống của họ. Báo chí
xa rời thực tiễn nông thôn, với sản xuất của người dân nên việc tăng lượng
phát hành về những vùng này càng thêm khó khăn. Báo thừa ở thành thị,
nhưng lại thiếu ở nông thôn. Điều đó khiến mức độ hưởng thụ thông tin
giữa các vùng đã xa lại càng xa hơn. Đi liền với nó các kênh phát hành báo
chí ở khu vực này lại không phong phú và phát triển. Đặc biệt giá báo còn
khá cao so với thu nhập của đại đa số các gia đình ở nông thôn, miền núi,
nhất là các số phụ san, số Tết, số chuyên đề…
1.3 Quy định mức phí phát hành không còn phù hợp.
Ở các thành phố lớn, trung tâm đô thị đông dân cư, trình độ dân trí
cao, điều kiện kinh tế khá, giao thông đi lại thuận tiện, có thể mức phí thấp
hơn vẫn đảm bảo có lãi. Thế nhưng, đây lại là địa bàn lực lượng phát hành
ngoài nghành Bưu điện chiếm lĩnh. Do phải đảm bảo giờ giấc trên mọi
tuyến địa bàn, Công ty Phát hành Báo chí Trung ương phải ưu tiên các
tuyến tỉnh xa nên khả năng cạnh tranh ở trung tâm kém hơn. Số lãi ở các
trung tâm đô thị không bù đắp nổi ở các tỉnh khác nên ngành Bưu điện phải
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
cân đối thu chi bằng cách lấy phần lãi từ các hoạt động viễn thông bù lỗ
cho phát hành báo chí. Do vậy, cần phải điều chỉnh ngay mức phí phát
hành bất hợp lý này để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn. Quy
định của Chính phủ đối với ngành Bưu điện được ban hành từ năm 1958
đến nay thống nhất phát hành đối với báo chí Trung ương là 22%, đối với
báo chí địa phương là 18%. Thông thường, Bưu điện cũng không được trả
lại báo ế cho toà soạn. Thời điểm phát hành quy định này đến nay đã gần
50 năm, lúc đó ngành gần như chỉ phát hành ở miền Bắc với một điểm in
duy nhất ở Hà Nội. Một khoảng thời gian khá dài với biết bao biến động
của xã hội, sự phát triển của báo chí, những biến đổi trong thành phần tham
gia phát hành… thì mức phí này đã trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển
của nghành.
Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế như để lọt lưới những ấn phẩm
nội dung thiếu lành mạnh lưu hành trên thị trường, gây ra những tác hại
khôn lường về văn hoá tư tưởng. Phát hành báo chí nước ta nhìn chung vẫn
còn chậm, chưa được thuận tiện, cơ sở in báo chưa nhiều (chỉ trừ một số
báo lớn), phần do trình tự chia chọn còn quá nhiều công đoạn…