ĐỀ TÀI: CHỈ SỐ VN30 – CƠ HỘI MỚI
CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ ?
A. Tổng quan hệ thống các chỉ số chứng khoán tại Việt Nam:
Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị
trường cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất
định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng
niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị
trường. Các chỉ số chứng khoán này có thể do sở giao dịch chứng khoán định ra (ví dụ
Vn-Index), cũng có thể do hãng thông tin (ví dụ Nikkei 225) hay một thể chế tài chính
nào đó định ra (ví dụ Hang Seng Index).
Biến động trên thị Trường chứng khoán Việt Nam từ trước đến nay vẫn được phản
ánh qua hai chỉ số chứng khoán quen thuộc là VN- Index và HNX Index. Tuy nhiên, hai
chỉ số chính danh này gần đây liên tục gây mất lòng tin trong giới đầu tư bởi sự méo mó
trong chức năng phản ánh biến động thị trường do ảnh hưởng của các cố phiếu có giá trị
vốn hóa lớn nhưng số lượng cổ phiếu giao dịch thực tế không nhiều. Ảnh hưởng tiêu cực
này xuất phát từ cách tính toán chưa phù hợp của VN- Index và HNX Index cũng như đặc
điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trên thế giới, các chỉ số chứng khoán không chỉ được đưa ra bởi các cơ quan quản
lý (hay các sàn giao dịch) như ở Việt Nam mà còn được các tổ chức tư nhân thiết lập và
phát triển rất mạnh mẽ như các chỉ số chứng khoán quan trọng như Dow Jones, S&P 500
(Hoa Kỳ), FTSE (Anh)…
Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán Nhà nước lập nên và quản lý. Vì vậy, chỉ số
do cơ quan quản lý xây dựng tất nhiên mang tính chính danh cao nhất. Tuy nhiên, để đáp
ứng nhu cầu phản án diễn biến thị trường chính xác nhất có thể, năm năm trở lại đây, từ
công ty chứng khoán, quỹ đầu tư cho đến cả một tờ báo chuyên ngành đều tham gia thiết
lập chỉ số mang nhãn mác của mình. Mục đích thông thường của việc lập chỉ số gồm: làm
thương hiệu, củng cố cho hoạt động và khai thác tìm kiếm lợi nhuận… Có thể kể đến sự
góp mặt của các chỉ số mới trong hệ thống chỉ số chứng khoán của Việt Nam như:
- CBV-Index: Chỉ số CBV-Index của Công ty Chứng khoán Biển Việt được tính từ
cột mốc 100 điểm kể từ ngày 1/1/2007. Đây là chỉ số danh mục của 50 công ty
đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. CBV-Index được chia thành
10 chỉ số đại diện tiêu biểu cho 10 ngành chính của nền kinh tế Việt Nam trên
TTCK: vận tải, công nghệ, máy công nghiệp, nguyên liệu, năng lượng, tiêu dùng,
y tế, điện nước, tài chính, bất động sản và xe cơ giới. 50 công ty được xếp hạng
vào trong danh sách của CBV-Index phải là các công ty có các điều kiện: có tổng
giá trị thị trường trên 500 tỷ đồng, tổng giá trị mua bán cổ phiếu trong một năm
gần đây phải hơn 50% giá trị thị trường của công ty, lợi nhuận sau thuế trong 4
quý liên tục phải dương và các chỉ số về nợ là hợp lý so với các công ty khác trong
cùng ngành. Tuy nhiên, các công ty tài chính như hoạt động chứng khoán, các quỹ
đầu tư sẽ không được xếp vào danh sách của CBV-Index.
- SSI30-Index: Chỉ số này được Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) xây dựng dựa
trên phương pháp đang được áp dụng bởi HOSE trong xây dựng chỉ số VN-Index
(phương pháp bình quân gia quyền với quyền số là số lượng chứng khoán tại thời
điểm tính toán) với rổ cổ phiếu là 30 cổ phiếu đại diện cho tất cả các cổ phiếu
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó có 23 cổ phiếu niêm yết
trên HOSE, 7 cổ phiếu niêm yết trên HASTC. Đây là những cổ phiếu có giá trị
vốn hóa trung bình trong sáu tháng đạt hơn 1000 tỷ đồng và chiếm 83% tổng giá
trị vốn hoá của 2 sàn HOSE và HASTC gộp lại. Ngày khởi điểm của SSI30-Index
là 1/2/2007.
Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu vào rổ cổ phiếu là giá trị vốn hóa, tính thanh
khoản và tính đại diện. Cụ thể: giá trị vốn hoá trung bình trong sáu tháng
phải đạt hơn 1000 tỷ đồng. Chỉ số thanh khoản tính bằng tổng khối lượng
giao dịch của năm chia cho lượng cổ phiếu lưu hành trung bình năm ít nhất là
0,2. Công ty phải thuộc ngành có mức vốn hoá ít nhất đạt 1% mức vốn hoá
của cả 2 sàn HOSE-HASTC. Tổng mức vốn hoá của 30 cổ phiếu phải trên
70% so với tổng mức vốn hoá của cả 2 sàn. Các cổ phiếu trong rổ tính chỉ số
sẽ được cập nhật hàng quý.
- DCVN30-Index: Đây là chỉ số của Quỹ Dragon Capital, đại diện cho giá trị giao
dịch của 30 công ty hàng đầu có tổng giá trị thị trường và tính thanh khoản cao
nhất trên cả ba thị trường HOSE, HASTC và OTC. Phương pháp tính DCVN30-
Index tương tự như phương pháp mà Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đang sử
dụng để tính VN-Index nhưng có tham khảo thêm phương pháp tính các chỉ số nổi
tiếng trên thế giới như các chỉ số của Standard & Poor’s. Ngày bắt đầu tính chỉ số
là ngày 9/1/2004 với giá trị khởi đầu là 100 điểm.
Quỹ Dragon Capital đưa ra 2 loại chỉ số, DCVN30-Index Domestic dành cho
nhà đầu tư trong nước (Chỉ số này thể hiện số lượng cổ phiếu (CP) có thể
được giao dịch trên thị trường của nhà đầu tư trong nước và chỉ số DCVN30-
Index Foreign cho nhà đầu tư nước ngoài (thể hiện số lượng CP được giao
dịch trên thị trường của nhà đầu tư nước ngoài). Các nhóm ngành đang được
thể hiện trong chỉ số này gồm: ngân hàng, bất động sản, thực phẩm và đồ
uống, phân phối, bảo hiểm, năng lượng, các loại hình tài chính khác, dịch vụ
công ích, vận tải, nguyên vật liệu và công nghệ thông tin. DCVN30-Index
chỉ tính phần CP có thể giao dịch được trên thị trường (không bao gồm số
lượng CP do nhà nước nắm giữ và số lượng CP bị giới hạn giao dịch trong
một thời gian dài do một người hay một nhóm cổ đông nắm giữ ).
- VIR 50 Index: Đây là chỉ số về giá cổ phiếu được tính theo phương pháp tính chỉ
số Dow Jones (phương pháp số bình quân giản đơn: lấy tổng thị giá của chứng
khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán), được báo Đầu tư chứng khoán
chính thức ra mắt ngày 3/1/2008, chọn mốc khởi đầu là 1.000 điểm. Đây là chỉ số
biểu thị cho biến động giá của 50 cổ phiếu niêm yết có giá trị vốn hoá lớn nhất và
tính thanh khoản cao nhất ở cả hai sàn giao dịch (chiếm khoảng 80% tổng vốn hoá
của toàn thị trường).
Đặc trưng cơ bản của VIR 50 Index là chỉ phản ánh biến động về giá cổ
phiếu, mà không quan tâm đến những biến động về lượng. Nhà đầu tư sẽ có
thêm một chỉ số chứng khoán tham khảo trong quá trình đầu tư, bên cạnh các
chỉ số chứng khoán hiện hành như VN-Index và HASTC-Index. Việc xem
xét, chọn lại cổ phiếu trong rổ cổ phiếu tính VIR 50 Index sẽ được thực hiện
định kỳ để đảm bảo tính đại diện của chỉ số này trên TTCK niêm yết tại Việt
Nam.
- FPTS-Index: Đây là bộ chỉ số lấy mức vốn hóa thị trường làm trọng số và được
tính toán theo các phương pháp chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trên thế giới và
Việt Nam với ngày gốc là ngày 1/1/2007 và mốc khởi đầu là 100 điểm. Cấu trúc
của Bộ chỉ số gồm Chỉ số FPTS tổng hợp (FPTS Composite Index) và chỉ số 18
ngành theo chuẩn chia ngành ICB (Industrial Classification Benchmark): dầu khí,
hóa chất, tài nguyên, vật liệu xây dựng, hàng hóa và dịch vụ công nghiệp, ô tô phụ
tùng, thực phẩm và đồ uống, đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng, y tế, bán lẻ, truyền
thông, du lịch giải trí, dịch vụ công cộng, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính,
công nghệ, viễn thông. Chỉ số FPTS tổng hợp bao gồm tất cả các mã đại diện ở 18
ngành ở cả 2 sàn giao dịch.
Nhìn chung, các chỉ số trên được thiết lập chủ yếu là mang tính phù hợp với danh
mục đầu tư riêng của đơn vị thiết lập hay nói cách khác các chỉ số này vẫn không phải là
chỉ số chính danh. Chính vì vậy, các chỉ số này chưa phát triển mạnh mẽ và hầu như chỉ
được sử dụng nội bộ. Trong khi đó, giới đầu tư vẫn tiếp tục đòi hỏi một chỉ số chứng
khoán chính danh mới có thể khắc phục được nhược điểm của VN-Index và HNX Index,
tiếp tục vai trò là “ biển chỉ đường” cho các nhà đầu tư. Từ nhu cầu đó, Chỉ số VN30
được thiết lập với những kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
B. Tổng quan về VN30:
VN30 là một trong nhiều chỉ số khác như chỉ số ngành, chỉ số giá trị, chỉ số tăng
trưởng thuộc bộ chỉ số HoSE – Index nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư công cụ phản
ánh biến động thị trường đa dạng và chính xác hơn. Chỉ số VN30 được Sở Giao dịch
Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức áp dụng vào ngày 6/2/2012.
Chỉ số VN30 được cấu phần từ 30 cổ phiếu chính thức (và 10 mã cổ phiếu dự
phòng) được tính dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỉ lệ free-float (cổ
phiếu thực sự tự do lưu hành trên thị trường).
Số cổ phiếu nằm trong “rổ” VN30 chiếm 74% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng
giá trị giao dịch toàn thị trường. Đây được xem là giải pháp dung hòa giữa yêu cầu cấp
thiết của thị trường về một chỉ số phản ánh chính xác hơn biến động giá cả chứng khoán
và sự cần thiết phải chuẩn bị một nền tảng cho chiến lược phát triển các sản phẩm mới
như sản phẩm phái sinh và các dạng quỹ đầu tư mới trong tương lai.
Một trong những nhược điểm của Vn-Index là chỉ số này thường xuyên xảy ra tình
trạng bị bóp méo bởi một số cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhưng khối lượng phiếu cồ
giao dịch thực tế không nhiều. Điều này khiến cho chức năng phản ánh diễn biến thị
trường của chỉ số Vn-Index không còn chính xác dẫn đến việc cung cấp thông tin sai lệch
cho các nhà đầu tư. VN30 ra đời nhằm khắc phục nhược điếm này.
Cụ thể, theo phương pháp tính đơn thuần dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của cổ
phiếu, Vn-Index đã phụ thuộc rất lớn vào nhóm năm cổ phiếu gồm VIC, MSN, VCB,
CTG và BVH. Trong một báo cáo công bố ngày 1-2 của Công ty Chứng khoán TP.HCM,
năm cổ phiếu có tác động lớn nhất đối với Vn-Index gồm VIC, VCB, MSN, CTG và
BVH với tổng giá trị vốn hóa chiếm 47,89% tổng giá trị vốn hóa của sàn HoSE, trong đó
VIC chiếm tỉ lệ cao nhất với 11,2%, kế đến VCB là 10,59%, MSN 10,31%, CTG 9,05%
và BVH là 6,74%.
Mặc dù có ảnh hưởng lớn đến Vn-Index, nhưng một số cổ phiếu trong nhóm này
(như VCB, CTG, BVH) có khối lượng cổ phiếu thật sự tự do lưu hành trên thị trường
(free float) không nhiều, do cổ đông nhà nước chiếm tỉ lệ khá lớn, chưa kể những đối
tượng ít có khả năng giao dịch như cổ đông thuộc hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc,
ban kiểm soát và tổ chức liên quan, cổ đông nhà nước, cổ đông chiến lược
Trong khi đó, với việc tính toán dựa vào giá trị vốn hóa, free float và thanh khoản,
VN30 không còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhóm cổ phiếu này. Theo đó, với cách tính
của VN30 (dựa vào giá trị vốn hóa, free float và thanh khoản, giới hạn tỉ trọng vốn
hóa ), tỉ trọng của nhóm 5 cổ phiếu chi phối Vn-Index chỉ còn 34,62%, trong đó tỉ trọng
của VCB giảm xuống còn 4,09%, BVH còn 3,11%, CTG là 7,42%, VIC là 10% và MSN
10%. Ngược lại, tỉ trọng của STB trong VN30 đã tăng lên 10% so với tỉ lệ 3,4% trong rổ
Vn-Index, EIB tăng lên 10% so với 3,38%, FPT tăng lên 6,67% so với 2,04% và HAG
tăng từ 1,83% lên 3,3%
Thay vào đó, một số CP khác có tỉ lệ free float cao và thanh khoản tốt, như STB,
EIB, VNM và FPT, cùng với VIC và MSN trở thành những trụ cột của thị trường.
Công thức tính VN30:
Trong đó (p) là giá cổ phiếu, (s) là khối lượng cổ phiếu lưu hành, (f) là tỷ lệ free-
float, (c) là giới hạn tỷ trọng vốn hóa. Việc thay đổi các hệ số f, c và s sẽ được xem
xét định kỳ 6 tháng một lần vào cùng thời điểm xem xét định kỳ chỉ số.
Trường hợp tỷ lệ free float (f) thay đổi quá 5% so với cận trên hoặc cận dưới của
dải giới hạn liền kề sẽ được điều chỉnh ngay lập tức.
Hệ số (c) cũng được điều chỉnh ngay nếu tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu trong chỉ
số liên tục vượt mức giới hạn cho phép 5% trong 10 phiên liên tiếp.
Hệ số (s) được điều chỉnh ngay khi tỷ lệ thay đổi tích lũy về khối lượng lưu hành
của các cổ phiếu so với tổng khối lượng lưu hành của chỉ số từ 10% trở lên, hoặc
tỷ lệ thay đổi về khối lượng lưu hành của mỗi cổ phiếu lớn hơn 5%.
(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ( HOSE))
Dựa trên phương pháp tính toán như trên, Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã
công bố danh sách 30 cổ phiếu chính thức tạo nên chỉ số VN30 và 10 cổ phiếu dự phòng.
Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE)
Theo HoSE, VN30 chiếm 74% giá trị vốn hóa toàn thị trường theo số liệu bình
quân sáu tháng cuối năm 2011 và chiếm 60% về giá trị giao dịch. Dựa trên mô hình cơ
cấu ngành có thể thấy 30 cổ phiếu trong rổ đến từ 9 trong tổng số 11 ngành của các công
ty niêm yết trên sở, trong đó nhiều nhất là ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm với 9
công ty, chiếm 57% giá trị vốn hóa của rổ.
Dù không thể triệt tiêu hết sự ảnh hưởng của những cổ phiếu lớn trên thị trường
nhưng với việc lựa chọn những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất, giá cả của các cổ
phiếu trong rổ VN30 sẽ phản ánh tốt nhất mối quan hệ cung và cầu cổ phiếu, từ đó hạn
chế được sự làm giá vốn thường xảy ra đối với những cổ phiếu có thanh khoản kém.
Trước mắt, sự ra đời của VN30 sẽ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin chi tiết của
thị trường đồng thời với một chỉ số có khả năng mô phỏng và đầu tư được, các nhà đầu tư
sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư và từ đó tự tin hơn khi xây dựng danh mục đầu tư cho
riêng mình. Đây cũng là cơ sở để phát triển các quỹ đầu tư chỉ số, quỹ ETF, kéo theo sự
gia tăng thanh khoản trên thị trường. Ngoài ra, VN30 cũng kỳ vọng là tài sản cơ sở cho
các sản phẩm phái sinh của HOSE sẽ triển khai trong tương lai.
C. Ưu điểm của VN30
Chỉ số VN30 giúp cho các nhà đầu tư có thể đánh giá được diễn biến thị trường
thực tế hơn, nhờ đó phản ánh đúng thực trạng mối quan hệ giữ cung và cầu cổ phiếu mà
họ đang nắm giữ hoặc có ý định đầu tư, hạn chế được sự làm giá vốn đối với những cổ
phiếu có thanh khoản kém, từ đó thị trường chứng khoán sẽ phát triển hơn nhờ sự thu hút
này.
VN30 khắc phục được các nhược điểm của VN-Index vì VN-Index phụ thuộc nhiều
vào vài mã cổ phiếu thuộc nhóm có vốn hóa lớn nhất trên thị trường, nhưng chúng lại
không đại diện cho cả thị trường. Trong khi VN30 có 30 cổ phiếu chiếm gần 80% giá trị
vốn hóa thị trường – đại diện cho gần 80% những người đang nắm giữ cổ phiếu.
VN30 dung hòa giữa nhu cầu thị hiếu của thị trường về một chỉ số phản ánh chính
xác hơn biến động giá cả chứng khoán sự cần thiết để chuẩn bị cho sản phẩm phái sinh và
các dạng quỹ đầu tư mới trong tương lai của HOSE.
Giá trị vốn hóa của cấu phần chỉ số VN30 được tính dựa trên khối lượng cổ phiếu
thực sự tự do lưu hành trên thị trường (free float)
Hạn chế sự ảnh hưởng quá mức của những cấu phần có tỷ trọng quá cao trong chỉ
số VN30 bằng cách tính đến giới hạn tỷ trọng vốn hóa không vượt quá 10%.
Chỉ số VN30 giúp giảm bớt ảnh hưởng của các mã có tỷ lệ cổ phiếu không tự do
chuyển nhượng cao là một bước tiến.
Chỉ số VN30 được các nhà đầu tư nước ngoài xem như là một chuỗi các hoạt động để
cải cách và tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam như cho phép giao dịch ký quỹ,
nhà đầu tư được phép mở nhiều tài khoản, giao dịch mua bán cùng phiên.
D. Nhược điểm và rủi ro của VN30:
1. Chậm cập nhật
Theo quy tắc chỉ số VN30, tỷ lệ free float hiện chỉ cập nhật 6 tháng/lần, trong mỗi lần
xem xét định kỳ rổ chỉ số với mục đích nhằm hạn chế những thay đổi nhỏ không cần thiết
ảnh hưởng đến tính ổn định của chỉ số và tính hiệu quả của rổ chỉ số.
Rủi ro: Thời gian cập nhật diễn ra lâu, ảnh hưởng đến độ chính xác nếu thị trường có
biến động trong thời gian sau đó. Nên các nhà đầu tư chỉ nên đầu tư tham khảo vào thời
điểm vừa mới cập nhật. Theo chúng ta biết trên thị trường chứng khoán mỗi giờ, mỗi
phút đều diễn ra sự thay đổi bất thường nên với việc cập nhật 6 tháng/lần sẽ dẫn đến chỉ
số VN30 không hiệu quả.
Khắc phục: Vì tính chính xác của rổ chỉ số nên đánh giá lại 30 cổ phiếu trong VN-30
với định kỳ thường xuyên hơn thay vì 6 tháng/lần như hiện nay.
2. Chưa khắc phục hết được nhược điểm hiện tại của Vn-Index.
(Nguồn: )
Ngày 1/2, HOSE dựa vào dữ liệu quá khứ tiến hành lập giả và đưa ra biểu đồ so
sánh VN30 và Vn-Index. Đồ thị so sánh Vn-Index và VN30 cũng cho thấy, giá trị của chỉ
số VN30 liên tục nằm trên và đồng điệu với Vn-Index, đặc biệt là trong hai năm gần đây.
Trong số 30 cổ phiếu,VNM, MSN, BVH, VIC vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khi thanh
khoản những cổ phiếu này thường thấp. Tất cả 6 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất đã chiếm
50% và hầu hết đều có thanh khoản không được tốt. Như vậy, chỉ cần tác động 6 cổ phiếu
này thì sẽ ảnh hưởng lớn đến VN30.
Mặc dù chỉ số VN30 cũng có xét đến yếu tố thanh khoản nhưng là 30 cổ phiếu có
thanh khoản tốt nhất trong số tổng 50 cổ phiếu có vốn hóa lớn nên VN30 chưa khắc phục
được hết những hạn chế của Vn-Index.
Rủi ro: VN30 hiện tại còn nhiều hạn chế khi phản ánh chưa chính xác diễn biến
của thị trường trong một số giai đoạn vì bị tác động bởi biến động giá của một số ít cổ
phiếu có vốn hóa lớn.
3. Chưa thành lập Hội đồng chỉ số để quản lý VN-30.
Ngoài những thành viên tạo lập thị trường sẽ có thêm các thành viên độc lập để có
cách tính khách quan với chỉ số.
Rủi ro: Chưa đảm bảo được tính khách quan về chỉ số
4. Mức độ ảnh hưởng của VN30 trong ngắn hạn không nhiề u.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm tới Vn-Index nhiều hơn, một phần là do
thói quen. Từ trước đến nay, khi nhắc đến thị trường chứng khoán của một quốc gia nào
cũng chỉ có một chỉ số đại diện chính thức.
Rủi ro: Có thật sự trở thành một công cụ được tin dùng và đạt được mục đích ban đầu
khi ra đời?
5. VN30 chưa lấy tiêu chí chỉ số lấy tăng trưởng của doanh nghiệp làm trọng.
Các cổ phiếu trong Vn-Index là những cổ phiếu có khối lượng tự do lưu hành
nhiều và thanh khoản tốt đã tạo cơ hội mới cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, VN30 không dựa
trên các tiêu chí về kinh doanh và nội tại doanh nghiệp. Đó là một điều mà các nhà đầu tư
cần lưu ý.
Rủi ro: Tuy rằng, VN30 vẫn gián tiếp bị điều chỉnh bởi các tiêu chí về kinh doanh
nhưng khi được đưa vào VN30 thì cổ phiếu không bị cảnh báo, kiểm soát hay hủy niêm
yết bắt buộc. Vì vậy, các nhà đầu tư nên phân tích cụ thể tình hình doanh nghiệp và nền
kinh tế khi ra quyết định. Danh mục các cổ phiếu trong VN30 sẽ được xem xét 6 tháng
một lần, nên có thể thời điểm hiện tại cổ phiếu này nằm trong danh mục nhưng 6 tháng
sau sẽ bị loại. Không hẳn những cổ phiếu trong ‘rổ” của VN30 đều đáng để đầu tư. Tóm
lại, nhà đầu tư không nên chỉ nhìn vào chỉ số, như vậy sẽ rất rủi ro.
E. Diễn biến của VN30
Vào chiều ngày 3/2, Sở giao dịch Tp.HCM công bố chỉ số VN 30 là 449.4 điểm.
Số điểm này dựa trên tính toán từ trước đó, tức từ khi VN30 được triển khai và chưa công
bố. Hơn nữa, con số này được Sở giao dịch Tp.HCM cho là hợp lý và dễ so sánh với Vn-
Index hơn là cột mốc 100 điểm, mốc xuất phát của Vn-Index cách đây 12 năm.
Tuy nhiên, hết phiên giao dịch ngày 6/2, chỉ số VN30 đã giảm 1.9 điểm, còn 447.5
điểm. Những ngày sau đó, các nhà đầu tư lạc quan hơn do chỉ số tăng trở lại. Đỉnh điểm
là vào ngày 9/2, VN30 Index chạm 464.7 điểm. Sang đến đầu tuần thứ hai, VN30 Index
giảm 12 điểm, còn 446.2 điểm, và liên tiếp rớt điểm các ngày trong tuần. Đến cuối tuần,
chỉ số VN30 vực trở lại với 451.2 điểm.
Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy đồ thị biểu diễn chỉ số Vn-Index và VN30 là
khá giống nhau, tuy nhiên, VN30 cao hơn Vn-Index khoảng 50 điểm. VN30 dao động
trong khoảng 450 điểm, còn Vn-Index dao động trong khoảng 400 điểm trong khoảng 2
tuần vừa qua. Còn trong thời gian thử nghiệm (từ đầu năm 2009), biểu đồ ở phần Nhược
điểm thì VN30 cũng bằng hoặc cao hơn Vn-Index khoảng 50 điểm, chứ không thấp hơn.
Nguyên nhân là do những cổ phiếu trong rổ VN30 là những cổ phiếu mạnh, được các nhà
đầu tư chú ý và lựa chọn, có tính thanh khoản tốt nhất trong tổng 50 cổ phiếu có vốn hóa
lớn trên sàn chứng khoán HoSE, và đây cũng là nhược điểm của VN30 như đã được nhắc
ở trên.
F. Kết luận
Như đã trình bày ở trên, chỉ số VN30 có những ưu điểm như loại bỏ được một số
nhược điểm của Vn-Index, giúp nhà đầu tư đánh giá được diễn biến thị trường sát với
360.0
380.0
400.0
420.0
440.0
460.0
480.0
VN30
VN index
Nguồn: Tự thống
kê
thực tế hơn, phản ánh tốt nhất mối quan hệ giữa cung và cầu cổ phiếu, từ đó có thể hạn
chế được sự làm giá thường xảy ra đối những cổ phiếu có thanh khoản kém.
Tuy nhiên, do mới ra đời nên VN30 còn chứa nhiều nhược điểm cũng như hạn chế
của riêng nó, ví dụ như thiếu tính cập nhật (6 tháng/lần), chưa có tầm ảnh hưởng lớn hay
không xem xét đến khía cạnh kinh doanh hiệu quả của một doanh nghiệp.
Đối với các chuyên gia, VN30 có thể đáp ứng tiêu chí của các công ty quản lý quỹ
xây dụng quỹ đầu tư chỉ số vì có tính đại diện cao (ngành, vốn hóa, free float, thanh
khoản ). Từ đó, các quỹ đầu tư có thể lấy VN30 làm tham chiếu, thay vì Vn-Index như
lúc trước, hoặc tiết kiệm thời gian trong việc xây dựng danh mục.
Tuy nhiên, mặc dù VN30 có xét đến yếu tố thanh khoản, nhưng đây là 30 cổ phiếu
có thanh khoản tốt nhất trong 50 cổ phiếu có vốn hóa lớn. Do đó VN30 chưa khắc phục
được tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng” của VN-Index. Nhưng về cơ bản, chỉ số VN30 giúp
giảm bớt tầm ảnh hưởng của các mã có tỷ lệ cổ phiếu không tự do chuyển nhượng cao.
Nhưng tình trạng một số ít mã có thể chi phối đến chỉ số vẫn còn tồn tại, cụ thể là với
năm mã cổ phiếu đứng đầu gồm VIC, VNM , EIB, MSN và STB đã có tầm ảnh hưởng
đến 50% lên VN30.
Đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, thì VN30 không mấy
quan trọng vì chỉ số này chỉ bao gồm những mã có giá trị vốn hóa lớn trên thị trường,
trong khi đó những mã này hầu như đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, họ có
xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với các nhà đầu tư trong nước, chỉ số này có thể dùng như một kênh để tham
khảo hoặc cân nhắc việc đa dạng hóa hay xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp bên
cạnh chỉ số Vn-Index, chỉ số ngành…, chứ không nên tập trung vào những cổ phiếu nằm
trong rổ VN30 vì hoạt động kinh doanh của 30 công ty này chưa chắc có hiệu quả.
VN30 là một bước tiến mới của Vn-Index, và hy vọng trong tương lai, VN30 sẽ dần
hoàn thiện và khắc phục được hạn chế hiện có của mình, để các nhà đầu tư tổ chức cũng
như cá nhân xem chỉ số như một kênh tham khảo tốt trong việc đầu tư trên thị trường
chứng khoán.