Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

VÀI NÉT VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI PHÓNG SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.96 KB, 35 trang )

Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
CHƯƠNG I
VÀI NÉT VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THỂ LOẠI PHÓNG SỰ
I. SƠ LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI
PHÓNG SỰ
Phóng sự bắt nguồn từ “ Reportage” tiềng Latinh có nghĩa là : Thông báo
tin mới, là chuyến đi, là giành được một cái gi đó. Khái niệm này được người
Anh lần đầu tiên sử dụng với nghĩa để chỉ sự mô tả những đám cháy lớn, những
trận lụt, kỳ họp quốc hội họăc chiến tranh. Một thời gian sau, trên báo chí Pháp,
phóng sự cũng xuất hiện với tư cách viết về các quá trình điều tra của phóng
viên đối với những con người, sự việc chứa nhiều bí ẩn như cảnh sống trong
ngục tù, chuyện thao túng chính trường…Phóng sự thoả mãn tính hiếu kỳ, tò mò
của công chúng bằng những thông tin hấp dẫn, độc đáo.
Thời ký đầu, phóng sự được khai thác từ nhiều góc độ khác nhau theo
những quan điểm khác nhau. Người Đức coi phóng sự đơn giản chỉ là sự đưa
tin. Trong khi đó người Mỹ lại đặc biệt chú ý việc chuyển tải những cuộc cãi vã
tại các ký họp quốc hội thông qua thể loại này. ở Pháp lại dùng phóng sự như
một thể loaị điều tra các sự kiện, hiện tượng bí ẩn và từ lý do này họ gọi phóng
sự bằng tên khác là “ Thể loại điều tra”.
Phóng sự bắt đầu khẳng định vị trí của mình khi chiến tranh thế giới thứ 2
kết thúc. Đó là nhờ sự tham gia của giới văn sĩ nổi tiếng vào thể loại mới mẻ
này. Từ chỗ mô tả hay tường thuật phóng sự đã phát triển tuỳ theo một hình
tượng văn học hay một chuyện kể về những con người nổi bật, điển hình. Nhiều
tác phẩm đã đạt tới mục đích cao và sẽ còn được nhiều người nhắc đến như
thiên phóng sự : “ Mười ngày rung chuyển thế giới” của nhà văn , nhà báo Giôn
Rít viết về cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại. “ Viết dưới giá treo cổ” của nhà
báo, nàh cách mạng Tiệp Khắc Giuliat Phuxich ; “ Qua dãy núi Anpơ” của
phóng viên Halibôctơn phản ánh lại những chuyến thám hiểm táo bạo, phiêu lưu
nhưng vô cùng lý thú. ..
Website: Email : Tel : 0918.775.368


Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
Tại nước ta , thể văn “ ký sự” đã có từ thời xa xưa với các tác phẩm cổ
điển như “ Việt điện U linh” , “ Vũ trung tuỳ bút”, “ Hoàng Lê nhất thống
trí”…. Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ XX, thì thể ký báo chí trong đó có phóng
sự mới hình thành. Những tác phẩm ký báo chí thời đó chia làm các khuynh
hướng khác nhau: khuynh hướng ca ngợi chế độ thực dân, xuyên tạc cách mạng
tháng Mười Nga , khuynh hướng phản ánh cuộc sống nghèo nàn lầm than của
những kẻ khốn cùng. Tuy nhiên đa phần các tác phẩm ấy chưa đề ra các biẹn
pháp giải quyết những bất công xã hội : “ Việc làng”( Ngô Tất Tố), “ Cơm thầy
cơm cô” ( Vũ Trọng Phụng), “ Kỹ Nghệ lấy tây” ( Vũ Trọng Phụng)…Bên cạnh
đó nền báo chí cách mạng do Nguyễn ái Quốc sáng lập cũng có nhiều tác phẩm
dồi dào chất liệu hiện thực và mang tính chiến đấu cao: “ bản án chế độ thực dân
Pháp”( Nguyễn ái Quốc), “ Vấn đề dân cày” (Qua Ninh, Vân Đình)….Thể loại
phóng sự trên báo chí cách mạng cũng thực sự bám sát cuộc sống chiến đấu của
nhân dân ta. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI ( 1986) báo chí được coi là sản phẩm
văn hoá đặc biệt, tạo điều kiện cho nhà báo xông xáo đi vào cuộc sống hiện thực
đầy gai góc để nghiên cứu và thực tế. Sau Đại hội VI, Báo chí Việt Nam khới
sắc hẳn lên, nhiều cây bút nổi lên như Huỳnh Dũng Nhân ( báo Lao Động),
Xuân Ba( Báo Tiền Phong), Minh Tuấn( Báo Đại đoàn kết), Trần Bình
Minh( Đài Truyền hình Việt Nam)….cùng với các nhà báo khác họ đã mang đến
cho công chúng những thiên phóng sự có giá trị, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày
càng lớn của công chúng.
Trong tình hình thế giới hiện đại, phóng sự không còn dừng lại ở việc mô
ta đơn giản mà còn đạt tới sự chân thực và đa dạng trong việc trình bày hiện
thực . Với bút pháp giàu tính chất văn học và cái tôi trần thuật, vừa xúc cảm,
vừa trí tuệ, phóng sự không chỉ trình bày hiện thực mà còn cố gắng phát triển
những vấn đề có liên quan đến hiện thực đó.
II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ LOẠI PHÓNG SỰ
1. KHÁI NIỆM
Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về phóng sự. Xtemlây Giôn

và Giulian Narit (giáo sư khoa Báo chí, trường đại học Xtemmetxi) trong cuốn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
sách “ Người phóng viên toàn năng” cho rằng: phóng sự là một bài tường thuật
hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách văn học. Như vậy trong
phóng sự có sự liên hệ thân mật với yếu tố của văn học. Giáo sư Crem Xtorocan
( khoa báo chí trường Đại học tổng hợp Sắclơ) lại cho rằng: Phóng sự hiện đại
không phải là sự ghi lại một cách đơn giản mà còn là sự trả lời một loạt các câu
hỏi phức tạp về cuộc sống của chúng ta.
Như vậy dù mỗi người có quạn niệm khác nhau về thể loại phóng sự
nhưng tất thảy đều công nhận trong phóng sự thông tin vẫn là điểm cần được coi
trọng. Giáo trình “ Nghiệp vụ báo chí” của trường Tuyên Giáo định nghĩa: “ PS
là một trong những thể tài thông tin quan trọng quan trọng của báo chícó ít nhiều
đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra, có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu
lên phẩm chất tinh thần của con người và toàn bộ xã hội theo một hệ thống quan
điểm và đường lối nhất định.” Từ điển học sinh (NXB Giáo dục, Hà Nội 1977)
định nghĩa: “ Phóng sự là thể văn phản ánh, phân tích kịp thời những sự việc tai
nghe mắt thấy và có tính chất điều tra”. Khi bàn về phóng sự, PGS. TS Phương
Lựu xếp nó vào nhóm các thể ký “ phi cốt truyện”. Theo ông phóng sự tuân theo
kết cấu liên tưởng mà ở đó xen kẽ giữa sự kiện con người với những đoạn nghị
luận trữ tình với tỷ lệ khá lớn của nhân vật trần thuật. Từ điển thuật ngữ văn học
(NXB Giáo dục, 1992) định nghĩa : “ Phóng sự là một thể loại thuộc loại hình
ký. Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ việc nhằm làm sáng tỏ trước cong luận
một sự kiẹn một vấn đề có liên quan đến hoạt dộng và số phận của một hoặc
nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối với một địa phương hay toàn bộ xã hội.”
Từ những quan niệm trên có thể đưa ra một định nghĩa về phóng sự như
sau: Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo chí có
những đặc trưng của văn học. Nó là thể tài phẩn ánh sự kiẹn có quá trình diễn
biến. Phóng sự là thể tài phản ánh sự kiện bằng phương pháp miêu tả hay tự
thuật, mặt khác cũng có thể kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định hay có thể sử

dụng các phương pháp biểu đạt của văn học (biện pháp tu từ, sử dụng ngôn ngữ
giàu hình ảnh) trong phóng sự .

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
2. ĐẶC TRƯNG CỦA PHÓNG SỰ
Có thể khẳng định rằng đặc trưng của phóng sự cũng như các thể loại báo
chí khác đó là trần thuật về người thật việc thật tiêu biểu điển hình, đáp ứng nhu
cầu thông tin thời sự, thông xác thực. Tuy nhiên đó chỉ là những thông tin có
tính bề nổi của phóng sự. Phóng sự phản ánh sự thật thông qua cái tôi trần thuật,
nhân chứng khách quan. Cái tôi trần thuật có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là
cái tôi vừa lý trí vừa lô gíc, giàu lý lẽ và trong một chừng mực nào đó còn sử
dụng sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ. Trong nhiều trường hợp cảm xúc thẩm
mỹ trở thành động lực đưa tác phẩm đạt tới những phẩm chất khác lạ.Cái tôi
trần thuật cái tôi nhân chứng khách quan khiến cho công chúng tin tưởng rằng
họ đang được tiếp xúc với sự thật hoàn toàn. Cái tôi trong tác phẩm phóng sự
trước hết phải là cái tôi xã hội, xuất phát từ những trách nhiệm công dân. Tác
giả phải dũng cảm bênh vực sự thật chỉ ra sự thật, phản ánh thẩm định sự thật
theo lợi ích của giai cấp và cộng đồng. Nếu tác giả không đủ khả năng thẩm
định hoặc thẩm định méo mó hiện thực thì không những không tạo ra sự hưởng
ứng của công chúng, không đạt được những hiệu quả báo chí nhất định, mà còn
khiến công chúng nghi ngờ khả năng, sự trung thực của phóng viên đó nói riêng
cũng như của đội ngũ các nhà báo nói chung. Đối với báo chí, phóng sự cũng
như các thể ký báo chí khác đã tạo ra một không gian sáng tạo giúp tác giả có
thể thông tin thời sự một cáchsinh động hấp dẫn. Theo các nhà nghiên cứu, sức
hấp dẫn, sức thuyết phục của phóng sự trước hết và chủ yếu là do sự việc và con
người có thật được phản ánh trong tác phẩm. Với những khả năng cơ dộng linh
hoạt nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực trực tiếp nhất đem lại cho công
chúng những nét tươi mới và sinh động của hiện thực. Phóng sự xuất hiện trong
những hoàn cảnh có vấn đề, hoàn cảnh thu hút sự quan tâm của đông đảo công

chúng. Cuộc sống có hàng ngàn vấn đề hoàn cảnh thu hút sự chú ý của công
chúng, cho nên phóng sự chỉ phản ánh những vấn đề tiêu biểu nhất. Bút pháp
linh hoạt giúp cho nhà báo có khả năng trình bày sâu sắc và tỷ mỷ về sự phát
triển của sự kiện nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết một cách đầy đủ nhất quá trình
diễn biến sự kiện hoặc những khía cạnh quan trọng nhất của sự việc. Không phải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
sự kiện nào cũng được làm thành phóng sự. Chỉ khi nào cuộc sống xuất hiện
những câu hỏi, những hiện tượng đòi hỏi giải đáp phóng sự mới xuất hiện. Điều
quan trọng là vấn đề mà sự kiện đặt ra có đáp ứng được nhu cầu thông tin của
đông đảo công chúng. Tác giả phải khách quan và tác phẩm phải toát ra khuynh
hướng rõ ràng, bởi công chúng đòi hỏi được biết thái độ thẩm định của tác giả
trước sự kiện đó. Phóng sự có kết cấu co giãn, linh hoạt, bút pháp gần với văn
học trong việc phản ánh và thẩm định thực hiện. Ngôn ngữ của phóng sự vừa là
ngôn ngữ thông tin thời sự, đồng thời giàu hình ảnh, có khả năng biểu cảm cao.
Đó là nhờ những đặc trưng không thể thiếu của bất cứ tác phẩm phóng sự nào.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
CHƯƠNG II
PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. KHÁI NIỆM PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC LOẠI
PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
1. Vai trò ngày càng tăng của phóng sự truyền hình
Ngày nay,các phương tiện nghe nhìn của truyền hình từng bước được hiện
đại hoá, có khả năng ghi thu, xử lý thông tin, truyền đi thông tin trực tiếp, nhanh
nhạy, chính xác đặc biệt là có tính phổ cập cao. Là phương tiện sinh sau đẻ
muộn, truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo hình ảnh âm
thanh của điện ảnh và phát thanh. Có thể nhận thấy ở truyền hình có sự khái
quát triết lý của báo in, tính chính xác, cụ thể bằng hình ảnh âm thanh của điện
ảnh và phát thanh, tính hình tượng của hội hoạ, cảm xúc suy tư của âm nhạc.

Gần một thế kỷ hình thành phát triển thể tài phóng sự đã thể hiện chỗ
đứng không thể thiếu trong hoạt động truyền thông đại chúng. Đặc biệt trong bối
cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay. Dù mọi thể tài báo chí đều bình đẳng nhau
trong việc phản ánh thông tin về hiện thực đời sống đang diễn ra từng ngày,
từng giờ xung quanh chúng ta, nhưng không ai có thể phủ nhận được khả năng
phản ánh hiện thực một cách nhanh nhạy, đầy đủ, và mang tính thuyết phục, hấp
dẫn cao của thể tài phóng sự. Phóng sự đã và đang trở thành một “ món ăn”
được công chúng ưa chuộngkhi thưởng thức các chương trình phát thanh truyền
hình. Bất kỳ sự kiện vấn đề nóng hổi nào xảy ra trên thế giới tại bất kỳ đâu, thời
điểm nào đều được các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh nhanh
nhạy, kịp thời thông qua các phóng sự hấp dẫn, đặc biệt là truyền hình với ưu
thế kỹ thuật thông tin có thể truyền trực tiếp ngay tại chỗ sự kiện xảy ra. Buổi lễ
duyệt binh tại kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước tại
thành phố Hồ Chí Minh( 30-4-1995) không chỉ có Đài truyền hình Việt Nam mà
còn có các đài truyền hình phương Tây trong đó có CNN truyền trực tiếp đến
đông đảo khán giả thế giới.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
Các phóng sự trong thời gian qua đã phản ánh phong phú cả nội dung đề
tài lẫn phạm vi phản ánh, đề cập đến mọi khía cạnh lĩnh vực cuộc sống trong sự
phát triển văn hoá, kinh tế đất nước. Các Phóng sự truyền hình đã theo sát các sự
kiện tình huống nổi bật trong dòng thời sự chủ lưu phản ánh đời sống chính trị,
xã hội văn hoá, kinh tế đất nước ta. Những năm đầu đổi mới đất nước của thời
kỳ dân chủ hoá là tính chiến đấu mạnh mẽ, không chỉ là sự cổ vũ nhân tố mới,
nhiều khi sa vào phản ánh một chiều mang tính chất tô hồng mà còn là sự khám
phá đấu tranh với các vấn đề tiêu cực nảy sinh trong vấn đề cơ chế thị trường
thời kỳ mở cửa. Đó là nạn tham nhũng , quan liêu hành chính , những hoạt động
kinh doanh phi pháp, làm giàu bất chính, tình trạng vi phạm kỷ cương, phép
nước. Nhiều phóng sự truyền hình đề cập phát hiện cảnh tỉnh dư luận xã hội về
những vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn nảy sinh cũng như những nguy cơ

tiềm tàng ảnh hưởng đến xã hội, cản trở đến sự phát triển đi lên về mọi mặt kinh
tế chính trị xã hội, văn hoá của xã hội đất nước.
2. Khái niệm và các dạng phóng sự truyền hình
2.1. Khái niệm
Phóng sự truyền hình là một thể tài báo chí phản ánh kịp thời một sự
kiện, một vấn đề bức xúc của thời cuộc trong quá trình phát sinh phát triển, với
một quan điểm thái độ nhất định thông qua phương tiện biểu đạt hình ảnh âm
thanh sống động của truyền hình.
2.2. Các quan điểm phân loại phóng sự truyền hình
Phóng sự truyền hình là một thể loại báo chí khó đòi hỏi người thực hiện
phải có khả năng, năng lực trình độ nhất định. Việc phân chia phóng sự truyền
hình giúp cho người phóng viên thực hiện phóng sự truyền hình tốt ngay từ khâu
kịch bản. Xác định được các dạng phóng sự, người phóng viên sẽ định hướng
được kịch bản của mình.
Theo Nguyễn Thành Lưu (Luận văn tốt nghiệp báo chí “ Phóng sự truyền
hình”) cho rằng phóng sự truyền hình được chia làm hai dạng chính:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
Phóng sự sự kiện hay phóng sự thời sự: Xuất hiện trong các chương
trình thời sự. Tính thời sự của sự kiện được đặt lên hàng đầu và thời lượng chỉ
giới hạn trong khoảng 2-3 phút do chừng mực có hạn của chương trình thời sự.
Phóng sự về một vấn đề hay phóng sự chuyên đề: Chủ yếu xuất hiện
trong các chương trình chuyên đề, chuyên mục: Vì an ninh tổ quốc, Truyền hình
quân đội nhân dân, Nông thôn ngày nay, Truyền hình thanh niên, An toàn giao
thông….Phóng sự phản ánh một vấn đề một thực trạng đang nảy sinh cần giải
quyết.
Theo Đặng Thu Lan ( luận văn tốt nghiệp báo chí “ Phóng sự truyền hình”
1995) lại có cách phân chia khác.
Phóng sự truyền hình trực tiếp: phát huy được ưu thế của công nghệ
truyền hình. Người làm phóng sự truyền hình và người xem sẽ chứng kiến sự

kiện cùng một lúc. Nhờ các phương tiện kỹ thuật hiện đại khán giả thấy mình
như đang được tham gia vào sự kiện một cách trực tiếp nhất. Phóng sự này hiện
được dùng nhiều vào thời gian gần đây… Các cuộc viếng thăm của nguyên thủ
quốc gia, các cuộc chiến tranh… Loại hình phóng sự này, khán giả có độ tin cậy
cao và bị cuốn hút mạnh mẽ. Các phóng sự truyền hình thường được phát trong
chương trình thời sự.
Phóng sự truyền hình qua hậu kỳ dàn dựng: Là phóng sự ghi băng sau
đó tác giả lựa chọn sắp xếp hình ảnh âm thanh theo ý đồ tư tưởng và lựa chọn
thời gian phát sóng. Loại phóng sự này hiện nay đang phổ biến đối với Đài
truyền hình Việt Nam.
Theo Đoàn Anh Dũng trong tác phẩm “ Kịch bản phim tài liệu phóng sự
truyền hình” thì viẹc phân chia các thể loại phóng sự truyền hình lại dựa trên cơ
sở nội dung vấn đề mà phóng sự đề cập. Bao gồm các thể loại : Phóng sự truyền
thẳng, phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề và phóng sự chân dung.
Phóng sự truyền thẳng (phóng sự trực tiếp):
Loại phóng sự này ngày càng được khẳng định thế mạnh của nó. Phóng
viên và người xem chứng kiến sự việc cùng một lúc, do vậy tính chân thực và
tính nóng hổi của sự kiện đạt đến mức lý tưởng. Người phóng viên là người
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
hướng dẫn người xem, vừa là người trực tiếp bình luanạ mọi việc với ngôn ngữ
mới. Tinh cảm và trách nhiệm cao đôí với người xem. Nói như thế không phải
cứ ra hiện trường, phóng viên gặp cái gì cũng nói cái đấy.Tất cả phải chuẩn bị ý
tưởngtừ kịch bản dự kiến đến các phương tiện kỹ thuật. Thành công của loại
phóng sự này phụ thuộc vào công tác chuẩn bị.
Phóng sự sự kiện: Loại phóng sự này phản ánh diễn biến lô gíc của sự
kiện, có kết cấu đơn giản nhằm cung cấp cho khán giả đầy đủ quá trình diễn
biến của các sự kiện. Đây thường là những sự kiện quan trọng trong xã hội. Các
sự kiện tự nói lên vấn đề, ít có sự đánh giá bình lụân của phóng viên. Yêu cầu
chính của thể loại này là phản ánh và điều quan trọng là nêu bật được ý nghĩa

của sự kiện trong bối cảnh của sự kiện.Do vậy kịch bản thường xoáy sâu vào
những sự kiện cụ thể, phân biệt chính- phụ để xây dựng sự nhất quán của tư
tưởng chủ đề đã xác định.
Phóng sự vấn đề: Đối tượng của loại phóng sự này là những vấn đề sự
kiện có ý nghĩa quan trọng, được xã hội quan tâm. Những vấn đề chủ trương
đường lối của Đảng được thể hiện qua dạng phóng sự này giúp nhân dân hiẻu rõ
hơn. Đây là dạng phóng sự có tính chính luận cao. Kịch bản của phóng sự này
phải xác định được bản chất của vấn đề, sự kiện, xác định mục đích chính của
phóng sự. Những dự kiến chứng cớ, nhân chứng vạch ra các phương án khai
thác tư liệu, tiếp xúc với đối tượng có liên quan là rất cần thiết. Trong kịch bản
phóng sự vấn đề cần nêu ra nhiều phương án giải quyết vấn đề và xác định rõ
mục đích vấn đề cần phải giải quyết như thế nào.Trong kịch bản phóng viên đưa
ra nhiều câu hỏi những câu tự trả lời trong quá trình điều tra để tìm ra những
mâu thuẫn chính của vấn đề. Kịch bản phóng sự điều tra càng chi tiết, càng đưa
ra nhiều dữ kiện càng tốt.
Phóng sự chân dung: Phóng sự chân dung thường phản ánh con người
với những tính cách, vai trò, vị trí khác nhau trong xã hội (chân dung anh hùng,
một bác sỹ, nhà khoa học, người lao động…. Đặc điểm ngoại hình, tính cách
nhân vật, tâm lý, tiểu sử, những cống hiến của nhân vật được tập trung khai thác.
Những chi tiết đó phải chân thực cụ thể đặc sắc và có sức gợi cảm để tanưg tính
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
thuyết phục cho người xem. Người làm kịch bản phải hiểu rõ nhân vật của mình.
Trong phóng sự chân dung phỏng vấn được chú ý( phỏng vấn bản thân nhân vật,
phỏng vấn những người có liên quan, đánh giá về nhân vật) các cuộc phỏng vấn
này được dự kiến, chuẩn bị công phu ngay từ khi làm kịch bản.
VCrCcvQuan điểm phân loại này chỉ là sự chi tiết hoá nội dung các chủ
đề phóng sự, có tính khoa học và lý luận sẽ là hướng tiến tới của việc phân loại
phóng sự để ứng dụng trong thực tế triển khai các tác phẩm phóng sự.
II. QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

1. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA PSTH VÀ NHỮNG ĐẶC
ĐIỂM CỦA CHÚNG
1.1. Hình ảnh
Hình ảnh trong phim phóng sự vừa là phương tiện, vừa là nội dung thể
hiện ý đồ tư tưởng tác giả. Khác với hình ảnh trong phim truyện, hình ảnh của
truyền hình nói chúng, của phim phóng sự nói riêng phải mang tính thời sự và
xác thực. Nó không chỉ mô tả hoạt động của con người, mà còn giúp khán giả “
tham gia” hoặc “ đứng trên” nhìn vào sự kiện.
Các cỡ cảnh chính thường dùng trong phóng sự truyền hình là : toàn cảnh,
trung cảnh, cận cảnh, đặc tả…Với các cỡ cảnh này phóng sự truyền hình có thể
thoả mãn nhu cầu muốn biết cái gì đang xảy ra, nó xảy ra như thế nào của khán
giả…Mặt khác qua các cỡ cảnh, các góc quay cao thấp, chính diện, 3/4 …góc độ
chủ quan và khách quan, tác giả có thể bộc lộ thái độ tâm lý của con người trong
sự kiện đó.
Truyền hình là phương tiện quan sát trực tiếp cuộc sống của mỗi gia đình.
Khả năng trực quan có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức của con người.
Trong phóng sự truyền hình, mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một ý nghĩa, một
nội dung nào đó( hoặc là nguyên nhân, diễn biến, kết quả của quá trình phát
triển của sự kiện trong cuộc sống).
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong tác phẩm phóng sự truyền hình
còn thể hiện ở mối liên kết giữa các hình ảnh với nhau theo trật tự tuyến tính
thời gian của quá trình vận động.
Sự kế thừa ngôn ngữ điện ảnh của truyền hình là một tất yếu đã giúp cho
truyền hình có một tầm ảnh hưởng vượt trội so với các anh em của nó. Nhưng
nó không phải là sự sao chép y nguyên bản gốc kể cả khi truyên hình có mối liên
hệ mật thiết với điện ảnh chính luận. Chính vì được kế thừa mà không mất công
sức tìm tòi thử nghiệm với bao nhiêu thất bại trước khi đạt được những thành
tựu trên của điện ảnh mà truyền hình nhiều khi đã vi phạm những nguyên tắc,

phương pháp tạo hình của hình ảnh dẫn đến việc giảm thiểu sức mạnh vốn có
của hình ảnh và như vậy hiệu quả của truyền thông cũng bị giảm sút. Đặc biệt
phóng sự truyền hình là một thể tài chủ lực của trtuyền hình trong hệ thống
thông tin báo chí không thể bỏ qua yếu tố hình ảnh.
Trong phóng sự truyền hình thông tin được biểu hiện bằng hình ảnh, nó
vừa là phương tiện, vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả. Hình ảnh
trong phóng sự truyền hình phản ánh không gian 3 chiều lên mặt phẳng 2 chiều
trên màn hình. Khác với các hình ảnh tĩnh tại của nghệ thuật tạo hình như hội
hoạ, nhiếp ảnh, hình ảnh trong phóng sự truyền hình là những hình ảnh động, có
thực và đã qua xử lý, biên tập bằng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ.
1.1.1. Cỡ cảnh
Với các cỡ cảnh chính: Toàn- trung- cận phóng sự truyền hình có thể thoả
mãn nhu cầu thông tin của khán giả. Thế giới được tái tạo trên màn ảnh trở lên
phong phú hơn và cũng chọn lọc hơn. Nó đáp ứng được tâm lý quan sát, tò mò
của con người muốn xem từ tổng thể đến chi tiết , không chỉ muốn biết cái gì
đang xảy ra mà còn muốn biết nó xảy ra như thế nào cũng như thái độ, tâm lý
của những con người trong cuộc ra sao thông qua các cỡ cảnh.
1.1.2. Góc quay
Ngoài sự kế thừa điện ảnh về góc quay vật lý : cao thấp, chính diện, 3/4
…trong việc ghi chép hiện thực phong phú, truyền hình còn kế thừa điện ảnh hai
góc độ tâm lý: góc độ chủ quan và góc độ khách quan. Với góc quay khách
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
quan, người xem có thể đóng vai trò người chứng kiến các hành động đang diễn
ra trên màn ảnh nhỏ một cách dửng dưng của người ngoài cuộc nhưng có thể trở
thành người nhập cuộc có cảm tưởng như mình cùng tham gia với sự việc đang
diễn biến trên phim thông qua các góc quay chủ quan. Do đó hình ảnh trên phim
không chỉ mang chức năng thông tin đơn thuần mà còn có khả năng khêu gợi
những tình cảm thái độ nhất định của người xem.
1.1.3. Montage

Một phóng sự truyền hình hay bất kỳ một tác phẩm truyền hình, bộ phim
nào chính là sự diễn biến theo không gian và thời gian ở các cỡ cảnh khác nhau
nếu đứng ở góc độ hình ảnh. Khi truyền hình ả đời thì Montage đã là một yếu tố
cấu thành của bộ phim. Montage là sự kết nối các cảnh, màn, trường đoạn rời
rạc khác biệt về không gian và thời gian theo ý đồ của người làm phim để có
một bộ phim theo ý người đạo diễn, để có một bộ phim hoàn hảo dính liền nhau
mà khán giả có cảm giác được xem một câu chuyện kể liên tục không đứt đoạn.
Truyền hình được kế thừa toàn bộ kỹ thuật, nghệ thuật ráp dựng hình ảnh điện
ảnh: Động tiếp động, tĩnh tiếp tĩnh, đồng trục diễn xuất, trục định hướng… Khó
có thể hình dung một chương trình truyền hình nào lại có thể tồn tại nếu không
có Montage. Nó không chỉ có tác dụng kết nối các hình ảnh trong bản thân một
tác phẩm mà còn là sự kết nối liên kết ghép nối đẹp mắt giữa các tác phẩm trong
chương trình đó. Montage cho phép truyền hình nén hành động thu hẹp thời gian
mô tả sự kiện xảy ra cũng như lựa chọn ghép nối bất kỳ hình ảnh nào cần thiết
cho ý đồ kịch bản của nhà làm phim tren cơ sở những thước phim đã quay được.
Đặc biệt phóng sự truyền hình chỉ là sự ghi chép trung thực hình ảnh các sự
kiện, vấn đề như nó có trong cuộc sống, chứ không được sử dụng bất kỳ một hư
cấu nghệ thuật nào để tăng tính giá trị thẩm mỹ của những thước phim vì vậy
Montage hợp lý thì phóng sự truyền hình sẽ tăng độ hấp dẫn của sự thực lên.
1.2. Âm thanh
Thật khó có thể hình dung nổi thế giới này sẽ ra sao nếu con người thiếu
đi một trong hai khả năng: nhìn thấy được và nghe được. Truyền hình cũng như
điện ảnh ngoài sức mạnh hình ảnh ra muốn chinh phục khán giả thì không thể
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
thiếu được âm thanh. Âm thanh giúp chúng ta tin đựơc những gì chúng ta nhìn
thấy trên hình ảnh là có thật bởi con người luôn muốn được nghe và nhìn cùng
một lúc. Âm thanh trong phóng sự truyền hình được tạo nên bởi các yếu tố sau
đây:
Âm thanh ngoài hình: đựơc phổ biến song hành với hình ảnh trong

phóng sự, chỉ được thực hiện ở khâu biên tập, gồm lời bình và âm nhạc. Lời
bình là sự bổ sung cho những gì người xem nhìn thấy trên màn ảnh truyền hình
chứ không kể lại những gì họ đã nhìn thấy…phải truyền đạt được tư tưởng của
phim, phải giúp người xem tổng hợp được ý nghĩa sự vật sự kiện diễn ra trên
màn ảnh nhỏ.” “ Âm nhạc là một trong ba yếu tố quan trọng trong phim phóng
sự, tư liệu. Âm nhạc trong phim có tác dụng tôn thêm hình ảnh và sự kiện,
không phải lúc nào cũng vang lên mà chỉ sử dụng khi cần thiết…. Âm nhạc
cũng cần phái có kịch tính và gợi cảm chứ không chỉ minh oạ cho phim.”Trong
phóng sự truyền hình người ta thông thường chọn một bản nhạc, bài nhạc không
lời gần phù hợp với nội dung chuyển tải của phóng sự là được và cũng chỉ dùng
lúc cần thiết. Hiện nay phóng sự truyền hình đang có xu hướng không sử dụng
nhạc nền.
Âm thanh trong hình: Được ghi tại hiện trường gồm lời thoại phỏng
vấn và tiếng động hiện trường có tác dụng tăng độ chân thật của sự kiện, vấn đề
mà phóng sự nêu. Thu hẹp khoảng cách giữa phóng viên và khán giả, tăng mối
giao lưu giữa người truyền và người nhận thông điệp. Riêng tiếng động trong
phim phóng sự phải là tiếng dộng trực tiếp từ hiẹn trường chứ không phải là
tiếng đông dàn dựng.
Mỗi yếu tố nói trên của âm thanh có tầm quan trọng riêng mà nếu người
làm phóng sự biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng khả năng thông tin hình
ảnh. Thành phần các yếu tố của âm thanh trong từng phón sự không phải là nhất
quán, bất di bất dich mà còn phụ thuộc vào kết cấu của phóng sự thể hiện ý đồ
của người làm phóng sự.
1.3. Quan hệ giữa âm thanh và hình ảnh trong PSTH
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”
Ngôn ngữ phóng sự truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh và âm
thanh và sức mạnh của phóng sự truyền hình do đó là sức mạnh của hai yếu tố
đó. Tuy vậy việc xác định sự tương quan giữa chúng không đơn giản. Việc xác
định tầm quan trọng của mỗi yếu tố sẽ quyết định tỉ lệ “đầu tư”, gia công kết cấu

của phóng viên khi xây dựng một phóng sự truyền hình nói riêng, một tác phẩm
truyền hình, điện ảnh nói chung và điều quan trọng nhất là việc ảnh hưởng tới
hiệu quả của việc truyền đạt thông tin. Tác động đầu tiên của một chương trình
truyền hình tập trung vào mắt người xem, mắt thường xuyên mạnh hơn tai nghe,
đặc biệt trong trường hợp giữa tai và mắt có sự nhận thức tương phản nhau đối
với những thông điệp chúng nhận được. Những gì nghe được sẽ bổ trợ nâng cao
hiệu quả của hình ảnh”.
Chúng ta biết rằng nội dung thông điệp truyền đạt trong bất kỳ một tác
phẩm truyền hình nào cũng là sự tương hỗ giữa hình ảnh và âm thanh nhưng
trong mỗi tác phẩm vai trò của chúng lại khác nhau do sự khác biệt của từng thể
tài quy định.
Hình ảnh trong phóng sự dù chi tiết bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ truyền
tải những thông tin bề nổi, còn phần chìm, phần thông tin đi sâu vào sự kiện,
vấn đề lại nhường cho lời bình, tiếng động. Nhà báo Trần Đức cho rằng: “ về lời
bình của phóng sự, tôi cho rằng nó rất quan trọng. Có thể xem lời bình như một
tác phẩm văn học trong truyền hình. Nếu ta quan niệm lời bình chỉ là cái đưa
đẩy cho hình ảnh thì hoàn toàn sai lầm. Lẽ đương nhiên là phim truyền hình , thì
hình ảnh là chiếm số một, nhưng phóng sự truyền hình là một công cụ truyền
thông đại chúng, phần nào gánh trách nhiệm tổ chức các hành động của cộng
đồng mình, giãi bày nỗi niềm của người làm phim thì bộ phim ấy phải “ đứng
được”mà muốn thế thì phải hay lời bình của phim phóng sự là chất kết dính cuối
cùng để toàn bộ tác phẩm ra mắt người xem. Nếu lời bình dở thì bộ phim đó có
tác dụng không là bao nhiêu. Lời bình dở sẽ không gánh được việc hình ảnh giải
thích cái gì đây.”
Hình ảnh và tiếng động là minh chứng xác thực nhất những thông tin đề
cập trong lời bình nhưng không thể vì thế mà lời bình lấn át hình ảnh trở thành
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×