Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ CUỐI KHÓA MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT CHO TRẺ MẪU GIÁO 56 TUỔI QUA VIỆC DẠY TRẺ ĐỌC VÀ KỂ LẠI TÁC PHẨM VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.41 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
*
BÀI TẬP NGHIỆP VỤ CUỐI KHÓA
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN
ĐẠT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA
VIỆC DẠY TRẺ ĐỌC VÀ KỂ LẠI TÁC PHẨM
VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS, TS ĐINH HỒNG THÁI
NGƯỜI THỰC HIỆN : PHẠM THỊ THU HOÀI
LỚP ĐHTX - K6 - ĐĂKLĂK
ĐĂKKĂK - 2011
1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa
giáo dục mầm non Trường Đại Học Sư Phạm I. Đặc biệt vô cùng
biết ơn Phó Giáo Sư –Tiến Sĩ Đinh Hồng Thái đã tận tình hướng
dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành bài tập và qua bài tập này thầy cô đã
cho em một hành trang vững chắc để bước tiếp trên con đường sự
nghiệp “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”
Xin chúc các thầy cô giáo sức khỏe, kính chúc thầy giáo phó giáo
sư – Tiến sĩ Đinh Hồng Thái tiếp tục đạt được nhiều thành công
lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Đắk LẮK: Năm 2011
Sinh Viên
Phạm Thị Thu Hoài

2
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài


II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
V. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu
VII. Phương pháp nghiên cứu
VIII.Phạm vi nghiên cứu
IX.Kế hoạch thực hiện
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I. LÝ LUẬN CỦA ĐỌC KỂ DIỄN CẢM
I.Đặc điểm về khả năng diễn đạt của trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể
lại tác phẩm văn học.
II.Vai trò của việc đọc kể dưới sự phát triển của trẻ.
Chương II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG LUYỆN KỸ NĂNG
DIỄN ĐẠT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI.
I.Thực trạng của việc rèn kỹ năng diễn đạt ở trường mầm non Họa
My.
II.Tìm hiểu nguyên nhân tại sao ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế.
III.Nội dung giáo dục.
Chương III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT CHO TRẺ
I.Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6
tuổi.
II.Thực nghiệm sư phạm.
PHẦN III. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
I.Kết luận
II.Kiến nghị sư phạm
3
PHẦN MỞ ĐẦU
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Tiếng mẹ đẻ là cơ sở phát triển trí tuệ là vốn quý của mọi tri
thức “vì vậy việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ qua việc đọc
kể lại tác phẩm văn học là trang bị cho trẻ nhận thức thế giới xung
quanh và mở rộng mối quan hệ với mọi người . Mặt khác ở lứa
tuổi mẫu giáo yêu cầu khả nang diễn đạt cho trẻ là hết sức to lớn
và là một nhiêm vụ cấp thiết của gia đình, các lớp học mẫu giáo.
Việc rèn luyện diễn đạt cho trẻ qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn
học có nội dung thông báo đầy đủ rõ ràng, dễ hiểu ,ngắt nghỉ giọng
đúng chỗ, giọng nói có sắc thái biểu cảm đó là sự rèn luyện cua
con người nói chung của trẻ mẫu giáo nói riêng, giúp trẻ đọc kể
diễn cảm theo mẫu, cấu trúc câu, đọc kể một cách mạch lac, đúng
ngữ pháp, rõ ràng biểu cảm âm thanh ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ có vai trò quan trọng, là phương
tiện giao tiếp truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm biểu hiện nhu cầu
nhận thức làm thỏa mãn nhu cầu nguyện vọng của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo ngôn ngữ càng có vai trò quan trọng muốn
diễn đạt được suy nghĩ của mình trẻ phải dùng ngôn ngữ để trao
đổi và cũng nhờ ngôn ngữ đó mà người lớn giúp trẻ nhận thức
được đúng đắn, phân biệt được cái tốt, cái xấu, có tình yêu đối với
con người và thiên nhiên, khởi dậy ở trẻ lòng ham muốn làm
những việc tốt và những ứơc mơ trong sáng, mở rộng kinh nghiệm
sống cho trẻ mẫu giáo .
Với việc thực tế thì ngôn ngũ có tầm quan trọng rất lớn và được
các trường mẫu giáo chú ý cùng với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mới ở giai đoạn đầu nên vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm
vì thực tế quá trình khả năng diễn đạt của trẻ còn chưa trọn vẹn
giọng nói, ấp úng, nói thiếu câu, diễn đạt cộc lốc vì vậy em mong
4
muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc khả năng diễn đạt
cho trẻ, giúp trẻ đọc kể đủ thành phần của câu ngày càng hoàn

thiện và là một hoạt động tích cực góp phần vào giáo dục toàn diện
cho trẻ đặc biệt là giáo dục về mặt tình cảm, thẩm mỹ giúp trẻ ngay
từ nhỏ có được lời nói rõ ràng chính xác, ngôn ngữ làm biểu cảm
vồn từ phong của trẻ, cung cấp cho trẻ hệ thong đơn giản về câu từ
và các phương thức diễn đạt tình cảm của ngôn từ. Đây chính là
vấn đề thúc đẩy em vấn đề này và dựa trên hai cơ sở sau ;
1/Cơ sở về mặt lý luận.
Trẻ mẫu giáo có nhu cầu rất lớn về nhận thức, các em khao khát
khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh của mình. Trong đó ngôn
ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, nhờ có
giao tiếp mà con ngươif khi giao tiếp có khả năng hiểu biết lẫn
nhau, cho dù ngôn ngữ băng lời có bị han chế về không gian và
thời gian. Cho dù ngoài ngôn ngữ con người có thể dùng nhiều
phương tiện giao tiếp khác nhau như: cử chỉ, điệu bộ, tín hiệu, âm
thanh .v v Nhưng ở vị trí trên hết trước tiên vẫn phải là ngôn ngữ.
Ở trẻ mẫu giáo nhu cầu giao tiếp rất lớn , trong giao tiếp trẻ sử
dung ngôn ngữ của mình để trình bay suy nghĩ, biểu cãm hiểu biết
của mình với mọi người xung quanh. Cho nên việc tạo cho trẻ
được nghe hiểu và được nói là hết sức cần thiết trong giao tiêp mà
hình thành phat triển nhân cách cho trẻ.
Ngôn ngữ còn là phương thức nhận thức thế giơi xung quanh,
mà trẻ được đến thế giới xung quanh là nhờ người lớn. Thông qua
đó mà trẻ được làm quen với sự vật hiện tượng và hiểu được các
đặc điểm , tính chất , cấu tạo , công dụng của chúng. Muốn hình
thành một biểu tượng nào đó trẻ phải tiến hành quan sát khi trẻ tìm
hiểu sự vật đó, trẻ gọi tên các vật, tên các chi tiết, đặc điểm tính
chất của vật được quan sát thì việc nhận thức sẽ sâu sắc hơn và nó
sẽ làm nền móng của việc phát triển trí tuệ.
Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện nhận thức khi trẻ nhận thức
được thế giới khách quan mà trẻ tiến hành hoạt động với nó và sử

5
dụng ngôn ngữ kể lại, miêu tả lại sự vật hiện tượng rồi kể lại bằng
hiểu biết của mình.
Ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ vì thông
qua ngôn ngữ trẻ ngận thức được cái hay, cái đẹp ở thế giới xung
quanh qua đó tâm hồn trẻ thơ càng bay bổng, trí tưởng tưởng càng
thêm phong phú đông thới cũng yêu quý cái hay, cái đẹp trân trọng
nó và có ý thức sáng tạo ra cái hay cái đẹp đó.
Việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và
kể lại tác phẩm văn học có ý nghĩa thiết thức đối với đối sống của
trẻ, nếu ngôn ngữ của trẻ mà phong phú thì sự thích ứng với đời
sống, điều kiện của trẻ, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội tri thức kinh nghiệm
sống nhanh chóng, trẻ sẽ dễ dàng hóa mình với cộng động và xã
hội. Muốn làm cho kĩ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc
và kể tác phẩm văn học có hiệu quả nhất thì ta phải kể, đọc cho trẻ
nghe các tác phẩm văn học, cho trẻ nhập vào các vai trong câu
chuyện bài thơ trong tác phẩm đó.
Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc kể, độc lại
tác phẩm văn học có tác dụng giúp trẻ nói mạch lạc nói mạch lạc
nói đúng ngữ pháp, câu nói của trẻ phải đầy đủ thành phân chính
như ( chũ ngữ, vị ngữ ) và các thành phần phụ khác, thành phần
trong câu nói của trẻ phải được sắp xếp theo đúng trình tự ngữ
pháp. Giúp luyện được thành câu nói có chủ ngũ, vị ngữ, các thành
phần trong câu nói của trẻ phải đựơc mở rộng và phong phú dần,
trẻ đã nói được nhiều loại câu có tính chất khác nhau. Những câu
trẻ đạt ra đã có nội dung thông báo khá hoàn chỉnh và rõ ràng, các
từ trong câu vừa có ý nghĩa, vừa gắn bó với nhau hơn. Tuy nhiên
trong quá trình trẻ tự đọc, kể, tự nói chuyện khả năng diễn đạt còn
yếu, nên câu nói của trẻ còn thiếu câu chưa mạch lạc, khả năng
diễn đạt chưa trôi chảy.

Vì vậy, việc rèn luyện khả năng diễn đạt của trẻ rất có y nghĩa
nên phải đua trẻ vào hoạt động kể chuyện, đọc thơ đóng kịch để trẻ
có thể diễn đạt đươc những vai trò mà trẻ tham gia trong tác phẩm
văn học trong tác phẩm văn học, từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ,
có như vậy trẻ mới đủ năng lực tham gia vào đọc, kể diễn đạt các
tác phẩm văn học được.
6
2.Cơ sở về mặt tực tiễn
Qua việc dự các lớp tiết học mẫu giáo 5-6 tuổi em thấy khả
năng diễn đạt của trẻ vân còn hạn chế trong các giơ đọc, kể, khả
năng diễn đạt còn ấp úng, nói ngọng câu cụt, thiếu chũ ngữ vị ngữ.
Vì thế dựa trên khả năng phát triển ngôn ngữ, đẻ chuẩn bị cho trẻ
bước vào lớp một. Hướng trẻ nói tiếng mẹ đẻ nột cách thành thạo
trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy nhiệm vụ của người lớn là phải
nói đúng cấu trúc câu, đúng giọng, đúng điệu, ngữ điệu phù hợp
với hoàn cảnh và tình huống cụ thể, ta luôn cung cấp vốn tù cho
trẻ, mở rộng nghĩa của tù mà trẻ đã biết thông qua các bài thơ, câu
chuyện để trẻ rền khả năng diễn đạt.Tất cả điều đó tạo thành tiền
đề phát triên ngôn ngữ cho trẻ.
Chính vì thế, việc dạy trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp và diễn
đạt mạch lạc là để phát triển ngôn ngữ của trẻ càng được quan tâm
hơn nữa để vốn từ của trẻ ngày càng được tăng lên nhanh chóng
đạt hiểu qua cao trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
Qúa trình dự giờ một số lớp 5-6 tuổi em nhận thấy rằng ngôn
ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều. Khi giao tiếp trẻ chưa thể
hiện đúng ngữ điệu, cử chỉ lòi nói, phát âm còn ngọng dùng từ
chưa chính xác, diễn đạt chưa lôgich, diễn đạt chưa thật lưu loát.
Những trẻ nhút nhát ít tiếp xúc với ban trong lớp, ở xung quanh
mình dẫn đến kém hiếu động thì vốn từ ngữ cũng bị hạn chế nghèo
nàn, việc đạt câu từ thể hiện ngữ điệu kém.

Qúa trình diễn đạt phát triển ngôn ngữ diễn đạt câu từ mạch lạc,
việc diễn đạt biểu cảm ngoài xã hội trẻ tiếp thu còn rời rạc, còn
giọng, nói trong không nhiều.Cô giáo thì vẫn chưa thật chú trọng
đến việc trẻ nói đúng câu, diễn đạt hiểu ý của trẻ.
Ở gia đình bố mẹ đôi khi còn bân nhiều công việc, vẫn chưa
chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ còn hay nói
7
trống không, nói câu câu cụt, chưa thể hiện rõ được ý hiểu của
mình.
Qua hai cơ sở trên cho ta thấy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
là một việc hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là ngôn ngữ
về mặt tình cảm, diễn đạt mach lạc. Vì vậy cần phải có một cách
dạy dỗ đúng đắn “tốt nghiệp” trường mẫu giáo, trẻ đã nắm vững
được tiếng mẹ đẻ nếu không trẻ sẽ gặp khó khăn trong những năm
tháng gọc ở phổ thông và trong bước đường trưởng thành sau này.
Cần phải coi việc phát triển ngôn ngữ là một trong nội dung quan
trọng nhất của giáo dục mâm non và nhiệm vụ đó cần phải thực
hiện ngay từ năm đầu tiên cho tới những năm cuối cua độ tuổi
mẫu giáo.
Bởi vậy với tư cách là một giáo sinh mầm non nên em chon đề
tài “ một sồ biên pháp kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học “ để nghiên cứu.
III/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài này là phải tìm ra một số biện pháp, giup
cho trẻ có ấn tượng sâu sác cới tác phẩm, có hứng thú với tác
phẩm, giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ văn học. Để diễn đạt mạch
lạc và ngắn gọn, tiến tới tư duy của trẻ có óc sáng tạo, khái quát
thực trạng tổng hợp hóa dẫn đến phẩm chất năng lực, tích cách của
trẻ phát triển và bước đầu hình thành nhân cách cho trẻ.
IV/ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

1.Khách thể nghiên cứu.
Diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn
học.
2.Đối tượng nghiên cứu.
“Một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua
việc đọc kể lại tác phẩm văn học”
8
V/GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU;
“Một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua
việc đọc và kể lại tác phẩm văn học “ ở trường mầm non Họa My –
đăklăk hiên nay
VI/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.Tìm hiểu thực trạng của trương mầm non Họa My –đăklăk của
trẻ 5-6 tuổi qua việc dạy trẻ đọc và kể lại tác phẩm văn học ở
trường mầm non.
2.Tìm hiểu nguyên nhân của trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
3.Tìm hiểu phương pháp và biên pháp thích hợp để rèn luyện khả
năng diễn đạt cho trẻ .
VII/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU;
1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
-Nghiên cứu tài liệu tâm lý học lứa tuổi để hiệu tâm lý trẻ.
2.Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
a/Phương pháp quan sát( điều tra )
- Thông qua phương pháp nghiên cứu điều tra xem lớp mình
thực nghiệm có bao nhiêu phần trăm đã diễn đạt được, bao nhiêu
phần trăm trẻ chưa đọc kể diễn đạt được, rồi từ đó lập danh sách cụ
thể. Ngoài ra cô quan sát trẻ nói chuyện với nhau hoặc thông qua
các câu trả lời của trẻ với cô giáo hoặc những câu hỏi của trẻ. Hoặc
thông qua khi các cháu đọc thơ đóng kịch.
-Đàm thoại để giới thiệu tác phẩm cần phải nhanh gọn, sáng tạo

đẻ tạo hứng thú cho trẻ học tập.
9
-Đàm thoại đẻ trẻ hiểu được tác phẩm một cách khái quát và trẻ
khái quát được tác phẩm.
c/Phương pháp rèn luyện khả năng diễn đạt của trẻ 5 tuổi qua
việc đọc và kể lại tác phẩm văn học:
Là sử dụng giọng và lời kể có kèm theo cử chỉ điệu bộ để
truyến những ý nghĩ, tình cảm, thái độ, tâm trạng của người đọc,
người nghe nó có tác dụng giúp cho trẻ có ấn tượng sâu sắc với
tác phẩm giúp trẻ làm quen ngôn ngữ.
d/Phương pháp dạy trẻ đọc thuộc thơ.
-Giới thiệu bài thơ bằng đồ dùng dạy học.
-Giáo viên đọc diễn cảm nhiều lần
-Dẫn dắt tác phẩm, tác giả, tên bài thơ, giảng giải, giải thích từ
khó, đạt ra các câu hỏi về nội dung.
-Dạy trẻ đọc truyền khẩu, cô đọc cháu cùng đọc theo.Cô dạy
cháu đọc thuộc thơ bằn phương pháp truyền khẩu cô và cháu cùng
đọc.
e/Phương pháp dạy trẻ kể lại chuyện.
-Nêu được nội dung chính, lời kể phai có mẫu cấu trúc câu, có
từ tạo nên hình ảnh đẹp cấu trúc sinh động, giọng kể phải diễn
cảm, thể hiện được tính cách đặc điêm của nhân vật.
-Cô kể diễn cảm câu chuyện nhiều lần ( 3-4 lần )
-Cô sử dụng hệ thống câu hỏi để đàm thoại đẻ trẻ nhớ nội dung
câu chuyện.
-Cho trẻ tập kể hình thức:
+Thứ nhất là kể theo doạn
+Thứ hai là kể theo trình
+Thứ ba là kể theo sự dẫn dắt của cô
+Thứ tư là trẻ kể theo phân vai dóng kịch.

VIII/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Khi nghiên cứu tài liệu, em đã đọc đề tài, xem đề tài nghiên cứu
về cái gì, tham khảo trong sách giáo trình được học và chương
trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn chuẩn bị của mẫu
giáo 5-6 tuổi do bộ giáo dục phát hành.
10
Việc nghiên cứu tài liệu và rèn kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non Họa My -Đắklắk
IX/KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
-Thời gian nhận đề tài
-Thời gian thu thập đề tài và tài liệu
-Thời gian hoàn thành đề tài
PHẦN II:
NỘI DUNG
Chương I:
LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỌC KỂ DIỄN CẢM
1. Đặc điểm khả năng diễn đạt của trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và
kể lại tác phẩm văn học.
-Đọc kể diễn cảm là sự tái tạo lại tác phẩm một cách sáng tạo
của người đọc hoặc người kể bằng giọng đọc, giọng kể diễn cảm
và các yếu tố biểu cảm đã làm sống lại lời nói hành động, tính cách
của nhân vật.
2.Vai trò của việc đọc kể dưới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
-Đọc kể diễn cảm là cách sử dụng lời nói và giọng kể có kèm
theo cử chỉ điệu bộ nét măt để truyền ý nghĩa tình cảm, tâm trạng
mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm và thái độ tâm trạng của người
đọc đến người nghe.
-Giúp trẻ có hứng thú, dung cảm có ấn tượng sâu sắc với tác
phẩm văn học.
-Giúp trẻ làm quen với ngôn ngũ văn học một cách thoải mái.

11
Chương II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I-THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN
ĐẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON HỌA MY
Việc rền luyện kỹ năng diễn đạt của trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc kể
lại tác phẩm ở trường mầm non Họa My. Trường mầm non Họa
My là một trường tập hợp đông con em công chức nhà nước, trẻ đi
học bán trú ở trường là một trăm phần trăm, sự quan tâm của bố
mẹ cho trẻ còn it mà đặc biệt là phó mặc cho bố mẹ chăm sóc trẻ.
Các cháu ít được sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường dẫn đến
việc phát triễn kỹ năng diễn đạt cho trẻ còn hạn chế. Nên cần rèn
luyện khả năng diễn đạt cho trẻ trẻ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua
việc đọc kể lại tác phẩm văn học ở trường mầm non Họa My là
một nhiệm vụ cơ bản. Ngoài ra còn tác động tới quá trính chăm sóc
và giáo dục trẻ.
Song điều kiện và thời gian có hạn nên em chi đi sâu vào vấn
đề nghiên cứu đến việc phát triển ngôn ngữ thông qua việc rèn
luyên kỹ năng diên đạt cho trẻ 5-6 tuổi. qua điều tra số trẻ trong
lớp em nhận thấy khả năng đọc và
kể của trẻ như sau.
Ngày
Tháng
Số trẻ Năm
sinh
Điều tra
Đọc diễn
cảm
Kể diễn cảm Ghi
chú
Đ/Tg % Đ/Tg %

20/09/2011 Thực
hiện
trên
30
2006 30
7 trẻ
Đạt
25 %
30
9 trẻ
Đạt
32 %
Áp
dụng
phương
pháp
kể diễn
cảm
12
II/TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN TẠI SAO NGÔN NGỮ CỦA
TRẺ LẠI BỊ HẠN CHẾ
1.Do trẻ nhút nhát k thích tham gia vào các hoạt động.
-Tuy học cùng một lớp nhưng trẻ k chơi cùng với nhau. Vì vậy
mà có một số trẻ đến trường ( bước sang học kỳ hai mới xin vào )
còn lạ lẫm chưa muốn tham gia cùng các bạn chơi và cũng không
được các bạn rủ đi chơi cùng. Dẫn đến lâu ngày trẻ trở nên nhút
nhát ít nói, không thích tham gia vào các hoạt động, chỉ ngồi lì một
chỗ, không thích vui chơi cùng các bạn, không thích giao tiếp với
các bạn trong lớp nên ngôn ngữ bị hạn chế không phong phú.
2.Do còn ít tiêp xúc với bạn bè ở giờ ngoại khóa.

-Trẻ đến trường là tiếp xúc với một phần nhỏ con người của xã
hội con người.Quan trọng là giúp trẻ biểu cảm ngôn ngư của người
giáo viên.
Cô giáo chính là ngưới giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát
triển đó là thông qua các giờ học. Nhưng thực tế trên tiết học mỗi
tiết diễn ra 25-30 phút. Vì thế mà giáo viên không thể hướng dẫn
hết mà ngay khi trẻ chơi, hoạt động ngoại khóa giáo viên cũng phải
nên trao đổi tiếp xúc và nói chuyện với trẻ.
Nhưng thực tế ở trường mầm non Họa My giáo viên trong các
giờ hoạt động ngoại khóa đã tiếp xúc với trẻ nhưng vẫn còn hạn
chế ngoài ra cô giáo chưa thật quan tâm đến trẻ xem khi trẻ tiếp
xúc với nhau nói với nhau như thế nào. Nhiều khi trẻ nói với nhau
dùng sai từ, diễn đạt chưa thật mạch lạc và loogich vơi câu nói của
mình :
Ví dụ trẻ nói: “Ngày mai tớ đi ăn cỗ đám ma ông tớ”
Đó là một cái sai trong cách dùng từ của trẻ mà giáo viên cần
phải quan tâm và hướng dẫn tre hơn nữa trong các hoạt động,
13
không nên coi thường các giờ chơi mà để trẻ muốn nói sao thì nói
là chưa được đặc biệt là trong giơ hoạt động góc.
3.Tìm hiểu gia đình
Các cháu đến trường hầu hết là công chức nhà nước, bố mẹ các
cháu rất bân rộn với công việc của mình nên chưa dành nhiều thới
gian để trong nom con cái, một trăm phần trăm là trẻ học bán trú
tại trường. Điều này chứng tỏ cô giáo luôn là ngừơi tiếp xúc với trẻ
nên trách nhiêm càng nặng nề hơn. Hơn thế nữa cha mẹ trẻ chưa
nắm được tâm lý và sự phát triển của trẻ, vì vậy việc rèn luyên cho
trẻ còn hạn chế. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ là thích bắt chước và
thích làm người lớn, phát triễn qua trực quan nên trẻ chưa diễn đạt
được nhiều dẫn đến nhận thức của trẻ còn nhiều hạn chế, kéo theo

trẻ không lĩnh hội được kiến thức mới. Mặt khác là trẻ được sống
trong điều kiên sinh hoạt tương đối là đầy đủ ng
nhưng về mặt ngôn ngữ còn bị han chế, tạo cho việc rèn luyện khả
năng và kỹ năng diễn đạt của trẻ chưa được lưu loát, chưa dứt
khoát và chưa được trôi chảy.
Dù nhà trường là nơi giúp trẻ tiếp thu và mở mang kiến thức
hiểu biết của mình về thế giới xung quanh nhưng gia đình cũng rất
quan trọng với trẻ, có thể nói gia đình chính là xã hội thu nhỏ trong
đó bố mẹ là nền tảng giup trẻ nói lên tiếng nói đầu tiên và ngày
càng phát triển rộng hơn.
Vì vậy em chon đề tài này đẻ nghiên cứu cho mình. Vì khả
năng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ nghiên
cứu khả năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác
phẩm văn học trong pham vi cua trường mầm non Họa My nên em
chỉ nghiên cứu khả năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và
kể lại tác phẩm văn học trong pham vi của trường mầm non Họa
My.
14
III/ NỘI DUNG GIÁO DỤC
Qua việc rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ qua đọc và kể lại
tác phẩm văn học em thấy đa số trẻ chưa diễn đạt mạch lạc câu nói
của mình. Do thời gian có hạn nên em chỉ áp dụng các phương
pháp đã học và một số biện pháp qua thực tế em dạy trẻ đọc kể
diễn đạt đó là: Dùng thủ thuật câu đố, thủ thuật để gợi mở cho trẻ,
để trẻ hướng vào bài sắp học.
Thời
gian
Nội dung Phương pháp Ghi
chú
-Rèn luyện kỹ năng diễn

đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua
việc đọc và kể lại tác
phẩm văn học.
-Sử dụng phương
pháp kể chuyện đọc
thơ
-Sự tiến
bộ của
trẻ
*kể lại tác phẩm văn học
*Kể chuyện : Tấm Cám
-Cho trẻ hát bài” cả nhà
thương nhau”
-Vào bài: giới thiệu vào
bài
-Cô kể lần một theo thiết
kế
-Kể lần 2 kết hợp tranh
minh họa chuyện “ Tấm
Cám”
-Đàm thoại:
+Cô vưa kể chuyện gì?
+Truyện có những nhân
vật nào?
+Các nhân vật đó con
yêu ai nhất và ghét ai
nhất? vì sao?
-Tổng kết – giáo dục
-Kết thúc tiết học
- Rèn khả năng diễn

đạt băng phương
pháp kể chyện là
giúp trẻ diễn đạt đủ
ý, lưu loát, mạch lạc
nói bạo dạn
15
*Dạy trẻ đọc thuộc bài
thơ “ảnh bác”
Cô đọc bài thơ diễn cảm
2 lần.
-Giải thích ngắn gọn để
trẻ hiểu nội dung bài thơ
và đàm thoại:
+Cô vùa đọc bài thơ nói
về ai?
+Hàng ngày bác hồ đả
thể hiện tình cảm với
các con như thế nào?
+Bác dặn dò các cháu
như thế nào?
+Các cọn có yêu quý
bác hồ không?
+Yêu bác hồ các con
phải làm gì?
-Rèn luyện khả năng
diễn đạt bằng
phương pháp đọc
thơ.
-Giúp trẻ diễn đạt
lưu loát trôi chảy.

CHƯƠNG III:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG DIỄN ĐẠT CHO TRẺ
Ngôn ngữ có một vai trò rất lớn đối với sự hình thành nhân cách
cho trẻ. Vì ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất của con người,
nhờ có ngôn ngữ mà con người hiểu biết lẫn nhau.
Trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý
nghĩ, tình cảm hiểu biết của mình đối với mọi người xung quanh.
Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ hiểu được lời giải thích, gợi ý của người
lớn dẫn đến hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được
hoàn thiện. Thông qua ngôn ngữ trẻ biết được cái hay, cái đẹp ở
thế giới xung quanh ( ví dụ: trẻ nhìn thấy cảnh dẹp cánh đồng lúa
vào sớm ban mai ) qua đó tâm hồn của trẻ thêm bay bổng, trí tưởng
16
tượng thêm phong phú, trẻ càng yêu quý những cái hay, cái đẹp
trân trọng nó và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp đồng thời bảo vệ nó.
Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi
và việc làm của trẻ, phát triển ngân cách cho trẻ.
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc dạy
trẻ đọc kể lại tác phẩm là quá trình hình thành cho trẻ diễn đạt
mạch lạch, có loogich, có trình tự , có hình ảnh qua lời nói, lời nói
của trẻ có nội dung chính xác và thông báo rõ ràng.
Chính vì vậy mà áp dụng các phương pháp và biện pháp đã học,
qua thực tế giảng dạy trẻ đọc kể diễn cảm đạt thủ thuật vào bài,
dùng câu đó để gợi mở trẻ hướng vào bài học mới.
Trẻ tự đọc kể diễn đạt qua tác phẩm văn học dùng câu đó để trẻ
nhớ lại chuyện, nhớ lại thơ, dùng lời để đàm thoại với trẻ.
Cô cho trẻ phối hợp với cô cùng cô kể từng đoạn. Kể từng nhân
vật cô là người dẫn chuyện, kể lại chuyện dưới hình thức đóng
kịch và tổ chức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

Cho trẻ kể chậm rãi rõ ràng (chú ý vào các từ khó, từ láy và
tínhtừ)
1/Một số biện pháp rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.
*Các phương pháp.
Phương pháp sử dụng lời nói và phương pháp đọc kể diễn đạt là
cách sử dụng giọng đọc, lời kể có kèm theo cử chỉ điệu bộ để
truyền tình cảm thái độ, tâm trạng của người nghe thông qua đọc
kể diễn đạt. Giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc hứng thú với tác phẩm
giupstrer làm quyen với ngôn ngư văn học.
Đối với giáo viên lời đọc kể phải diễn đạt phù hợp với nội dung
tác phẩm. Đối với tác phẩm truyện thì phải phù hợ với tính cách
nhâm vật. Đối với thơ thì phải phù hợp với nhip điệu, vần điệu,
cảm xúc của bái thơ, về cử chỉ điệu bộ thì phải tự nhiên phù hợp
vời nội dung tác phẩm.
17
Cô phải dùng phương pháp đàm thoại theo dõi trao đổi gợi mở
giưa cô và trẻ thông qua hệ thống câu hỏi nhằm giúp trẻ hiểu tác
phẩm và phát huy tính năng động cho trẻ, phát huy tư duy cho trẻ.
Hình thức đàm thoại với trẻ là là để giới thiệu tác phẩm với trẻ. Cô
cần tạo hứng thú để trẻ hiểu được khái quát tác phẩm, dùng những
câu ngắn gon dễ hiểuvà theo dõi hướng dẫn trẻ trả lời các câu hỏi
sửa sai cho trẻ. Không nên cắt đút sự liên tưởng của trẻ mà phải
gây sự hứng thú cho trẻ.
Khi cô sử dụng đồ dùng dạy học cô phải dựa vào đặc điểm nhận
thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi từ trực quan cụ thể đến khái quát, từ
tình cảm tính đến lý tính, phương pháp đồ dùng dạy học để giới
thiệu bài, để minh họa cho lời kể của cô giáo để cô giải thích từ
khó và giải thích nội dung tác phẩm tạo ra không khí thích học để
trẻ có thể kể chuyện hoặc đoc thơ. Dùng đồ dùng dạy học để gây

hứng thú, hấp dẫn trong giờ học cho trẻ hiểu những tư khó hay
khái quát những nội dung trừu tượng.
Sau giờ học cô có thể củng cố, cho trẻ nhắc lại hay cô nhắc lại
để trẻ nhớ chuyện hoặc nhớ thơ và đặc biệt là khi giáo viên sử
dụng đồ dùng dạy học phải đẹp hấp dẫn và đảm bảo tuyệt đối an
toàn cho trẻ.
Khi cô đã đọc kể diễn đạt cho trẻ nghe, trẻ đã thuộc truyên thơ
thì giáo viên phải dùng phương pháp thưc hành đó là dạy trẻ tự kể
chuyện đọc thơ, cô có thể phân vai cho trẻ đóng kịch, giúp trẻ
hứng thú với môn văn học kèm theo đó là tư thế tác phong mạnh
dạn hồn nhiên cho trẻ.
Cô phải tạo điều kiện cho trẻ thuộc thơ, kể chuyện đóng kịch
phải phù hợp với nhận thức của trẻ về tác phẩm đó, phải được cô
kể nhiều lần, đọc nhiều lần cô có thể bắt chước cách đọc, cách kể
diễn đạt cưa cô, trẻ hỉêu nội dung câu chuyện bài thơ, nắm được
tính cách nhân vật.
Đối với giáo viên cô muốn dạy trẻ kể chuyện thì cô phải kể
nhiều lần. Sử dụng câu hỏi để trẻ tái hiện tác phẩm. Với chuyện có
nhiều đối thoại thì phải kể theo phân vai. Khi cho trẻ làm quyen tác
phẩm trong chương trình cô cần cho trẻ nhận biết phần mở đầu,
phần nội dung và phần kết thúc của mỗi câu chuyện, giới thiệu các
18
nhân vật trong tác phẩm .Ơ trong chuyện cổ tích thương băt đầu
bằng “ ngày xửa ngày xưa “ hoặc “ ngày xưa, đã lâu lắm rồi”
Phần nội dung câu chuyện rất đa dạng đã khắc họa rõ nét tính cách
nhân vật, tạo nên tính nhịp điệu, đa số chuyện sử dụng hình thưc
đối thoại giữa các nhân vật để thể hiện nôi dung.
Phần kết thúc của câu chuyện là câu “ Từ đó, từ đáy trở đi “
nhìn chung kết thúc câu chuyện thường có hậu , nhân vật hiền lành
tốt bụng thường được hưởng hạnh phúc, được mọi người yêu quý

quý trọng. Ngược lại nhân vật độc ác tham lam thường bị trừng
phạt và bị mọi người khinh bỉ cười chê.
Trước khi vào tiết cô phải làm quyen với câu chuyện sắp xếp
dạy ở ngoài giờ học giờ chơi của trẻ và các hoạt động trong
ngày .Phương pháp chủ yếu là rền luyện khả năng diễn đạt .Đồ
dùng là tranh ảnh minh họa hoặc đồ dùng vật thật.
Ở một tiết học kể chuyện thì khi vào tiết cô phải gây hứng thú
cho trẻ bằng đồ dùng minh họa, gợi cho trẻ những thắc mắc như:
tên truyện và tên nhân vật. Cô kể chuyện một đến hai lần bằng
giọng kể diễn cảm cho trẻ và kết hợp với đồ dùng minh họa. Sau
đó cô giảng giải phân tích và trích dẫn đọc hoặc kể lại những câu
đoạn trong chuyện nêu bật ý chính thông qua lời nói, hành động
của nhân vật và cô đặt câu hỏi để củng cố sự cảm nhận của trẻ theo
gợi ý từng bài, kết thúc tiết học này bằng những trò chơi có liên hệ
giáo dục.
Yêu câu trẻ hiểu được nội dung và ghi nhớ được trình tự câu
chuyện, phâm biệt được ngữ điệu khác nhau của nhân vật. Cô đàm
thoại về hành động của nhân vật, tính cách của nhận vật để giúp trẻ
hiểu được nội dung câu chuyện, kết thúc câu chuyện kết hợp liên
hệ giáo dục .Cô củng cố những điều mà trẻ đã biết và tiếp thu được
qua tiết học và giáo viện luyện tập cho trẻ kể lại dưới mọi hình
thức cho trẻ kết hợp cùng cô, trẻ kể lại chuyện theo nhân vật, theo
từng đoạn, theo tranh cô là người dẫn chuyện. Mỗi trẻ nhận một
vai, trẻ có thể đóng kịch và kể lại chuyện.
Còn với thêt loại dạy thơ, cô cho tre làm quyen với thơ ở mọi
lúc mọi nơi, với vần nhịp điệu, luyện cho trẻ cách ngắt giọng trong
câu thơ, dạy cho trẻ phân biệt được thơ và truyện. Thơ thì có vần
19
và nhịp điệu vì vậy khi dạy thơ cô phải hướng cho trẻ thể hiện
đươch sắc thái đó để làm giàu cảm xúc cho trẻ trên tiết học, nhiệm

vụ chính của cô là truyền đạt lại bài thơ một cách diễn cảm, ngoài
tiêt học cho tre luyện đọc diễn cảm và thể hiện cảm xúc phù hợp
với sắc thái âm điệu của bài thơ.Cô dạy thơ cho trẻ bắt đầu bằng
cách gợi hỏi trẻ về những gì trẻ đã quan sát được khi đi dạo, đi
tham quan có liên quan đến bài thơ sắp dạy. Sau đó giới thiệu tên
tác giả và tên bài thơ co vừa đọc cho trẻ nghe một cách rõ ràng
diễn cảm hai đến ba lần tiếp đến cô giảng và đọc trích dẫn câu thơ
minh hoa hiểu nội dung. Cô cần xem nội dung, gợi ý của từng bài
rồi cô đọc thêm vài lần nữa để khuyến khích trẻ đọc nhẩm theo cô
và dạy trẻ đọc thơ. Cuối tiết học cô có thể đọc hoặc ngâm bài thơ
đó nếu bài thơ được phổ nhạc thì cô có thể hát cho trẻ nghe. Với
những bài thơ dài hoặc khó cô có thể cho trẻ làm quyen nhiều lần.
Sau khi giới thiệu bài cô đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe bài thơ một
đến hai lần. Đàm thoại kết hợp về nội dung kết hợp cho trẻ xem
tranh minh họa kết thúc tiết học cô cùng trẻ đọc lại bài thơ một lần
nữa.
Khi cho trẻ làm quyen, luyện tập mà trẻ chưa nắm vững nhịp
điệu vần thơ nên trẻ chưa đọc kể diễn cảm được. Vì vậy cô cần
hướng dẫn trẻ cách diễn đạt bài thơ, cách ngắt nghỉ giọng và nhịp
độ sao cho phù hợp và hợp lý.
Ở ngoài tiết học cô có thể tổ chức cho trẻ ôn luyện các bài thơ
đã học qua tranh cách làm mà nhiều giáo viên đã chọn, giáo viện
chọn một số bức tranh minh họa nội dung các bai thơ đã dạy ở trên
lớp, cô cho trẻ tự chọn tranh minh họa nội dung theo ý thích, hỏi
trẻ tranh đã gợi cho trẻ bài thơ nào đã học, khuyến khích trẻ đọc
bài thơ đó cho cô giáo và cả lớp cùng nghe, ngoài ra còn gây ấn
tượng đậm hơn về tác phẩm. Cô nên gợi cho trẻ về nội dung bài
thơ theo cách đơn giản nhất.Trong những ngày lễ hội cô có thể sưu
tầm thêm một số bài thơ phù hợp cho kể cho trẻ nghe.
Áp dụng các phương pháp và biện pháp trên vào việc dạy trẻ

đọc kể diễn cảm
20
Qua bài thơ: Cô giáo của em
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ đọc thuộc bài thơ .
- Trẻ đọc thơ diễn cảm .
- Giáo dục trẻ kính trọng cô giáo, yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ, tranh chữ to của nội dung bài thơ.
- 2 bài thơ viết sẵn có chứa chữ o, ô ơ.
- Bút màu, bút chì.
- Nội dung tích hợp: toán, chữ cái, âm nhạc.
III. Phương pháp dạy học
-Trực quan- luỵen tập- đàm thoại.
IV. Tiến hành hoạt động
1.Hoạt đông mở dầu
- Trẻ hát bài: “trường chúng cháu là trường mầm non.”
- Trò chuyện theo bài hát gây hứng thú với trẻ.
2. Hoạt động trọng tâm
- Cô đọc mẫu cho trẻ nghe bài thơ: “Cô giáo của em”
- Giới thiệu tác giã,giảng nội dung bài thơ.
- Cô đọc kết hợp theo tranh minh hoạ.
- Cô đọc theo tranh chữ to.
- Cô dạy trẻ đọc thơ theo 3 cách-lớp- tổ.
*Đàm thoại
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giã
- Hằng ngày các con đến lớp được ai chăm sóc dạy dỗ?
- Cô giáo của các con như thế nào?
- Các con có yêu quý cô giáo của các con không?
- Yêu quý cô giáo thì các con phải làm gì?

- Cho lớp đọc,cá nhân đọc.
- Cô giáo dục trẻ. Cô rất yêu thương các con , chăm sóc các con
từng li từng tí vậy các con phải biết vâng lời, ngoan ngoãn học
giỏi, thật thà, không đánh bạn, không tranh dành đồ chơi của bạn.
* Hát bài: “cô và mẹ”
*Trò chơi: Trẻ gạch chân chữ đã học trong đoạn thơ, thi đua 2
nhóm.
21
*Trò chơi: Điền chữ cái còn thiếu trong từ.
3. Kết thúc hoạt động
- Hát múa bài : “ngày vui của bé”
Qua kể truyện: Ba cô gái
I.Mục đich yêu cầu
- Trẻ hiểu nội dung chuyện và biết các nhân vật trong chuyện.
- Rèn kỹ năng nghe và kể lại chuyện.
- Giáo dục trẻ biết hiếu thảo với bố mẹ
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ, tranh chữ to của chuyện
- Các từ có chứa chữ cái đã học.
- Bút màu, bút chì.
- Nội dung tích hợp: toán, chữ cái, âm nhạc.
III. Phương pháp dạy học
- Trực quan- luỵên tập- đàm thoại.
IV. Tiến hành hoạt động
1.Hoạt động mở đầu
*Mở đầu hoạt động :
Ổn định: Trẻ đọc ca dao “Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

2. Hoạt động trọng tâm
a. Cô kể: Ngày xưa có một bà mẹ sinh ra được ba cô gái.
Bà rất thương yêu các con. Để biết được ba cô gái có thương mẹ
không ? Các con lắng nghe cô kể chuyện “Ba cô gái” nhé.
- Cô kể diễn cảm 1 lần
-Nội dung: Câu chuyện nói lên tình cảm của ba cô gái đối
với mẹ. Cô út là người con hiếu thảo nhất, biết thương yêu chăm
sóc mẹ. Cô kể lần 2 theo tranh minh hoạ.
- Cô kể lần 3 theo tranh chữ to.
b. Đàm thoại:
- Cô hỏi:+ Câu chuyện có tên là gì?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào ?
22
+ Trong ba cô gái, ai là người thương yêu mẹ
nhất ?
+ Chị Cả và chị Hai đã nói gì khi nghe tin mẹ ốm
+ Chị Cả hóa con gì? Chị Hai hóa con gì ?
+ Trong ba cô gái con yêu ai nhất?Vì sao?
+ Nếu mẹ ốm, cháu sẽ làm gì ?
- Cho trẻ đọc và tìm dưới các từ mẹ già, ba cô gái, sóc con
c. Tập trẻ kể chuyện theo tranh :
- Cho trẻ kể một đoạn theo tranh chữ to, cô giúp trẻ kể.
Kết thúc:.
* Đọc thơ: “mẹ của em”
* Trò chơi: Trẻ gạch chân chữ đã học trong từ “bà già nghèo”,
thi đua 2 trẻ.
* Trò chơi: Điền chữ cái còn thiếu trong từ “ ba cô gái”
* Trò chơi: gắn hình vào chữ: 2 đội thi đua.
3. Kết thúc hoạt động
- Trẻ vẽ người thân trong gia đình

Bằng lời kể của cô giáo khác với lời kể của cô khác và khác với
lời kể trong bảng thiêt kế được chon để đưa vào chương trình để
rút gọn và giải thích chuyện, để trẻ nghe nhưng cái không được kể
ra, hiểu được cái thông tin tiềm ẩn dẫn đến trẻ nhớ chuyện và hiểu
nội dung ý tú chuyện. Đây cũng là một biện pháp cho trẻ làm
quyen với một hệ thống ngôn ngữ mới.
Hình tượng trực quan sễ giúp trẻ củng cố sau sắc hơn những
biểu tượng, làm rõ ràng, phong phú những hình tượng mà trong
quá trình nghe, kể trẻ đã hình dung tưởng tượng ra.
Khi nhìn vào những bức tranh đó, trẻ sẽ nhớ được cốt truyện
với những sự kiện, những việc quan trọng, đặc sắc của truyện.
II.Thực nghiệm sư phạm

Qua một thời gian nghiên cứu ngắn ở trường mầm non Họa My
em nhận thấy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua luyện cho trẻ diễn
dạt mạch lạc thông qua đọc và kể lại tác phẩm có sự tiến bộ rõ rệt.
23
Cụ thể khi trò chuyện với trẻ đã trả lời đầy đủ câu hỏi của cô, câu
nói rất đầy đủ và rõ ràng mạch lạc:
Ví dụ : Cô : Cháu vừa đọc chuyện gì?
Cháu : Cháu thưa cô, cháu vừa được học chuyện ba cô gái ạ !
Ngoài việc cô trò chuyện với cô trẻ còn cô còn kể lại được
chuyện và thể hiện giọng điệu cử chỉ nhân vật.
Qua khảo sát và thực hiện một số biện pháp và phương pháp rèn
luyện khả năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc dạy cho trẻ đọc
diễn cảm, kể diễn cảm qua tác phẩm văn học đã được kết quả như
sau.
Ngày
tháng
Số trẻ Năm

sinh
Đọc diễn cảm Kể diễn cảm Ghi
chú
09/2011
Thực
hiện
trên 20
trẻ
2006
Đ/Tg % Đ/Tg % Chưa
áp
dụng
pp và
biện
pháp
20 trẻ Đạt 20 trẻ Đạt
10/2011
5 trẻ 25% 6 trẻ 30%
20 trẻ Đạt 20 trẻ Đạt Đã áp
dụng
14 trẻ 70 % 12 Trẻ 60 %
Dùng các biện pháp và phương pháp rèn luyện khả năng đọc kể
diễn cảm cho trẻ, em thấy trẻ đã tiến bộ rõ rệt, trẻ đã đọc kể diễn
đạt qua các câu truyện, bài thơ, giúp trẻ diễn đạt được trôi chảy
mạch lạc dãn đến góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
PHẦN III
KẾT LUẬN CHUNG
I.Kết luận
24
V.I Lê Nin đã nói “ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng

nhất của con người “Thật vậy không có phương tiện giao tiếp nào
sánh được với ngôn ngữ. Trong giao tiếp nhờ có ngôn ngữ mà con
người có khả năng hiểu biêt lẫn nhau.
Ở trẻ nhỏ, nhu cầu giao tiếp rất lớn, trong giao tiếp trẻ sử dụng
ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩ, tình cảm hiểu biết của
mình với mọi người xung quanh. Do đó việc đầu tiên của giáo viên
mầm non là giúp trẻ sử dụng thành thạo ngôn ngữ của mình.
Trong đó việc dạy diễn đạt mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi là một nhiệm
vụ vô cùng quan trọng mà người giáo viên vô cùng quan tâm.
Qúa trình quan sát và nghiên cứu ở trường mầm non Họa My -
xã Eađar em đã rút ra được một số nhận xét như sau:
Thứ nhất là khả năng diễn đạt cho trẻ chưa thật chính xác, khi giao
tiếp với trẻ nhiều câu nói không rõ lời, trẻ còn nói ngọng, trả lời
trống không.
Thứ hai là giáo viên chưa thật sự quan tâm hết mức đến vấn đề
này, nếu có cũng chỉ là qua loa đại khái, một lớp 50 học sinh thi
làm sao giáo viên có thể hướng dẫn chỉ bảo cho từng cháu một,
đến ngay cả một tiết học chính chỉ ½ lớp là học được còn lại là
quan sát ngoài, mà hầu hết trẻ được học là những trẻ thông minh,
học giỏi được giáo viên quan tâm hơn, còn những trẻ tiếp thu chậm
thì không được quan tâm đúng mức.
Thứ ba là cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho việc học và chơi cũng được trang bị tương đối đầy đủ nhưng
vẫn còn ít và hạn chế ở trong một số tiết học như: môi trường xung
quanh, âm nhạc ( quần áo, xắc xô )
Vì vậy để đạt được kết quả nhiên cứu cao bản thân em đã cố
gáng phấn đấu đem hết sức mình học hỏi kinh nghiệm bạn bè đồng
nghiệp, trau dồi kiến thức với lòng yêu thương trẻ, tinh thần trách
nhiệm cao vượt qua khó khăn tìm ra biện pháp và phương pháp rèn
luyện khả năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và

kể lại tác phẩm văn học trong các biện pháp và phương pháp sau:
-Dùng câu đố để hướng cho trẻ nhớ lại chuyện và thơ.
-Phối hợp cùng cô để kể lại chuyện.
-Cho trẻ đọc và kể lại chuyện.
25

×