Tập trung – thách thức lớn với trẻ lứa tuổi mầm non
Đọc, viết và số học có thể là những mục tiêu chủ yếu
trong hệ thống tiêu chuẩn ngày nay tại các trường mầm
non, nhưng có một kỹ năng quyết định đảm bảo mang lại
thành công trong tất cả các yêu cầu. Đó là khả năng có thể
tập trung của trẻ. Và nếu không có đủ sự tập trung, bất cứ
trẻ nhỏ nào mới bắt đầu học tập đều có thể lâm vào tình
trạng rắc rối lớn.
Ít nhất 1 lần mỗi ngày, thông thường tất cả trẻ của lớp
mầm non sẽ quây quần trên thảm và lắng nghe các câu
chuyện, hay cùng tham gia các hoạt động học tập tập thể.
Kế hoạch của giáo viên sẽ tăng dần thời gian tới 15-20
phút, với hy vọng những cơ thể bé nhỏ sẽ không phải ngồi
một chỗ quá lâu. Nhưng trong khi một câu chuyện đang
được đọc, hoặc một bảng thời gian biểu đang được giáo
viên giải thích, họ muốn trẻ toàn tâm chú ý. Với nhiều trẻ,
điều này thật dễ dàng. Nhưng với việc vô tuyến truyền hình
hay những trò chơi điện tử đang cung cấp ngày một nhiều
những âm thanh lôi cuốn, kích thích trẻ, và nhịp độ của
cuộc sống gia đình ngày một nhanh hơn, nhiều giáo viên đã
phải than rằng chưa từng bao giờ lại có một số lượng trẻ
lớn như thế đang phải cố gắng nỗ lực để giữ im lặng và tập
trung, một nhiệm vụ quan trọng trong trường mẫu giáo.
Vì vậy, nếu con bạn tập trung quan sát bể cá lớn thay vì
phải lắng nghe một câu chuyện, cho rằng đi bộ trên một
con đường thẳng nghĩa là đuổi bắt bạn học và té nước tung
tóe trong phao nước, bạn có thể gọi điện thoại cho giáo
viên. Và thậm chí nếu con bạn đang đi vào nề nếp tốt, bạn
có thể thực hiện thêm vài bước hữu ích tại nhà để tạo cho
bé sự tập trung liên tục, một kỹ năng vô cùng thuận lợi cho
bộ sưu tập các kỹ năng học tập của trẻ.
Dưới đây là những gợi ý hướng dẫn trẻ tập trung của
tác giả Joan Rice - Một Thạc sĩ, một giáo viên giàu kinh
nghiệm đến từ Nam Milwaukee Wiscosin, người đồng thời
là một người mẹ, và còn là đồng tác giả của tập sách What
Kindergarten Teachers Know.
1. Tạo thời gian biểu và những thói quen ở nhà. Đây là
bước cơ bản quan trọng nhất bạn cần thực hiện, nó có thể là
thời điểm để bắt đầu một ngày mới, làm bài tập về nhà, hay
giờ đi ngủ. Nếu con bạn đang dần dần chú tâm hơn hay xao
lãng, bạn thậm chí còn có thể viết ra tường tận các việc làm
hàng ngày, sử dụng thêm những bức tranh nhỏ để diễn giải
nếu bé chưa biết đọc. "Cần có một bảng thời gian biểu rõ
ràng", Rice nói, "nó cho phép một đứa trẻ nhỏ tập trung vào
những nhiệm vụ, và đưa ra một cách hoàn thành nhiệm vụ
theo đúng quy chuẩn".
2. Ý thức luyện tập theo những chỉ dẫn. Ở trường, giáo viên
sẽ thường đưa ra những chỉ dẫn nhiều bước, như: "Ngồi
xuống bàn và chỉ ra hai vật được đánh dấu". Làm điều này
ở nhà, Rice nói, nhưng sau đó thực hiện một bước quan
trọng tiếp theo: "Trẻ em nên luyện tập những chỉ dẫn lặp đi
lặp lại, sau đó trở nên thành thục, và dễ dàng vượt qua."
3. Kiên định nhất có thể. Nếu con bạn lãng phí quá nhiều
thời gian vào việc lựa chọn quần áo, hãy thử "xác định
khoảng thời gian chính xác dành để mặc đồ: sử dụng đồng
hồ và có thể đặt chuông nhắc nhở khi cần thiết." Và Rice
cảnh báo, hãy cẩn thận với việc nhắc nhở "5 phút thôi" -
"nếu bạn nói "trong 5 phút nữa", nghĩa là đúng 5 phút",
Rice nhấn mạnh, bởi vì nếu không thì trẻ sẽ không có một ý
niệm chính xác về 5 phút thực sự cảm giác như thế nào.
4. Gợi ý thêm những kế hoạch, thách thức. Trẻ em lứa tuổi
này thường nhanh chóng vượt qua mọi kế hoạch do những
giáo viên ở trường đề ra với hy vọng rằng chúng sẽ phát
triển được đầy đủ tất cả các cảm xúc. Hãy cùng tham gia và
gợi ý cho trẻ, ví dụ như con bạn đang dán một tấm thiệp
với lời chúc tới ông của bé. "Hãy hỏi những câu hỏi gợi
mở!" - Rice nói, "chúng ta có thể làm gì với 5 quả bóng vải
và 4 cái cúc trên 1 tấm thiếp nào?".
Trong suốt khoảng thời gian mùa thu, hầu hết trẻ mầm non
đều dần tự đi vào quy củ. Nhưng nếu đến tháng 12 mà con
bạn dường như vẫn chỉ tự nhốt mình sau những bức tường
ở nhà và ở trường; bạn và giáo viên sẽ cần phải làm việc
cùng nhau để tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Qua các phương
tiện truyền thông, có thể bạn đã nghe về Sự thiếu chú ý/
Hiếu động thái quá( Attention Deficit/Hyperactivity
Disorder - ADHD). Tuy nhiên, hãy thận trọng và đừng kết
luận vội vàng. Andrew Adesman - Trưởng khoa Nhi
(chuyên về hành vi và sự phát triển) tại bệnh viên trẻ em
Schneider tại New Hyde Park, New York, cảnh báo rằng
"Tôi không bao giờ muốn vội vàng đi tới phán xét. Thậm
chí có nhiều trẻ em trước tuổi đi học hiếu động thái quá,
nhưng chúng vẫn hòa nhập bình thường vào trường khi lên
tiểu học.".
Bạn đang tìm kiếm điều gì? 3 biểu hiệu đặc trưng của
sự không tập trung - Adesman nói, là tính hiếu động thái
quá, tính hấp tấp bốc đồng, và tính sao nhãng. Vài đứa trẻ
thuộc diện ADHD có thể thể hiện cả 3 đặc điểm, trong khi
số khác có thể có chỉ 1 đặc điểm: hiếu động hay hấp tấp.
Vẫn còn những đứa trẻ khác (thường được gọi là "ADD")
rất dễ bị sao nhãng nhanh chóng. Bất luận thế nào, rối loạn
chỉ có thể được chẩn đoán đúng bởi các chuyên gia, người
có thể phân biệt nó với những nguyên nhân khác -
Adesman giải thích. "Phép chẩn đoán ADHD là đáng tin
cậy nhất khi có ít nhất 2 giáo viên khác nhau trong vòng 2
năm bày tỏ lo lắng đáng kể tới sự tập trung của con bạn".
Nói cách khác, thậm chí nếu con bạn có những biểu hiện
chậm hơn về sự rối loạn chú ý, điều quan trọng trong lứa
tuổi này là thử nhiều cái mà Adesman gọi là "Can thiệp đầu
tiên", hoặc Rice sẽ gọi là "Những mẹo thực hành".
Vậy, có máy bấm giờ luộc trứng hay không? Đừng do
dự để thử. Adesman nói thêm rằng đó là trò chơi rất hợp lý
để sử dụng những "phương pháp củng cố hành vi" như
những miếng hình dán hay những ngôi sao. Và bạn hãy
luôn nhớ phải quan sát trẻ kỹ lưỡng. Những thay đổi sẽ
diễn ra theo thời gian, bạn sẽ thấy những sự cải thiện lớn,
nhưng nếu như chưa thấy gì, bạn cũng đã có được những
dữ liệu vô giá về con mình để tiếp tục theo đuổi những
bước tiếp theo. Có thể mất nhiều thời gian, nhưng nó xứng
đáng để được chờ đợi. Sau tất cả những điều này, hầu như
với tất cả trẻ em, trường mầm non sẽ trở thành một ngôi
trường thân thương nhất.
Ngọc Mai mamnon.com