Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tiểu luận Phóng sự Truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.12 KB, 37 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Báo Chí
**********
Tiểu Luận
Phóng sự Truyền hình
LỜI MỞ ĐẦU
Trong một tờ báo, một chương trình phát thanh hay truyền hình
chúng ta bắt gặp nhiều bài báo hay chương trình khác nhau. Sự khác nhau
không chỉ ở nội dung phản ánh mà còn ở phương pháp phản ánh. Điều đó
thể hiện khả năng cũng như nhu cầu của báo chí trong việc phản ánh cuộc
sống đa dạng và phong phú. Mỗi phương thức phản ánh lại có hiệu quả
riêng phù hợp với từng đối tượng phản ánh và mỗi phương thức phản ánh
trên báo chí được định hình, xác định thông qua những bài báo, chương
trình gần giống nhau về các thủ pháp thực hiện. Mỗi thể tài, một nhóm thể
tài đều có những sức mạnh cũng như những điểm yếu riêng và để thông tin,
phản ánh có hiệu quả cho từng đối tượng phản ánh thì lại có một thể tài
thích hợp. Do đó, việc sử dụng đúng thể tài phản ánh trên báo chí giúp
chúng ta định hướng, chọn lọc các phương tiện, phương pháp và hình thức
thích hợp tuỳ thuộc vào đối tượng phản ánh.
Mỗi loại hình báo chí ngoài những đặc trưng chung còn có những nét
riêng biệt do tính đặc thù của của loại hình quy định và do đó khi nghiên
cứu một thể tài theo một loại hình báo chí nhất định chúng ta cũng phải căn
cứ vào chính loại hình đó, tất nhiên trên cơ sở đối chiếu với những nguyên
lí báo chí chung. Thể tài Phóng sự Truyền hình (PSTH)có một mối liên hệ,
chịu ảnh hưởng nhất định về phương thức, thủ pháp thực hiện của loại hình
phóng sự điện ảnh trước khi truyền hình ra đời cũng như với thể loại phóng
sự trên báo viết.
2
NỘI DUNG


I. Khái niệm phóng sự truyền hình và các dạng phóng sự truyền hình
Theo Karel Storkan: “ Phóng sự không còn bó hẹp ở chỗ mô tả thực
tế ngoài mà trở thành một bộ phận hữu cơ trong cố gắng chung của con
người nhằm đạt tới những hình thức chân xác của thực tế qua những thay
đổi mà các hình thức trải qua cả về mặt sự việc lẫn cảm xúc. Bìa phóng sự
thời nay không chỉ là một sự ghi chép đơn thuần mà còn là một lời giải đáp
cho một loạt các vấn đề phức tạp liên quan đến đời sống chúng ta”.
Theo Nhà báo Đặng Thái Văn - Trung tâm nghe nhìn cho rằng:
“Phóng sự truyền hình là một thể loại phản ánh về một sự việc có diễn biến
sự kiện, có sự chứng kiến của người thực hiện, phải làm cho người xem tiếp
nhận nhận thức được vấn đề nêu ra.”
Trên cơ sở đó có thể đưa ra một định nghĩa về PSTH như sau:
“Phóng sự truyền hình là một thể tài báo chí phản ánh kịp thời một sự
kiện, một vấn đề bức xúc của thời cuộc trong quá trình phát sinh, phát
triển, với một quan điểm, thái độ nhất định, thông qua phương tiện biểu
đạt hình ảnh và âm thanh sống động của truyền hình”.
Có thể phân ra các dạng phóng sự truyền hình chính:
1, Phóng sự sự kiện hay phóng sự thời sự xuất hiện trong các chương trình
thời sự. Tính thời sự của sự kiện được đặt lên hàng đầu và thời lượng chỉ
giới hạn trong khoảng 2-3 phút do chừng mực có hạn của chương trình thời
sự.
2, Phóng sự về một vấn đề hay phóng sự chuyên đề, chuyên mục:
CKX,VKT, Vì an ninh tổ quốc…Phóng sự chuyên đề có thể phản ánh về
một vấn đề, một thực trạng đang nảy sinh cần phải giải quyết hoặc có thể
3
điều tra về một vụ việc thường là tiêu cực trong đó đòi hỏi con số, số liệu
thống kê phải tỉ mỉ, chính xác.
II. Khu biệt đề tài PSTH với các thể tài giáp ranh
1. Với tin Truyền hình
Xen kẽ các tin trong chương trình thời sự của các đài TH là những

phóng sự về các sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới. Xét về
mặt thời lượng, một phóng sự không dài hơn một tin bao nhiêu. Tin là sự
thông báo ngắn gọn về kết quả của một sự kiện, ở “điểm nút ” của sự kiện,
còn phóng sự phản ánh chi tiết một sự kiện hấp dẫn, một biến cố nóng hổi
mà người xem quan tâm, cần biết. PSTH sẽ cho biết sự kiện đó diễn ra như
thế nào, cùng với những thông tin bối cảnh của sự kiện đó: Nguyên nhân
của sự kiện, tác động của sự kiên…Một sự kiện được nhiều người quan tâm
có thể là đối tượng của một tin truyền hình thông báo nhanh gọn hoặc là
đối tượng của một phóng sự với những thông tin lí thú, bổ ích về sự kiện
đó.
Không phải bất kì một sự kiện, một sự việc nào cũng là đối tượng của
phóng sự, nhưng có những sự kiện mà nếu biết khai thác những khía cạnh
hấp dẫn của nó, nhất là việc cung cấp thông tin bối cảnh của sự kiện sẽ có
thể thực hiện được một phóng sự hay.
Chính đặ điểm phản ánh thời cuộc nóng hổi một cách chi tiết và đi sâu đã
khiến PSTH mang dáng dấp một ghi nhanh ở báo viết. Thực ra khái niệm
thể tài ghi nhanh chỉ xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 60, 70 do nhu
cầu phản ánh một cách nhanh chóng mọi hoạt động sản xuất và chiến đấu
trên mặt báo.
2. Với phim tài liệu truyền hình
a, Tính thời sự:
4
Phóng sự truyền hình phản ánh một sự kiện nóng hổi hay một vấn đề
thời sự trong đó chủ yếu là thông tin sự kiện trong khi Phim tài liệu Truyền
hình đề cập đến những đề tài lớn hơn với thông tin thẩm mỹ là chủ yếu, về
những vấn đề đi vào chiều sâu của tư tưởng, tính nhân văn sâu sắc hơn với
phạm vi phản ánh quy mô lớn. Hình ảnh của PSTH phải là hình ảnh thời sự
của hiện tại, còn hình ảnh của PTLTH có thể vừa là hiện tại vừa là quá khứ.
Có thể nói những vấn đề đặt ra trong phóng sự là những vấn đề nảy sinh
trong một thời điểm nhất định của hiện tại, còn vấn đề đặt ra trong PTL là

sự xâu chuỗi của quá khứ, hiện tại thậm chí cả tương lai. Chính vì thế
những thước phim phóng sự lưu giữ qua các thời kì là nguồn tư liệu quan
trọng của phim tài liệu. Cũng do yêu cầu thời sự mà phóng sự lạc hậu rất
nhanh.
b, Tính khái quát:
Theo phóng viên Trường Phước: “phóng sự thường đi vào những chi
tiết và số liệu cụ thể, còn phim tài liệu đi vào những chi tiết khái quát mang
tính chất lâu dài và lời bình trong PSTH không xa sự kiện mà bám chặt vào
đó trong khi đó phim tư liệu lại có xu hướng khái quát và hình tượng hoá”.
c, Tính nghệ thuật:
Trong PSTH thì cái quan trọng nhất là những “hình ảnh thời sự” đắt
giá, là khả năng nắm bắt thời cuộc nóng hổi còn Phim Tài Liệu lại tập trung
vào những vấn đề mang tính khái quát của cuộc sống, mang chiều sâu tư
tưởng và mang tính nhân văn sâu sắc đòi hỏi phải có yêu cầu nghệ thuật
cao.
Nhà báo Vi Kiến Hoà trong bài giảng của mình về nghiệp cụ Truyền
hình đã cho rằng: “Phim Tài liệu TH là một dạng tuỳ bút trong văn học mà
ở đó chủ đề tư tưởng đã được hoà trộn và đưa vào một lúc cùng với tư
tưởng thẩm mỹ riêng của tác giả một cách cực kì khéo léo, càng tự nhiên
càng tốt. Trong PTL cần có một kịch bản văn học đàng hoàng với tư duy trí
5
tuệ sâu sắc trên một loạt các sự kiện tự nhiên đang có, đã có và từng xảy
ra”. Do đó mà lời bình trong phim tư liệu phải là một sự chắp cánh cho
hình ảnh, còn trong PSTH với mục đích thông tin sự kiện là chính thì lời
bình phải bám chặt vào sự kiện bổ sung thông tin cho hình ảnh mà thôi.
d, Tính tổng hợp: PSTH thông thường chỉ là sự phản ánh một sự kiện, một
vấn đề một cách đầy đủ và chi tiết trong khi phim tài liệu có thể là sự mổ
xẻ một vấn đề, khắc hoạ chân dung ( “Những cánh hoa ngược dòng” hay
“Chuyện về một người làng võ” khắc hoạ một Đoàn Đình Long đầy nghị
lực không những chiến thắng bệnh tật mà còn giúp ích cho đời).

Phóng sự Truyền hình là sự ghi chép thời sự với yếu tố bất ngờ, bị
động phải chạy theo thời cuộc cho nên những hình ảnh phóng sự ít khi nuột
nà mang tính nghệ thuật. Trong khi đó, để đạt được những hình ảnh chắt
lọc mang tính nghệ thuật cao thì Phim Tài liệu TH có thể sử dụng những
thước phim thời sự, hay những thước phim tư liệu thậm chí những thước
phim “ Phục hiện” ( tái tạo lại hiện thực), “ Trên cơ sở các cảnh đó đã từng
xảy ra tại chỗ đó chứu không được bịa ra, hoặc đóng diễn thêm một số cảnh
trên cơ sở nó sẽ phải diễn ra như vậy”.
III. Các yếu tố cấu thành của Phóng sự Truyền hình
1. Hình ảnh
PSTH là một thể tài chủ lực của truyền hình trong hệ thống thông tin
báo chí không thể bỏ qua yếu tố hình ảnh.. Chúng ta không thể đòi hỏi hình
ảnh của PSTH phải đạt đến mức độ nghệ thuật như hình ảnh điện ảnh bởi
vì điện ảnh là một nghệ thuật với chức năng giải trí là chính trong khi
truyền hình là một loại hình báo chí có chưc năng thông tin là hàng đầu.
Điều chúng tôi quan tâm ở đây là những sức mạnh của hình ảnh Điện ảnh
trong việc ghi chép, phản ánh hiện thực mà nhiều khi PSTH nói riêng,
Truyền hình nói chung đã đáng tiếc bỏ qua.
6
a, Cỡ cảnh
Với các cỡ cảnh chính là toàn cảnh - trung cảnh - cận cảnh. Cùng với
thành tựu là việc khám phá ra việc di động máy đã chấm dứt tình trạng
khoảng cách không thay đổi giữa người xem và đối tượng vốn là những nét
đặc trưng trong sân khấu cũng như hội hoạ. Và lần đầu tiên so với các
ngành nghệ thuật trước nó: nhiếp ảnh, hội hoạ, sân khấu …, điện ảnh đã
khắc phục được sự cố định không gian và giống như văn học, khi cần thiết
nó có thể đưa lại gần hay ra xa người xem các nhân vật cần xem. Và như
vậy, thế giới được tái tạo trên màn ảnh trở lên phong phú hơn và cũng chọn
lọc hơn. Nó đáp ứng được tâm lý quan sát tò mò của con người muốn xem
từ tổng thể đến chi tiết, không chỉ muốn biết cái gì đã xảy ra như thế nào

cũng như thái độ, tâm lí của những con người trong cuộc ra sao thông qua
các cỡ cảnh.
b, Góc quay
Ngoài sự kế thừa điện ảnh về góc quay vật lý: cao thấp, chính diện,
3/4…trong việc ghi chép hiện thực phong phú, truyền hình còn kế thừa
điện ảnh hai góc độ tâm lí: góc độ chủ quan và góc độ khách quan. Với góc
quay khách quan, ngưỡi xem có thể đóng vai trò người chứng kiến các
hành động đang diễn ra trên màn ảnh một cách dửng dưng của người ngoài
cuộc nhưng có thể trở thành người nhập cuộc, có cảm tưởng như mình
cùng tham gia với sự việc đang diễn ra trên phim thông qua góc quay chủ
quan. Do đó, hình ảnh trên phim không chỉ mang chức năng thông tin đơn
thuần mà còn có khả năng khêu gợi những tình cảm thái độ nhất định của
người xem, chẳng hạn với trận lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long vừa qua
nếu máy ghi hình đứng ở vị trí cố định ở toàn trên cao ghi lại những hình
ảnh cũng như tác hại con lũ sẽ cho khán giả cảm tưởng bản thân họ đang
chứng kiến con lũ đó, nhưng nếu có thêm những cảnh máy quay đặt ở mức
độ chủ quan đặt trên những con thuyền cứu hộ vượt dòng nước lũ sẽ khiến
7
cho người xem cảm giác bản thân họ cũng đang phải vật lộn với con lũ
hung hãn và như vậy họ trở lên đồng cảm hơn với những con người đang
phải chịu thiên tai.
c, Montage
Một Phóng sự Truyền hình hay bất kì một tác phẩm truyền hình, bộ
phim nào chính là sự diễn biến theo không gian và thời gian ở các cỡ cảnh
khác nhau nếu đứng ở góc độ hình ảnh. Khi truyền hình ra đời thì Montage
đã là một yếu tố cấu thành bộ phim. Montage là sự nối kết giữa các cảnh
màn, trường đoạn rời rạc khác biệt về không gian và thời gian theo ý đồ
của người làm phim để có một bộ phim hoàn hảo dính liền nhau mà khán
giả có cảm giác được xem một câu chuyện kể liên tục không đứt đoạn.
Truyền hình đã được thừa hưởng toàn bộ kĩ thuật, nghệ thuật ráp dựng hình

ảnh điện ảnh: Động tiếp động, tĩnh tiếp tĩnh, đồng trục diễn xuất, trục định
hướng…Khó có thể hình dung một chương trình truyền hình nào lại có thể
tồn tại, nếu không có Montage - khi nó không chỉ có vai trò nối kết các
hình ảnh trong bản thân một tác phẩm truyền hình mà còn là sự liên kết,
ghép nối đẹp mắt giữa các tác phẩm trong chương trình đó. Montage có thể
cho phép điện ảnh và truyền hình nén hành động, thu hẹp thời gian mô tả
sự kiện xảy ra cũng nhưu chọn lựa, ghép nối bất kì hình ảnh cần thiết cho ý
đồ kịch bản của nhà làm phim trên cơ sở những thước phim đã quay được.
Đặc biệt PSTH chỉ là sự ghi chép trung thực hình ảnh các sự kiện, vấn đề
như nó có trong cuộc sống, chứ không được sử dụng bất kì một hư cấu
nghệ thuật nào để tăng giá trị thẩm mĩ của những thước phim. Vì vậy,
Montage hợp lí thì PSTH sẽ tăng độ hấp dẫn của sự thực lên. Chúng tôi sẽ
đi sâu vào vai trò của Montage đối với PSTH trong phần tiếp theo.
2. Âm thanh
8
Thế giới hiện thực là thế giới của những hình ảnh và âm thanh đan
xen, hoà quyện vào nhau. Truyền hình cũng như điện ảnh, ngoài sức mạnh
hình ảnh ra muốn chinh phục cuốn hút được khán giả thì không thiếu được
âm thanh. Với sự trợ giúp của âm thanh, hình ảnh trong phim thời sự, tư
liệu đã trở lên sống động như cuộc sống thực chứ không còn là những hình
ảnh ghi chép khô khan hiện thực. Giới hạn phản ánh của phim thời sự, tài
liệu chỉ dừng lại ở hiện thực của cuộc sống chứ không nhào nặn, hư cấu
chất liệu cuộc sống để tái tạo cuộc sống nghệ thuật như trong phim truyện.
Do vậy, mục đích của phim thời sự là ghi lại không chỉ là hình ảnh mà còn
hơi thở, động thái của cuộc sống trong thế giới hình ảnh và âm thanh biến
động không ngừng của cuộc sống. Phóng sự truyền hình, sự tiếp nối của
Điện ảnh chính luận cũng vậy. Sức mạnh của nó, sự nóng hổi của sự kiện,
vấn đề mà nó thể hiện được đề cập qua những hình ảnh chân thực về cuộc
sống được củng cố bằng âm thanh. “ Âm thanh trong bộ phim giúp ta tin
được những gì nhìn thấy trên màn ảnh là “thực” bởi con người luôn muốn

được nhìn và nghe cùng một lúc”. Âm thanh trong PSTH là sự tổ hợp của
các yếu tố sau:
+ Âm thanh ngoài hình:
Được phổ biến song hành với hình ảnh trong phóng sự, chỉ được
thực hiện ở khâu biên tập, gồm lời bình (còn gọi là lời thuyết minh), và âm
nhạc. Lời bình là sự bổ sung cho những gì người xem nhìn thấy trên màn
ảnh truyền hình chứ không kể lại những gì họ đã nhìn thấy…phải truyền
đạt đựoc tư tưởng của phim…phải giúp người xem tổng hợp khái quát
được ý nghĩa sự vật, sự kiện diễn ra trên màn ảnh nhỏ”. “ Âm nhạc là một
trong 3 yếu tố quan trọng trong phim phóng sự, tư liệu. Âm nhạc trong
phim có tác dụng làm tôn thêm hình ảnh và sự kiện; không phải lúc nào
cũng vang lên mà chỉ sử dụng khi cần thiết…Âm nhạc cũng cần phải có
kịch tính và gợi cảm chứ không phải chỉ minh hoạ cho phim”.
9
Trong PSTH người ta thông thường chọn một bản nhạc, bài nhạc
không lời gần phù hợp với nội dung truyền tải của phóng sự là được và
cũng chỉ dùng lúc cần thiết. Hiện nay, PSTH đang có xu hướng không sử
dụng nhạc nền.
+ Âm thanh trong hình:
Được ghi tại hiện trường gồm lời thoại phỏng vấn và tiếng động hiện
trường, có tác động tăng độ chân thật của sự kiện, vấn đề mà phóng sự nêu
ra, thu hẹp khoảng cách giữa phóng viên và khán giả, tăng mối giao lưu
giữa người truyền và người nhận thông điệp. Riêng tiếng động trong phim
phóng sự phải là tiếng động trực tiếp từ hiện trường chứ không phải là
tiếng động giả như trong phim dàn dựng.
Mỗi yếu tố nói trên của âm thanh có một tầm quan trọng riêng mà
nếu người làm phóng sự biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ tăng khả năng
thông tin của hình ảnh. Thành phần các yếu tố của âm thanh trong từng
phóng sự không phải là nhất quán, bất di bất dịch mà phải tuỳ thuộc vào kết
cấu của phóng sự, thể hiện ý đồ của người làm phóng sự. Tuy nhiên, ta có

thể xác định một cách tương đối tỉ lệ giữa các thành phần đó. Theo kinh
nghiệm của các nhà làm phim Canada thì trong phim phóng sự, tài liệu
trước kia: 90% là lời bình, 5% là phỏng vấn, 1% tiếng động; Sau đó tỉ lệ đó
là 50%c lời bình, 15% phỏng vấn, 5 % tiếng động và hiện nay tỉ lệ đó là:
40% lời bình, 40% phỏng vấn, 20% tiếng động.
Ngôn ngữ phóng sự truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh
và âm thanh và sức mạnh của PSTH do đó là sức mạnh của hai thành tố đó.
Sự kết hợp của hình ảnh và âm thanh có sức thuyết phục lớn lao tác động
mạnh mẽ vào dưu lụân xã hội. Tuy nhiên, âm nhạc không được sử dụng
một cách tuỳ tiện khi mà tính chân thực của sự kiện, vấn đề thông qua hình
ảnh và âm thanh hiện trường được đặt lên hàng đầu.
IV. Sự tương quan giữa hình ảnh và âm thanh trong PSTH
10
Hình ảnh và âm thanh là hai thành tố cấu thành nên ngôn ngữ tổng
hợp mang tính đặc thù của Truyền hình và Điện ảnh, nhưng việc xác định
sự tương quan giữa chúng không phải là đơn giản. Việc xác định tầm quan
trọng của mỗi thành tố sẽ quyết định tỉ lệ “đầu tư”, gia công, kết cấu của
phóng viên khi xây dựng một PSTH nói riêng, một tác phẩm Truyền hình,
Điện ảnh nói chung và điều quan trọng nhất là việc ảnh hưởng tới hiệu quả
của việc truyền đạt thông tin. “Tác động đầu tiên của một chương trình tập
trung vào mắt người xem, mắt thường xuyên mạnh hơn tai nghe, đặc biệt
trong trường hợp giữa tai và mắt có sự nhận thức tương phản nhau đối với
nhưũng thông điệp chúng nhận được. Những gì nghe được sẽ bổ trợ và nâng
cao hiệu quả của hình ảnh”.
Nội dung thông điệp truyền đạt trong bất kì một tác phẩm truyền
hình nào cũng là sự tương hỗ giữa hình ảnh và âm thanh nhưng trong mỗi
một tác phẩm vai trò của chúng lại khác nhau do sự khác biệt của từng thể
tài quy định. “ Không thể đánh giá và xác định một cách tuyệt đối rằng
ngôn ngữ từ đóng một vai trò như thế nào và hình ảnh đóng một vai trò như
thế nào, trung tâm lực của một tác phẩm nằm ở đâu - ở trong chuỗi hình

ảnh hay là chuỗi âm thanh. Đối với các loại phim khác nhau, câu trả lời
cũng khác nhau…”
PSTH với tư cách là một thể tài thuộc nhóm thông tấn với chức năng
thông tin là chủ yếu, thì yếu tố lời bình (cả lời thoại) là số một. Hình ảnh và
tiếng động hiện trường là sự minh chứng xác thực nhất những thông tin đề
cập trong lời bình nhưng không vì thế mà lời bình lấn át hình ảnh trở thành
một bài báo phát thanh ghép vào hình ảnh. Nếu không có hình ảnh thì
không có truyền hình, nhưng thông tin mà hình ảnh đã chuyển tải thì lời
bình không nên lặp lại mà phải đi sâu vào minh chứng cụ thể cho những gì
khán giả chứng kiến trên màn ảnh.
V. Quá trình sáng tạo Phóng sự truyền hình
11
Sau khi có ý đồ truyền đạt một thông tin nào đó, chúng ta nghĩ tới
việc làm một bộ phim, trước tiên chúng ta có thể có một ý đồ hay, làm cơ
sở cho xây dựng phim. Chúng ta có thể phải truyền đạt một thông tin cụ thể
về một chủ đề nào đó. Có thể chúng ta mong muốn bày tỏ một thái độ hoặc
một tình cảm về đề tài. Công việc tiếp theo là làm như thế nào để có thể
diễn đạt được những ý tưởng, thái độ hoặc tình cảm của chúng ta đối với
người xem.
1. Đề tài và chủ đề trong PSTH
Phạm vi phản ánh của PSTH cũng như của bất kì một thể tài báo chí
nào là toàn bộ hiện thực khách quan. Nhưng không phải bất kì đối tượng
nào của hiện thực cũng thành đối tượng phản ánh của PSTH, đó phải là
những sự kiện thời sự nóng hổi, được nhiều người quan tâm hay những vấn
đề đặt ra trong bối cảnh hiện tại cần phải giải đáp. Nói một cách hình ảnh
thì đối tượng của PSTH là hiện thực, bối cảnh có vấn đề. Thông qua PSTH
người phóng viên truyền đạt đến công chúng một bức tranh chi tiết và diễn
biến một sự kiện trọng đại, một biến cố hay một vấn đề trong quá trình phát
sinh, phát triển, theo một ý đồ tư tưởng nhất định. Bất kì một hình thức
thông tin nào thì bản thân nó cũng thể hiện khuynh hướng tư tưởng nào đó,

PSTH cũng vậy và hơn thế nữa nó còn thể hiện một ý đồ cụ thể trong thông
điệp của mình. Chức năng khám phá và định hướng của PSTH thể hiện qua
đối tượng phản ánh của nó, có khi đó là một vấn đề mà dư luận xã hội đang
quan tâm nhưng lại có ít thông tin hay hiểu biết sai lệch về nó, có khi là
những vấn đề tiềm ẩn hay chưa nổi rõ mà phóng viên bằng tư duy nhanh
nhạy trong việc nắm bắt, xử lí thông tin, phát hiện sự kiện vấn đề
Đề tài PSTH xuất phát từ mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống xã
hội mà từ đó các vấn đề, sự kiện nảy sinh cần được phát hiện và làm sáng
tỏ. Việc xác định đề tài, chủ đề cho phóng sự là bứơc khởi đầu quan trọng
không thể thiếu được của quy trình làm PSTH. Việc xác định đó cũng
12
không phải là công việc đơn giản mà còn phụ thuộc vào khả năng tư duy
phát hiện vấn đề của người phóng viên cho nên có thể xem việc phát hiện
tốt đề tài, chủ đề đã quyết định một nửa thành công của PSTH. Sự kiện,
vấn đề nêu ra trong phóng sự có được công chúng quan tâm, chú ý không là
điều cần phải xác định trước khi xem xét, sự kiện, vấn đề đó được thể hiện
như thế nào.
2. Kế hoạch thựuc hiện - kịch bản
Xây dựng kịch bản là công việc đầu tiên sau khi xác định được đề
tài, chủ đề phản ánh trong một PSTH. PSTH cũng như bất kì một tác phẩm
truyền hình nào là một tác phẩm mang tính tập thể, là kết quả đóng góp của
các khâu: Biên tập, quay phim và dựng hình. Sự xây dựng kịch bản chính
là sự xác định những việc cần làm của các thành viên nói trên thông qua
các bước: Quay, dựng, viết lời bình.
Tuy nhiên, việc xây dựng kịch bản có thể thực hiện được một cách
chi tiết, cụ thể đối với những phóng viên trong những chuyên đề, chương
trình về các vấn đề có độ ổn định tương đối, việc khai thác thông tin, tài
liệu xuất phát từ nhiều nguồn. Đối với loại phóng sự mà có người gọi là
phóng sự tại chỗ việc xác định các bước, công việc cần làm được hình
thành ngay tại hiện trường.

• Ghi hình
Ai cũng có thể hướng máy quay phim vào một cảnh và mang về
những hình ảnh quay có người và những hoạt động trong cảnh đó. Nhưng
người cầm máy quay cần có nhiều kỹ năng hơn để có những hình ảnh "biết
nói", thể hiện nôi dung câu chuyện, những hình ảnh ghi lại địa danh, không
khí, tâm trạng, tính cách và kể đúng câu chuyện mà bạn muốn kể.
Cách đầu tiên - quay tản mạn, ghi lại nhiều cảnh toàn. Hầu hết
những cảnh đó đều cần thêm lời giải thích.
13
Cách tiếp cận thứ hai đưa chúng ta gần với cách kể chuyện bằng hình
ảnh hơn. Ở đây hình ảnh và tiếng động tự nhiên được lựa chọn cẩn thận và
nếu có cần đến lời bình thì thường chỉ cần để tạo dựng bối cảnh và phân
tích. Để đạt được điều này cần phải làm quen với ngôn ngữ khuôn hình và
bố cục, động tác máy, ý nghĩa của góc quay và cỡ cảnh, và khả năng giao
tiếp rõ rành với người quay phim.
• Cỡ cảnh - tổng thể
• Viễn cảnh (Long Shot)
Cảnh xa, không chi tiết. Thường dùng ở đầu các trường đoạn. Toàn
cảnh tạo lập địa điểm và tâm trạng. Nhưng nó thường tải nhiều thông tin
khác và có thể làm người xem nhầm lẫn.
• Toàn cảnh (Wide shot)
Cảnh rộng ghi nhận những hành động thích hợp.
• Cảnh cận (close shot)
Tập trung vào chi tiết. Cận cảnh được xác định bởi hiệu quả của nó,
chứ không phải cách thực hiện nó như thế nào. Nên ta có cảnh cận khi đưa
máy vào gần chủ thể với ống kính góc rộng hay dùng ống kính tele từ đằng
xa. Cảnh càng cận càng tạo điểm nhấn và giúp người xem dễ nhận biết
phản ứng của chủ thể. Nhưng nhiều cảnh cận quá sẽ cướp đi sự nhận biết
của người xem về không gian và thời gian. Một loạt các cảnh cận có thể là
cách thể hiện hữu hiệu sự tò mò của người xem ở đầu các trường đoạn.

Nhưng đừng chờ quá lâu trước khi trả lời câu hỏi quen thuộc - chuyện đó
xảy ra đâu?
• Cảnh cận : đặc trưng của truyền hình
14

×