Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tư duy những đặc điểm và phẩm chất của tư duy ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.83 KB, 8 trang )

Tư duy những đặc điểm và phẩm chất của
tư duy
Theo M.N.Sacđacop : Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp
các sự vật và hiện tượng trong những dấu hiệu, những thuộc tính
chung và bản chất của chúng.


1. Những đặc điểm của tư duy
Đặc điểm quan trọng của tư duy là tính có vấn đề, tức là trong
hoàn cảnh có vấn đề tư duy được nẩy sinh. Tư duy có liên hệ
chặt chẽ với ngôn ngữ và được phản ánh rõ bằng ngôn ngữ.
Thông qua tư duy con người phải hiểu biết được những cái
không trực tiếp cảm giác được, hiểu biết được đặc điểm bên
trong bản chất mà những giác quan không phản ánh được.
2.Những phẩm chất của tư duy
Những công trình nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục đã
khẳng định rằng: sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng
bởi sự tích luỹ các thao tác tư duy thành thạo vững chắc của con
người.
Những phẩm chất của tư duy là:
Tính định hướng: thể hiện ở ý thức nhanh chóng và chính xác
đối tượng cần lĩnh hội, mục đích phải đạt và con đường tối ưu
để đạt mục đích đó.
Bề rộng: thể hiện có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối
tượng khác.
Độ sâu: thể hiện ở khả năng nắm vững ngày càng sâu sắc bản
chất của sự vật, hiện tượng.
Tính linh hoạt: thể hiện ở sự nhạy bén trong việc vận dụng
những tri thức và cách thức hành động vào các tình huống khác
nhau một cách sáng tạo.
Tính mềm dẻo: thể hiện ở hoạt động tư duy được tiến hành


theo các hướng xuôi và ngược chiều (ví dụ: từ cụ thể đến trừu
tượng và từ trừu tượng đến cụ thể…)
Tính độc lập: thể hiện ở chỗ tự mình phát hiện được vấn đề,
đề xuất cách giải quyết và tự giải quyết vấn đề.
Tính khái quát: thể hiện ở chỗ khi giải quyết mỗi loại nhiệm
vụ sẽ đưa ra mô hình khái quát. Từ mô hình khái quát này có thể
vận dụng để giải quyết các vấn đề cùng loại.
Để đạt được những phẩm chất tư duy trên, trong quá trình dạy
học chúng ta chú ý rèn cho học sinh các thao tác tư duy.
Những hình thức cơ bản của tư duy
1. Khái niệm
Theo định nghĩa thì “Khái niệm là một tư tưởng phản ánh những
dấu hiệu bản chất khác biệt (riêng biệt) của sự vật hiện tượng”.
Khái niệm có vai trò quan trọng trong tư duy. Nó là điểm đi tới
của quá trình tư duy cũng là điểm xuất phát của một quá trình.
Khái niệm được xây dựng trên cơ sở những thao tác tư duy, nó
làm điểm tựa cho tư duy phân tích và là cơ sở để đào sâu kiến
thức, tiến tới xây dựng khái niệm mới. Ngoài ra, các hoạt động
suy luận khái quát hoá, trừu tượng hoá nhờ có khái niệm mới có
cơ sở để tư duy và đi sâu thêm vào bản chất của hiện tượng.
Các hoạt động suy luận khái quát hoá, trừu tượng hoá nhờ có
khái niệm mới có cơ sở thao tác, đồng thời đi sâu thêm vào bản
chất của sự vật hiện tượng.
Rõ ràng nếu khái niệm không xác định được nội hàm cũng như
ngoại diên của nó thì chắc chắn sẽ dẫn tới những phân tích mơ
hồ, suy luận phán đoán lệch lạc.
Cho nên trong quá trình truyền thụ kiến thức, biết phát hiện
những hạn chế đó trên nguyên tắc logic trong tư duy, người giáp
viên sẽ góp phần xây dựng phương pháp tư duy cho học sinh.



2. Phán đoán
Phán đoán là sự tìm hiểu tri thức về mối quan hệ giữa các khái
niệm, sự phối hợp giữa các khái niệm, thực hiện theo một qui
tắc, qui luật bên trong.
Nếu khái niệm được biểu diễn bằng một từ hay bằng một cụm từ
riêng biệt thì phán đoán bao giờ cũng được biểu diễn dưới dạng
một câu ngữ pháp.
Hướng học sinh vào qui luật, quy tắc, khái niệm để giúp cho sự
phán đoán chân thực
Cũng có những khái niệm chân thực, phán đoán chân thực
nhưng không đầy đủ.
Như vậy, nếu khái niệm chân thực như là điều kiện tiên quyết
của phán đoán thì những qui tắc, qui luật sẽ giúp cho phán đoán
chân thực hơn.
Tóm lại trong thao tác tư duy người ta luôn luôn phải chứng
minh để khẳng định hoặc phủ định, phải bác bỏ các luận điểm
khác nhau để tiếp cận chân lí. Tuân thủ các nguyên tắc logic
trong phán đoán sẽ tạo được hiệu quả cao.
3. Suy lí
Hình thức suy nghĩ liên hệ các phán đoán với nhau để tạo một
phán đoán mới gọi là suy lí. Suy lí được cấu tạo bởi hai bộ phận:
*Các phán đoán có trước gọi là tiền đề
*Các phán đoán có sau gọi là kết luận, dựa vào tính chất của tiền
đề mà kết luận.
Như vậy muốn có suy lí phải thông qua chứng minh. Trong thực
tiễn tư duy ta thường sử dụng suy lí hoặc để chứng minh hoặc
để bác bỏ cái gì đó. Muốn suy lí tốt ta cần tuân thủ những qui
tắc, phải từ những luận điểm chân thực.
Như trên đã nói, suy lí phải dựa trên cơ sở tiền đề chân thực và

có quá trình chứng minh, kkhông được vi phạm qui tắc suy lí.
Suy lí chia làm ba loại: Loại suy; suy lí qui nạp; suy lí diễn dịch

a. Loại suy
Là hình thức tư duy đi từ cái riêng biệt này đến cái riêng biệt
khác. Loại suy cho ta những dự đoán chính xác sự phụ thuộc và
sự hiểu biết về hai đối tượng. Khi đã nắm vững những thuộc tính
cơ bản của đối tượng thì loại suy sẽ chính xác.
Ví dụ: Nếu nắm chắc tính chất hoá học của natri thì ta có thể suy
ra được tính chất hoá học của các kim loại kiềm khác trong cùng
phân nhóm IA
b. Suy lí qui nạp:
Suy lí từ riêng biệt đến phổ biến. Từ những hoạt động tới các
qui luật. Do đó trong quá trình tư duy, sự suy nghĩ theo qui nạp
chuyển từ việc nhận thức các sự việc riêng lẻ đến nhận thức cái
chung.
Có hai lối qui nạp:
*Qui nạp đơn cử:
- Qui nạp đơn cử hoàn toàn khi người ta nghiên cúu được tất cả
các đối tượng.
- Qui nạp đơn cử không hoàn toàn khi người ta không nghiên
cúu được tất cả các đối tượng.
*Qui nạp khoa học:
Khi đi tới kết luận người ta xác minh những nguyên nhân khoa
học của hiện tượng.
c. Suy lí diễn dịch:
Là cách suy nghĩ đi từ cái chung, định luật, qui tắc, khái niệm
chung đến những sự vật riêng lẻ.
Quá trình suy lí diễn dịch có thể diễn ra như sau:
*Từ tổng quát đến ít tổng quát hơn.

*Từ phán đoán có tính chất tổng quát này đến phán đoán có tính
chất tổng quát khác.
Khẳng định rèn luyện tư duy logic trong học tập chính là tạo cho
học sinh có phương pháp trong tư duy từ khái niệm đến phán
đoán suy lí không phải là quá trình tuần tự cho rèn luyện mà là
những thao tác được vận dụng đồng thời. Nhờ những thói quen
và phương pháp xác định học sinh có thể xây dựng những giả
thuyết khoa học.
Hải Châu - Luận văn thạc sĩ Giáo dục học


×