Đặc điểm tư duy của trẻ tiểu học
Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não, kỹ năng này bắt đầu
phát triển từ giai đoạn ấu thơ. Khi trẻ trong độ tuổi tiểu học, khả
năng tư duy đã khá phát triển, trẻ đã có ý thức, ghi nhớ, tư duy
tổng hợp, phát tán và đánh giá đối với các tranh vẽ, ký hiệu, ngữ
nghĩa và hành vi
Đặc điểm tư duy của trẻ tiểu học
Theo Tâm lý học, tư duy của trẻ tiểu học mang tính đột biến,
chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Sở dĩ có
nhận định như vậy là bởi trẻ trong giai đoạn mẫu giáo và đầu
tiểu học tư duy chủ yếu trong diễn ra trong trường hành động:
tức những hành động trên các đồ vật và hành động tri giác (phối
hợp hoạt động của các giác quan). Thực chất của loại tư duy này
là trẻ tiến hành các hành động để phân tích, so sánh, đối chiếu
các sự vật, các hình ảnh về sự vật. Về bản chất, trẻ chưa có các
thao tác tư duy - với tư cách là các thao tác trí óc bên trong.
Trong giai đoạn tiếp theo, thường ở đa số học sinh lớp 3 và lớp
4, trẻ đã chuyển được các hành động phân tích, khái quát, so
sánh từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong, mặc dù
tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động với
đối tượng thực, chưa thoát lý khỏi chúng. Đó là các thao tác cụ
thể. Biểu hiện rõ nhất của bước phát triển này trong tư duy của
nhi đồng là các em đã có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri
giác, khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri
giác về chúng.
Bồi dưỡng năng lực tư duy cho trẻ
Tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ từ khi còn nhỏ
Khi còn nhỏ, các bậc cha mẹ nên tập cho con mình biết cách tư
duy. Trong những lần kể chuyện cho con nghe, bạn nên đặt ra
những câu hỏi ứng với các tình huống đơn giản có thể xảy ra
trong cuộc sống và yêu cầu trẻ trả lời. Chẳng hạn, khi kể câu
chuyện có bạn Nhím bị lạc đường, bạn có thể hỏi: "Nếu con là
bạn Nhím, chẳng may con lạc đường, con sẽ làm gì nào?" Hãy
để trẻ suy nghĩ chứ không gợi ý ngay khi thấy trẻ ngập ngừng
chưa trả lời được. Trẻ sẽ áp dụng câu chuyện kể, qua nhiều lần
như thế trẻ sẽ tạo một phản xạ trong óc nếu có tình huống tương
tự xảy ra.
Luyện cho trẻ độc lập suy nghĩ
Ở một số gia đình và ngay cả tại các trường học, nhiều em vẫn
có thói quen ít suy nghĩ độc lập, thường nói dựa và đồng ý một
chiều theo suy nghĩ của người khác. Trước một vấn đề, nếu một
em đứng lên pháh biểu ý kiến của mình, em sau đứng lên lại nói
gần như ý kiến của bạn. Các em chưa tập mổ xẻ vấn đề trên cơ
sở tranh luận. Vì thế, để bồi dưỡng năng lực tư duy cho con,
trong việc giúp con học bài ở nhà, điều đầu tiên cha mẹ nên làm
là hãy để trẻ độc lập suy nghĩ. Trẻ vốn mải chơi, khả năng tập
trung chú ý chưa cao, vì vậy khi đứng trước một bài tập đòi hỏi
phải suy nghĩ một chút là trẻ lại ngại khó, vội vàng hỏi cha mẹ
là phải làm bài như thế nào. Lúc này, bạn nên yêu cầu trẻ suy
nghĩ thật kỹ. Nếu trẻ vẫn chưa làm được, bạn có thể gợi ý trẻ là:
trong bài đã có những dữ kiện nào, đã yêu cầu giải quyết vấn đề
gì, và yêu cầu trẻ đọc lại phần lý thuyết. Nếu bạn nhanh chóng
chỉ cho trẻ cách làm thì chắc chắn trẻ sẽ dựa dẫm vào suy nghĩ
của bạn và hạn chế khả năng độc lập tư duy của trẻ.
Phát triển khả năng tư duy là một việc không dễ dàng nhưng cha
mẹ có thể biến nó thành những hoạt động nhẹ nhàng, thậm chí là
trò chơi vui của gia đình. Để con biết cách tư duy, cha mẹ nên
đặt những câu hỏi với từ ngữ đơn giản, gần gũi và chính xác,
quan trọng là đừng nên yêu cầu quá cao ở trẻ, chỉ tập trung thực
hiện từng bước một cách hệ thống và đúng cách.
Luyện tư duy cho trẻ qua các trò chơi
Có rất nhiều trò chơi có thể phát triển năng lực tư duy cho trẻ
mà cha mẹ có thể chơi cùng hoặc hướng dẫn trẻ chơi. Chẳng hạn
như trò ghép chữ, đố chữ, đi tìm kho báu, giải các câu đố, tìm
lối ra ở mê cung Qua những trò chơi này, không những trẻ có
thời gian được thư giãn sau các giờ học căng thẳng mà còn rèn
luyện được khả năng tập trung chú ý, khả năng quan sát tìm tòi,
đặc biệt là năng lực tư duy sẽ ngày càng phát triển.