Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm trí nhớ của trẻ tiểu học pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.94 KB, 7 trang )

Đặc điểm trí nhớ của trẻ tiểu học
Con bạn đang học tiểu học, bạn hiểu như thế nào về đặc điểm trí nhớ của
trẻ ở lứa tuổi này để giúp trẻ ghi nhớ tốt bài học?
Đặc điểm trí nhớ của trẻ tiểu học
Trí nhớ có nghĩa là ghi nhớ, cũng là quá trình ghi lại những kí ức hoặc
sự vật đã xảy ra trong não. Đặc điểm trí nhớ của trẻ tiểu học được chia
thành hai giai đoạn:
Thời gian đầu trẻ đi học tiểu học (lớp 1 và 2), khả năng ghi nhớ của trẻ
còn rất máy móc. Trẻ thường ghi nhớ bằng cách khôi phục nguyên văn
các sự kiện của tài liệu. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có
ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái
quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Đến giữa lớp 1 và
sang lớp 2, đa số trẻ đã biết ghi nhớ dựa trên cơ sở hiểu nghĩa (ghi nhớ ý
nghĩa); biết phân chia tài liệu thành từng ý.
Phương thức hiệu quả này của việc ghi và tái hiện tài liệu của học sinh
không phải do ngẫu nhiên, mà do trẻ học được dưới sự chỉ dẫn của thầy
cô giáo.
Cùng với việc hình thành các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa và tự kiểm tra,
trí nhớ chủ định của trẻ (giai đoạn cuối tuổi tiểu học) phát triển và mang
lại hiệu quả trong học tập hơn là trí nhớ không chủ định.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp
dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các
trẻ
Giúp trẻ ghi nhớ tốt bài học
Khả năng ghi nhớ cũng giống như các khả năng khác của trẻ, có thể rèn
luyện. Chỉ cần rèn luyện đúng cách thì sẽ đạt hiệu quả.
Rèn luyện trực tiếp
Cách học thuộc bài
Khi dạy trẻ học một đoạn văn hay đoạn thơ nên dạy trẻ học khoảng1- 2


câu/ lần cho đến hết đoạn văn, đoạn thơ. Để trẻ học nhanh và nhớ lâu,
không nên bắt trẻ đọc to nhiều lần để nhớ mà nên tuân theo các bước
sau:
- Đọc to thành tiếng 2-3 lần
- Đọc thầm (đọc không mấp máy môi, đọc trong óc, mắt lướt trên hàng
chữ mà vẫn nhận biết được nội dung câu vừa đọc) 2-3 lần.
- Để trẻ tự đọc thuộc lòng lại cả đoạn văn, đoạn thơ.
- Các bước trên giúp cho trẻ quen miệng mà nhớ, hiểu nội dung mà nhớ.
Cũng có thể tạo một chỗ dựa trí nhớ cho trẻ bằng cách ghi bảng, hay ra
giấy, hay nhắc một vài từ đầu của đoạn thơ, đoạn văn để trẻ dễ nhớ khi
đọc lại cả đoạn văn, đoạn thơ. Khi trẻ đã đọc tương đối thuộc, xóa dần
các từ dùng để nhắc, để trẻ tự nhớ và đọc thuộc lòng.
Rèn luyện ghi nhớ ý nghĩa (học thuộc lòng hiểu ý nghĩa)
Để trẻ có sự phát triển ghi nhớ có ý nghĩa ngay từ những lớp đầu cấp
tiểu học, bạn phải hình thành ở trẻ những biện pháp ghi nhớ ý nghĩa:
• Biện pháp ghi nhớ ý nghĩa khi học một đoạn văn, tài liệu:
- Đọc đoạn văn nhiều lần, vừa đọc vừa nhận biết ý nghĩa của đoạn văn.
- Chia đoạn văn ra thành những bộ phận ý nghĩa, nêu bật những điểm
tựa (ý chính, điểm quan trọng) của đoạn văn.
- Dựa vào điểm tựa của đoạn văn, dùng lời lẽ của mình để kể lại đoạn
văn.
• Biện pháp ghi nhớ ý nghĩa khi giải bài tập toán (số học):
- Đọc kỹ đầu bài
- Viết tóm tắt đầu bài
- Trả lời câu hỏi, mỗi số biểu thị cái gì. Tìm ra câu hỏi chính của bài.
- Hãy hình dung xem trong bài toán nói cái gì (nếu cần hãy vẽ sơ đồ) và
nói xem trẻ đã hình dung cái gì.
- Hãy suy nghĩ xem, trẻ có thể nói được điều gì về con số thu được trong
lời đáp: số đó sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn số đã cho trong bài tập?
- Hãy trình bày kế hoạch giải của trẻ

- Hãy giải bài tập này.
- Hãy suy nghĩ xem có giải được bài tập đó bằng phương pháp khác hay
không? Nếu được thì yêu cầu trẻ giải.
- Kiểm tra cách giải và viết trả lời.
Đặt thơ, vần điệu cho tài liệu cần học
Vần và nhịp điệu của thơ ca, vè, tục ngữ, ca dao để lại trong não những
ấn tượng, cảm xúc, và rung động hơn bất kỳ văn tự, hoặc số liệu nào. Do
đó, hãy biến những công thức toán học thành một bài văn vần, trẻ có thể
ngâm nga học bất cứ lúc nào. Cách học thư giãn này, không thể chép
vào giấy, nhưng nó tác động lớn vào trí nhớ và giúp trẻ nhớ bài tốt hơn.
Xen kẽ các môn học
Nhiều phụ huynh thường bắt con mình học mãi một môn học trong thời
gian dài, cho đến khi trẻ thật thuộc thì mới thôi. Hậu quả là trẻ học mãi
mà không thuộc, vì “học đi học lại mãi một bài” gây ra hiện tượng ức
chế những dấu vết đã ghi nhớ được. Để tránh tình trạng này, bạn nên dạy
trẻ cách học xen kẽ: Sau một khoảng thời gian tập trung chú ý học bài
môn này (không quá 35 phút), nên cho trẻ nghỉ giải lao chừng 5-10 phút,
rồi chuyển sang học bài môn khác. Học theo lối đan xen như thế, trẻ sẽ
thấy đầu óc tỉnh táo hơn, dễ ghi nhớ hơn.
Phương pháp nhắc lại
Mỗi khi học một bài mới bạn nên hỏi lại con bạn những kiến thức có
liên quan đến bài học từ hôm trước. Đối với những trẻ ở những lớp trên
phải khêu gợi cho chúng tự giác nêu ra nhiệm vụ ghi nhớ và động viên
cùng hoàn thành nhiệm vụ để ghi nhớ.
Ghi nhớ là một quá trình không ngừng củng cố số lần lặp lại càng nhiều,
thời gian ghi nhớ càng dài lâu. Càng có những kích thích mới mẻ thì có
thể khơi dậy được hứng thú, ghi nhớ sẽ có thể càng mạnh, cho nên phải
khơi dậy những hứng thú của kí ức trẻ, lặp đi lặp lại nhiều lần, tuần tự
tiến dần, liên hệ trước sau mới có thể tăng cường sức ghi nhớ của trẻ.
Sắp xếp hợp lý ôn tập

Tác dụng của ôn tập là ở chỗ làm mạnh hóa mối liên hệ đã hình thành,
củng cố ghi nhớ, làm hiểu sâu hơn, nâng cao có hiệu quả hiệu suất ghi
nhớ. Cần bồi dưỡng trẻ có thói quen kịp thời ôn tập , thường xuyên ôn
tập và phối hợp một cách khoa học thời gian ôn tập.
Các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ
Trẻ ghi nhớ bài tốt khi được ngồi học ngay ngắn, yên tĩnh, không nên
cho trẻ nằm, hay ngồi trên giường khi học bài. Trẻ phải được ngủ đủ
giấc để bộ não được nhạy bén, nghỉ ngơi, có thời gian sẽ xử lý, duyệt lại,
củng cố và lưu giữ thông tin.
Trẻ cũng nhanh chóng ghi nhớ bài học nếu có một chế độ ăn, uống hợp
lý. Bởi khả năng tái hiện (nhận lại và nhớ lại thông tin) của trẻ có thể bị
suy yếu nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu chất sắt, các chất khoáng,
vitamin B12, B1, chất đạm và quá thừa chất đường. Vì thế, nên dành cho
trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh và quân bình – gồm ngũ cốc, rau quả
tươi, hải sản, thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa. Cho trẻ uống nước đầy đủ
cũng giúp củng cố quá trình ghi nhớ và tái hiện của trí nhớ.
Không nên bắt buộc trẻ học bài ngay sau khi ăn no. Vì ăn quá no sẽ làm
suy yếu khả năng suy nghĩ, tái hiện thông tin và làm trẻ dễ buồn ngủ,
thiếu tập trung khi phải ghi nhớ.
Theo:
Mang thai

×