Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

hoạt động xuất khâu thủy sản của việt nam sau khi gia nhập wto thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.48 KB, 43 trang )

Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Lời mở đầu……………………………………………………………4
Chương 1:
Tổng quan về xuất khẩu nghành thủy sản của Việt Nam…………… 5
1.1, Những điều kiện tự nhiên quy định thận lợi và khó
khăn của Việt Nam trong phát triển ngành thủy sản………………… 5
1.2, Quá trình pháp triển của ngành thủy sản Việt Nam……………….6
1.3, Tiềm năng phát triển của nghành thủy sản Việt Nam…………… 9
1.4, Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ngành thủy sản
Việt Nam……………………………………………………………… 9
Chương 2:
Cơ chế quản lý đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu……………….12
2.1, Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương của nước ta………….12
2.2, Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương của nước
đối tác………………………………………………………………… 15
Chương 3:
Tác động của việc gia nhập WTO và thực trạng của ngành
thủy sản Việt Nam………………………………………………………19
3.1, Tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành
thủy sản Việt Nam………………………………………………………19
3.2, Thực trạng của ngành thủy sản Việt Nam………………………….20
☻Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam……………………… 20
☻Cơ cấu mặt hàng thủy sản của Việt Nam…………………………….23
☻Cơ cấu bạn hàng của ngành thủy sản Việt nam…………………… 26
☻Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)…….31
3.3, Hiệu quả………………………………………………………… 33
Chương 4:
Ưu, nhược điểm và giải pháp phát triển cho ngành xuất khẩu
thủy sản Việt Nam thời kì hậu gia nhập WTO………………………….35
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
1


Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
4.1, Ưu điểm của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam…………………35
4.2, Nhược điểm của ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam…………36
4.3, Nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trên…………………… 37
4.4, Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động…………………………….38
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
2
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Giáo sư Michael Porter – chiến lược gia số một thế giới về cạnh tranh từng nhận xét
rằng: Lượi thế cạnh tranh của Việt Nam chính là sự khác biệt dựa trên nền nông
nghiệp, trong đó có ngành thủy sản điển hình là con cá tra là một sự khác biệt mang
tính chất lợi thế tuyệt đối,khi nhiều nước có đặc điểm khí hậu tương tự, nhưng không
thể nhân giống và xuất khẩu thành công như Việt Nam.
Dưới áp lực của biến đổi khí hậu, từ nửa cuối thế kỷ 20, nhân loại được khuyến khích
chuyển sang ăn cá thay cho thịt. Lý do không đưn giản chỉ vì vì cá có nhiều axits béo
omega 3, cần thiết cho phát triển não bộ, dòi dào vita min và khoáng chất có ích cho
cơ thể,… mà sâu xa hơn chính là để giảm thiểu lượng khí thải CO2 là nguyên nhân
chính gây hiệu ứng nhà kính do chăn nuôi gia súc gây ra (chiếm tới 20% tổng lượng
khí thải CO2 toàn thế giới). Những nguyên nhân trên đã làm cho nhu cầu về cá nói
riêng và về ngành thủy sản nói chung tăng vọt.
Đứng trước nhu cầu này và với những lợi thế sẵn có, những doanh nghiệp thủy sán
Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ lịch sử với các bạn hàng nước ngoài từ dó mở ra
con đường mới, đưa ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bước sang một trang sử
mới (VD:cuộc gặp gỡ giữa công ty cổ phần xuất – nhập khảu thủy sản An Giang với
một công ty của Oxtraylia mở đường bơi cho con cá basa vươn ra toàn cầu).
Nhờ tận dụng tốt thời cơ và lợi thế mà cho đến năm 2009 ngành xuất khẩu thủy sản
Việt Nam đã đứng nhất nhì thế giới đó là thành công của ngành nhưng trong thành
công đó cũng còn ẩn chứa không ít những vấn đề cần được giải quyết để ngành có thể
phát triển ổn định và bền vững.
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương

3
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Tổng quan về xuất khẩu nghành thủy sản của Việt Nam
1.1, Những điều kiện tự nhiên quy định thận lợi và khó khăn của Việt Nam
trong phát triển ngành thủy sản:
☻Thuận lợi:
-Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển
nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3.9-4.0
tiệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000
loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; 1647 loài giáp xác, trong đó có
hơn 100 loài tôm, nhiều laoif có giá trị xuất khẩu cao; nhuyễn thể có hơn 2500 loài,
rong có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò điệp,

-Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định
là : như trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh
Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng –Quảng Ninh (ngư
trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
-Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là
những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản ở nước lợ. Ở một số hải đảo có các
rạn đá, là nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và
vụng, vịnh tạo điều kiện thuận lợi cho cá đẻ.
-Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ , các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể
nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước
để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
☻Khó khăn:
-Hàng năm,có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa
Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra
khơi.
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
4

Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
-Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
1.2, Quá trình pháp triển của ngành thủy sản Việt Nam:
Với những lợi thế có sẵn đã nêu ở trên ngành thủy sản của Việt Nam đã sớm được
hình thành tuy nhiên ngành thủy sản nước ta chỉ thực sự khởi sắc sau thời kỳ đổi mới
và phát triển giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005. Ta có thể thấy điều này qua bảng
giá trị sản xuất thủy sản từ năm 1990 đến năm 2005:
Năm 1990 1995 2000 2005
Sản lượng
(nghìn tấn)
890,6 1584,4 2250,5 3465,9
-Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1987,9
-Nuôi trồng 162,1 389,1 589,6 1478,0
Giá trị sản
xuất (tỉ đồng)
8135 13524 21777 38726,9
-Khai thác 5559 9214 13901 15822,0
-Nuôi trồng 2576 4310 7876 22904,9
Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tuy được đổi mới và phát triển từ những
năm 1990 nhưng trong những năm gần đây ngành thủy sản mới có được những bước
phát triển dột phá. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2005 đạt 3465,9 nghìn tấn gấp
3.89 lần so với năm 1990 và cho dến năm 2008 đã đạt 4582,9 nghìn tấn gấp 1,32 lần
so với năm 2005.
Thời kỳ 1990-2000;đây là một giai đoạn không ngừng cố gắng để phát triển của thủy
sản Việt Nam và với những năm tháng nỗ lực không ngừng nghỉ chúng ta đã có được
những thành quả hết sức khả quan cho ngành thủy sản mặc dù từ thời kỳ đầu ngành
thủy sản Việt Nam (những năm 1981) chúng ta cũng có mức tăng sản lượng qua các
năm tuy nhiên đó cũng chỉ là nức tăng trưởng nhỏ, không đáng kể; tuy nhiên, đến
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
5

Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
những năm 1993 chúng ta đã có được những bước tiến đáng kể và từ đó đến nay
ngành thủy sản đã liên tục đã có những bước phát triển đáng chú ý.
Điều này được thể hiện thông qua hệ thống biểu đồ về sự phát triển của ngành thủy
sản Việt Nam từ những năm 1981 đến năm 1999 trong đó có sự tăng trưởng cả về sản
lượng cũng như đa dạng hóa bạn hàng:
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
6
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Một số điểm nổi bật trong thời kỳ đổi mới và phát triển đã giúp ngành thủy sản của
chúng ta có được những bước tiến lớn trong những năm gần đây:
1.Đã xây dựng được chiến lược, chương trình phát triển sát với thực tế:
Chiến lược Phát triển Xuất khẩu Thuỷ sản đến năm 2010 được xây dựng năm 1995,
đề ra mục tiêu năm 2000 đạt 1,1 tỷ USD năm 2005 đạt 2 tỷ USD và năm 2010 đạt
3,5-4,0 tỷ USD.
Chương trình Phát triển Xuất khẩu Thuỷ sản đến năm 2005 (được Chính phủ phê
duyệt ngày 25/12/1998) đã xác định phải hình thành các chiến lược sản phẩm chủ lực.
2.Thực hiện đổi mới đối với các doanh ngiệp
Trên 200 nhà máy chế biến thuỷ sản, năng lực cấp đông trên 200.000 tấn/ năm; cao
trào đầu tư nâng cấp điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đổi mới công
nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP; bắt đầu cổ
phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
3.Thực hiện đa dạng hóa sản phảm và đa dạng hóa thị trường:
Ða dạng hoá thị trường, xuất khẩu sang trên 50 nước, đa dạng hoá sản phẩm, tỷ trọng
sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 20% năm 1999 ; EU công nhận vào Danh sách I, thị
trường Mỹ được mở rộng nhanh chóng trong năm 1998 -1999.
4. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam ra đời
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thành lập ngày
12/6/1998, trở thành trung tâm tập hợp các doanh nghiệp thuỷ sản. tạo ra những thuận
lợi lớn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi muốn thống nhất về chất lượng,

cơ cấu và thị trường cũng như cùng nhau chống lại những rào cản thương mại.
5.Tạo cân bằng tốt hơn về thị trường
Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đạt 971 triệu USD, tạo cân bằng tốt hơn về thị
trường: Nhật - 41%, Mỹ-14%, EU-10% , Trung Quốc và Hồng Kông -12,5%.
6.Cơ hội và thách thức
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
7
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Mở cửa và hội nhập mang lại cho nền kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng
không ít những cơ hội và thách thức mới khi bước vào và đây cũng là những động lực
cho ngành đổi mới và phát triển.
1.3, Tiềm năng phát triển của nghành thủy sản Việt Nam:
Với đà phát triển sẵn có sau thời kỳ đổi mới và tích cực phát huy những thuận lợi, chú
tâm khắc phục những khó khăn ngành thủy sản của Việt Nam đang phát triển nhanh
chóng để phù hợp với xu thế của thị trường trong nước cũng như nước ngoài về nhu
cầu ngày càng tăng đối với mặt hàng thủy sản:Theo ước tính của tổ chức lương thực
thế giới (FAO) năm nhu cầu về mặt hàng thủy sản đang ở mức cao. Đối với những
nước công nghiệp phát triển (thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam) mức
tiêu thụ thủy hải sản là trên 30kg/người/năm trong khi đó lượng cầu về mặt hàng thủy
sản trong nước cũng đang tăng cao (do đời sống của người dân ngày càng dược cải
thiện) ước tính khoảng 20kg/người/năm.
Đây là tín hiệu tốt cho ngành thủy sản của Việt Nam điều này cho thấy một tương lai
rất khả quan cho ngành.
1.4, Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam:
1,Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết:
Khí hậu và thời tiết là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung.
Mặc dù địa hình tự nhiên của Việt Nam có nhiều đầm, phá, vũng, vịnh tạo ra diện tích
nuôi trồng khá lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản tuy nhiên tình trạng ô nhiễm lại đang
diễn tiến rất phức tạp; đã xuất hiện những dòng song chết và những vụ cá chết hàng

loạt ảnh hưởng không nhỏ đến những nhà sản xuất thủy sản.Ngoài ra tình trạng triều
cường và xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp cũng đã làm cho các nhà nuôi
trồng thủy sản nhiều phen khốn đốn
Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển lớn cho phép chúng ta có thể khai thác
được nguồn thủy hải sản lớn và phong phú, tuy nhiên trên Biển Đông mỗi năm ước
tính có đến 8-10 cơn bão điều này cũng đã gây những cản trở lớn cho ngành khai thác
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
8
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
thủy sản xa bờ- một ngành mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn của ngành thủy sản- và
nếu chúng ta không chuẩn bị kĩ để đối phó với những thiên tai này chúng ta sẽ phải trả
những cái giá rất dắt như đã có trong quá khứ.
=>Ngành thủy sản của chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn do
thiên tai và khí hậu bất thường gây ra đe dọa gây ảnh hưởng xấu đến nguồn cung cho
thị trường nội dịa cũng như xuất khẩu vì vậy yêu cầu cấp bách là phải có những chính
sách cụ thể và các chuyên gia tư vấn chính xác dể giúp các hộ nuôi trồng cũng như
đánh bắt vượt qua được những khó khăn này nhất là khi chúng ta đang dối mặt với
những biến đổi khí hậu mà Việt Nam đã được xác định là một trong năm nước chịu
ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
2. Công nhệ dược sử dụng trong nuôi trồng thủy sản:
Những công nghệ được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hầu hết là còn lạc hậu ngư
dân vẫn còn sử dụng lối đánh bắt như đánh cá bằng lưới điện, dùng thuốc nổ dù
những cách đánh bắt này đã bị cấm nhưng vẫn còn những người do ham lợi trước mắt
mà vẫn sử dụng; điều này đã làm suy giảm nhiêm trọng nòi giống của những loài cá
tự nhiêngần bờ. Trong khi đó tàu thuyền đánh bắt xa bờ của chúng ta vẫn đang trong
tình trạng lạc hậu, lỗi thời chưa đảm bảo an toàn cho những chuyến đi xa vì vậy vẫn
chưa khai thác được hết tiềm năng của các ngư trường ngoài biển lớn.
Trong những năm vừa qua ngành thủy sản Việt Nam có tăng trưởng cao song hiệu
quả chưa tương xứng với tiềm năng; nhiều nơi vẫn còn mang tính tự phát và luôn
trong tình trạng "được mùa, rớt giá"; cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư

theo kịp nhu cầu phát triển, nhất là hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản;
hệ thống cầu, cảng, khu neo đậu, tránh trú bão còn nhiều hạn chế; công tác quy hoạch
còn nhiều bất cập.
Bên cạnh những bất cập đó thủy sản Việt Nam cũng đang cố gắng áp dụng những
khoa học kỹ thuật mới nhất vào sản xuất để nâng cao sản lượng mà điển hình là các
doanh nghiệp trong ngành đang có ý muốn ứng dụng những công nghệ thông tin
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
9
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
thông minh vào công tác quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu nuôi trồng chế biến
cho đến quá trình vận chuyển và phân phối.
3.Số lượng nhà sản xuất trong ngành:
Đến nay, đây vẫn là một trong những vấn đề nan giải của ngành nuôi trồng thủy sản
Việt Nam do các nhà sản xuất chủ yếu mang tính tự phát song quy hoạch cụ thể là
chưa có vì vậy xuất hiện tình trạng những năm mà ngành này “ăn nên làm ra” thì ngay
năm sau không ít bà con thực hiện đầu tư nuôi trồng dẫn đến năm sau lượng cung ứng
quá lớn giá cá giảm lại làm cho bà con rút vốn đầu tư dẫn đến nguồn cung nhiều lúc
còn bấp bênh thiếu ổn định.
4.Các yếu tố ngoại sinh do nước đối tác đem lại:
Những chính sách về thuế hay những quy định về chất lượng quá ngiêm ngặt của các
nước đối tác cũng có những tác động không nhỏ đến lượng xuất khẩu thủy sản của
chúng ta. Một ví dụ điển hình là khi Mỹ quyết định đánh thuế chống bán phá giá vào
cá da trơn Việt Nam không ít nhà sản xuất của Việt Nam đã điêu đứng. Hay như khi
Nhật Bản xảy ra thảm họa động đất, sóng thần việc này chắc chắn sẽ có những tác
động đến những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vì hầu hết hàng đều tập trung tại
cảng gần Tokyo, nơi vừa chịu những thiệt hại sau động đất và sóng thần, sau đó mới
phân phối sang các nơi khác. Chưa thể nói được phía Nhật Bản sẽ điều chỉnh lại bao
nhiêu hợp đồng, trong đó có cả những lô hàng có thể bị ngưng tiếp nhận, sự kiện này
chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho những mục tiêu mà xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam đã đặt ra.

^.^*****^.^
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
10
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Cơ chế quản lý đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu:
2.1, Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương của nước ta:
Trong vòng hai thập niên gần đây, thuỷ sản đang
vươn lên như một ngành nông nghiệp chủ lực của
Việt Nam trong việc tạo ra ngoại tệ từ hoạt động
xuất khẩu, cải thiện đời sống của ngư dân, nông dân
nuôi trồng thuỷ sản và xuất hiện ngày càng nhiều
các doanh nghiệp thuỷ sản có tiếng tăm lan rộng không chỉ trong nước mà có tầm ảnh
hưởng đến khu vực và quốc tế và Việt Nam đã trở thành một trong mười quốc gia sản
xuất và xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới tính đến năm 2009. Nhận thấy tầm quan
trọng của ngành hàng thủy sản đối với phát triển kinh tế đất nước; Nhà nước đã đề ra
những chính sách và chiến lược cụ thể cho phát triển ngành thủy sản qua từng giai
đoạn. Nhất là khi Việt Nam đã tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO thì điều
này càng trở nên quan trọng:
1,Chính sách:
Nhà nước đã quan tâm rất nhiều để khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản và
những chính sách này cũng đã đen lại không ít những kết quả mà chúng ta không thể
phủ nhận như Nhà nước đã có những thong tư cụ thể hướng dẫn bà con nuôi con gì,
nuôi như thế nào, phòng chóng dịch bệnh ra sao,…sao cho phù hợp nhất với từng thời
kỳ điều này đã giúp không ít bà con trong ngành đi lên và có thu nhập ổn định từ đó
dần khắc phục sự bấp bênh của nguồn nguyên liệu cho ngành thủy sản. Những thành
công như trên là điều mà ai cũng thấy nhưng không phải là không có những việc chưa
làm được nhưng vấn đề ở đây là chúng ta phải nhìn thấy và sẵn sàng thưa nhận nó và
tìm ra phương hướng giải quyết: đơn cử như vấn đề lãi suất cho vay của các ngân
hàng thương mại vào năm 2008:
Trong hơn nửa thời gian đầu năm 2008, lãi suất cho vay VND của các ngân hàng

thương mại phổ biến từ 18% - 21%/năm. Đây là áp lực lớn đối với nhiều doanh
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
11
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong khi tỷ suất lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong
ngành chỉ đạt từ 13% - 15%. Đến 6 tháng cuối năm lãi suất cho vay đã giảm khá
mạnh so với thời điểm trước tháng 6, nhưng nhiều hợp đồng vay vốn vẫn chịu lãi suất
cao do chưa đến kỳ điều chỉnh. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo một số
ngân hàng thương mại khuyến khích cho vay doanh nghiệp trong ngành với lãi suất
ưu đãi, nhưng thực tế vẫn nhiều trường hợp khó tiếp cận vốn, hoặc khó gánh nổi lãi
suất cao.
Trong quý 3, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở khu vực ĐBSCL bắt đầu mua
nguyên liệu cho chế biến những tháng cuối năm. Giá nguyên liệu một số loại đã giảm
từ 10 - 20%, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn trong xoay vốn. Theo đại diện
Công ty TNHH Mai Sao, trong thời điểm này, nhà nước cần có chính sách lãi suất
“đặc biệt” hỗ trợ, tránh để doanh nghiệp tự bơi trong ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính cũng như khó khăn của nền kinh tế…
Từ giữa tháng 10 cho đến tháng 12/2008, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp giảm lãi suất
cơ bản, các ngân hàng cũng lần lượt điều chỉnh theo, nhưng ông Nguyễn Văn Thắng
cho biết, những doanh nghiệp vừa và nhỏ như Vimax vẫn chưa tiếp cận được nguồn
vốn ưu đãi này. “Khi chúng tôi đến hỏi thì ngân hàng kêu hết vốn, đành chịu”.
Một rào cản là chính khó khăn của doanh nghiệp cũng khiến các nhà băng thận trọng
hơn trong cấp vốn.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, tính đến 30/9/2008, có 210 doanh nghiệp thủy sản có
quan hệ tín dụng với ngân hàng với tổng dư nợ hơn 1.800 tỷ đồng (tính cả ngoại tệ
quy đổi). Trong đó số doanh nghiệp nợ thuộc nhóm 5 (quá hạn trên 360 ngày, có khả
năng mất vốn) là khoảng 32,3 tỷ đồng (chiếm 2%) và nợ nhóm 4 (quá hạn từ 181 đến
360 ngày) là gần 61 tỷ đồng (chiếm 3%).
Chính sách thì có ngân hàng trung ương thì có giảm lãi suất nhưng có vay được với
lãi suất thấp hay không thì đó lại là vấn dề của doanh nghiệp đây là thực trạng không

chỉ của ngành thủy sản mà của mọi ngành kinh tế nói chung điều này đã gây ra không
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
12
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
ít bất cập và khó khăn cho doanh nghiệp nhưng để giải quyết được vấn đề còn nhiều
nan giải này chúng ta còn phải mất nhiều thời gian.
Bên cạnh những chính sách chung của Nhà nước, ngành Thủy sản cũng có những
chính sách riêng phục vụ cho ngành mình. Sắp tới, ngành Thủy sản sẽ tập trung vào tổ
chức lại sản xuất như: tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu
đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm; trong tâm là khai
thác biển, nuôi tôm nước lợ, cá tra, basa Ngoài ra, ngành còn thu hút mạnh đầu tư
từ các doanh nghiệp, phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên
kết giữa doanh nghiệp chế biến và người tiêu dùng; đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu
quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các thị trường truyền thống,
các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu,
Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc tổng kinh phí dự kiến thực hiện là 57.400 tỷ
đồng được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, người dân,
vốn ODA, FDI và các nguồn vốn khác.
2,Chiến lược:
*Chiến lược chung cho cả nước:
Chiến lược phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (vừa được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 16/9/2010) có ý nghĩa quan trọng, chiến lược mang tính
định hướng và là cơ sở nhằm phát triển thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng
hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong kinh tế quốc tế.
Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 kinh tế thủy sản
chiếm 30-35% GDP trong khối nông-lâm-ngư nghiệp; tốc độ tăng giá trị sản xuất
ngành thủy sản từ 8-10%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 8-9 tỷ USD; tổng sản lượng thủy
sản đạt 6,5-7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65-70% tổng sản lượng; tạo việc
làm cho trên 5 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần
so với hiện nay, trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo. Đồng thời, xây dựng

các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền thống tương
thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng.
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
13
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 định hướng phát triển trên 4
lĩnh vực: khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến và tiêu
thụ sản phẩm thủy sản, cơ khí và dịch vụ hậu cần nghề cá và 5 vùng gồm: vùng đồng
bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam bộ, vùng
đồng bằng sông Cửu Long; vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên. Trong
đó định hướng phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; tiếp tục đầu tư
xây dựng các cở sở sản xuất giống hải sản tại các tỉnh Nam Trung bộ để đến năm
2020 Nam Trung bộ trở thành trung tâm sản xuất giống hải sản tập trung lớn nhất của
cả nước và khu vực Đông Nam Á.
*Ngoài chiến lược chung chúng ta còn có chiến lược cụ thể cho từng vùng mà điển
hình ở đây là vùng đồng bằng sông Cửu Long:
Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2020”. Mục tiêu của đề án là phát triển sản xuất cá tra đến
năm 2010 đạt sản lượng cá nguyên liệu 1,5 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 600
nghìn tấn, tiêu thụ nội địa 100 nghìn tấn và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ
USD, Đến năm 2015 sản lượng cá nguyên liệu đạt 1,8 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu
đạt 2,2 tỷ USD; Đến năm 2020 sản lượng cá nguyên liệu đạt 2 triệu tấn, sản phẩm
xuất khẩu 900 nghìn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,0 tỷ USD.
2.2, Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương của nước
đối tác:
Hiện nay, ngành thủy sản của Việt Nam đang vấp phải
không ít những chính sách ngoại thương bất lợi của nước
đối tác: Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, biện
pháp tự vệ, các điều kiện kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…là những
loại “rào cản” đã và đang được các nước nhập khẩu sử dụng khá phổ biến trong khuôn

khổ các nguyên tắc của WTO. Một khi những rào cản này được dựng lên, hoạt động
xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng: những mức thuế bổ sung có thể làm
triệt tiêu khả năng cạnh tranh, chi phí tuân thủ cao khiến giá bán hàng tăng, những
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
14
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
hạn ngạch khắt khe, thậm chí là những lệnh cấm nhập khẩu có thể dẫn tới nguy cơ
mất hẳn một thị trường nào đó.
Tham gia vào thị trường thế giới không phải lúc nào ngành thủy sản Việt Nam cũng
gặp bất lợi cũng có những bạn hàng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho chúng ta
như Nhật Bản: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức
có hiệu lực thi hành sau khi được Quốc hội hai nước chính thức phê chuẩn vào tháng
6/2009. Theo đó, từ ngày 1/10/2009, ít nhất 86% hàng nông lâm thủy sản của Việt
Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu vào thị trường này, trong đó, các
mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có
hiệu lực, đồng thời, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập
khẩu.
Bạn hàng tạo thuận lợi cho chúng ta là có nhưng những rào cản mà chúng ta gặp phải
còn rất nhiều :
Phải kể đến đầu tiên có lẽ là việc chúng ta đã Mỹ kiện bán phá giá cá da trơn (cá tra
và cá basa) vào thị trường này:
 Trong những năm gần đây, cá da trơn của
Việt Nam đã không ít lần vấp phải thuế chống bán
phá giá của Mỹ trong đó có không ít lần Mỹ đã có
những biện pháp tính mức độ phá giá đối với chúng
ta không phù hợp điển hình như sau đợt kiểm tra từ
ngày 1/8/2008 đến 31/7/2009, Bộ Thương mại Mỹ
(DOC) thông báo áp mức thuế chống bán phá giá
trên 100% đối với cá tra philê đông lạnh nhập
khẩu từ Việt Nam. Đây là một quyết định hết sức

vô lý mà nguyên nhân chủ yếu của lần tăng thuế này là do Bộ Thương mại Mỹ (DOC)
đã thay đổi nước để so sánh giá từ Bangladesh thành Philippines thêm vào đó DOC
chỉ dựa vào nguồn số liệu được thu thập từ 36 ao nuôi cá có tổng sản lượng 12 tấn cá
nuôi tại Philippines để tính toán giá cá tra nguyên liệu; song, cơ quan này lại không
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
Cá tra phile đông lạnh Việt Nam bị áp mức
thuế chống bán phá giá trên 100% khi
nhập vào thị trường Mỹ. Ảnh: agro.gov.vn.
15
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
đưa ra bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về việc ngành cá tra Philippines đã được cải
thiện, phù hợp hơn Bangladesh mà lâu nay DOC vẫn sử dụng làm giá trị thay thế đối
với cá tra Việt Nam trong 5 năm qua.
 Mặc khác, VASEP cho rằng việc sử dụng số liệu cá tra tại Philippines để tính
toán biên độ phá giá cho cá tra Việt Nam là bất hợp lý vì Việt Nam là quốc gia có
ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất trên thế giới với khối lượng
trên 1,2 triệu tấn nguyên liệu một năm. Trong khi ngành cá tra của Philippines rất nhỏ
lẻ và sơ khai, quy trình nuôi, chế biến chưa đồng bộ khiến cho giá thành sản xuất luôn
ở mức cao.
Thị trường Mỹ là một thị trường hết sức tiềm năng của Việt Nam tuy nhiên thị trường
này cũng gây cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của việt Nam không ít khó
khăn không chỉ là vấn đề bán phá giá mà gần đây Mỹ còn đưa ra Đạo luật Nông
nghiệp Farm Bill 2008 đã gây nhiều tranh cãi:
 Thứ nhất theo Đạo luật Nông nghiệp Mỹ 2008 (Farm Bill 2008) dự kiến có
hiệu lực từ ngày 1/1/2010 sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu cá tra và cá ba sa của
Việt Nam. Trước hết, nếu cá tra, cá ba sa Việt Nam bị định nghĩa lại là catfish thì sẽ là
đối tượng quản lý của đạo luật này (theo Farm Bill 2002 cá tra, cá ba sa của Việt Nam
không phải là catfish - tên gọi chung cá da trơn, mà thuộc dòng pangasius).
 Thứ hai, trong luật có một điều khoản gọi là “chính sách tương đương”, có
nghĩa là các quốc gia xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ phải đáp ứng các điều

kiện tương đương với Mỹ về luật pháp, năng lực thực hiện luật, kiểm soát năng lực
sản xuất
 Do vậy trong trường hợp, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nói công nghiệp nuôi
và chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam không tương đương với điều kiện của Mỹ
thì tất nhiên cá tra của Việt Nam sẽ bị cấm xuất vào Mỹ.
Không chỉ đối với thị trường Mỹ mà Liên minh Châu Âu EU cũng đang đưa ra cho
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không ít những bài toán khó:
Một ví dụ cụ thể chính là “Quy định IUU” của EU có hiệu lực từ 1/1/2010:
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
16
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
 Theo quy định 1005/2008 ngày 29/09/2008 của Hội đồng Châu Âu, từ ngày
01/01//2010, EU sẽ áp dụng luật IUU yêu cầu tất cả lô hàng hải sản khai thác phải có
chứng nhận khai thác hải sản, nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU.
Để vượt qua những rào cản này thì vai trò của các tổ chức nhà nước và hiệp hội thủy
sản Việt Nam là vô cùng quan trọng. Khi EU đưa ra quyết định này, để giúp doanh
nghiệp thuỷ sản và ngư dân hiểu và thực hiện VASEP đã phối hợp với Cục Khai thác
và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản, Nafiqad, Bộ NN & PTNT tuyên truyền thông tin, tổ
chức các buổi hội thảo tập huấn cho các doanh nghiệp, ngư dân, đại lý và các chi cục
địa phương về các vấn đề liên quan đến quy định và việc thực hiện quy định này.
Tháng 12/2009, Bộ NN & PTNT đã ra quyết định 3477/QĐ-BNN- KTBVNL và 3720
/QĐ-BNN- KTBVNL ban hành quy chế chứng nhận thuỷ sản khai thác xuất khẩu vào
thị trường Châu Âu để hướng dẫn thực hiện quy định này.
Mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã, đang và sẽ còn phải đối mặt với không ít những
chính sách bất lợi khác của các nước đối tác. Tuy nhiên, những rào cản thương mại đó
cũng không thể ngăn chúng ta tiến ra những thị trường thế giới. những doanh ngiệp
của chúng ta đang dần thoát khỏi vòng quay của những vụ kiện bán phá giá. Một ví
dụ nhỏ như việc ngày 8/9/2009 ba doanh ngiệp Việt Nam gồm Minh Phú Corp,
Camimex và Phương Nam, theo kết quả xem xét cuối cùng thuế chống bán phá giá
đối với tôm đông lạnh Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ giai đoạn từ 1/2/2007 đến

31/1/2008 được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố giảm còn gần bằng 0%. Theo đó,
mức thuế chống bán phá giá đối với cả 3 doanh ngiệp trên đều giảm xuống mức gần
bằng 0%. Đây là thành quả có được nhờ rất nhiều những cố gắng từ các doanh nghiệp
cũng như những chính sách giúp đỡ và hướng dẫn cụ thể của chính phủ Việt Nam và
điều này chứng tỏ rằng không một rào cản thương mại nào có thể ngăn cản được các
doanh nghiệp của chúng ta hội nhập ra thế gới và để thực hiện được điều đó nhanh
chóng và dễ dàng hơn đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách, chiến lược cụ thể,
chính xác, gần gũi với thực tế với hộ nuôi trồng và doanh ngiệpđây không phải là một
việc dễ nhưng là một đòi hỏi bức thiết và đã dược Nhà nước đáp ứng tương đối tốt
trong những năm vừa qua.
.^*****^.^
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
17
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Tác động của việc gia nhập WTO và thực trạng của ngành thủy
sản Việt Nam.
3.1, Tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành thủy sản Việt Nam:
Sản phẩm từ cá da trơn hiện đang là một trong
những sản phẩm chủ của Việt Nam đang dần
hội nhạp vào kinh tế thế giới tuy nhiên khi
tham gia hội nhập thì nó lại đang vướng phải
không ít những rào cản thương mại mà các
nước thành viên của WTO sử dụng.
ước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007, tức là đến
nay là khoảng hơn 3 năm đó là một thời đoạn quá ngắn, thêm vào đó không
giống như những thành viên khác gia nhập WTO khi nền kinh tế thế giới ổn định,
nước ta gia nhập WTO vào thời điểm kinh tế thế giới đầy xáo động rồi lâm vào cuộc
suy thoái trầm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II do đó việc gia nhập vào
tổ chức này đã mang lại cho chúng ta những thuận lợi và thách thức rất riêng đòi hỏi
chúng ta phải có những biện pháp đối phó nhạy bén để có thể tận dụng tối đa thuận lợi

và giảm thiểu khó khăn qua đó phát triển kinh tế đất nước nói chung và ngành thủy
sản nói riêng.
N
Trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới của WTO tức là đang
có 149 thị trường trên thế giới đang mở cửa cho chúng ta nhưng cũng đồng nghĩa
chúng ta phải mở cửa cho các doanh nghiệp của 149 nước thâm nhập vào thị trường
Việt Nam và cùng với đó là những luật lệ, quy định nghiêm ngặt của một sân chơi
chung mà chúng ta buộc phải tuân thủ điều này buộc các ngành kinh tế của chúng ta
chúng ta phải có sự chuẩn bị thật kĩ để có thể gia nhập vào sân chơi này mà không bị
những doanh nghiệp nước ngoài “bắt nạt” điều này cũng không ngoại lệ đối với
ngành thủy sản.Việt Nam là một nước nhỏ vừa mở cửa cho nên chúng ta đang đứng
trước một đường cung và đường cầu co giãn hoàn toàn vì vậy các doanh nghiệp của
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
18
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh bằng chất lượng bởi vì chúng ta không thể cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài đã hoạt động trong ngành từ lâu bằng giá bên cạnh
đó chúng ta còn phải đối mặt vói những thách thức không nhỏ khác khi chúng ta đã là
thành viên của WTO như những loại “rào cản” đã và đang được các nước nhập khẩu
sử dụng khá phổ biến trong khuôn khổ các nguyên tắc của WTO: thuế chống bán phá
giá, thuế chống trợ cấp, biện pháp tự vệ, các điều kiện kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…Vì
vậy đòi hỏi bức thiết đối với ngành thủy sản của chúng ta là phải dùng chất lượng sản
phẩm để xây dựng lên một thương hiệu riêng cho thủy sản Việt Nam nhưng một điều
đáng buồn là cho đến nay các doanh nghiệp của chúng ta vẫn đang cạnh tranh với
nhau và với các thị trường khác bằng giá cả chứ không phải bằng chất lương vì lý do
này mà chất lượng sản phẩm của chúng ta đang có chiều hướng đi xuống (tôm có dư
lượng kháng sinh quá cao,…) điều này làm cho thủy sản Việt Nam tuy xuất khẩu
nhiều nhưng mãi đén nay vẫn chưa tìm được một chỗ đứng vững chắc. Cạnh tranh
bằng giá còn mang đến cho chúng ta một vấn đề không nhỏ nữa đó chính là do các
doanh nghiêp trong nước cũng dùng giá để cạnh tranh với nhau dẫn đến chúng ta

không ít lần phải đối mặt với những vụ kiện bán phá giá ở các nước bạn, ngoài ra chất
lượng sản phẩm cũng vì thế mà giảm sút, người nuôi trồng bị ép giá,… đã dẫn đến
hiện tượng tăng trưởng nhưng không hiệu quả.
3.2, Thực trạng của ngành thủy sản Việt Nam:
Trong thời kỳ hậu gia nhập WTO thủy sản Việt Nam dù vẫn còn nhiều vấn đề phải
bàn nhưng cũng không thể không nhắc đến những thành công mà chúng ta đã đạt
được; chúng ta đã thành công trong việc tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm và
đa dạng hóa thị trường đem thủy sản Việt Nam đến nhiều nơi và tiếp cạn với nhiều thị
trường hơn:
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam:
Việt Nam đã là một trong mười quốc gia sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế
giới tính đến năm 2009. Ngành Thủy sản đã liên tục hoàn thành vượt mức toàn diện
các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra Trong năm 2009, mặc dầu ngành thuỷ sản vẫn còn
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
19
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế thế giới nhưng vẫn đóng góp vào kim ngạch xuất
khẩu của cả nước lên đến 4,2 tỷ USD và vẫn đạt được giá trị sản lượng lên đến 4 triệu
486 ngàn tấn vượt quá chỉ tiêu 4 triệu tấn đặt ra trong chiến lược phát triển thuỷ sản
2005-2010 gần nửa triệu tấn và trước một năm về thời hạn. Trong năm 2010: tổng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt 5 tỷ USD, tăng 18% so với năm
2009 với bốn bạn hàng chính lần lượt có kim ngạch như sau:
Tên bạn hàng Kim ngạch(triệu USD) Tăng so với 2009(%)
EU 1200 7,6
Hoa Kỳ 956 34,4
Nhật Bản 894 17,5
Hàn Quốc 389 24,2
Tổng giá tri thủy sản xuất khẩu sang bốn nước này đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 68,6%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Nhìn vào những số liệu trên ta có thể thấy năm 2010 có thể coi là một năm thành công

của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam tuy nhiên, đây cũng là một năm đầy sóng gió
khi phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn từ nội tại đến thị trường xuất khẩu.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, tôm và cá tra vẫn là hai sản phẩm chủ lực quyết định
kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản, với mỗi mặt hàng đều có giá trị xuất
khẩu vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD.
Riêng đối với tôm, tổng kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua con số 2 tỷ USD.
Mặc dù, xuất khẩu tôm năm 2010 có nhiều thuận lợi hơn so với con cá tra nhưng
không phải là không có khó khăn. Để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, xuất
khẩu tôm VN đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại, nhất là vào những tháng cuối năm.
Trước hết là vấn đề dịch bệnh xảy ra hàng loạt ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, … với diện tích hàng chục ngàn hecta, đã làm cho sản lượng tôm
nuôi giảm mạnh. Cộng với việc các thương nhân Trung Quốc tăng cường thu mua
tôm đem về nước đã làm các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu chế biến.
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
20
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Kế đến là tình trạng tôm bị bơm chích tạp chất, nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh
dẫn đến việc một số thị trường nhập khẩu tăng cường các biện pháp kiểm soát.
Đặc biệt, sự kiện con tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản bị nhiễm dư lượng
Trifluralin, một loại hoá chất có nguồn gốc từ thuốc diệt cỏ dùng trong xử lý nước ao
nuôi tôm, đã làm cho quốc gia này tăng cường kiểm soát lên 100% đối với tôm Việt
Nam vào cuối năm.
Những khó khăn này đã tạo ra nhiều sức ép lên các doanh nghiệp chế biến vốn đã và
đang phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trên các thị trường xuất khẩu.
Đối với con cá tra, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này chỉ đạt 1,4 tỷ USD, so
với kế hoạch 1,5 tỷ USD đặt ra hồi đầu năm.
Tương tự như con tôm, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cũng phải đối mặt với tình
trạng thiếu nguyên liệu chế biến, bởi vì nông dân nuôi cá tra không còn vốn để nuôi
hoặc “e dè” vì giá cả.
Bên cạnh đó, những bất cập nội tại cũng được bộc lộ rõ qua mối liên kết lỏng lẻo giữa

các mắc xích trong ngành nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu; nhiều DN cạnh tranh
không lành mạnh bằng cách giảm giá bán, hạ chất lượng; các chương trình quảng bá
hình ảnh con cá tra đến người tiêu dùng thế giới chưa đủ mạnh dẫn đến họ dễ bị ảnh
hưởng bởi các thông tin không chính xác; các biện pháp quản lý nhà nước vẫn còn
những bất cập từ khâu quy hoạch nuôi, sản xuất giống đến quản lý chất lượng sản
phẩm xuất khẩu.
Trên thị trường thế giới, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra liên tục phải hứng chịu những
“trận đánh hội đồng”, nào việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam, nào là
“chiến dịch” tung tin bôi nhọ cá tra Việt Nam trên các phương tiện truyền thông ở
nhiều nước, và gần đây là việc WWF tại 6 nước Châu Âu đưa con cá tra vào “danh
sách đỏ” trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010 - 2011 nhằm làm
giảm giá trị của con cá này.
Bộ Thương mại Mỹ vừa có quyết định chính thức về việc nâng mức thuế chống bán
phá giá đối với cá tra Việt Nam lên 130% có hiệu lực từ tháng 3/2011. Đây là nỗi lo
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
21
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
lớn nhất của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện nay vì sản lượng xuất khẩu
cá tra sang thị trường Mỹ sẽ giảm mạnh sau khi quyết định này có hiệu lực.
Mặc dù hai mặt hàng chủ đạo gặp nhiều khó khăn nhưng những mặt hàng khác lại
đang có sự tăng trưởng ấn tượng góp phần vào mức tăng trưởng chung của ngành xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam.
Góp phần vào thắng lợi chung của ngành thủy sản Việt Nam, phải kể đến các mặt
hàng thủy sản xuất khẩu khác nữa như: cá ngừ, mực và bạch tuộc, giáp xác khác.
Năm nay, giá trị xuất khẩu các sản phẩm này đã đạt hơn 1 tỷ USD trong tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản, trong đó rất ấn tượng là cá ngừ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng,
gần 50% về khối lượng và hơn 62% về giá trị tính đến hết tháng 11 vừa qua.
Những con số về tốc độ tăng trưởng này càng có ý nghĩa khi các doanh nghiệp chế
biến thủy sản từ nguyên liệu khai thác “vướng” phải quy định Chứng nhận thủy sản
khai thác theo yêu cầu của EC nhằm phòng ngừa và ngăn chặn khai thác thủy sản bất

hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (khai thác IUU).
Năm 2010 tuy còn nhiều sóng gió nhưng thủy sản Việt Nam vẫn vượt qua và có được
những thàn công điều này cũng cho chúng ta hi vọng năm 2011,mặc dù xuất khẩu
thủy sản được dự báo là sẽ khó khăn hơn, nhưng với những quyết tâm, nỗ lực của các
doanh nghiệp, bà con nông dân và các bộ ngành liên quan, ngành thủy sản Việt Nam
sẽ tiếp tục gặt hái được những kết quả khả quan như năm 2010.
Cơ cấu mặt hàng thủy sản của Việt Nam:
Trong những năm vừa qua ngành thủy sản của Việt Nam đang có những bước phát
triển vượt bậc tăng lên cả về chất lượng vả sản lương đồng thời đa dạng hóa các mặt
hàng xuất khẩu. Các mặt hàng như tôm , cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực, bạch tuộc, đã
tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim
ngạch xuất khẩu thủy sản.
-Thủy sản Việt Nam xuất khẩu hai mặt hàng chủ đạo là tôm và cá (chủ yếu là cá tra và
cá sa). Những năm trước năm 2000 thì tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt
Nam nhưng từ năm 2000 với sự bùng nổ của việc xuất khẩu cá tra và cá basa thì đến
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
22
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
năm 2008 thì cá đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, tuy nhiên
đến năm 2009 thì tình hình đã thay đổi do mặt hàng cá gặp phải nhiều rào cản thương
mại nên tôm đã lấy lại được vị thế là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đến nay thì tôm
đang dẫn đàu về kim ngạch xuất khẩu chiếm 38.4%(năm 2009).
-Ta có thể thấy được cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam trong 11
tháng đầu năm 2009 ở biểu đồ sau:
-Cụ thể sự biến động cơ cấu của các mặt hàng năm 2009:
*Mặt hàng Tôm: tổng giá trị xuất khẩu tôm trong 11 tháng đầu năm 2009 đạt 1,3 tỷ,
đôla tăng 0,03% về giá trị, tăng 170 tấn, tăng 7,4% về khối lượng.
*Mặt hàng cá sa, cá batra: chiếm khoảng 32% kim ngạch xuất khẩu. Trong 10 tháng
đầu năm 2009, cả nước xuất khẩu khoảng 500 tấn cá, đạt kim ngạch 1,12 tỷ đôla,
giảm gần 9% về khối lượng và 10% về giá trị so với năm 2008.

*Các mặt hàng khác: như cá ngừ, bạch tuộc, mực đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Cá ngừ giảm 1,2% về lượng và 10,2% về giá trị. Mực và bạch tuộc giảm 12,9% về
khối lượng và 7,7% về giá trị.
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
23
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
-Cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu là quá trình tăng lên không ngừng của
sản lượng thủy sản được nuôi trồng và khai thác qua các năm mà ta có thể thấy được
qua biểu đồ sau:
Nhìn chung giá trị sản xuất thủy sản qua các năm từ 2006 đến năm 2008 là tăng (từ
3695,9 nghìn tấn năm 2006 đến năm 2008 đã tăng lên mức 4582,9 nghìn tấn) nhưng
đến năm 2009 do vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế toàn càu nên giá tri sản xuất
thủy sản có giảm nhẹ (xuống 4418,5 nghìn tấn).
-Với cơ cấu mặt hàng đang ngày càng được mở rộng thì giá trị xuất khẩu của ngành
thủy sản Việt Nam cũng đang tăng lên qua từng năm
-Cụ thể ta có giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản từ năm 2006 đến năm 2009 được
thể thiện dưới bảng sau:
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
24
Hoạt động xuất khâu thủy sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp
Từ năm 2006 đến năm 2008 giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam liên tục
tăng từ 3,364 năm 2006 đã tăng lên 4,562 năm 2008 tức là tăng 1,198 triệu đôla (tăng
35,6%). Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên giá trị xuất khẩu của
ngành thủy sản Việt Nam giảm xuống mức 3,928 triệu đôla. Tuy nhiên, sang năm
2010, khi mà các nước đang dần bước qua cuộc khủng hoảng thì giá trị xuất khẩu
ngành thủy sản Việt Nam đang có dấu hiệu dần phục hồi.
Cơ cấu bạn hàng của ngành thủy sản Việt nam:
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong đó ba
thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60,6% kim ngạch xuất khẩu.
EU chiếm khoảng 26% thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ

chiếm khoảng 17,8% và 16,9%. Trong những năm gần đây, EU đã thay thế thị trường
Mỹ và Nhật trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Cơ cấu các nước nhập khẩu ngành hàng thủy sản của Việt Nam được thể hiện trong
biểu đồ dưới đây:
Thiết kế môn học Kinh tế Ngoại thương
25

×