Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Sự tranh luận giữa các trường phái trong lý thuyết kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.17 KB, 25 trang )


1



Sự tranh luận giữa các trường phái trong lý thuyết kinh tế vĩ mô

Nguyễn Hoài Bảo



28/6/2005

(First Draft)




Tóm tắt

Bài viết điểm lại các quan điểm và tranh luận trọng tâm của các trường phái trong lý
thuyết kinh tế vĩ mô từ cổ điển đến nay. Một cách tổng quát, các trường phái kinh tế bắt
đầu xuất hiện khi lý thuyết của Keynes ra đời vào đầu thế kỷ 20. Theo đó, trước Keynes
chúng ta có các lý thuyết của trường phái cổ điển, sau Keynes chúng ta có trường phái Cổ
đi
ển Mới và Keynes Mới. Nếu những nhà kinh tế trong trường phái Cổ điển Mới vẫn
trung thành trong khuôn khổ phân tích của Walras – nghĩa là cân bằng tổng thể đồng thời
với giả định rằng thị trường là hoàn hảo thì ngược lại, những nhà kinh tế trong trường
phái Keynes Mới thường phân tích ngoài khuôn khổ ấy, với các mô hình nhỏ trong tình
huống thị trường thất bại. Hai dòng quan điểm này vẫn còn tiếp diễn cho đế
n ngày nay.


Điểm chung duy nhất là tất cả các đóng góp cho lý thuyết kinh tế vĩ mô gần đây đều xây
dựng trên nền tảng kinh tế vi mô. Cho dù các lý thuyết được tinh lọc và phát triển không
ngừng từ hơn hai thế kỷ qua, nhưng việc giải thích hai câu hỏi căn bản (1) “nguyên nhân
nào có sự giao động trong sản lượng và nhân dụng” và (2) và “chúng ta phải làm gì trong
truờng hợp có sự giao động đó?” vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.




Khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế TP HCM. Email:

2
“Đa số các trường đại học kinh tế “hàng đầu” đã không còn dạy lịch sử các tư
tưởng kinh tế nữa. Tuy nhiên, những nhà kinh tế học lỗi lạc thì lại thường xuyên
liệt kê ra hàng tá những tư tưởng “tào lao” vừa mới phát triển mà trong chúng
lúc nào cũng hết sức bóng bẩy. Rồi cũng với các nhà kinh tế này, họ dạy chúng ta
biết các chủ thể kinh tế tối đa lợi nhuận c
ủa họ như thế nào. Lịch sử tư tưởng các
học thuyết kinh tế ghi lại những tiến triển của hiểu biết đó, nhưng chúng ta khó
mà biết được lịch sử kinh tế như thế nào nếu không có sự hỗ trợ bằng thực nghiệm
của số liệu theo thời gian ” (David Laidler 2001).



Giới thiệu
Thuật ngữ kinh tế học “economic” bắt nguồn từ
chữ “oeconomicus” trong giáo trình quản
lý và lãnh đạo hiệu quả của Xenophon từ thời Hy Lạp cổ đại, tức khoảng năm 500 trước
công nguyên (Ekelund 2004). Nhưng nó chỉ thật sự được hệ thống hoá một cách cơ bản
bởi nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith trong tác phẩm “Sự giàu có của các quốc gia”

(The Wealth of Nations) xuất bản lần đầu năm 1776. Từ đó đến nay đã hơn ba thế kỷ, các
lý thuyế
t kinh tế vĩ mô (macroeconomic
1
) đã phát triển rất xa so với những gì nguyên thuỷ
của nó song vẫn xoay quanh hai câu hỏi căn bản – mà cũng từ đó khơi nguồn cho các
trường phái và sự tranh luận: (1) tại sao có sự giao động trong sản lượng (production) và
mức nhân dụng (employment); (2) chính sách hợp lý gì là khi có sự giao động đó?

Trả lời cho hai câu hỏi này đã khơi nguồn cho hai trường phái căn bản mà sự bất đồng
của họ vẫn còn dai dẵn cho đến ngày nay: Tr
ường phái Cổ điển (Classical Economics) mà
sau này được tiếp sức bởi những nhà kinh tế gọi là trường phái Tân Cổ điển (Neoclassical
Economics) và bây giờ là Cổ điển Mới (New Classical Economics). Nhóm này nhìn nền
kinh tế về cơ bản là có tính chất ổn định và có xu hướng tiến tới trạng thái cân bằng khi
có giao động. Tức có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái mà ở
đó đạt được sản lượng
tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tăng trưởng kinh tế và việc làm được xác định
bởi sự thay đổi của công nghệ. Chính cách nhìn này, họ cho rằng nhà nước không cần can
thiệp vào các hoạt động kinh tế. Ngược lại, nhóm đối lập được khởi xướng bởi thủ lĩnh là
John Maynard Keynes (hay còn gọi là trường phái của Keynes – Keynesian economics).


1
Bắt đầu từ những năm 1940 thì thuật ngữ kinh tế vĩ mô (macroeconomic) mới xuất hiện. Bài báo đầu tiên
sử dụng từ “macro-economics” là của De Wolff vào năm 1941, “Income elasticity of demand, a micro –
economics and a macro – economics interpretation”. Sau đó từ “macroeconomics” xuất hiện lần đầu trong
bài “Macroeconomics and the theory of rational behavior” của Klein năm 1946 (Blanchard 2000).

3

Những nhà kinh tế sau này tiếp tục giữ ngọn cờ của Keynes được gọi là trường phái
Keynes Mới (New Keynesian Economics). Đối với họ, nền kinh tế có tính chất không ổn
định, tăng trưởng là kết quả của sự giao động, thị trường lao động không cân bằng. Chính
sự không “ăn khớp” này thường dẫn đến sự đỗ vở nền kinh tế. Vì vậy, họ ủng hộ mạnh
m
ẽ sự vai trò can thiệp của chính phủ trong hoạt động kinh tế. Về cách tiếp cận, các nhà
kinh tế trong trường phái cổ điển từ trước đến nay luôn cố gắng giải thích sự giao động
kinh tế trong khuôn mẫu cân bằng tổng quát của Walras (Walrasian paradigm). Để có
được điều này quan điểm của họ cho rằng các thị trường là hoàn hảo và vì thế luôn đạt tối
ưu Pareto. Ngược lại, từ Keynes trở
đi thì cho rằng thị trường là thất bại và sự dao động là
phản ảnh không đạt được tối ưu Pareto. Trường phái Keynes Mới gần đây thường sử
dụng các mô hình nhỏ (small model) để phân tích cặn kẽ những vấn đề mà họ quan tâm
chứ không tiếp cận bằng các mô hình đầy đủ mang tính lý thuyết phức tạp. Mặc dù cả hai
đều tiến tới phân tích vĩ mô trong nền tảng của kinh t
ế vi mô (micro-foundation).

Nếu nhìn các tư tưởng kinh tế như là dòng chảy, thì Keynes đóng vai trò như một ngã ba.
Theo đó, trước Keynes chúng ta có các nhà kinh tế học cổ điển (và tân cổ điển). Sau
Keynes, bắt đầu giữa cuối những năm 1970, rẽ ra hai dòng chảy lớn: New Classical
Economics và New Keynesian Economics. Các ý tưởng căn bản mà những hậu duệ New
Classical Economics phát triển nhằm bảo vệ quan điểm truyền thống của họ là: lý thuyết
trọng ti
ền (monetarism), kỳ vọng hợp lý (rational expectation), lý thuyết chu kỳ kinh
doanh thực (real business cycle theory), tăng trưởng tân cổ điển (neoclassical growth
theory), lý thuyết lựa chọn công cộng (public choice theory), trường phái trọng cung
(suply side economics). Đối với nhóm New Keynesian Economics có các nhánh nhỏ hơn
như định chế (institutionist), hậu Keynes (Post Keynesian Economics), lý thuyết tăng
trưởng nội sinh mới (New Endogenous Growth theory).


Về mặt thời gian, cách mạng về lý thuyết tổng quát của Keynes là từ 1930 – 1940, sau đó
là cuộc chiến giữa những người theo trường phái tr
ọng tiền (monetarist) và trường phái
Keynes trong khoảng thời gian 1950-1960. Thập niên 70 là sự bùng nỗ của các phát kiến
xung quanh khái niệm kỳ vọng hợp lý (rational expectation) và từ những năm 1980 trở về
đây là sự dụng độ giữa trường phái Keynes Mới và Cổ điển Mới (Blanchard 2000).


4
Phần còn lại của bài viết này, chúng tôi cố gắng lần lượt điểm qua những ý tưởng trọng
tâm của từng trường phái. Lý thuyết kinh tế vĩ mô đã phát triển rất rộng và nhiều phức
tạp, chúng tôi chỉ cố gắng nêu những điểm chính nhất trong dòng tư tưởng của từng
trường phái và quan tâm đến xu hướng (mainstream) của sự tiến triển đó
2
. Chúng ta sẽ
thấy rằng, cội nguồn xuất phát của từng trường phái đều có những bối cảnh lịch sử về hệ
tư tưởng và nền tảng của triết học, nhất là giai đoạn ban đầu. Sự phát triển của kỹ thuật
phân tích thực nghiệm và số liệu theo thời gian cũng góp phần đáng kể, nếu không nói là
quyết định đến vòng đời của các lý thuy
ết.

Trong bài viết này, kinh tế vĩ mô cũng chỉ được định nghĩa giới hạn trong việc phân tích
sự giao động sản lượng và nhân dụng. Chúng tôi không phân tích tăng trưởng và kinh tế
chính trị trong kinh tế vĩ mô. Việc giới hạn như vậy sẽ không ảnh hưởng đến mục đích
của bài viết nhưng giúp chúng ta nhìn ra vấn đề trọng tâm rõ hơn, ít nhất trong khuôn khổ
của một bài viết ngắn.

Trườ
ng phái cổ điển
Trong các nhà kinh tế học cổ điển thì Adam Smith, David Ricardo và Thomas Malthus

như là những đại diện trung tâm cho nền tảng phân tích vĩ mô
3
. Họ sinh ra và trưởng
thành trong giai đoạn mà các nhà triết gia phương Tây gọi là thời kỳ Khai sáng


2
Sự tiến triển này nếu nhìn theo gốc độ thời gian, Blanchard cho rằng có thể chia thành 3 giai đoạn căn bản.
Giai đoạn thứ nhất là trước những năm 1940, đây là thời kỳ khám phá, kinh tế vĩ mô không hẳn là kinh tế vĩ
mô như bây giờ. Lý thuyết về tiền tệ và chu kỳ kinh doanh là hai lĩnh vực tách riêng, sự hiểu biết về nền
kinh tế là chưa thật rõ ràng vì không có một khuôn khổ phân tích tổng thể
. Giai đoạn thứ hai là từ 1940 đến
1980, đây là giai đoạn hình thành được một khuôn khổ hợp nhất giữa tiền tệ và sản lượng, bắt đầu bằng mô
hình IS – LM. Sự phân tích cân bằng tổng thể cũng mang tính động và nhận rõ hơn các cú sốc cũng như cơ
chế của sự giao động. Tuy vậy, cũng theo gót chân Achille, việc giải quyết vấn đề cũng còn hờ hững vì
không quan tâm đến các y
ếu tố không hoàn hảo của thị trường. Giai đoạn từ năm 1980 đến nay, đây là một
thời kỳ khám phá mới, thảo luận các vấn đề về không hoàn hảo trong kinh tế vĩ mô như mối quan hệ giữa
tiền lương danh nghĩa và sự ấn định giá cả, thông tin không cân xứng, thị trường không hoàn hảo …Vì là
giai khám phá nên mọi thứ lại bắt đầu “lộn xộn”! (Blanchard 2000)

3
Các nhà kinh tế học cổ điển cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 được gọi là neo-classical economics, như John
Stuart Mill (1806 – 1873), Alfred Marshall (1842-1924), Léon Walras (1834-1910), Vilfredo Pareto (1848-
1923) …có đóng góp rất lớn trong xây dựng lý thuyết kinh tế học. Tuy vậy, phần lớn họ tập trung vào phân
tích các vẫn đề vi mô hơn là những mô hình mang tính tổng quát để phân tích nền kinh tế. Irving Fisher
(1867-1947) dựa trên ý tuởng của cân bằng tổng thể của Walras, Pareto mà hệ thống hoá thành nền tảng lý
thuyết cho phân tích kinh tế vĩ mô mà ngày nay chúng ta thường gọi là lý thuyết cổ điển. Richard Cantillion
(1680?-1734), Henry Thornton (1760-1815), David Hume (1711 -1776), Fisher, Knuth Wicksell (1851-
1926) là những đại diện chủ yếu trong xây dựng và phát triển lý thuyết tiền tệ.


5
(Enlightenment)
4
, tức là giai đoạn của thế của 17, 18. Chính vì thế, các nhà kinh tế học cổ
điển đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng của các nhà triết học đương thời và họ thể
hiện ảnh hưởng đó qua quan điểm cũng như các lý thuyết mà họ xây dựng. Các triết gia
lỗi lạc thời khai sáng là Voltaire, Rousseau, Loke, Hume và Kant. Tất cả họ theo quan
điểm duy vật và vô th
ần, triết học trên cơ sở lý trí thay vì thần học trên cơ sở niềm tin. Họ
ủng hộ cho sự tự do các nhân và phản đối các thiết chế làm tổn hại đến sự tự do ấy. Theo
Kant “Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con
người gây ra. Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách
độc lập mà không cần sự chỉ đạo của ngườ
i khác … Hãy có can đảm sử dụng trí tuệ của
chính mình! Ðó là phương châm của Khai Sáng”
5


Các nhà kinh tế học cổ điển cũng vậy, về quan điểm cốt lõi, họ ủng hộ thương mại tự do
và hạn chế càng nhiều càng tốt về vai trò của nhà nước vào hoạt động kinh tế
6
. Đối với
các nhà kinh tế cổ điển họ chỉ quan tâm đến các nhân tố thực (real factor), chẳng hạn như
sản xuất chứ không phải là cán cân thanh toán như thời chủ nghĩa trọng thương, theo họ
đó mới là dấu hiệu của sự thịnh vượng. Còn những khối vàng mà quốc gia tích luỹ được
chỉ là dấu hiệu cho thấy đảm bảo sự an ninh của chính phủ mà thôi. Tư
tưởng tôn trọng cá
nhân tuyệt đối đương thời như đã phản ảnh rõ trong lý thuyết mà Smith xây dựng. Theo
ông thì chính cái hành vi tư lợi (self-interested) của mỗi con người thông qua trao đổi sẽ

tự động làm cho tổng thể nền kinh tế tốt hơn, chứ không phải là can thiệp. Smith gọi là
bàn tay vô hình (invisible hand). Điều này cũng ngụ ý rằng thị trường tự do là tự nó đem
đến hiệu quả.


4
“Có thể nói trong lịch sử triết học Âu châu, chưa có một trào lưu tư tưởng nào rực rỡ và sôi nổi như trào
lưu “khai sáng” trong khoảng giữa thế kỉ 18, một trào lưu đặc thù của tư tưởng Tây Âu nhất là ở Anh, Pháp
và Ðức: tại Pháp thế kỉ thứ 18 được xem là thời đại của “ánh sáng” (le siècle des lumières), tại Anh, khai
sáng được xem là Enlightenment, “chiếu sáng” hay giác ngộ và tại Ðức “Aufklärung”, “khai sáng”. Những
danh hiệu này thoạt tiên nói lên niềm lạc quan nằm trong t
ư tưởng con người thế kỉ thứ 18: bóng tối của
huyền thoại, giáo điều, mê tín, lạc hậu, chậm tiến, bất công, áp bức ngăn cản bước phát triển của con người
trên tất cả các lãnh vực xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, khoa học của quá khứ bị đánh tan, nhường bước
cho ánh sáng của Lý trí và Tiến bộ” (Lan, 2004)
5
I. Kant, “Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?” (trích lại từ Lan 2002)
6
Điều này ngược hẳn với những với Chủ nghĩa Trọng thương (Mercantilist) trước họ. Những người theo
chủ nghĩa trọng thương cho rằng một quốc gia hùng cường thông qua sự tích luỹ của cải, mà đặc biệt là
vàng. Họ chủ trương phải làm sao ngày càng thặng dư trong cái cân thanh toán. Để đạt được như vậy họ cổ
vũ cho thuế quan, quản lý trao đổi và độc quyền thươ
ng mại.

6

Trong nhiều đóng góp của các nhà kinh tế học cổ điển và sau này là tân cổ điển trong lý
thuyết kinh tế vĩ mô có thể chia thành hai nội dung lớn: lý thuyết tiền tệ (monetary
theory) và lý thuyết chu kỳ kinh doanh (business cycle theory)
7

. Nhưng cả hai lĩnh vực
dường như không có nối kết với nhau bởi vì có sự phân biệt giữa các biến số thực và biến
số danh nghĩa mà sau này được biết đến bằng thuật ngữ kinh điển là sự phân đôi cổ điển
(classic dichotomy). Theo họ, các biến số thực (real variable) thì được xác định bởi các
biến số thực riêng lẽ khác, còn biến số tiền t
ệ thì chỉ được xác định bởi các biến số tiền tệ
mà thôi. Điều này cũng ngụ ý rằng chính sách tiền tệ (monetary policy) chỉ có thể làm
thay đổi mức giá tổng quát (general price) chứ không thể ảnh hưởng đến tiền lương thực
(real wage), sản lượng (production) và nhân dụng (emloyement).

Giả thuyết trọng tâm của họ là mức giá tổng quát và tiền lương danh nghĩa là hoàn toàn
linh hoạt. Và nhờ sự linh hoạt này làm cho các biến số
thực không thay đổi và thị truờng
lao động luôn đạt trạng thái cân bằng toàn dụng. Kết quả của các biến số danh nghĩa linh
hoạt này cũng tạo lập được trạng thái cân bằng ổn định ở phía tổng cầu, nghĩa là sản
lượng luôn tương ứng với sản lượng toàn dụng. Cách lý giải này còn được biết đến với
tên gọi là luật Say (Say’law). Theo các trường phái cổ điển, ngay c
ả khi mà tiền lương
danh nghĩa cứng nhắt, một cú sốc làm giảm tổng cầu sẽ làm cho mức giá giảm xuống
cũng hàm ý rằng tiền lương thực tăng lên. Cho dù trong giai đoạn đó có tỷ lệ thất nghiệp
tăng lên nhưng thị trường lao động vẫn đạt được hiệu quả ứng với mức tiền lương cao đó.

Với quan điểm như trên, các nhà kinh t
ế học cổ điển chỉ tập trung vào việc làm cách nào
để tăng trưởng cao nhất chứ không phải là giải quyết vấn đề mất cân bằng trong nền kinh
tế. Họ thật ra cũng quan tâm đến các trường hợp nền kinh tế lệch khỏi trạng thái cân bằng,
nghĩa là không đạt được sản lượng tiềm năng và thất nghiệp tự nhiên, nhưng cho rằng đó
chỉ là những giao
động nhất thời, là một cú sốc ngẫu nhiên nào đó chẳng hạn như chiến
tranh, thời tiết xấu làm mùa vụ thất bại … nhưng các biến số danh nghĩa sẽ linh hoạt điều

chỉnh để nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng nhanh chóng.



7
Thực ra đó là cách gọi theo nghĩa hiện đại như bây giờ, như đã nói lúc đầu kinh tế vĩ mô thật sư xuất hiện
một cách triệt để sau Keynes.

7
Một điểm kết nối rất đáng chú ý của lý thuyết cổ điển mà sau này, có lẽ, Keynes đã nhận
ra và khai thác đó là phân tích của Wicksell. Ông phân biệt có hai lãi suất trong nền kinh
tế, đó là lãi suất tự nhiên (natural rate of interest) và lãi suất tiền tệ (money rate of
interest). Lãi suất tự nhiên theo Wicksell là lãi suất trên vốn (capital) còn lãi suất tiền tệ là
lãi suất của trái phiếu (bonds). Phân tích này cho thấy mầm móng phân tích trên các thị
trường hàng hoá (nơi mà lãi suất trên vốn được xác định) và thị
trường tiền tệ (nơi mà lãi
suất trên trái phiếu được xác định) bắt đầu hình thành. Đó là một điểm tiền đề để các lý
thuyết từ Keynes trở đi bắt đầu gắn kết giữa lý thuyết tiền tệ và chu kỳ kinh doanh. Tuy
nhiên một thập niên trước khi tác phẩm của Keynes ra đời, mối quan hệ của tiết kiệm và
đầu tư là trọng tâm của cuộc tranh luận. Sự phân biệ
t đầu tư và tiết kiệm là tiên nghiệm
hay hậu nghiệm, kế hoạch hay thực tế? Tiết kiệm và đầu tư là đồng nhất hay là điều kiện
cân bằng? Và làm thế nào tiết kiệm chuyển thành đầu tư để làm tăng sản lượng là những
vấn đề hết sức mù mờ.

John Maynard Keynes (1883-1946)
Khi còn là sinh viên, Keynes đã kết thân với Bohemians người mà sau đó vài năm sáng
lập ra diễn đàn thả
o luận các vấn đề xã hội và trí thức (Blommsbury Group). Họ kịch liệt
chỉ trích quan điểm của nữ hoàng Victoria thời đó và đặc biệt ngờ vực những giá trị

truyền thống. Không chỉ riêng Keynes mà cả nhóm này (vợ và phần đông gia đình của
Keynes cũng là thành viên của nhóm) bị ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng của nhà triết gia
Geoge Edward Moore (1873-1958), nhất là các tư tưởng về đạo đức. Moore tập trung vào
phân tích xung quanh nhưng khái niệm về thế nào là lòng tốt (goodness) và liệu nó có
như là một đức tính tự nhiên như nhiều nhà triết học thời ông thảo luận. Moore cho rằng
khái niệm về lòng tốt của con người đã không được định nghĩa rõ trong điều kiện phi đạo
đức, mà lòng tốt thật ra là không thể định nghĩa, không thể phân tích và đó là một thể
hiện
tình bạn thân thiết nào đó và một sự đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Triết lý này đã dẫn
đến sự nghi ngờ sự tư lợi cá nhân có thể dẫn đến hiệu quả tổng thể của các nhà kinh tế
học cổ điển.


8
Keynes cũng chứng kiến trọn vẹn cuộc đại suy thoái ở Mỹ từ 1929 đến 1932 và ở Anh từ
1921 đến chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
8
. Một thời gian đủ dài để có bằng chứng
thực nghiệm làm lung lay những tiên đoán mà trường phái cổ điển đưa ra. Nền kinh tế
lâm vào tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp cao và không có một dấu hiệu nào cho thấy
có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái thịnh vượng như ban đầu. Bối cảnh này cũng
đẩy lên đỉnh điểm nhu cầu làm sao giải thích thự
c tế nghịch lý đó và hơn hết là giải quyết
nó như thế nào một cách cấp thiết.

Các lý thuyết cổ điển đang đứng trên bờ vực trước sự kiện của cuộc đại suy thoái đang
diễn ra mà không thể lý giải thì cũng là lúc Keynes xuất bản quyển sách kinh điển vào
năm 1936, Lý thuyết Tổng quát (Gerneral Theory). Ông xây dựng mô hình vĩ mô với
những biến tổng quát xác định. Keynes c
ũng giống như các nhà kinh tế trước ông, đã ứng

dụng mô hình dưới dạng đường cung và đường cầu của Marshall, song cung và cầu của
Keynes được định nghĩa là “tổng” (aggregate) chứ không phải một loại hàng hoá riêng
biệt như nguyên tác của lý thuyết của Marshall. Đó là điểm mấu chốt làm lý thuyết của
Keynes hướng đến một phân tích vĩ mô hoàn toàn mới. Trong phân tích cân bằng của
Marshall biến số điều chỉnh là giá (ch
ứ không phải là lượng), bởi vì theo Marshall để tăng
sản lượng của nhà sản xuất khi nhu cầu tăng thì phải cần có thời gian để mua thêm máy
móc, điều chỉnh kế hoạch …do vậy giá là biến số thay đổi trước. Nhưng theo Keynes,
điều này đường như không xảy ra hoặc không hoàn hảo trong mọi khía cạnh của tổng thể
nền kinh tế. Giá của vốn và lao động là điều chỉnh rất ch
ậm nhưng các biến về lượng như
tiêu dùng, đầu tư là linh hoạt và điều chỉnh nhanh chóng. Vì thế để tạo ra cân bằng tổng
thể thì sự thay đổi trong tổng sản lượng chứ không phải là mức giá. Keynes đã loại giá cả
ra khỏi mô hình và xem như là một biến ngoại sinh (Friedman 1997).

Keynes đã tạo được cách mạng trong lý thuyết vĩ mô bởi các điểm sau:
- Phân biệt rõ ràng ba thị trường và mố
i quan hệ cân bằng giữa chúng: hàng hoá,
tiền tệ và lao động.

8
Giai đoạn 1929 – 1932 GDP của Mỹ đã giảm 1/3 và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3.2% lên 25.2%. Nhiều năm
sau đó cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ Mỹ vẫn còn có tỷ lệ thất nghiệp cao. Ở Anh cũng
vậy, tình trạng suy thoái dai dẵn hơn, suy thoái đã xảy ra từ năm 1921, tỷ lệ thất nghiệp bình quân từ đó cho
đến chiến tranh thế giới thứ hai là 10%.

9
- Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hoá để chi mối quan hệ di chuyển
từ tiết kiệm sang đầu tư và dẫn đến tăng sản lượng.
- Sử dụng điều kiện cân bằng trên hai thị trường hàng hoá và tài chính để chỉ ra

nhiều yếu tố các động đến lãi suất
9
và sản lượng.

Cách thức phân tích của Keynes cũng cho thấy rõ sự dịch chuyển từ phân tích vi mô sang
vĩ mô. Đây là điểm cho thấy Keynes bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ triết lý của Moore. Từ đó
trở đi, lý thuyết của Keynes đã làm một cuộc cách mạng trong lý thuyết phân tích vĩ mô
cũng như các chính sách của nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Anh và Mỹ. Dù luôn
phải sửa đổi, tinh l
ọc hoặc phê phán và cả sự phỉ báng nhưng lý thuyết của Keynes vẫn là
nền tảng của kinh tế vĩ mô hiện đại ngày nay. Lý thuyết và những đề nghị chính sách mà
Keynes đưa ra được đón nhận và gần như là thống trị từ những năm 1940 đến 1970.
Nhiều nhà kinh kinh tế học và các nhà lịch sử đã nhìn nhận Keynes như là người đặt nền
móng cho những đồng thuận sau chiến tranh thế giớ
i thứ hai. Đó là những đồng thuận về
mối quan hệ đúng đắn và cần phải có giữa nhà nước và nền kinh tế và đó là những luận
cứ không thể thiếu về vai trò can thiệp của chính phủ. Thời hoàng kim của lý thuyết
Keynes cũng là thời mà hệ thống kinh tế chính trị nổi lên với tên gọi là chủ nghĩa tư bản.
Nhiều tên gọi mới được xuất hiện nh
ư chủ nghĩa tư bản phúc lợi (welfare capitalism), nhà
nước tư bản (state capitalism), độc quyền tư bản (monopoly capitalism).

Keynes chỉ trích mạnh mẽ đối với trường phái cổ điển
10
về cả hai phía cung và cầu. Về
phía tổng cung, ông không phản đối lý thuyết cổ điển về phía cầu của lao động (nghĩa là
mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và sử dụng số lượng lao động sao cho
năng suất biên của lao động bằng với suất tiền lương thực). Nhưng lại phản đối kịch liệt
về sự linh hoạt của ti
ền lương. Ông tranh luận rằng, cho dù là một cú sốc ngẫu nhiên, hay

các cú sốc danh nghĩa nào đó thì ắt nó phải tác động lên các biến số thực bởi vì tiền lương


9
Cũng như Wicksell, Keynes cho rằng có hai lãi suất là lãi suất tiền tệ và lãi suất vốn. Nhưng Keynes
không gọi là lãi suất vốn mà gọi là hiệu suất biên của vốn (mariginal efficiency of capital). Cũng lưu ý rằng
ba khái niệm mới mà Keynes đóng góp cho lý thuyết kinh tế vĩ mô là: “xu hướng tiêu dùng biên” (mariginal
propensity to consume), “mariginal efficiency of capital” và “liquidity preference”.
10
Trưởng phái cổ điển theo theo cách dùng từ của Keynes là bao gồm tất các các nhà kinh tế cổ điên và tân
cổ điển. Từ Smith, Ricardo đến Marshall, Pigou (Rober xxxx)

10
là không linh hoạt. Tính cứng nhắt (rigidity
11
) của tiền lương danh nghĩa là do công nhân
và công đoàn luôn chống đối cắt giảm lương (danh nghĩa) nhất là trong giai đoạn có thất
nghiệp cao. Công nhân lao động không phản ứng với tiền lương thực mà đúng hơn là họ
chỉ phản ứng trên tiền lương danh nghĩa. Hiện tượng này Keynes gọi là ảo giác tiền tệ
(money illusion). Nếu thất nghiệp xảy ra, theo Keynes thì đó là nguyên nhân của sự suy
giảm tổng cầu hoặc là những chu kỳ kinh doanh. Vì thế để kéo lại trạng thái toàn dụng lao
động Keynes đề nghị phải bù đắp bằng chính sách tài khoá. Chính sách tiền tệ cũng có thể
được sử dụng như là một công cụ để hỗ trợ cho chính sách tài khoá vì nhìn chung nó
không đủ để tạo ra sự cân bằng cho nền kinh tế.

Về phía tổng cầu, Keynes cũ
ng có những chỉ trích đối với trường phái cổ điển. Ông nhấn
mạnh rằng, ngay cả khi là có sự linh hoạt trong suất tiền lương và mức giá như là trường
phái cổ điển lập luận thì nền kinh tế cũng có thể bị kẹt tại một mức sản lượng dưới sản
lượng toàn dụng và cơ chế tự điều chỉnh mà truờng phái cổ đ

iển tin tưởng không vận
hành được. Có hai lý do mà ông bảo vệ thành công lập luận này. Thứ nhất là trong tình
huống mà hàm cầu tiền tệ hoàn toàn nhạy đối với lãi suất (hay còn gọi là bẩy thanh khoản
– liquidity trap) và thứ hai là hàm chi tiêu đầu tư không nhạy cảm với lãi suất. Trong
những tình huống như vậy nếu có sự suy giảm của phía cầu, chi tiêu tự định chẳng hạn, sẽ
làm thặng dư cung nên mức giá giảm. Đáng lý ra, theo trườ
ng phái cổ điển, thì lãi suất
phải giảm xuống để đầu tư tăng trở lại và kéo tổng cầu về trạng thái cân bằng. Nhưng vì
cầu tiền tệ co dãn hoàn toàn đối với lãi suất hoặc đầu tư không nhạy cảm (với lãi suất)
nên tổng cầu vẫn không thay đổi gì (tức là vẫn nằm ở dưới sản lượng tiềm năng) trong khi
giá giảm. Keynes đề nghị r
ằng, trong các trường hợp này thì chính phủ nên can thiệp bằng
chính sách tài khoá (giảm thuế hoặc tăng chi tiêu) để phục hồi tổng cầu.

Ngoài việc phản bác tính tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng của trường phái cổ điển như
trên thì Keynes là người mở đầu trong việc thách thức về lý thuyết số lượng tiền kinh
điển. Các nhà kinh tế trong trường phái cổ điển (và sau này là tân cổ đ
iển) cho rằng việc
nắm giữ tiền của dân chúng là nhằm mục đích duy nhất cho nhu cầu giao dịch, và vì thế


11
Nhiều người theo trường phái của Keynes nhưng phản đối giả định tiền lương cứng nhắt này, nhóm này
gọi là Neo-Keynesian economics. Neo- Keynesian economics là kết hợp giữa cụm từ Neoclassical và
Keynesian. Axel Leijohufvud là một đại diện đầu tiên đề nghị nên phân tích vi mô của Keynes trên nền tảng
vi mô.

11
mức độ nắm giữ tiền nhiều hay ít sẽ quan hệ cùng chiều với thu nhập của họ. Keynes thì
không nghĩ như vậy, ông cho rằng dân chúng không phải chỉ nắm tiền để cho mục đích

giao dịch (hoặc dự phòng) mà họ còn có động cơ nắm tiền để đầu cơ vào thị trường trái
phiếu. Việc nắm giữ tiền mặt và trái phiếu có tính thay thế nhau, khi mà lãi suất cao thì
giá trái phi
ếu sẽ thấp và người dân thích nắm giữ trái phiếu hơn, và ngược lại trong
trường hợp lãi suất thấp. Và với lập luận này thì một lần nữa Keynes cũng chứng minh
được sự không cần thiết của chính sách tiền tệ trong trường hợp của bẫy thanh khoản.

Một năm sau khi xuất bản quyển Lý thuyết Tổng quát, lập luận về tính cứng nhắt của mức
giá và tiề
n lương của Keynes đã được John Hick (1937) phát triển thành mô hình IS-LM
mà sau này được Paul A. Semuelson (1948) và Alvin Hansen (1949, 1953) phát triển và
phổ biến rộng rãi trong các sách giáo khoa về kinh tế và tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ.
Franco Modigliani, Friedman tiếp tục có những đóng góp tích cực cho Keynes về hành vi
tiêu dùng
12
, James Tobin, Dale Jorgenson làm sáng tỏ thêm về đầu tư, lãi suất và cung
tiền. Mundell – Fleming mở rộng mô hình IS-LM cho nền kinh tế mở. Trong những năm
1960, tất cả các tranh luận và phân tích đều tập trung ở ngắn hạn, phân tích dài hạn rất
hiếm khi bàn đến ngay cả các lớp sau đại học. Phần lớn các sách lý thuyết kinh tế vĩ mô
không thảo luận mối quan hệ giữa sản lượng và lạm phát, vai trò của chính sách tiền tệ
không coi trọng, chỉ tậ
p trung nhấn mạnh đến vai trò của chính sách tài khoá (DeLong
2002).

Trước khi bắt đầu phân tích tiếp hai dòng tư tưởng rẽ nhánh là Cổ điển Mới và Keynes
Mới chúng ta nhắc lại sự bất đồng căn bản của Keynes và các nhà kinh tế cổ điển trong lý
thuyết tiền tệ và chu kỳ kinh doanh. Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng sự giao động trong
sản lượng sẽ nhanh chóng quay về cân bằng. Vì tiền tệ là trung lập và ch
ỉ có ảnh hưởng
lên mức giá chứ không ảnh hưởng trên lượng. Vì thế nền kinh tế chỉ có chu kỳ kinh doanh



12
Trong Lý thuyết Tổng quát, Keynes cho rằng tiêu dùng là một hàm số của thu nhập thực và tiết kiệm của
hộ gia đình sẽ tăng lên khi thu nhập tăng lên. Năm 1946 Simon Kuznet ước lượng thực nghiệm trên dãy số
liệu tiêu dùng và tiết kiệm từ 1869 – 1938 cho thấy không có quan hệ như lý thuyết của Keynes. Kết quả
của Kuznet cho thấy tiết kiệm không thay đổi trong khi đó thu nhập của hộ gia đình tăng lên. Sau đó nghiên
cứu thực nghi
ệm của Brady và Friedman cũng cho kết quả tương tự. Ando và Modigliani xây dựng lý
thuyết gọi là Giả thuyết vòng đời (Life Cycle Hypothesis) để giải thích sự mâu thuẩn của hàm số tiêu dùng
ngắn và dài hạn. Ước lượng của họ cho thấy trong ngắn hạn hàm số tiêu dùng vẫn phù hợp với lý thuyết của
Keynes. Giả thuyết về thu nhập thường xuyên (Permanent Income Hypothesis) của Friedman cũng có kết
luận tương tự.

12
về mức giá chứ không có chu kỳ kinh doanh về nhân dụng và sản lượng. Trường phái
Keynes thì cho rằng, sự trung lập của tiền chỉ có trong dài hạn chứ trong ngắn hạn thì
cung tiền tăng mức giá sẽ không tăng theo một tỷ lệ, và do vậy cung tiền thực sẽ ảnh
hưởng lên mức nhân dụng và sản lượng. Sự bất đồng đó vẫn còn tiếp diễn và các nhà kinh
tế tiếp theo đã bảo vệ và phát triển thành hai truờng phái kinh tế gọi là: Cổ điển Mới và
Keynes Mới.

Cổ điển Mới
Thật ra Keynes đã thành công trong giải thích nền kinh tế gặp phải suy thoái kéo dài và
đề nghị đúng đắng là chính phủ phải can thiệp. Tuy nhiên nhiều giả định “quá trớn” (c
ũng
như vô số giả định quá trớn của các nhà kinh tế học khác!) của ông cũng là chỗ để các
nhà kinh tế kế thừa trường phái Cổ điển – Cổ điển Mới tấn công. Keynes đã giả định suất
tiền lương danh nghĩa cứng nhắt và cho rằng đó là một biến ngoại sinh không được giải
thích của mô hình là quá xa so với thực tế. Nó phải được giải thích, có thể

trong ngắn hạn
tiền lương là cứng nhắt nhưng nó sẽ thay đổi trong trung và dài hạn. Điều này ngụ ý rằng
cũng có thể nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh như là các nhà kinh tế cổ điển suy luận, như sự
điều chỉnh đó có thể chậm. Những nhà kinh tế trong trường phái Cổ điển Mới cũng đặt
nghi vấn xác đáng rằ
ng: liệu phân tích chu kỳ kinh doanh trong giả định xuất tiền lương
cứng nhắt (nghĩa là ngắn hạn) là có thoả đáng không? Thay vì nó phải được phân tích
trong dài hạn khi mà các thị trường đều có sự cân bằng đồng thời? Hoặc là, phân tích của
Keynes là phân tích tĩnh (static), song trong thực tế nếu các cá nhân là ra quyết định hợp
lý thì các tập hợp thông tin trong quá khứ lẫn những dự đoán trong tương lai nhất định
phải có tác dụng nào đó.

Có lẽ
sự kiện đường cong Phillips là một cột mốc quan trọng tạo nên một không khí sét
lại lý thuyết của Keynes (và những người theo ý tưởng của ông). Đường cong Phillips là
tên gọi quen thuộc có mặt trong hầu hết các sách giáo khoa về kinh tế, đó là tên của nhà
kinh tế - người mà vào năm 1958 có một nghiên cứu thực nghiệm nổi tiếng cho thấy mối
quan hệ nghịch biến và ổn định giữa suất tăng của suất tiền l
ương danh nghĩa và tỷ lệ thất
nghiệp ở Anh. Sau đó năm 1960, cũng trên ý niệm này, Samuelson và Solow đã phân tích
cho Mỹ cũng nhận ra tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp có sự đánh đổi. Hai kết quả này
đã ủng hộ mạnh mẽ cho lý thuyết của Keynes. Tuy nhiên, trong thập niên 60 lý thuyết

13
của Keynes đối diện với sự kiện không giải thích được, đó là vừa có thất nghiệp cao và
vừa có lạm phát cao (gọi là stagflation). Sau này, Friedman và Phelps đã bổ sung lạm phát
dự đoán vào mô hình của Keynes và thắng thế. Số liệu trong thập niên 70 đã ủng hộ cho
lập luận của Friedman và Phepls, đường Phillips truyền thống hoàn toàn sụp đổ (xem
hình 1).


Khi nhắt đến lý thuyết Cổ điển Mới thì Lucas la người thường xem lại một đại diện tiêu
biểu, còn Friedman là đại diện cho trường phái trọng tiền (monetarism). Cả hai đều có
nhữ
ng tranh luận bất đồng một cách thấu đáo với những người ủng hộ học thuyết Keynes.
Những nhà kinh tế học khác cũng được xem thuộc trường phái Cổ điển Mới là Thomas J.
Sargent, Robert J. Barro, Neil Wallace, Edward C. Prescott, Finn Kydland, Robert E.
Hall, Micheal Woodford, Paul M. Romer. Nancy L. Stokey.

Milton Friedman (1912 -) có thể xem là người người đầu tiên tấn công lý thuyết Keynes
một cách xác đáng và làm hồi sinh trở lại những ý niệm cổ điển. Bài viết Phương pháp
luận của kinh tế học th
ực chứng (1953) của Friedman đã cho thấy, lại một lần nữa, các
quan điểm kinh tế thường có hình bóng của quan điểm triết học nào đó mà nhà kinh tế
“tôn thờ”. Những gì mà Friedman lập luận trong bài viết vừa nêu cho thấy ông ảnh hưởng
mạnh từ tư tưởng của nhà triết học Karl Popper (Roger 2002). Friedman viết “chỉ có
những bằng chứng thực tế mới cho chúng ta phân biệt được đúng hay sai, tốt h
ơn, “thử”
chấp nhận hoặc là bác bỏ…những giả thuyết chỉ có giá trị khi chúng được kiểm nghiệm
thích đáng thông qua so sánh những tiên đoán của nó với những gì đã xảy ra. Phải từ bỏ
những giả định nếu nó đưa đến những tiên đoán mâu thuẩn (mà thường xuyên hoặc luôn
luôn có những tiên đoán khác nhau khi có giả định thay thế); nó chấp nhận khi có những
tiên đoán không mâu thuẩn” (Friedman 1953, tr 8-9). Lập luận này không khác gì m
ấy so
với triết lý phản nghiệm (falsificationist) của Popper
13
. Popper cho rằng một lý thuyết
được gọi là khoa học khi ta có thể có nhiều quan sát (observations) phù hợp (fit) với lý


13

Nguyễn Đức Hiệp (2004) có một bài “Triết lý Khoa học Hiện đại” rất hay, ông phân tích những triết lý
khác nhau về triết học khoa học từ thời Khai sáng đến nay. Theo đó, phương pháp căn bản nhất là thực
nghiệm qui nạp (induction), kế đến là chủ nghĩa thực chứng logic (Logical positivism). Triết lý phản
nghiệm của Popper là một phát triển cao hơn và khá cực đoan so với thực chứng logic. Cốt lõi củ
a thực
chứng lôgích là chỉ chấp nhận những gì gọi là khoa học khi có thể quan sát hay đo được, và do đó có thể
kiểm chứng. Còn đối với triết lý phản nghiệm thì đỏi hỏi thêm nó phải có cơ hội để chứng tỏ nó sai và phải
có những tiên đoán gan dạ, táo bạo.

14
thuyết đặt ra. Song điều quan trọng là thuyết đó phải cho phép ta có thể tìm dữ kiện (data)
để chứng tỏ là nó sai. Lý thuyết chỉ thật sự là khoa học khi nó liều lĩnh, táo bạo, "mở cửa"
cho nhiều cơ hội kiểm chứng, chứa nhiều thông tin với bằng chứng có thể phản biện
(Thiệp 2004).

Trong khi đó, lý thuyết của Keynes và những gì ông làm cho thấy chứa đựng nền tảng c
ủa
chủ nghĩa thực chứng logic (logical positivism). Trong các tư tưởng triết học thì triết lý
phản nghiệm là một trong những lập luận dựa trên thực chứng nhưng yêu cầu cao hơn và
thậm chí quá khắt nghiệt về thế nào là một lý thuyết thật sự là khoa học. Với thời của
Pooper (và tất nhiên là của Friedman) thì lý thuyết phản nghiệm có ảnh hưởng mạnh mẽ
không những trong triết học mà các lĩ
nh vực khoa học, nhất là trong vai trò chống lại siêu
hình và nguỵ khoa học (pseudo-science). Chính điều này cũng ngụ ý giữa Keynes và
Friedman trong chừng mực nào đó có hai nhãn quan khác nhau về triết học khoa học
(philosophy of science). Điều này có thể không được nhiều người quan tâm bằng các lý
thuyết kinh tế mà họ xây dựng, nhưng chính nó cũng ẩn ý về động cơ mà Friedman xét lại
lý thuyết của Keynes.

Trên lý thuyết kinh tế vĩ mô tổng quát, có 4 yếu tố mà Friedman đ

óng góp (DeLong
2002):
- Theo Friedman thì năng lực nhà nước trong quản lý nền kinh tế thường thì không
chắn chắn, chậm trể, và những chính sách thường có tác dụng rất ít nhất là trong
việc kéo nền kinh tế ra khỏi suy thoái và thất nghiệp cao.
- Ngược với Keynes, ông chỉ trích việc các mô hình chuẩn đang đánh giá quá cao
vai trò của chính sách tài khoá mà xem nhẹ vai trò của chính sách tiền tệ. Theo
ông thì nên ngược lại.
- Đóng góp quan trọng hơn là việc đo lường cung tiền cũ
ng như sự vận hành của
chính sách tiền tệ trong thực tế như thế nào.
- Đóng góp cuối cùng là khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (natural rate of
unemployement).

Bây giờ chúng ta trở lại những gì mà Friedman đã thách thức Keynes trong mô hình tổng
quát. Vẫn dựa trên nền tảng tổng quát của trường phái cổ điển và kể cả của Keynes,

15
Friedman bắt đầu có những hiệu chỉnh quan trọng. Thứ nhất về phía tổng cung, tức là thị
trường lao động
14
, các chủ doanh nghiệp có thông tin về giá cả nhiều hơn vì họ chỉ cần
quan sát một số ít sản phẩm (chẳng hạn như sản phẩm mà họ đang kinh doanh, các nghiên
liệu đầu vào …), ngược lại, công nhân phải đối diện với tập hợp rất nhiều sản phẩm mà
họ tiêu dùng và cũng không có thời giờ để theo dõi giá cả nhanh chóng. Vì thế đối với
chủ doanh nghiệp, tức là cầu lao động, thì h
ọ sẽ phản ứng với tiền lương thực (real wage)
trong khi đó thì công nhân, tức là phía cung, phản ứng với mức tiền lương thực kỳ vọng
(vì họ chỉ có mức giá kỳ vọng). Đây là giả định kỳ vọng thích nghi (adaptive expectation)
nổi tiếng của Friedman thịnh hành trong những năm 1960 -1970.


Về phía tổng cầu, Friedman thì cho rằng hàm cầu tiền tệ rất ít nhạy cảm với lãi suất. C

thể hơn, thay vì Keynes chỉ xem lý do dân chúng muốn nắm giữa tiền thì Friedman lại
xem tiền như là một sản phẩm lâu bền cho hộ gia đình lẫn xí nghiệp. Chính vì lý do mà
Kyenes cho rằng dân chúng nắm giữ tiền vì mục đích giao dịch và đầu cơ nên khái niệm
thu nhập trong hàm cầu tiền của Keynes là thu nhập thực. Ngược lại, thu nhập trong hàm
cầu tiền của Friedman là thu nhập thường xuyên, ngoài ra còn ảnh hưởng của chênh l
ệch
giữa mức sinh lợi lãi suất hiện hành trên phiếu nợ dự đoán, lãi suất cổ phần hiện hành, tỷ
lệ lạm phát dự đoán với lãi suất dự đoán trên tiền (bao gồm lãi suất thực trả của ngân
hàng và những dịch vụ mà họ cung cấp)
15
. Tuy nhiên, mức chênh lệch này ít khi biến
động vì áp lực cạnh tranh nên các ngân hàng cũng thay đổi lãi suất trên tiền khi mà các
biến số kia thay đổi. Phân tích này của Friedman dẫn đến hai kết luận quan trọng mâu
thuẩn với Keynes: thứ nhất là các chính sách về tài khoá hầu như không làm thay đổi
tổng cầu; thứ hai khối tiền tệ xác định tổng cầu. Vì thế sự thay đổi trong cung tiền có tác
dụng đối với nhân dụng và sản lượng trong ngắn h
ạn vì có sự chênh lệch giữa giá thực tế
và giá kỳ vọng nhưng trong dài hạn cả thì trường lao động và sản phẩm đều trở về trạng
thái cân bằng. Và như vậy chu kỳ kinh doanh xảy ra là do sự chênh lệch giữa mức giá mà
công nhân kỳ vọng so với mức giá thực tế.



14
Vì trong ngắn hạn công nghệ là không thay đổi, hàm tổng cung đơn giản chỉ là một hàm số về lao động.
15
Keynes gọi là lãi suất rõ (explicit interest) và lãi suất ngầm (implicit interest).


16
Người kế tục Friedman trong tân cổ điển đó là Robert E. Lucas (1937-). Ông có công
trong việc cải thiện những nhược điểm mà Friedman không giải thích được. Việc mà công
nhân có thông tin về giá cả trể hơn chủ doanh nghiệp như Friedman nghĩ là không có gì
sai, song công nhân không thể “ngu lâu” vì các nguồn thông tin về mức giá thay đổi
thường xuyên được cập nhật bằng phương tiện truyền thông đại chúng. Vì như thế thì
không thể nào lý giải đươc chu kỳ kinh doanh kéo dài đến 3-4 nă
m trong những năm sau
chiến tranh thế giới thứ hai. Đóng góp của Lucas đối với Friedman là phương diện dự
đoán. Thay vì dùng giả định dự đoán thích nghi thì Lucas cho rằng công nhân dự đoán
hợp lý (rational expectation)
16
. Cái gọi là hợp lý ở đây, chứ không phải là thích nghi, là
dựa trên một giả định rằng chủ thể kinh tế hình thành sự dự đoán về một biến số nào đó
đều căn cứ trên tất cả các thông tin thích hợp và sẵn có. Thỉnh thoảng vẫn có những dự
đoán sai lầm nhưng sự sai lầm đó không có tính hệ thống, nghĩa là ngẫu nhiên. Lucas cho
rằng không những chỉ
riêng công nhân thiết thông tin về giá cả mà chủ doanh nghiệp
cũng trong tình trạng tương tự. Vì thế cả hai đều phải đưa ra những dự đoán về giá cả cho
mục tiêu của mình. Với giả thuyết dự đoán hợp lý và sử lý toán học thì Lucas cũng dẫn
đến cùng một kết luận với Friedman, nhưng cho thấy quá trình điều chỉnh sẽ nhanh hơn
so với mô hình của Friedman.

Riêng về vai trò của chính sách tiền t
ệ, cũng với giả định kỳ vọng hợp lý, Thomas Sargent
và Wallace lại có một đóng góp hơi khác so với nhận định của Friedman nhưng lại cùng
dòng tư tưởng của Tân cổ điển. Kết luận của Friedman cho thấy sự thay đổi cung tiền làm
ảnh hưởng đến sản luợng và việc làm trong ngắn hạn, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có thể
dùng chính sách tiền tệ như là mộ

t biện pháp để kéo các thị trường về trạng thái cân bằng
khi có giao động hay không? Câu trả lời là không nếu người dân cũng biết hoặc đoán
được việc tăng cung tiền của ngân hàng trung ương. Cung tiền chỉ tác động đến sản lượng
và việc làm khi nó xảy ra bất ngờ. Kết luận này được gọi là mệnh đề PIP
17
.



16
Khái niệm dự đoán hợp lý thật ra đã được Jonh Muth đưa ra vào năm 1961 nhưng nó thật sự phát triển
ứng dụng phân tích vĩ mô là do Lucas.
17
Mệnh đề PIP ngày nay vẫn là một tranh cải. Nghiên cứu thực nghiệm của Barro (1977) cho thấy phù hợp
với PIP, nhưng nghiên cứu của Minskin (1982) và Gordon (1982) lại có kết quả không phù hợp với mệnh
đề PIP

17
Như thế lại một lần nữa cũng không giải thích thoả đáng những chu kỳ kinh doanh kéo
dài 3 hay bốn năm vì sự cập nhật thông tin không thể quá lâu như vậy. Tiếp tục lắp đầy
những khe hở này, một số nhà kinh tế mà chủ soái là Finn E.kydland, Eaward Prescott,
Rober G.King, Barro, John Long và Charles I.Plosser, đã phát triển mô hình gọi là chu kỳ
kinh doanh thực (real business cylce). Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực phát triển vào
đầu những năm 1980. Điểm chính của l
ần này là họ phát triển một mô hình hàm sản xuất
toàn diện hơn thay vì chỉ có một yếu tố sản xuất là lao động (do vậy các vị ở trên chỉ tìm
cách sửa sai trong thị truờng lao động mà thôi!) thì tư bản và kỹ thuật là hai yếu tố góp
phần quyết định sản lượng. Như vậy, nếu trong tình trạng kỹ thuật trung bình thì mọi thị
trường đều cân bằng, nhưng nếu kỹ thuậ
t gặp phải các cú sốc thuận lợi hoặc không thuận

lợi thì sản lượng tự nhiên sẽ tăng hoặc giảm theo tương ứng
18
. Việc tăng hay giảm theo
này cũng đồng thời với tiền lương thực, nhân dụng tăng hay giảm. Trong mô hình họ xây
dựng, việc nhân dụng tăng hay giảm phản ảnh một phần do tiền lương thực thay đổi và
một phần phụ thuộc vào hàm thoả dụng của công nhân trong lựa chọn thay thế giữ tiêu
dùng hay là hưởng nhàn. Đó là cách mà họ lý giải sự giao động trong các chu kỳ kinh tế.

Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực không quan tâm nhiều đến chính sách tiền tệ, họ xem
cung tiền là ngoại sinh. Việc mở rộng hay thu hẹp cung tiền là thụ động phản ứng theo
chu kỳ thay đổi của nhu cầu của tín dụng.

Keynes Mới
Càng bị chỉ trích bao nhiêu thì đó cũng là động lực mạnh mẽ để các nhà kinh tế theo
truyền thống của Keynes mài giũa lý thuyết của Keynes thêm sắc bén bấy nhiêu. Họ giảm
bớt giả định tiền lương cứng nhắt của Keynes bằng những lý giải thoả đáng hơn. Tiền
lương không linh hoạt theo họ là có và nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các nhân tố
định chế (institutional factor), chẳng hạn như cạnh tranh độc quyền (monopolistic
competition), chi phí thực đơn (menu cost), khê ước dài hạn (lengthy contract), lý thuyết
tiền lương hiệu quả (efficiency wage theory), giá ấn định (markup pricing), chiến lược


18
Khái niệm “thực” trong tên gọi chu kỳ kinh doanh thực có nguồn gốc từ điểm này. Những năm gần đây
lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực được hiểu đồng nghĩa như là trường phái Cổ điển Mới. Gần đây, Jordi
Galí và Pau Rabanal (2004) đã có một nghiên cứu thực nghiệm dãy số liệu 1948 - 2002 cho thấy mối quan
hệ giữa giao động sản lượng và công nghệ rất giới hạn.

18
marketing (marketing stragegy) … Linh hồn trong các lý thuyết trong trường phái Keynes

mới là phân tích trên nền tảng kinh tế vi mô (mirco-foundations) để cho thấy trong nhiều
trường hợp tốt trên bình diện vi mô có thể phương hại đến kinh tế vĩ mô. Bốn điểm chính
mà những người trong truờng phái Keynes Mới chỉ trích trường phái Tân Cổ điển là: thứ
nhất trong thực tế có sự phân phối thông tin không đồng đều; thứ hai giả định mức giá
linh hoạt tuyệt
đối trong giả định kỳ vọng hợp lý là không rõ ràng trong thực tế; thứ ba,
kỳ vọng hợp lý không phải lúc nào cũng có và với mọi thị trường; thứ tư là giả định thị
trường đều trong tình trạng cân bằng như là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo là không
có thật mà hầu hết các thị trường đều có đặc tính là cạnh tranh độc quyền, đơn giản là chi
phí để hình thành một doanh nghiệp mớ
i cũng là một rào cảng gia nhập ngành (Roger
2002).

Trường phái Keynes Mới nổi lên từ cuối thập niên 70, những đại diện nổi bật là Olivier
Blanchard, Nobuhibo Kiyotaki, Alan Blinder, Stanley Fischer, Rober Hall, Lawrence
Katz, Gregory Mankiw, Micheal Parkin, Joeshep Stiglitz, Lawrence Summer, John
Taylor và Janet Yellen. Phần bên dưới chúng tôi sẽ điểm qua ba lý thuyết điển hình theo
trường phái Keynes mới là khê ước dài hạn, chi phí thực đơn và suất tiền lương hiệu quả.

Fischer và sau đó là Taylor là hai đại diện lớn về lý thuyết xây dựng trên giả định khế
ước
dài hạn
19
để chứng minh rằng chính sách tiền tệ hệ thống cũng có tác dụng đến sản lượng
chứ không phải như những gì mà định đề PIP của các nhà kinh tế tân cổ điển phát biểu
bên trên. Fischer cho rằng, thực ra khi công nhân ký hợp đồng với chủ doanh nghiệp thì
họ sẽ thương lượng mức tiền lương và nó có hiệu lực trong một khoảng thời gian nào đó.
Sau khi hết khoảng thời gian đó thì ti
ền lương lại tiếp tục được thảo luận. Việc thảo luận
và ra quyết định của các tác nhân kinh tế này không phải cùng một lúc và đều giống nhau

nên không thể tác động như là một hợp lục cùng chiều đến chu kỳ kinh doanh. Giả sử
rằng cả hai thương luợng ở giai đoạn đầu tiên đều đạt được mức lương cân bằng. Tiền
lương thương lượng cho giai đ
oạn kế tiếp của công nhân phải tăng đúng bằng suất tăng
của giá. Nhưng công nhân lại không có giá cho giai đoạn kế tiếp đó nên họ phải dùng kỳ
vọng hợp lý để dự đoán. Với cách lập luận này thì Fischer chứng minh được với khi khế


19
Các tên gọi khác của mô hình này là “thất bại phối hợp” (coordiantion failures) và “mức giá chồng
chéo” (staggered prices)

19
ước có hiệu lực trong hai thời kỳ thì chính sách tiền tệ có hệ thống có tác dụng đối với sản
lượng.

Một lập luận tiếp theo cũng ủng hô cho Keynes về việc cứng nhắt trong các biến số danh
nghĩa là chi phí thực đơn. Lý thuyết này lập luận rằng không những tiền lương là cứng
nhắt mà giá sản phẩm cũng vậy. Bởi vì việc đ
iều chỉnh giá còn tuỳ thuộc vào chi phí cơ
hội. Nếu chi phí cơ hội của việc điều chỉnh giá là thấp hơn chi phí để điều chỉnh giá (hay
còn gọi là chi phí thực đơn) thì không có động cơ để các xí nghiệp điều chỉnh, và ngược
lại. Nếu trong nền kinh tế có đa số các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền thì hành vi tư
lợi này sẽ gay tổn hại đến tổng th
ể nền kinh tế. Bởi vì, chẳng hạn cung tiền giảm làm
giảm tổng cầu danh nghĩa, đáng lý ra mức giá cũng phải được điều chỉnh nhưng vì chi phí
điều chỉnh có thể cao hơn chi phí cơ hội của việc điều chỉnh thì doanh nghiệp sẽ giảm sản
lượng để tiếp tục tối đa hoá lợi nhuận. Tất cả các doanh nghiệp đều hành xử
như vậy thì
sẽ làm tổng sản lượng giảm và dẫn đến nhân dụng cũng giảm.


Một đóng góp không kém phần quan trọng khác trong dòng tư tưởng của Keynes mới là
lý thuyết suất tiền lương hiệu quả. Ý tưởng căn bản của lý thuyết này cho rằng việc trong
nền kinh tế luôn có thất nghiệp tự nguyện là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì các xí nghiệp có
động cơ để trả mức lươ
ng cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường lao động, gọi là
tiền lương hiệu quả. Sở dĩ họ trả cao hơn là vì khích lệ công nhân để tránh sao nhãn trong
việc làm
20
. Tiền lương hiệu quả mà xí nghiệp trả cho công nhân được xác định bởi sự cố
gắng hay hiệu lực của công nhân chứ không phải từ cầu lao động. Vì thường là các xí
nghiệp sẽ không thay đổi tiền lương hiệu lực này ngay khi cả cầu lao động giảm, xí


20
Có hai truờng hợp dẫn đến sao nhãn việc làm của công nhân. Thứ nhất là việc giám sát, nếu giám sát
không chặc chẽ thì công nhân sẽ chểnh mãng công việc. Nhưng chi phí giám sát thường la tốn kém. Thứ hai
là nếu xí nghiệp trả lương đúng bằng mức lương cân bằng thì công nhân bị sa thải họ có thể tìm một việc
làm tương tự với mức lương tưong tự ngay, nghĩa là không có áp lực. Nhưng nếu trả cao hơn mức lươ
ng
cân bằng thì họ chú tâm làm việc tốt hơn vì khả năng tìm một mức lương như vậy là khó (Stiglitz và
Shapiro 1984). Ngoài ra, có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng ủng hộ cho lập luận rằng xí nghiệp
thừơng trả lương cho công nhân cao hơn mức lương cân bằng cạnh tranh, như Weiss (1980) cho rằng sở dĩ
như vậy vì thường công nhân biết được năng suất lao động của mình hơn là chủ xí nghiệp và trung bình thì
những người này đều có liên hệ dương giữa năng suất lao động của họ với tiền lương. Salop (1979) thì cho
rằng tr
ả lương công nhân cao thì sẽ giảm được tỷ lệ thay thấ công nhân khi thải việc, và do đó giảm chi phí
tuyển dụng cũng như đào tạo. Akerlof (1982) thì lập luận trừu tượng hơn, cho rằng việc trả lương cho công
nhân chính là tặng vật (partial gift exchange) của xí nghiệp đối với công nhân để đổi lại công nhân cũng
tặng vật cho xí nghiệp một mức năng suất cao hơn. Và chính mối quan hệ qua lại này s

ẽ giúp cân bằng tiền
lương giữa hai bên.

20
nghiệp sẽ chọn biện pháp cắt giảm công nhân hơn là giảm tiền lương. Sở dĩ điều này xảy
ra là vì khi xí nghiệp giảm tiền lương hiệu lực sẽ làm chi phí tiền lương trên mỗi đơn vị
hiệu lực sẽ tăng và dẫn đến chi phí tiền lương trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tăng
21
.

Lập luận vừa rồi giải thích tại sao có sự cứng nhắt trong tiền lương thực, tuy vậy đây cũng
là điểm bị chỉ trích. Cho dù tiền lương thực có thể lá cứng nhắt nhưng điều đó không lý
giải được những tình huống đặc biệt. Chẳng hạn cung tiền giảm nhưng cùng lúc đó tỷ lệ
giảm của giá cũng bằng vớ
i tỷ lệ giảm của tiền luơng danh nghĩa (nghĩa là vẫn đảm bảo
tiền lương thực không đổi) thì vẫn không có giảm sản lượng và nhân dụng. Do vậy, lý
thuyết tiền lương hiệu quả thường kết hợp với lý thuyết chi phí thực đơn hoặc khê ước dài
hạn để tránh trường hợp vừa xảy ra ở trên.

Xu hướng của lý thuyết kinh tế vĩ mô?
Ngo
ại trừ những nhà kinh tế xây dựng lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực, thị trường lao
động dường như là một “mảnh đất” truyền thống mà các nhà kinh tế làm bàn đạp để tấn
công lẫn nhau hay sửa sai và phát triển. Nhưng nhiều bằng chứng thực nghiệm về tiền
lương và mối quan hệ của nó với sản lượng thì không tỏ ra ủng hộ các mô hình lý thuyết
đó, nó chỉ thuần logic. Mối quan hệ củ
a sự giao động ngược chu kỳ của suất tiền lương
thực mà các lý thuyết, gồm Keynesian, Friedman, Lucas hay Fischer lập luận đều không
được số liệu lịch sử ủng hộ (xem hình 1) (Katz 1986) hay nghiên cứu thực nghiệm về sự
chênh lệch của suất tiền lương hiệu lực cũng không có bằng chứng thực nghiệm giải thích

thoả đáng (Hall 1980).

Về lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực, hai điểm chính tạo nên kết quả giải thích của họ có
ảnh hưởng trong lý thuyết kinh tế vĩ mô, như đã trình bày bên trên, là (1) phân tích hữu
ích biên giữa hưởng nhàn và làm việc
22
và (2) sự thay đổi công nghệ. Tuy nhiên thực tế
cho thấy có rất ít lao động muốn thay đổi công việc của mình để đánh đổi với việc hưởng
nhàn dù cho rằng, hoặc kỳ vọng rằng trong tương lai sẽ có tiền lương sáng sủa hơn. Các
công nhân thường muốn làm việc liên tục. Họ thất nghiệp bởi vì họ mất việc, chỉ đơn giản


21
Trong thực tế việc kiểm nghiệm lại lý thuyết tiền lương thực tế bằng kinh tế lượng không cho thấy có kết
quả rõ ràng (Katz 1986). Sự chênh lệch trong mức tiền lương có thể đến từ các nguyên nhân khác nữa.
22
Thuật ngữ gọi sự sự đánh đổi này là “intertemporal substitution of labor”

21
như vậy. Còn đối với công nghệ, mà cụ thể là năng suất trong nền kinh tế sẽ thăng trầm
trong từng giai đoạn, chẳng hạn như trong lúc suy thoái thì năng lực của các nhà máy sẽ
giảm đi và những nhà đầu tư sẽ rút vốn. Thế nhưng, lý thuyết này lại không quan tâm đến
một khía cạnh khác đó là các nhà đầu tư cũng hoàn toàn có thể tư duy hợp lý cho một giai
đoạ
n tăng trưởng mới và đó cũng lại là một cơ hội cho đầu tư mới. Sự giao động trong
đầu tư phải được lý giải thoả đáng hơn. Có lẽ, đó cũng là một khoảng trống để các nhà
kinh tế học tiếp tục đóng góp để giải thích chu kỳ kinh doanh thuyết phục hơn. DeLong
(2002) rất thích thú điểm này!

Bên trên là những hạt sạn (chính?) trong từng lý thuyết được xây dựng. Còn về bức tranh

chung thì sự bất đồng giữa Cổ điển Mới và Keynes Mới vẫn chưa giải quyết thoả đáng và
mỗi bên có một sức thuyết phục hợp lý riêng. Về cơ bản họ vẫn thống nhất với nhau về
cơ chế của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, song thế nào là ngắ
n hạn và dài hạn -
nhất là về chính sách là luôn có sự bất đồng. Cuộc tranh luận vẫn là tiền lương và giá cả
thay đổi như thế nào, mau hay lâu? Về phương pháp luận, những nhà kinh tế học trong
trường phái Cổ điển Mới thường có nhưng đóng góp của mình dựa trên nền tảng của cân
bằng toàn phần của Marshall, họ cũng cho rằng giá cả là phản ảnh đầy đủ tín hiệu thị
trường và luôn cân bằng. Ngược lại, những người trong trường phái Keynes thì dự trên
nền tảng của kinh tế vi mô và cho thấy rằng thị trường là không rõ ràng (unclear), sự kết
dính của giá cả và tiền lương là nguyên nhân giải thích tại sao có thất nghiệp tự nguyện
và chính sách tiền tệ và tài khoá có tác dụng trong nền kinh tế. Nhưng một xu hướng quan
trọng là cả hai đều tập trung phân tích vĩ mô trên nền tảng của kinh tế vi mô (micro-
foundation). Chẳng hạ
n như lý thuyết chu kỳ kinh doanh của Lucas giải thích và sự giao
động của số dư của Solow (Solow residual) để kết luận một quan hệ cùng chiều với sản
lượng. Hoặc các nhà kinh tế trong lý thuyết Keynes Mới thì giải thích các hành vi vi mô
để chứng minh cho sự kết dính của tiền lượng và mức giá. Tất cả đều dựa trên điều kiện
tối đa hoá lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế: doanh nghiệp, công nhân, ng
ười tiêu
dùng.





22

Tài liệu tham khảo
Alvarez, Fernando và Robert E. Lucas, 2001, “Interest Rate and Inflation”, Federal

Reserve Bank of Minneapolis, Working Paper 609.
Blanchard, Olivier J., 2000, “What do We Know about The Macroeconomics that Fisher
and Wicksell did not?”, NBER WP 7550.
Blanchard, Olivier J., 2000, Marcroeconomic, 2
nd edition (Prentice-Hall, 2000)
Blanchard, Olivier J. và Jordi Galí, 2004, “A suggested Modification to the New
Keynesian Model” Mimeo.
Cornwall, John and Wendy Cornwall, 2005, “Power and Institutions in Macroeconomics
Theory”, CEPP Working Paper No. 02/05 [University of Cambrige]
DeLong J.Bradford, 2002, Macroeconomics, (Burr Ridge, IL: McGraw-Hill Higher
Education: 0072328487). Một vài chương có thể xem tại: http://www.j-bradford-
delong.net/macro_online/Index.html
Ekelund, Robert B. và Robert F. Hébert, 2004, Lịch sử các Học thuyết Kinh tế, Nhà Xuất
bản Thống Kê [Bản dịch tiếng Việt].
Friedman, Milton, 1976, “Inflation and Unemployment”, Nobel Memorial Lecture. Có
thể xem tại: /> [bảng
dịch tiếng Việt đăng trong sách: Các thuyết trình tại lễ trao giải thưởng Nobel - Về khoa
học Kinh tế 1969-1980, NXB Chính trị Quốc gia, 2000]
Friedman, Milton, 1997, “John Maynard Keynes”, Federal Reserve Bank of Richmond
Economic Quarterly Vol. 83/2.
Galí, Jordi và Pau Rabanal, 2004, “Technology Shock an Aggregate Fluctuation: How
Well does the RBC Model Fit Postwar U.S. Data?”, [Prepared for the 19
th
NBER Annual
Conference on Macroeconomics]
Humphrey, Thomas M., 1997, “Fisher and Wicksell on The Quantity Theory”, Federal
Reserve Bank of Richmond Economic Quarterly Vol. 83/4.
Katz, Lawrence F., 1986, “Efficiency Wage Theories: A Partial Evaluation”, NBER
Macroeconomics Annual, Vol. 1, pp. 235-275. Cambirdge, MA : MIT Press, 1986.
Kraus, Wiladimir, 2005, “The Fundamental Error of Mainstream Macroeconomics”,

Mimeo.
Laidler, David, 2001, “The Role of The History of Economic Thought in Modern
Macroeconomics”, Tài liệu trình bày tại Hội thảo Ngân hàng Anh quốc.

23
Lucas, Robert E. 1995, Monetary Neutrality, Nebel Price Lecture. Có thể xem tại:
/> [bảng dịch tiếng Việt
đăng trong sách: Các thuyết trình tại lễ trao giải thưởng Nobel - Về khoa học Kinh tế
1991-1995, NXB Chính trị Quốc gia, 2000]
Mankiw, N. Gregory, 1990, “A Quick Refresher Course in Macroeconomics”, NBER
WP3256.
Mankiw, N. Gregory, 2003, Macroeconomics, 5
th edition (Bedford :Worth, 2003) [Bản
dịch tiếng Việt]
Niggle, Christopher J. 2004, “A short Course in Macroeconomics or Whatever Happened
to Monetarism?”, Mimeo [Prepared for submission to Review of Political Economy]
Nguyễn Đức Hiệp, 2004, Triết lý khoa học hiện đại, Thời Đại Mới, số 2. Xem tại:
/>
Phạm Chung và Trần Văn Hùng, 2002, Kinh tế Vĩ mô Phân tích, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia TP HCM.
Roger Bjørnstad, 2002, “The Major Dabates in Macroeconomic Thought – a Historical
Outline”, The Essay was prepared for PhD courese.
Stiglitz, Joseph E. và Bruce Greenwald, 1987, “Keynesian, New-Keynesian and New
Classical Economics”, NBER WP 2160.
Thái Kim Lan, 2004, “Khai sáng và Tiến bộ - Nhìn từ gốc độ triết sử Tây phương”, Thời
Đại Mới, số 3. Xem tại: />
Woodford, Micheal, 1999, “Revolution and Evolution in Twentieth – Century
Macroeconomics”, Mimeo.




24
Hình 1: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ trong những giai đoạn khác nhau

Nguồn: Lucas 1995.

25











Nguồn:
Hình 2: Mối quan hệ giữa nhân dụng và tiền lương thực (ngắn hạn)
-0.002
-0.001
-0.001
0.000
0.001
0.001
0.002
0.002
-300
-200 -100 0100200 300 400 500 600

Sự thay đổi nhân dụng (nghìn lao động)
Sự
thay
đổi
trong
tiền
lương
thực

×