Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc kích thích ăn tác dụng đến đâu? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.65 KB, 5 trang )

Thuốc kích thích ăn tác dụng đến đâu?
Nhiều bà mẹ cho rằng con mình biếng ăn và tự mua
thuốc kích thích ăn cho con. Theo các bác sĩ chuyên
khoa dinh dưỡng, việc làm này rất nguy hiểm vì có
thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Ngày 29/7, bé Trần Huỳnh Nam Anh (27 tháng tuổi,
nặng 16,4kg, Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình,
TP.HCM) được bà ngoại đưa đến phòng khám Dinh
dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM vì bé chẳng
chịu ăn gì, chỉ uống sữa, hay bị ói bà ngoại cháu
cho biết cháu đã được đi khám ở phòng mạch, uống
thuốc kích thích ăn quảng cáo trên ti vi và cả men
tiêu hóa nhưng chẳng thấy thuyên chuyển gì.

BS.CK II Nguyễn Thị Hoa, trưởng khoa Dinh dưỡng,
Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM cho biết, trong dinh
dưỡng và y học không có tên thuốc cụ thể nào dùng
trị biếng ăn cho trẻ. Một số thuốc kích thích ăn có tác
dụng làm cho trẻ thèm ăn nhưng ngưng thuốc là hết
tác dụng. Nếu dùng thuốc kích thích ăn lâu dài không
đúng chỉ định sẽ có tác dụng phụ, không tốt cho sức
khỏe của trẻ như chậm lớn, loãng xương, phù.

Trong thuốc kích thích ăn có tác dụng làm cho trẻ
thèm ăn thường có Steroid (Dexamethasme) nhưng
công dụng chính của thuốc là điều trị các bệnh mạn
tính dị ứng, nội tiết Tuy nhiên, thuốc phải do thầy
thuốc chỉ định sau khi thăm khám cụ thể.

Hiện nay có tình trạng biếng ăn là do các ông bố bà
mẹ "cảm thấy". Trường hợp của bé Nam Anh là một


ví dụ. Bà ngoại cứ quả quyết cháu chẳng ăn gì, cứ ói
hoài Nhưng cân nặng của cháu vẫn tăng đều thậm
chí là dư cân.

Theo điều tra của Bệnh viện Nhi đồng I, mỗi tháng
bệnh viện có hơn 3000 trẻ đến khám và tư vấn dinh
dưỡng thì có đến 70% trẻ đến khám do biếng ăn, vừa
biếng ăn và chậm tăng cân có 19,1%. BS Hoa chia sẻ,
có trường hợp biếng ăn là do bà mẹ cảm thấy và đưa
trẻ đến khám, các gia đình luôn có một câu là "cháu
chẳng ăn gì". Nhưng qua thăm khám của bác sĩ thì
hầu như không phải. Có nhiều trường hợp đã không
nghe lời khuyên của bác sĩ, các bậc cha mẹ tự ra
ngoài mua thuốc bổ cho con uống hoặc đi đến những
phòng mạch không chuyên khoa và chỉ định cho bác
sĩ kê thuốc. Kết quả là con không lớn mà còn bị phù
thúng và thêm một số bệnh lý phụ khoa khác.

Theo bác sĩ Hoa khi trẻ biếng ăn, phụ huynh đưa trẻ
đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để tìm ra giải pháp
tốt nhất cho trẻ, không nên tự động mua thuốc biếng
ăn cho trẻ để "tiền mất tật mang".

Có 6 nguyên nhân gây biếng ăn của trẻ thường
gặp

Biếng ăn do tình trạng sức khỏe hoặc môi trường có
thay đổi: Mọc răng, chích ngừa, thay đổi thời tiết,
thay đổi người và môi trường chăm sóc như đi học.
Tình trạng này sẽ qua nhanh mà không cần can thiệp

gì cả.

Biếng ăn do bị bệnh nhiễm trùng: Viêm hô hấp cấp,
viêm họng, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa. Lúc này
không nên ép trẻ ăn mà nên chọn những thức ăn có
năng lượng cao, thơm ngon, hấp dẫn trẻ và phải chấp
nhận trẻ ăn ít khi đang bị bệnh. Sau khi hết bệnh sẽ
ăn bù.

Biếng ăn do khẩu vị thức ăn không thích hợp: Trường
hợp này hay gặp ở trẻ em ăn dặm. Trẻ thường thích
ăn lạt nhưng các bà mẹ thích nêm mắm muối theo
khẩu vị của mình do đó trẻ từ chối thức ăn. Người lớn
nên tìm ra sở thích của trẻ, trẻ thích ăn gì thì hãy nêm
thứ đó.

Biếng ăn do tâm lý: Trẻ biếng ăn do bữa ăn không
vui vẻ như phải ăn một mình, luôn luôn bị dọa nạt, la
mắng thậm chí đánh đòn làm trẻ ức chế cứ tới bữa ăn
là muốn ói, hãy quan tâm đúng mực tới trẻ, tạo một
bữa ăn vui vẻ có không khí gia đình.

Biếng ăn bệnh lý: Trẻ bị bệnh biếng ăn thật sự,
thường được cho là cơ chế thần kinh. Bệnh nhân bị
suy dinh dưỡng và không có biện pháp nào kể trên có
thể cải thiện tình trạng của trẻ. Những trẻ này cần
theo dõi và điều trị trong bệnh viện.

×