Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chăm sóc sức khoẻ cho bé pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.8 KB, 5 trang )

Chăm sóc sức khoẻ cho bé
Nếu đây là lần đầu tiên bạn làm cha mẹ, thì hầu như
bạn chưa thể tích lũy được nhiều hiểu biết và kinh
nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc bé yêu của mình,
thậm chí điều đó cũng có thể mang lại cho bạn những
khó khăn và sự bối rối.
Cuộc sống không bao giờ cho bạn cơ hội lần thứ hai,
vậy nên đừng bao giờ sao nhãng, thay vào đó hãy tận
dụng quỹ thời gian quý báu của mình để chăm sóc
cho đứa con yêu. Bạn gần như chắc chắn không tránh
khỏi những sự bỡ ngỡ, do vậy bạn phải học hỏi, tích
lũy và dần dần rút ra những kinh nghiệm trong việc
chăm sóc sức khỏe cho con mình.
Sẽ tốt hơn nếu như trong những sự cố không may xảy
ra đối với con bạn, bạn cần phải thật bình tĩnh, đừng
tỏ ra quá lo lắng hay bối rối. Lập ra bản kế hoạch
chăm sóc cho trẻ là một cách rất hiệu quả giúp bạn là
những ông bố, bà mẹ có thể tự chăm sóc cho cục
cưng của mình.
Điều đầu tiên, bạn hãy học cách quan sát quá trình
tăng trưởng và phát triển của bé trong suốt những
tháng đầu đời, đây được coi là bước khởi đầu quyết
định sức khỏe của trẻ sau này.
Trong thời gian đầu khi con bạn vẫn là một đứa trẻ sơ
sinh, bạn cần lưu tâm đến việc tắm rửa cho bé sao
cho thật khéo léo và đúng cách. Chắc chắn bạn sẽ
không tránh khỏi những băn khoăn hay lo lắng như:
nhiệt độ của nước là bao nhiêu là thích hợp nhất với
bé, đâu là các tư thế khiến bé yêu của bạn được an
toàn và cảm thấy thật thoải mái khi tắm? Sẽ lý tưởng
nhất nếu bạn cho bé tắm trong nước có nhiệt độ từ


35,5- 36 độ. Bạn cần đỡ lấy đầu bé một cách nhẹ
nhàng, cẩn trọng, khéo léo, song phải thật chắc chắn
để bé không thể quẫy đạp được.
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng việc tắm cho con cũng
chẳng mấy khó khăn nếu như bạn đã có một chút
kinh nghiệm cộng thêm cả sự hướng dẫn của những
người có chuyên môn nữa.
Để điều này dễ dàng hơn cho bạn, bạn cần chắc chắn
rằng mình đã thu thập đầy đủ những kiến thức cần
thiết trong việc tắm cho bé cưng. Thât là một điều
không hay nếu bạn rời đi và để bé một mình trong
chậu nước thậm chí chỉ là một vài phút. Vào thời gian
đầu, bé của bạn sẽ cần được tắm rửa bằng miếng bọt
biển và sau đó sẽ cần dùng đến chậu tắm.
Thứ hai, bạn cần quan tâm đến việc kiểm tra thị lực
cho trẻ thường xuyên một cách cơ bản. Trong quá
trình phát triển của trẻ, bạn cần tập cho trẻ các bài thể
dục mắt. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu và tra cứu
các thông tin cần thiết về các căn bệnh hoặc những
biến cố không may có thể gây tổn thương cho mắt
con bạn.
Một trong những điều quan trọng khác mà bạn cũng
cần quan tâm đó là tư thế ngủ cho bé yêu của mình.
Cần chú ý tránh cho trẻ nằm sấp trên đệm mềm vì
điều đó có thể gây nguy hiểm thậm chí tới tính mạng
của trẻ vì trẻ sẽ dễ dàng bị đột quị trong khi ngủ.
Bạn có biết rằng cũng là cần thiết phải dạy cho bé
yêu của mình biết và phân biệt giữa giấc ngủ ban
đêm và ban ngày? Sẽ rất tốt nếu bạn làm được điều
đó. Hãy cho trẻ nghe một vài loại nhạc thật nhẹ

nhàng, cho trẻ ngủ trong ánh sáng mờ của đèn ngủ,
đó là một vài lời khuyên mà bạn có thể áp dụng để
giúp cho giấc ngủ của con bạn được sâu hơn.
Một điều hết sức quan trọng nữa là việc đảm bảo sức
khỏe cho bé yêu của bạn. Sức khỏe cuả bé chính là
niềm vui của chính bạn và ở góc độ khác thì việc đảm
bảo hay chăm sóc sức khỏe cho bé cũng là trách
nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ. Cha mẹ cần hết
sức chú ý những thói quen không tốt xuất hiện ở trẻ
và hãy từ từ uốn nắn chúng một cách nhẹ nhàng.
Bạn cần biết trẻ rất thích được âu yếm, quan tâm từ
phía cha mẹ mình để dần hình thành các mối quan hệ
bền vững cũng như xây dựng trong trẻ quan hệ tình
cảm gắn bó lâu dài với gia đình thân yêu của mình.
Bạn hãy chuẩn bị cho sự tiến bộ trên của trẻ bằng
cách đọc cho trẻ hiểu hay thu nhặt những thông tin
mà trẻ có thể tiếp nhận được nhưng tất nhiên là
không được quá cứng nhắc và máy móc.


×