Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ GIẢI PHẪU BỆNH HỌC CỦA BỆNH LÝ VIÊM MŨI TEO potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 18 trang )

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ GIẢI PHẪU BỆNH
HỌC CỦA BỆNH LÝ VIÊM MŨI TEO

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, vi khuẫn học và giải phẫu bệnh học
của bệnh lý viêm mũi teo.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiền cứu 34 trường hợp viêm mũi
teo.
Kết quả: Khởi phát triệu chứng trước dậy thì, nữ thường gặp hơn nam.
Triệu chứng thường gặp là thối mũi, hố mũi rộng, vảy mũi, rối loạn ngửi, nghẹt
mũi, nhức đầu, theo thứ tự. Kết quả vi khuẩn học hầu hết là Klebsiella.ozaenae
(82%). Kết quả giải phẫu bệnh học là mô viêm mạn tính không đặc hiệu trog cả 34
trường hợp (100%).
Kết luận: Chẩn đoán dựa trên tam chứng kinh điển là vảy mũi, hố mũi
rộng, thối mũi. Trực khuẩn Klebsiella.ozaenae có liên quan đến bệnh lý viêm mũi
teo. Giải phẫu bệnh lý là những thay đổi không đặc hiệu.
SUMMARY
Objectives: To assess clinical, microbiological and histopathological
features in atrophic rhinitis.
Stydy design and setting: A descriptive prospective study of 34 cases of
atrophic rhinitis.
Results: Symptoms nearly begin the age of puberty, and women are
affected more often than men. Symptoms frequently are foul odor, widen nasal
cavity, crust, olfactory disorder, nasal stuffiness, headache, respectively.
Microbiological results almost are Klebsiella.ozaenae (82%) . Histopathological
results are atypical chronic inflammation tissues in 34 cases (100%).
Conclusions: Diagnosis up on classical triad are crust, widen nasal cavity,
foul odor. Klebsiella.ozaenae bacillus has been implicated. Histological results are
atypical changes.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi teo (VMT) là một trong những bệnh lý viêm mũi mạn tính, tỉ lệ gặp


trong các bệnh lý tai mũi họng khoảng 0.75%. bệnh có tính xã hội vì hay gặp ở tầng
lớp lao động nghèo, tình trạng vệ sinh kém
1,5
. Lứa tuổi hay gặp từ 15-30, diễn tiến
kéo dài kèm hơi thở hôi ảnh hưởng đến khả năng học tập làm việc và gia tiếp xã hội
của bệnh nhân. Mặc dù được đề cập và mô tả lần đầu tiên vào năm 1876 bởi
Fraenkel
2
, và suốt trên 130 năm qua đã có nhiều nghiên cứu về đề tài này nhưng đến
nay cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm trờ lại
đây, nhiều tác giả đề cập đến vai trò của Klebsiella ozaenea trong bệnh lý VMT. Ở
miền nam nước ta đã có công trình ng hiên cứu của tác giả P.N.Chất (1990) về đặc
điểm lâm sàng, dịch tễ và kết quả điều trị ngoại khoa bằng phương pháp ghép xương
mào chậu làm hẹp hố mũi, kết quả mang lại khả quan.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
43 bệnh nhân được chẩn đoán là viêm mũi teo theo tam chứng cổ điển : vảy
mũi, thối mũi, hố mũi rộng.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả tiền cứu
Phương pháp thống kê
Chương trình thống kê SPSS for windows version 5.0.
Tất cả 34 bệnh nhân này sau khi được khám và chẩn đoán sẽ chuyển qua
phòng rửa mũi, tại đây chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và lấy bệnh phẩm để
xét nghiệm vi khuẩn học, giải phẫu bệnh học.
Xác lập tiêu chuẩn phân độ các biểu hiện lâm sàng
-Rối loạn ngửi : xác định bằng khứu giác kế Morrison
độ 1: nhận biết mùi # 3ml : bình thường
độ 2: nhận biết mùi >3-#6ml : giảm ngửi
độ 3: nhận biết mùi >6 : mất ngửi

-Thối mũi : được chia theo khoảng cách mà có thể ngửi được mùi thối
độ 1: <20cm: ít
độ 2: 20-60cm: vừa
độ 3: >60cm: nặng
-Độ rộng hốc mũi: dựa và hình dạng cuốn mũi dưới và giữa, khe mũi giữa,
cửa mũi sau.
độ 1: các cuốn mũi còn nguyên dạng, bề mặt mất căng bóng, thấy rõ cuốn
giữa và khe giữa, không thấy cuốn mũi sau
độ 2:các cuốn mũi teo nhỏ, thấy được một phần cửa mũi sau
độ 3:các cuốn teo còn gờ nhỏ, thấy rõ cửa
mũi sau
KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng
Giới
nữ có 24 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 71%
nam có 10 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 29%
- Tỉ lệ nữ/nam : 2.4/1
- Tuổi của người bệnh:
nhỏ nhất là 9 tuổi
lớn nhất là 45 tuổi
tuổi trung bình : 21 (SD=7)
Bảng 1: phân bố các lứa tuổi của bệnh nhân VMT
Lứa
tuối
Giới

<15

15-
<20

20-
<30
#30 Tổng

Nữ 3 9 9 3 24
Nam

1 4 4 1 10
Tổng

4 13

13

4 34
-Tuổi mắc bệnh:
bệnh nhân có thể mắc bệnh từ 8 đến 30 tuổi
tuổi mắc bệnh trung bình là 16 (SD=5)
Bảng 2: Phân bố các lứa tuổi mắc bệnh
L
ứa
tuổi
Giới

<15
15-
<20
20-
<30
#30 tổng


Nữ 11 8 5 0 24
Nam

2 6 1 1 10
tổng

13 14

6 1 34
-Thời gian bị bệnh
ít nhất là 1 năm
lâu nhất là 15 năm
trung bình là 4 năm (SD=3)

Biểu đồ 1: Thời gian bị bệnh của bệnh nhân VMT
- Triệu chứng chức năng chính của bệnh nhân VMT

Biểu đồ 2: Vùng nhức đầu của BN VMT

Biểu đồ 3: Rối loạn khứu

Biểu đồ 4: Mức độ thối mũi

Biểu đồ 5: Biểu hiện toàn thân và cơ năng bệnh VMT
-Triệu chứng thực thể

Biểu đồ 6: Các loại vảy mũi

Biểu đồ 7: Độ rộng hốc mũi


Hình 1: Hố mũi bình thường

Hình 2: Hố mũi rộng độ 1

Hình 3: Hố mũi rộng độ

Hình 4: Hố mũi rộng độ 3

Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3: kết quả định danh vi kuẩn học
V
i
khuẩn

K
.oz
K.
oz
P.
mir
K
.oz
P.
aer
K.
oz
P.
aer
P.

mir
K
.oz
A
ci
P.
aer
P.
mir
K.
pne
P.
mir
S
ố mẫu

1
8
3 4

1 2

3

2 1

Biều đồ 8: Tỉ lệ vi khuẩn gặp trong 34 bệnh nhân VMT

Hình 5: Khuẩn lạc Kleb.ozaenae


Hình 6: Vi khuẩn Kleb.ozaenae
Bảng 4: Kết quả kháng sinh đồ
Khán
g sinh

Vi
khuẩn
Cipr
o floxacin
Norfl
o xacin
Polymycin
B
Ceftazidi
me
Am
o icillin
Ampicilli
n
K.
oza
100
%
100
%
83-100%
đề
kháng
đề kháng



Biểu đồ 9: Kết quả giải phẫu bệnh lý
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Giới và tỉ lệ nữ/nam
Bảng 4: So sánh tỉ lệ nữ/nam với các kết quả nghiên cứu khác

D
Co Sc Likh
P
Ess M
c giả .x.
Tùng
nrad ott-
Brown
atrep .n.
Chất
aadi. M aria
nữ/
nam
2
.4/1
3/1

5/
1
2.5/1

3
/1

2/1
3/
1
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương có ý nghĩa thống kê
(p<0.01) với tác giả Essaadi và Maria
(4)
, ngoài ra tỉ lệ nữ/nam theo lứa tuổi mắc
bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cao nhất ở lứa tuổi <15 (5.5/1), lứa tuổi này
có 11 bệnh nhân nữ trong đó có 4 bệnh nhân mắc bệnh trong thời kỳ dậy thì, còn
lại 7 bệnh nhân mắc bệnh trước dậy thì. Chúng tôi nhận thấy rằng VMT hay gặp ở
nữ và thường khởi đầu vào tuổi dậy thì hoặc trước dậy thì, điều này cũng phù hợp
với nhận định của các tác giả Conrad, Scott-Brown, và Essaadi. M
3
.
Bảng 5: So sánh lứa tuổi gặp nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi và
các tác giả khác
Tác
giả
D.x.Tùng

Hansen

Essaadi.M

Maria
L
ứa
tu
ổi gặp
nhiều nhất


15-30 15-30 10-30 15-30

Tỉ
76% 86% 82%
lệ
Lứa tuổi gặp nhiều nhất trong VMT tập trung chủ yếu trong khoảng 15-30
ở đa số các tác giả. Qua so sánh 2 tỉ lệ giữa chúng tôi và Hansen không thấy có
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.01). khi sắp sếp theo độ tuổi 10-30 như tác giả
Essaadi. M tỉ lệ trong nghiên cứu chúng tôi là 85% so sánh với tỉ lệ 82% của tác
giả Essaadi. M cũng tương tự có ý nghĩa thống kê (p<0.01).
Biểu hiện lâm sàng
Bảng 6: Tổng hợp các đặc điểm lâm sàng của ngiên cứu và các tác giả khác
T
ác giả
tri
ệu
chứng
D.x.T
ùng
Du
dley
Mo
han
Essaa
di.M
Bern
ard
M
aria

nh
ức đầu
74%
ng
hẹt mũi
82%
100
%
10
0%
rl
82%
100

50
ngửi % %
th
ối mũi
100%

100
%
65%
100
%

V
ảy mũi
100%



95.
2%
73%
10
0%
h

mũi rộng

84% 69%

So sánh với các tác giả như Dudley, Bernard và Maria không thấy có sự
khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, đối với kết quả của Essaadi.M thì thấp hơn có ý
nghĩa thống kê (p<0.01)
Đặc điểm vi khuẩn học
Kết quả định danh vi khuẩn
Trong 34 mẫu cấy tất cả đều có mặt vi khuẩn gây bệnh như
Klebsiella.ozaenae, Pseudomonas. Aeruginosa, Proteus. Mirabilis. Trong đó
28/34 mẫu cấy có sự hiện diện của Klebsiella ozaenae chiếm 82%. Hầu hết các tác
giả nước ngoài đều ghi nhận Klebsiella ozaenae là vi khuẩn thường gặp trong
VMT. Nhiều tác giả khẳng định vai trò gây bệnh của Klebsiella ozaenae trong
viêm tai, viêm xương chũm, nhiễmtrùng tiểu, nhiễm khuẩn vết thương, loét giác
mạc, viêm phổi, viêm màng não, áp xe não, nhiễm khuẩn huyết Đặc biệt vào
năm 1988 Jonathan đã chứng minh Klebsiella ozaenae có khả năng ức chế hoạt
động của lông chuyển, liên quan đến cơ chế bệnh sinh của VMT.
Kết quả kháng sinh đồ
Hầu hết các vi khuẩn cấy được đều nhạy 100% với Cirofloxacin và
Norfloxacin, 83-100% nhạy với Ceftazidime và Polymycin B (ngoại trừ Proteus
mirabilis đề kháng với Polymycin B). Klebsiella ozaenae đề kháng với

Amoxicillin và Ampicillin. Kết quả kháng sinh đồ của chúng tôi phù hợp với các
tác giả nước ngoài như Herbert, Goldstein, Strampfer, Borgstein, Maria.
Kết quả giải phẫu bệnh học
Kết quả về thay đổi trên giải phẫu bệnh học trong nghiên cứu chúng tôi
không đặc hiệu. Và một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác cũng tương
tự.
Bảng 7: Kết quả khác biệt về thay đổi trên giải phẫu bệnh học
T
ác giả
D.x.
Tùng
E
rỳes
Co
nrad
Win
grave
Es
saadi
b
iểu
hiện
đặc
x

x x
hiệu
b
iểu
hiện

không
đặc
hiệu
x x

Bàn luận về chẩn đoán
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 đặc điểm lâm sàng kinh điển: vảy mũi,
thối mũi và hố mũi rộng gặp với tỉ lệ rất cao theo thứ tự là 100%, 1005, 84% và
tương quan với nhau rất chặt (R=0.87, p<0.01). Ngoài ra có thể cấy dịch vảy mũi
tìm vi khuẩn Kleb.ozaenae để củng cố chẩn đoán VMT. Điều này cũng tương đồng
với các tác giả như Ssali, Goodman. Ngoài ra, tác giả Dudley còn cho rằng cấy dịch
mũi có sự hiện diện của Kleb.ozaenae là điều kiện tất yếu cho chẩn đoán VMT.
KẾT LUẬN
Viêm mũi teo thường gặp ở nữ, đặc biệt trong lứa tuổi trước hoặc dậy
thì
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 8: Các đặc điểm lâm sàng chính của bệnh lý VMT
Đặ
c đi
ểm
lâm sàng

vảy
mũi
thối
mũi
hố
mũi rộng
Rl
ngửi

nghẹ
t mũi
nhứ
c đầu
tỉ
lệ
100
%
100
%
84
%
82
%
82%

74%

Đặc điểm vi khuẩn học
- Tất cả các mẫu cấy dịch mũi vảy đều có mặt vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt
Kleb.ozaenae chiếm đến 82%. Có thể kết luận Kleb.ozaenae có liên quan đến
nguyên nhân gây bệnh VMT.
- Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đều nhạy với Ciprofloxacin, Norfloxacin
(100%), Ceftazindime, Polymycin B (83-100%).
- Kleb. ozaenae đề kháng với Ampicillin, Amoxicillin
- Proteus mirabilis đề kháng với Polymycin B.
Đặc điểm giải phẫu bệnh học
Tất cả các mẫu xét nghiệm đều không có biểu hiện teo đặc hiệu


×