Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG DÀI BẰNG NẸP TỔ HỢP CÁCBON pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.65 KB, 22 trang )

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG DÀI
BẰNG NẸP TỔ HỢP CÁCBON

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Từ lâu nay ngành chấn thương phải dùng các
dụng cụ cố định xương bên trong hòan tòan nhập từ nước ngòai. Bộ môn
Chấn Thương – Chỉnh Hình (Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh) phối
hợp với TT Công Nghệ Vật Liệu (Hà Nội) nghiên cứu dùng các nẹp Nga,
dạng nửa ống bằng tổ hợp các bon poliamít điều trị cho nạn nhân gãy xương
nước ta để nhận chuyển giao công nghệ sản xuất.
Đối tượng và phương pháp: Trong 10 năm (1995 – 2005) chúng tôi
đã tiến hành: Thực nghiệm trên thỏ các nẹp các bon sản xuất tại Hà Nội để
kiểm tra tính phù hợp mô với sinh vật và vật liệu vô hại đối với cơ thể. Thực
hiện: +930 kết hợp với gãy thân xương dài dùng nẹp tổ hợp các bon poliamit
theo 4 kỹ thuật kết hợp xương khác nhau (nẹp hình ông và nẹp khổ hẹp kinh
điển dùng một mình hoặc kết hợp với đinh nội tủy). + Cuối cùng KHX: 250
gãy thân xương dài khác bằng nẹp tổ hợp các bon polime P.A. chỉ dùng một
phương pháp KHX nẹp các bon một mình.
Kết quả: Lô KHX dùng nẹp tổ hợp các bon polime P.A. một mình
cho kết quả tốt nhất: + Với tỉ lệ liền xương cao đáng khích lệ lần lượt đối với
các gãy thân xương đùi, xương chày, xương cánh tay và 2 xương cẳng tay
sau một lần mổ là: 97,4 phần trăm, 100 phần trăm, 100 phần trăm và 98,8
phần trăm. + Tỉ lệ gãy nẹp các bon cấp tính chỉ có 2 lần trong 250 KHX (so
với tỉ lệ gãy phương tiện KHX trong y văn thế giới là 6 phần trăm).
Kết luận: Kết hợp các gãy thân xương dài dùng nẹp tổ hợp các bon
polime P.A. cho các kết quả tốt đẹp không thua gì các phương pháp KHX tốt
nhất dùng vật liệu hợp kim thép kinh điển (thí dụ: đóng đinh nội tủy kín).
Trong tương lai nên áp dụng nẹp tổ hợp các bon nói trên điều trị các gãy thân
cương dài với số lượng nhiều hơn để khẳng định tính ưu việt của vật liệu mới:
các bon - polime P.A.
ABSTRACT


En 10 ans nous avons réalisé: Des expérimenttations sur des lapins les
plaques de carbone fabriquées à Ha Noi sur l’histocompatibilité et sur l’effet
innocif du matériel. 930 ostéosynthèses des fractures diaphysaires avec les
plaques de carbone – poliamide avec 4 techniques différentes (plaques demi
– tube et plaques de format étroit classiques seules on associées à
l’enclouage centro – médullaire). En dernier lieu 250 ostéosynthèses avec
des plaques de composite carbon – polymer P.A. avec la seule technique
avec plaque unique.
Résultats: La série de plaques de composite de carbone – polymer
P.A. donne de meilleurs résultats avec taux de gnérison après la premiere
opration vis à vis des fratures diaphysaires du fémur, du tibia, de l’humérus
et des deux os de l’avant bras à 97,4 pour cent, 100 pour cent, 100 pour cent
et 98,8 pour cent Taux de fractures des plaques: 2 cas sur 250
osteosynthèses (en comparaison avec le taux de 6 pour cent selon la
litterature médicale modiale)
Conclusions: L’ostéosynthèse des fractures diaphysaires avec des
plaques de carbon – polimer P.A. donne de meilleurs résultats comparables à
ceux avec des techinques d’ostéosynthèses d’élite avec le matérial d’alliage
accier classique (par exemple: ostéosynthèse centro – médullaire du fémur) Il
faudra dans le futur réaliser l’emploi des plaques de composite de carbon sur
une plus grande série de fractures diaphysaires pour affirmer le supériorité de
ce nouveaur matériau: le composite de carbone – polymer P.A.
Năm 1995, Khoa - Bộ môn Chấn Thương - Chỉnh hình (Chủ nhiệm
GS. Nguyễn Quang Long) nhận tham gia nghiên cứu cùng Trung tâm Công
Nghệ Mới (nay là Trung tâm Công nghệ Vật liệu (Bộ Khoa học và Công
nghệ) nẹp tổ hợp cácbon – poliamít Nga mẫu mã nửa ống, khả năng điều trị
cho bệnh nhân gãy xương nước ta, nhằm nhận chuyển giao công nghệ sản
xuất nẹp THCB.
Nghiên cứu kéo dài từ năm 1995 đến 2005, toàn bộ quá trình nghiên
cứu được tóm tắt ở các bảng sau:

Bảng 1: Thời kỳ nghiên cứu 1995-6/1996
Thời
kỳ nghi
ên
cứu
Loại nẹp cácbon
Phương pháp k
ết
hợp xương
Số liệu tổng kết
T
ỉ lệ
liền x
ương
tốt
Nhận xét
1995
– 6/1996
Cácbon poliamít
(Nga sản xuất)
4 phương pháp
KHX:
Ống C ± đinh nội
tủy
N
ẹp khổ hẹp ± đinh
nội tủy
(44/49)

80%

Ứ dịch và dò: 26,5%
Nhuộm đen mô: 6/20
Gãy n
ẹp do mỏi: 1 lần (C
nẹp khổ hẹp)
49 bệnh nhân
Bảng 2: Thời kỳ nghiên cứu 7/1996 - 1999
Thời
kỳ nghi
ên
cứu
Loại nẹp cácbon

Phương pháp
kết hợp xương
Số liệu tổng kết
Tỉ lệ
liền xương tốt
Nhận xét
7/1996
– 1999
Cácbon poliamít
(Hà Nội sản xuất)
Thực nghiệ
m trên
thỏ: 30 con. Theo dõi t

12 – 24 tháng
T
ổ hợp cácbon

tương hợp mô tốt
Ph
ản ứng mô của
cácbon ít hơn và đi
ều
hòa hơn so v
ới nẹp hợp
kim.


Hai phương pháp:
C ± đinh nội tủy
218 25
193
(209/218)
95,4%
Bi
ến chứng
sinh học: mức độ qu
i
ước.
Gãy n
ẹp tỉ lệ
cao bất thường.
C
ấp tính 6/25
(C một mình)
Do m
ỏi 4/193
(C + đinh nội tủy)

Bảng 3: Thời kỳ nghiên cứu 2000
Thời
kỳ nghi
ên
cứu
Loại nẹp cácbon
Phương pháp k
ết hợp
xương
Số liệu tổng kết
Tỉ lệ
liền xương tốt

Nhận xét
2000
Cácbon poliamít
tăng
cường (Hà Nội sản xuất)
Hai phương pháp:
C
C +
đinh
Đùi 01 31
Chày 02 08

(78/83)
91,1%
Gãy nẹp
C + đinh
: an

toàn
- Gãy x
ương
đùi (gãy
đinh K):
1/31

C
Thời
kỳ nghi
ên
cứu
Loại nẹp cácbon
Phương pháp k
ết hợp
xương
Số liệu tổng kết
Tỉ lệ
liền xương tốt

Nhận xét
Cánh tay
07 04
Cẳng tay
28 07

39 46
83 bệnh nhân
An toàn:
- Gãy x

ương
quay và trụ.
- M
ỏng
manh: xương cánh
tay (gãy nẹp: 1/7)
Thời
kỳ nghi
ên
cứu
Loại nẹp cácbon
Phương pháp k
ết hợp
xương
Số liệu tổng kết
Tỉ lệ
liền xương tốt

Nhận xét
2000
Cácbon –
polyme
P.A. (Hà Nội sản xuất)

Thực nghiệm tr
ên
thỏ
20 con, theo dõi t
ừ 12
tuần lễ, 16, 30, 30, 35 tuần lễ


Có tình đ
ồng
sinh học với mô c
ơ
thể vật thí nghiệm
Không có khác
bi
ệt với lô thực
nghiệm dùng t
ổ hợp
cácbon – poliamít

Bảng 4: Thời kỳ nghiên cứu 2001-2005
Thời
kỳ nghi
ên
cứu
Loại nẹp cácbon
Phương pháp k
ết hợp
xương
Số liệu tổng kết
Tỉ lệ
liền
xương tốt
Nhận xét
2001
– 2005
* Cácbon –

polyme P.A (Hà Nội sản xuất)
- Dùng một phươn
g pháp
KHX.
Nẹp cácbon một mình
-
209 BN (250 xương
gãy)
Đùi
1
79BN (80 xương
gãy)
Cẳng chân
2
(50 BN
xương gãy)
Cánh tay
3
34BN (35
xương)
Cẳng tay
3
45 BN (85
xương)

Đùi
4

77/79 BN
(97,4%)


Cẳng
chân 50/50
BN
(100%)

Cánh
tay 34/34 BN
(100%)

Cẳng
tay
5

(98,8%)

Biến chứng:

Gãy n
ẹp cấp
tính:
Nẹp đùi
6
:
02/79 BN (2,5%)
1 Theo luận án tiến sĩ Trương Quan Tuấn - Sử dụng tổ hợp
cácbon trong điều trị gãy thân xương đùi. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh, 2006.
2 Theo luận án Phạm Quốc Tuấn. Điều trị gãy thân xương chày
bằng nẹp tổ hợp. Luận án chuyên khoa II Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí

Minh, 2005.
3 Theo luận án tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn. Sử dụng nẹp tổ hợp
cácbon điều trị gãy thân xương cánh tay, cẳng tay. Đại học Y Dược, TP. Hồ
Chí Minh, 2005,
4 Điều trị phẫu thuật một lần: Tỉ lệ liền xương: 77/79%
(97,4%)
5 Điều trị 2 lần: Tỉ lệ liền xương 79/79 (100%): 45 BN có 89
xương liền, một xương quay bị khớp giả ® 44,5/45 (98,8%)
6 Gãy nẹp cấp tính:
- Nếu chỉ so với điều trị 90 gãy xương đùi tỉ lệ là 02/80 (= 2,5%)
- Nếu so với toàn bộ các xương gãy của toàn bộ lô mổ (série) dùng
nẹp cácbon là 250 xương, tỉ lệ gãy nẹp cácbon cấp tính sẽ là 02/250 (=
0,8%)
Với nẹp tổ hợp cácbon – polime P.A, phẫu thuật KHX dùng nẹp
THCB một mình, đã phẫu thuật 209 BN (bao gồm 250 xương gãy) tỉ lệ liền
xương tốt đáng khích lệ.
Đạt tỉ lệ liền xương đáng khích lệ:
+ 97,4% (với gãy thân xương đùi sau một lần mổ).
+100% (với gãy thân xương chày)
+100% (với gãy thân xương cánh tay)
+98,8% (với gãy thân các xương quay, trụ sau của một lần mổ).
Không có tử vong.
Các biến chứng sinh học ở mức độ tỉ lệ của y văn thế giới.
Các biến chứng cơ học:
+2 lần gãy nẹp cấp tính
+1 lần khớp giả xương quay.
Nẹp tổ hợp cácbon – polime P.A dùng phẫu thuật KHX an toàn, đạt tỉ
lệ liền xương không thua gì các phương pháp KHX gãy ưu việt (thí dụ đinh
nội tủy các hình thức cho gãy thân xương đùi).
Bàn luận

Tổ hợp cácbon là gì?
Các sợi cácbon là thành phần của cellulose cây thông được xử lý ở nhiệt
độ cao (2000
o
– 3000
o
C) cho một vật liệu cácbon rất tinh khiết (chứa 99%
cácbon) mà vẫn giữ nguyên cấu trúc mô chất cácbon.
Tổ hợp cácbon là vật liệu kết các sợi cácbon với một chất kết dính. Tổ
hợp mới có nhiều ưu điểm mà mỗi thành phần riêng rẽ không có.
Tổ hợp cácbon là vật liệu được dùng trong các công nghệ cao cấp chế
tạo các bộ phận con tàu vũ trụ, các tên lửa đạn đạo, các máy bay hiện đại, lò
phản ứng hạt nhân.
Vật liệu tổ hợp cácbon dùng trong y học
1960, nhờ phát hiện tính tương hợp máu (hémocompatilitite) của các
tổ hợp cácbon, tổ hợp cácbon lần đầu tiên được dùng chế tạo các bộ phận
van tim nhân tạo (1967, Bokros). Từ đó đến nay 3 triệu van tim nhân tạo có
vật liệu tổ hợp cácbon được dùng đặt an toàn cho bệnh nhân.
Lần lượt một số các dụng cụ y sinh đặt trong cơ thể người được thử
nghiệm chế tạo từ vật liệu tổ hợp cácbon: các mạch máu nhân tạo, miếng vá
sọ, bộ phận thay thế cột sống và làm dính cứng cột sống, các khớp nhân tạo,
các dây chằng, thay thế xương lấp các hốc trống, tạo các hốc cắm ghép răng,
lót hốc mắt để lắp mắt giả, v.v
Sau vài thế kỷ, hợp kim thép được ưu tiên dùng làm vật liệu chế tạo
các dụng cụ cố định bên trong góp phần phát triển phẫu thuật kết hợp xương
gãy. Dần dần hợp kim thép bộc lộ nhược điểm mà 2 điểm yếu kém nhất:
Hợp kim thép bị môi trường cơ thể ăn mòn, phá hủy các dụng cụ bất
động và các mảnh rời kim loại này đe dọa gây độc cho cơ thể.
Nẹp tổ hợp cácbon bất động bên trong xương gãy
Hợp kim thép cứng gấp chục lần độ cứng của xương người, thay thế

hoàn toàn chức năng của xương gãy; nhược điểm làm xương gãy hoàn toàn
nằm nghỉ, không hoạt động gì tạo cho xương liền mới thiếu vôi, yếu ớt, tỉ lệ
gãy xương lại sau khi tháo bỏ dụng cụ bất động (stress schielding).
Y văn thế giới tìm kiếm các vật liệu thay thế hợp kim thép để chế tạo
các dụng cụ cố định bên trong xương gãy. Ba vật liệu được đề nghị là:
+Titan và hợp kim titan.
+Các tổ hợp cácbon.
+Các polime (M. Kibbin, 1980; Ruedi và Chapman, 1993)
Công nghệ luyện kim chế tạo đồ dùng các dụng cụ bất động bằng titan
và trong trên 30 năm titan được cả thế giới dùng thay thế dần hợp kim thép
chế tạo các vật liệu y sinh.
Tổ hợp cácbon vừa là vật liệu trơ, không bị môi trường cơ thể ăn mòn,
phá hủy, lại có môđun đàn hồi tương đương môđun đàn hồi của xương gãy,
các nẹp bằng tổ hợp cácbon không gây stress schielding, vùng xương gãy
mới liền hoàn toàn vững chắc, tỉ lệ gãy xương lại rất thấp.
Chế biến gia công chủ yếu là thủ công, không mấy khó khăn. nhược
điểm chính là nẹp tổ hợp cácbon không dẻo như thép nên uốn khó, lại dòn
dễ bị gãy nẹp cấp tính khi bất động xương gãy. Từ trước đến nay chỉ có hai
nơi chế tạo nẹp bằng vật liệu tổ hợp cácbon (xem bảng 5).
Bảng 5: Các nhà nghiên cứu tổ hợp cácbon Nga và Anh
1. Các nhà
nghiên cứu Anh
2. Các nhà
nghiên cứu Nga
Tayton và cs,
1982
Howard và cs,
1985
Ali và cs
,

1990
Pemberton và
Vi
ện sĩ
Kostikov (Vi
ện
Niigrafit)

Yumaskew
và cs, 1990
cs, 1990
Dùng n
ẹp
cácbon-epoxy
Kh
ổ hẹp kinh
điển
Ph
ẫu thuật:
111 BN gãy thân
xương các loại
Chưa ghi có
gãy nẹp.
Dùng n
ẹp
cácbon-poliamit
Kh
ổ rộng
nửa ống
Ph

ẫu thuật:
58 BN gãy xương
Chưa ghi có
gãy nẹp cấp tính.
Các đinh ốc cố định các nẹp tổ hợp cácbon lại bằng hợp kim thép.
Giáo sư Hastings, trong nhóm nghiên cứu Anh, tham gia chế tạo nẹp
cácbon-epoxy đã khuyên nhóm nghiên cứu chúng tôi không nên dùng vật
liệu cácbon-epoxy vì chất kết dính epoxy rất độc (sau này cũng chưa thấy tài
liệu mới tiếp tục dùng nẹp cácbon-epoxy).
Nẹp cacbon – poliamit nửa ống Nga, có diện tích nẹp tiếp xúc với
vùng xương gãy quá lớn.
Kinh nghiệm của nhóm A.O dùng nẹp hợp kim có diện tích tiếp xúc
lớn nên bị hậu quả: xương mới liền quá yếu, dễ bị gãy lại ở tỉ lệ quá cao khi
tháo bỏ nẹp. nhóm này sau phải cải tiến các loại nẹp có diện tích tiếp xúc thu
hẹp (thí dụ nẹp ) để khắc phục yếu kém của nẹp A.O cố định cứng nhắc.
Vì lo ngại như bên nhóm chúng tôi chủ trương chế tạo nẹp khổ hẹp cổ điển
bằng cácbon-poliamít. Hậu quả nẹp yếu hơn nên tỉ lệ gãy nẹp cấp tính tăng
cao (ở thời điểm nghiên cứu 1996 – 1999).
Cuối cùng thì Trung tâm Công nghệ Vật liệu (Hà Nội) kếthợp cả hai
vật liệu cácbon và polyme đã được đề xuất thì được vật liệu mới đạt các yêu
cầu của nẹp cố định bên trong, đảm bảo bất động mềm dẻo cho tỉ lệ liền
xương cao rất đáng khích lệ không thua gì các hình thức cố định mềm dẻo
ưu tú khác (như đinh nội tủy), mà tỉ lệ gãy nẹp cấp tính thấp hơn tỉ lệ y văn
thế giới (từ 6% trở xuống).
2006, theo đề xuất của nhóm nghiên cứu chúng tôi, Trung tâm Công
nghệ Vật liệu (Hà Nội) đã sản xuất các vật liệu y sinh bằng tổ hợp cácbon
PEEK với mẫu mã cải tiến mới hơn.
Nẹp tổ hợp cácbon sẽ tạo liền xương theo hình thức nào?
Trương Quan Tuấn tổng kết 79 BN gãy 80 xương đùi liền sau một lần
KHX là 77/79, trong đó liền kỳ đầu là 5%, kỳ II là 95%.

Phạm Quốc Tuấn tổng kết 50 BN gãy 50 xương chầy liền xương là
50/50, trong đó liền kỳ đầu là 38% và liền kỳ 2 là 62%.
Nguyễn Anh Tuấn tổng kết 34 BN gãy 34 xương cánh tay liền xương
là 34/34, trong đó liền kỳ đầu là 25,71% và liền kỳ 2 là 74,29%.
Tổng kết 45 BN gãy các xương cẳng tay liền là 44,5/45 trong đó:
xương quay liền kỳ đầu là 82,22% và liền kỳ 2 là 17,78%. xương trụ liền kỳ
đầu là 87,18% và liền kỳ 2 là 12,82%.
Kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương theo cùng các chi tiết
Dùng nẹp tổ hợp cácbon (môđun đàn hồi tương đương của xương
gãy).
Không dùng bất kỳ một kỹ thuật nén ép các đầu gãy xương, mà
Chỉ nắn trực tiếp để các đầu gãy áp sát nhau.
Trên các phim X-quang chụp kiểm tra ngay sau mổ hầu hết đều thấy
còn khe gãy (trừ gãy các xương quay, trụ có khi không thấy khe gãy).
Nói một cách khác nẹp cácbon đều cố định mềm dẻo (không cứng
nhắc) các xương gãy, chứng cớ là phim X-quang kiểm tra sau mổ cho thấy
còn khe gãy.
Tất cả các gãy xương cánh tay, xương chầy và xương đùi liền xương
gián tiếp kỳ hai chiếm đa số (với xương chầy liền kỳ hai chiếm 2/3, với gãy
xương cánh tay chiếm ¾, đặc biệt với gãy xương đùi chiếm 9/10).
Ngày nay trong hai hình thức liền xương: liền xương trực tiếp kỳ đầu
và liền gián tiếp kỳ hai, y văn thế giới đồng thuận đánh giá liền kỳ hai là tốt
nhất; liền nhanh nhất và xương liền vững chắc, ít bị gãy xương lại khi tháo
bỏ phương tiện bất động. Nhóm A.O. xưa kia chỉ công nhận liền xương trực
tiếp kỳ đầu (nhờ cố định cứng chắc); nay cũng công nhận liền xương có can
dư đẩy nhanh quá trình liền xương.
Tuyệt đại đa số các nhà chấn thương chọn hình thức kết hợp xương
mềm dẻo. Duy nhất phương pháp kết hợp xương A.O. là hình thức liền
xương trực tiếp kỳ đầu.
Đối với các gãy thân xương cánh tay, cẳng chân và đùi đều liền xương

kỳ hai theo đại đa số trường hợp.
Tại sao các gãy thân xương quay, trụ, cũng dùng nẹp cácbon lại liền
xương đại đa số trực tiếp kỳ đầu. Nếu so sánh với nẹp cácbon-epoxy của Anh
thì nẹp cẳng tay của ta quá dầy; kích thước dầy mỏng của nẹp (tức mẫu mã
nẹp) là một trong hai yếu tố khẳng định nẹp tổ hợp cácbon là mềm dẻo hay
cứng nhắc. Do đó chúng tôi đã đề nghị Trung tâm Công nghệ Vật liệu chế tạo
nẹp cácbon cẳng tay mỏng hơn để cố định xương dễ dàng và tạo cố định mềm
dẻo. Với lô nẹp mới cácbon – PEEK sản xuất bắt đầu từ năm 2006 Trung tâm
đã sản xuất nẹp cẳng tay mỏng hơn (3mm thay vì 4mm).
Tóm lại vật liệu tổ hợp cácbon có môđun đàn hồi tương đương môđun
đàn hồi của xương. Nếu lựa chọn độ dầy của nẹp thích hợp vừa đủ cho từng
loại xương dàu gãy sẽ tạo liền xương kỳ hai có can nhanh chóng và chất
lượng tốt.
Y văn thế giới với việc chế tạo dụng cụ bên trong xương gãy bằng
tổ hợp cácbon
Thực tế các nhà chấn thương học liên tục nghiên cứu tìm cách chế tạo
dụng cụ cố định bên trong bằng tổ hợp cácbon song yếu điểm nói trên (tổ
hợp cácbon dòn, dễ gãy) là rào cản.
Năm 1977, đoàn Việt Nam báo cáo về nẹp tổ hợp cácbon-polyamit
điều trị gãy xương chân dài tại 49
th
International Conference on Biomedical
Engineering tại Singapore, chúng tôi đã gặp các nhà nghiên cứu Anh, Mỹ,
Thụy Sĩ, Nhật Bản, Trung Quốc đều quan tâm nghiên cứu dụng cụ bất động
xương gãy bằng vật liệu tổ hợp cácbon.
Cụ thể:
+Nhóm do GS. E.W. Wintesmantel (Thụy Sĩ) đang có chương trình
nghiên cứu các đinh vít cố định nẹp bằng tổ hợp cácbon.
+GS. Haslings, khi trước ở nhóm nghiên cứu nẹp tổ hợp cácbon-
epoxy tại Anh, nay (1977) được mời phụ trách Institute of Materials

Research and Engineering (National University of Singapore). Ở đó chúng
tôi tham quan chỉ có một vài máy dệt sợi cácbon. Giáo sư khuyên nhóm
chúng tôi không nên dùng tổ hợp cácbon-epoxy vì chất kết hợp epoxy rất
độc.
+Mãi đến 2004, nhóm ở Đại học Singapore, đứng đầu là Fujihara mới
công bố nghiên cứu công nghệ mẫu mã nẹp tổ hợp cácbon – PEEK cố định
xương gãy, mà chưa ứng dụng trên lâm sàng.
+1998, Khoa, Bộ môn Chấn Thương - Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy
tiếp đón một đoàn khoa học Nhật Bản gồm 8 Giáo sư, Phó giáo sư, các nhà
nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu tại ba thành phố Kyoto,
Osaka và Yokohama. Trên dgM đi dự hội nghị tại Đại học Bách Khoa Hà Nội,
nghe chúng tôi đã có nẹp tổ hợp cácbon điều trị gãy thân xương dài, họ đến gặp
để trao đổi.
Khi chúng tôi trình bày nẹp tổ hợp cácbon-poliamit cố định xương
gãy và gạc cácbon điều trị vết thương, đoàn Nhật Bản rất thích thú. Họ đưa
ra một mẫu tổ hợp cácbon của họ mà chưa ra được thành phẩm nào.
Tôi gợi ý họ nên đến thăm Trung tâm Vật liệu Mới (Bùi Công Khê và
Phan Văn An), nơi sản xuất các thành phẩm cácbon.
Sau này được tin TS. Phan Văn An được mời tham dự International
Advisory Committee tại Hội nghị quốc tế “The first Asian – Anshalisian
Confrence in Composire Material” 7 – 8 October 1998 tại Osaka, Nhật Bản,
và Tiến sĩ đã đọc 2 báo cáo về đề tài tổ hợp cácbon tại hội nghị này.
1999 – 2001, Dr. S. Green nghiên cứu và cho ra các sản phẩm dụng cụ
y sinh bằng vật liệu PEEK và các tổ hợp (như cácbon – PEEK) tại công ty
Invibio (Anh Quốc).
Kết luận
Nẹp tổ hợp cácbon polyme P.A do Trung tâm Công nghệ Vật liệu (Hà
Nội) sản xuất kết hợp 2 vật liệu tối ưu: cácbon và polyme, là dụng cụ cố định
xương bên trong ưu việt tạo liền xương gián tiếp có can dư nhanh chóng và
chắc khỏe, không thua kém bất kỳ hình thức bất động xương nào ưu việt khác.

Trong tương lai cần dùng nẹp tổ hợp cácbon – polyme P.A điều trị
gãy thân xương dài với số liệu nhiều hơn để khẳng định ưu điểm nói trên.

×