NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ U TRUNG THẤT
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: điều trị ngoại khoa u trung thất có nhiều đường vào để
tiếp cận và phẫu thuật cắt u. Ngày nay, phẫu thuật nội soi lồng ngực trong
điều trị u trung thất đang được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm lớn trong
và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: 55 trường hợp u trung thất được điều trị bằng
phẫu thuật nội soi lồng ngực tại bệnh viện Chợ Rẫy Và Nhân Dân Gia Định
từ 12/2003 đến 12/2005. 23 nam và 32 nữ, tuổi trung bình 40,75 ± 15,36 (14
– 74). 18 trường hợp u trung thất trước trên, 23 u tuyến hung, 4 u trung thất
giữa, 10 u trung thất sau. 37 trường hợp u dạng đặc (67,3%), 18 trường hợp
u dạng nang (32,7%). Kích thước 4,74 ± 1,43cm (2 – 7cm); u ≤ 3cm: 12
trường hợp, cắt trọn 100%; 3 -5 cm: 25 trường hợp, cắt trọn 96%; 5 –
7cm:18 trường hợp, cắt trọn 44,5%. Phẫu thuật nội soi hoàn toàn 100%
trường hợp u ≤ 5cm, có hỗ trợ 10 trường hợp (55,5%) đối với u có kích
thước 5 – 7cm, chuyển mổ hở 1 trường hợp (1,8%). Tai biến xảy ra 2 trường
hợp chảy máu thành ngực (3,6%), 1 trường hợp thủng tĩnh mạch vô danh
(1,8%). Biến chứng: 1 trường hợp viêm phổi hậu phẫu (1,8 %), 1 trường hợp
tràn khí màng phổi đối bên (1,8%). Thời gian phẫu thuật 120 ± 28,52 phút
(80 – 200 phút), thời gian dẫn lưu màng phổi 2,15 ± 0,55 ngày (1 – 5 ngày),
thời gian nằm viện sau mổ 6 ± 2,79 ngày (3 – 15 ngày). Kết quả tốt 78,2%,
trung bình 20%, xấu 1,8%.
Kết luận: phẫu thuật nội soi lồng ngực có thể áp dụng cho các u trung
thất lành tính, kích thước ≤ 5cm. Phẫu thuật nội soi có tỷ lệ thành công cao,
không có tử vong, tai biến và biến chứng rất ít. Rút ngắn thời gian nằm viện,
góp phần giảm chi phí điều trị, tính thẫm mỹ cao.
ABSTRACT
Results: 55 patients with mediastinal tumors were managed with
thoracoscopic surgery at Cho Ray hospital and Nhan Dan Gia Dinh hospital
from 12/2003 to 12/2005. 23 men and 32 women, mean age 40.75 ± 15.36
(14 – 74); There are 18 anterior mediastinal tumors, 23 thymomas, 4 middle
mediastinal tumors, 10 posterior mediastinal tumors; 67.3% cyst and 32.7%
solid lesions. The mean size of tumors 4.74 ± 1.43cm (2 – 7). Tumors ≤
3cm: 12 case, radical resection 100%; 3 – 5cm: 25 case, radical resection 24
case (96%); 5 – 7cm: 18 case, radical resection 8 case (44.%).
Thoracoscopic surgery was obtained in 100% case of tumors ≤ 5cm. VATS
was applied in 10 case (55.5%) of tumors 5 – 7cm. Intraoperation
complications occurred 1 case of penetrating innominate vein demand
conversion to open thoracotomy, 2 case of bleeding chest wall, 1 case
pneumonia postoperation and 1 case ipsilateral pneumothorax. The mean
time operation was 120 ± 28.52 min (80 – 200). The mean duration of chest
tube and hospital stay after surgery were 2.15 ± 0.55 and 6 ± 2.79 days. The
early resurlts of thoracoscopic surgery in treatment were 80% good, 18.2%
average and 1.8% bad.
Conclusion: benign mediastinal tumors with size ≤ 5cm could manage
with thoracoscopic surgery. That has many advantages such as: minimal invasive
technique, no morbidity, lesser post-operation pain, higher successful rate,
shorter duration of hospitalization and lesser medical cost as well as social cost.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị ngoại khoa u trung thất có nhiều đường vào để tiếp cận và
phẫu thuật cắt u. Các đường vào trung thất như: chẻ xương ức một phần hay
toàn bộ; mở ngang cổ; mở ngực trước bên, sau bên tùy vào kích thước và
vị trí u mà lựa chọn đường vào khác nhau hay phối hợp các đường trên.
Ngày nay, với những tiến bộ của y học, phẫu thuật nội soi lồng ngực
điều trị u trung thất được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm lớn trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn và phức tạp về mặt kỹ thuật trong
phẫu thuật bệnh lý vùng trung thất, thay đổi từ đơn giản như đối với cắt u có
cuống đến phức tạp như cắt u lớn và dính vào cấu trúc xung quanh. Điều này
không những phụ thuộc vào tính khả thi về kỹ thuật của phương pháp mà còn
phụ thuộc vào độ an toàn khi thao tác gần các cấu trúc quan trọng như rốn phổi,
các mạch máu lớn, thực quản Hơn nữa, hiệu quả của phẫu thuật đối với
những u ác tính đòi hỏi phải được phẫu thuật triệt căn. Vì vậy, việc chọn lựa để
áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị u trung thất vẫn còn đang được bàn cải
rất nhiều. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi được chấp nhận rộng rãi đối với u dạng
nang, u trung thất lành tính, u tuyến hung có kèm nhược cơ hay không hoặc cắt
tuyến hung trong bệnh nhược cơ.
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu và mô tả cắt ngang, không đối chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các trường hợp u trung thất được điều trị bằng phẫu thuật nội
soi lồng ngực tại Khoa Ngoại Lồng Ngực – Tim Mạch bệnh viện Chợ Rẫy
và Nhân Dân Gia Định từ 12/2003 đến 12/2005.
Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không chọn vào trong nghiên cứu những trường hợp cắt
tuyến hung trong điều trị bệnh nhược cơ. Vì đây là bệnh lý riêng sẽ được đề
cập đến trong nghiên cứu khác.
Đánh giá kết quả sớm sau mổ
- Kết quả tốt:
Thực hiện thành công phẫu thuật, không có tai biến hay biến chứng.
- Kết quả trung bình:
Thực hiện thành công phẫu thuật với tai biến nhỏ được xử trí tốt bằng
nội soi. Các biến chứng sau mổ nhưng không phải mổ lại. Không cắt trọn
được u mà để lại một phần mô của khối u dính chặt các cấu trúc quan trọng.
- Kết quả xấu:
Không thực hiện được phẫu thuật nội soi để xử trí tổn thương phải mở
ngực. Các biến chứng sau mổ như: chảy máu, xẹp phổi, mủ màng phổi phải
mổ lại xử trí thương tổn.
- Tử vong trong hay sau mổ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 12/2003 đến 12/2005, chúng tôi đã thực hiện phẫu
thuật nội soi lồng ngực cho 55 trường hợp u trung thất.
Tuổi
40,75 ± 15,36 (14 – 74).
Giới tính
Nam/ Nữ: 23/ 32.
Vị trí u trung thất
Bảng 1:
Vị trí u
Số
lượng
T
ỷ lệ
%
Trung
thất trước trên
41 74,6%
Trung
thất giữa
4 7,2%
Vị trí u
Số
lượng
T
ỷ lệ
%
Trung
thất sau
10 18,2%
Tổng số
55 100%
Chụp điện toán cắt lớp
Kích thước khối u
Trung bình 4,74 ± 1,43cm (2 – 7cm).
Loại u
Dạng đặc: 37 trường hợp, chiếm 67,3%.
Dạng nang: 18 trường hợp, chiếm 32,7%.
Tương quan của u với cấu trúc xung quanh
Có 55 trường hợp của nhóm phẫu thuật nhằm mục đích điều trị đều có
vỏ bao và bờ phân cách rõ; không chèn ép hay xâm lấn cấu trúc xung quanh.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật
-Nội soi hoàn toàn:
Có 44 trường hợp, chiếm 80%.
-Lấy u: qua lỗ trocar 35 trường hợp chiếm 79,5%. rạch thêm da 9
trường hợp chiếm 20,5%.
-Nội soi có hỗ trợ: 10 trường hợp, chiếm 18,2%.
-Mổ hở: một trường hợp, chiếm 1,8%.
So sánh vị trí khối u và phương pháp phẫu thuật
Bảng 2
Phương
pháp ph
ẫu
thuật
PTNS
hoàn toàn
PTNS
có hỗ trợ
Chuy
ển
mổ hở
Trung
thất trư
ớc
trên:
Các lo
ại
u khác
U tuy
ến
hung
8
(44,4%)
22
(95,7%)
10
(55,6%)
0
0
1
(4,3%)
Trung
thất giữa
4
(100%)
0 0
Trung
thất sau
10
(100%)
0 0
Tổng số
44
(80%)
10
(18,2%)
1
(1,8%)
Bảng 3: Phương pháp phẫu thuật khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
các loại u khác vùng trung thất trước trên và u tuyến hung, u trung thất giữa
và u trung thất sau.
Vị trí u
U trung
thất giữa – sau
U
tuyến
hung
Các lo
ại
u khác vùng
trung th
ất
P =
0,001
P
= 0,001
trước trên
So sánh mật độ u và phương pháp phẫu thuật
Bảng 4: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa Mật độ u
trung thất trước trên và phương pháp phẫu thuật với P = 0,18 > 0,05.
Phương
pháp ph
ẫu
thuật
Nội
soi hoàn
toàn
Nội
soi có h
ỗ
trợ
U đặc 4
(66,7%)
2
(33,7%)
U nang 4
(33,3%)
8
(66,7%)
So sánh kích thước u và phương pháp phẫu thuật
Bảng 5
Phương
pháp ph
ẫu
thuật
Nội
soi hoàn
toàn
Nội
soi có h
ỗ
trợ
3 – 5 cm
6
(100%)
0
(0%)
5cm < 2
(16,7%)
10
(83,3%)
Kích thước u trung thất trước trên liên quan với phương pháp phẫu
thuật có ý nghĩa thống kê với P = 0,001 < 0,05. Đối với cả khối u dạng đặc
lẫn u dạng nang vùng trung thất trước trên, kích thước < 5cm được phẫu
thuật chủ yếu là nội soi hoàn toàn; kích thước 5 – 7cm thì chủ yếu là nội soi
có hỗ trợ.
Kết quả phẫu thuật
44 trường hợp cắt trọn u, chiếm 80%.
11 trường hợp để lại 1 phần u, chiếm 20%.
So sánh vị trí u và kết quả phẫu thuật
Bảng 6
K
ết quả phẫu
thuật
C
ắt
trọn
Đ
ể
l
ại một
phần
Trung
thất trư
ớc
trên
Các
lo
ại u
khác
U
tuyến
hung
9
(50%)
22
(95,7%)
9
(50%)
1
(4,3%)
Trung thất giữa
4
(100%)
0
(0%)
Trung thất sau 9
(90%)
1
(10%)
Tổng số 44
(80%)
11
(20%)
Bảng 7:
U trung
thất giữa – sau
U
tuyến
hung
Các
P = 0,019
P
lo
ại u khác
vùng
trung
thất trước trên
= 0,001
U tuy
ến
hung
P = 0,620
U tuyến hung, u trung thất giữa và u trung thất sau khác biệt có ý
nghĩa thống kê về kết quả phẫu thuật với các loại u khác vùng trung thất
trước trên.
So sánh Mật độ u và kết quả phẫu thuật
Biểu đồ 2: Mật độ u và kết quả phẫu thuật
Mật độ u liên quan với kết quả phẫu thuật có ý nghĩa thống kê P =
0,001 < 0,05.
Riêng vùng trung thất trước trên:
Bảng 8:
K
ết quả
phẫu thuật
Cắt
trọn
Đ
ể lại
một phần
U đặc 5
(83,3%)
1
(16,7%)
U nang 4
(33,3%)
8
(66,7%)
Kết quả phẫu thuật đối với u dạng đặc và u dạng nang khác nhau có ý
nghĩa thống kê P = 0,046 < 0,05.
So sánh kích thước u và kết quả phẫu thuật
Kích thước u liên quan với Kết quả phẫu thuật có ý nghĩa thống kê P
= 0,001 < 0,05.
Riêng vùng trung thất trước trên:
Biểu đồ 3: Kích thước u và kết quả phẫu thuật
Bảng 9: Kết quả phẫu thuật đối với u có kích thước 3 – 5cm và 5 –
7cm khác nhau có ý nghĩa thống kê P = 0,003 < 0,05.
Kết
qu
ả phẫu
thuật
Cắt
trọn
Đ
ể lại
một phần
3 –
5
cm
6
(100%)
0 (0%)
5 – 7cm
3
(25%)
9(75%)
Kết quả phẫu thuật đối với u có kích thước 3 – 5cm và 5 – 7cm khác
nhau có ý nghĩa thống kê P = 0,003 < 0,05.
Tai biến và biến chứng
Không tai biến 94,5%, 2 trường hợp 3,6% chảy máu thành ngực xử trí
dược bằng nội soi, một trường hợp 1,8% thủng tĩnh mạch vô danh phải mở
ngực cầm máu.
Thời gian phẫu thuật
120 ± 28,52 phút (80 – 200 phút).
Thời gian dẫn lưu màng phổi
2,15 ± 0,55 ngày (1 – 5 ngày).
Biến chứng hậu phẫu
Bảng 10:
Biến chứng
Không bi
ến
chứng
53
(96,4%)
Tràn khí màng
phổi đối bên
1 (1,8%)
Viêm phổi 1 (1,8%)
Nhiễm trùng v
ết
mổ
0
Tử vong 0
Thời gian nằm viện sau mổ
6 ± 2,79 ngày (3 – 15 ngày).
Giải phẫu bệnh
Tất cả các trường hợp đều là tổn thương lành tính, chỉ 1 trường hợp
ung thư tuyến hung.
Đánh giá kết quả chung của phẫu thuật nội soi lồng ngực
Bảng 11
Ph
ẫu thuật nội
soi
Tốt 43 (78,2%)
Trung bình 11 (20%)
Xấu 1 (1,8%)
BÀN LUẬN
Khả năng cắt trọn u qua nội soi
Trong 55 trường hợp của chúng tôi, cắt trọn được u trong 44 trường hợp
(80%), để lại một phần dính các cấu trúc quan trọng 11 trường hợp (20%).
Theo các tác giả khác:
Tác giả Todd L. Demmy phẫu thuật nội soi điều trị 36 trường hợp: cắt
trọn u 31 trường hợp (86,1%), để 1 phần u dạng nang 5 trường hợp (13,9%)
(12)
.
Tác giả Akihiko Kitami, nghiên cứu 28 trường hợp phẫu thuật nội soi
lồng ngực điều trị: cắt trọn u 24 trường hợp (85,7%), để lại 1 phần u 4
trường hợp (14,3%)
(6)
.
Tỷ lệ cắt trọn u qua phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ hay không
của chúng tôi gần như tương đương với các tác giả khác.
Vị trí u và khả năng phẫu thuật
Có 55 trường hợp được phẫu thuật của chúng tôi: khả năng cắt trọn u
trung thất trước 50%, u tuyến hung 95,7%, trung thất giữa 100%, trung thất
sau 90%.
-Nghiên cứu của tác giả Lius Marcelo Inaco Cirino cho thấy khả năng
cắt trọn cao hơn trong những trường hợp u thần kinh có vỏ bao và u tuyến
hung giai đoạn sớm
(2)
.
-Tác giả Akihiko Kitami khẳng định phẫu thuật nội soi lồng ngực cho
kết quả tốt đối với u trung thất giữa và trung thất sau
(6)
.
-Nghiên cứu của chúng tôi, kết quả Bảng 6.1 cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về khả năng phẫu thuật của u trong các vùng trung thất
khác nhau. Đối với u tuyến hung, u trung thất giữa và trung thất sau khả
năng cắt trọn u cao hơn các loại u khác vùng trung thất trước.
Mật độ u và khả năng phẫu thuật
Trong 55 trường hợp của chúng tôi:
37 trường hợp u dạng đặc: cắt trọn 35 (94,6%), để lại một phần 2
(5,4%).
18 trường hợp u dạng nang: cắt trọn 9 (50%), để lại một phần 9
(50%).
So với các tác giả khác:
Tác giả Akihiko Kitami: 10 trường hợp u dạng đặc cắt trọn được 9 trường
hợp (90%); 8 trường hợp u dạng nang cắt trọn được 5 trường hợp (62,5%)
(6)
.
Tác giả Todd L. Demmy: 22 trường hợp u dạng đặc cắt trọn 100%; 14
trường hợp u dạng nang cắt trọn 9 trường hợp (64,3%)
(12)
.
Biểu đồ kết quả 6.2 cho thấy mật độ u có liên quan với khả năng cắt trọn
(P = 0,001 < 0,05). Nếu chỉ tính riêng vùng trung thất trước (Bảng 6.2), chúng
tôi nhận thấy có sự khác nhau về kết quả phẫu thuật giữa u dạng đặc và u dạng
nang (P=0,046).
Đối với các u dạng đặc khả năng cắt trọn cao hơn u dạng nang. Tuy nhiên,
đây không phải là điểm bất lợi của phẫu thuật nội soi so với mổ hở. Tác giả Trần
Quyết Tiến cho rằng: “thực tế mổ hở kinh điển việc để lại giường khối u dính
chặt vào mạch máu hay cơ quan ở trung thất đôi khi cũng gặp”
(11)
.
Theo tác giả Hazelrigg SR và Landreneau RJ: “có thể để lại một phần
thành nang sau khi đốt lớp niêm mạc để tránh xuất tiết dịch”
(4)
. Tác giả Todd
L. Demmy cũng cho rằng: “không có biến chứng khi phẫu thuật cắt nang với
kỹ thuật chọc hút dịch trước khi cắt một phần hay cắt trọn thành nang”
(12)
.
Theo tác giả Giancarlo Roviaro: “phẫu thuật nội soi cũng được cho là thành
công khi để lại một phần nhỏ của u nang dính các cấu trúc quan trọng, điều
này cũng xảy ra khi mổ hở”
(7)
.
Như vậy, đối với u dạng đặc thì khả năng cắt trọn u qua nội soi cao
hơn so với u dạng nang. Mặc dù đa số các tác giả đều cho rằng khi phẫu
thuật u nang, để lại một phần nang dính các cấu trúc quan trọng là có thể
chấp nhận được, không chỉ riêng với phẫu thuật nội soi mà cả mổ hở
kinh điển
(4,7,11,12)
.
Kích thước u và khả năng phẫu thuật
Trong 55 trường hợp u trung thất được phẫu thuật của chúng tôi được chia
làm 3 nhóm có kích thước:
-≤ 3cm: 12 trường hợp, cắt trọn 100%
trường hợp.
-3 – 5 cm: 25 trường hợp, cắt trọn 96%
trường hợp.
-5 – 7cm: 18 trường hợp, cắt trọn 44,5% trường hợp.
Qua kết quả ở biểu đồ 6.3, chúng tôi nhận thấy kích thước u liên quan
khả năng cắt trọn (P = 0,001 < 0,05). Với u có kích thước 5 – 7cm khả năng
cắt trọn 44,5%, so với 97,3% u có kích
thước ≤ 5cm.
-Tác giả Luciano Solaini cho rằng với u có vỏ bao rõ và kích thước ≤
4cm có thể phẫu thuật cắt trọn qua nội soi
(8)
.
-Theo tác giả Trần Quyết Tiến, u dạng đặc ≤ 5cm có thể phẫu thuật
qua nội soi, với u dạng nang thì không đặt vấn đề kích thước và mức độ dính
với cơ quan xung quanh
(1,11)
.
Tác giả Đỗ Kim Quế cho rằng phẫu thuật nội soi chỉ có thể áp dụng cho
u có kích thước ≤ 5cm
(9)
.
Tác giả Akihiko Kitami cho rằng có thể cắt trọn u trung thất sau qua nội
soi với kích thước < 6cm
(6)
.
Tác giả Venissac qua 15 trường hợp được nghiên cứu trong 10 năm,
cũng cho rằng đối với u thần kinh kích thước ≤ 6cm phẫu thuật nội soi có thể
thay thế mổ hở kinh điển
(10)
.
Tác giả Masafumi Yamaguchi, thực hiện nghiên cứu 60 trường hợp u
thần kinh cho rằng với phẫu thuật nội soi có thể cắt u đến 7cm
(3)
.
Chúng tôi có 10 trường hợp u trung thất sau, chỉ 1 trường hợp u dạng
nang kích thước 7cm là để lại 1 phần u dính sát động mạch chủ. Nếu chỉ tính
riêng vùng trung thất trước trên, bảng kết quả 6.3 cho thấy có sự khác nhau
về kết quả phẫu thuật đối với u có kích thước ≤ 5cm và u có kích thước 5 –
7cm (P = 0,003).
Như vậy, đối với u tuyến hung, u trung thất giữa, trung thất sau và u
trung thất trước ≤ 5cm khả năng phẫu thuật cắt trọn cao hơn u trung thất
trước kích thước là 5 – 7cm.
Phương pháp phẫu thuật
Trong 55 trường hợp được phẫu thuật nội soi của chúng tôi:
Nội soi hoàn toàn: 44 trường hợp, chiếm 80%.
Lấy khối u:
-Qua lỗ trocar 35 trường hợp chiếm 79,5%.
-Rạch thêm da 9 trường hợp chiếm 20,5%.
-Chiều dài đường rạch da trung bình 4cm.
Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ bằng đường mở ngực nhỏ: 10 trường hợp,
chiếm 18,2%.
Chuyển mổ hở: 1 trường hợp, chiếm 1,8% do thủng Tĩnh Mạch vô
danh chảy máu không kiểm soát được qua nội soi.
Tác giả Akihiko Kitami, nghiên cứu 34 trường hợp, nội soi có hổ trợ 6
trường hợp 17,6%, chuyển mổ hở 1 trường hợp 2,9%
(6)
.
Tác giả Giancarlo Roviaro, thực hiện 71 trường hợp phẫu thuật nội soi
điều trị. Trong đó, nội soi hoàn toàn 47 trường hợp 66,2%, nội soi có hổ trợ 14
trường hợp 19,7%, chuyển mổ hở 5 trường hợp 7%
(4)
.
Tác giả Luis Marcelo Inaco Cirino, thực hiện 33 trường hợp phẫu
thuật nội soi có hỗ trợ (đường mở nhỏ hỗ trợ 5cm) chuyển mổ hở 3 trường
hợp do u dính cấu trúc xung quanh 9%, 1 trường hợp do làm rách cơ hoành
3%
(2)
.
Tác giả Kiyoshi Koizumi, thực hiện 7 trường hợp phẫu thuật nội soi điều
trị: nội soi hoàn toàn 6 trường hợp 85,7%, nội soi có hổ trợ 1 trường hợp
14,3%
(5)
.
Nhóm nghiên cứu 55 trường hợp của chúng tôi: u trung thất giữa,
trung thất sau và u tuyến hung đều thực hiện bằng phẫu thuật nội soi hoàn
toàn. Trong 18 trường hợp u trung thất trước trên, phẫu thuật nội soi hoàn
toàn 8 trường hợp: u dạng đặc 4 trường hợp, u dạng nang 2 trường hợp; nội
soi có hổ trợ 10 trường hợp: 6 trường hợp u dạng nang, 2 trường hợp u dạng
đặc.
Qua bảng kết quả 6, cho thấy vị trí u liên quan đến phương pháp phẫu
thuật (P = 0,001 < 0,05), phẫu thuật nội soi có hổ trợ chủ yếu đối với u vùng
trung thất trước trên. Khảo sát giữa mật độ u dạng đặc và u dạng nang trong
trung thất trước trên, kết quả bảng 7 cho thấy không có sự khác nhau giữa
loại u và phương pháp phẫu thuật nội soi hoàn toàn hay có hổ trợ (P = 0,18).
Như chúng ta đã biết, vùng trung thất trước thường là u tuyến hung
hay u, nang quái lành tính. Đặc điểm chung của các loại u này là hình tròn
hay nhiều thuỳ, đường kính 3 chiều của u gần như bằng nhau. Khác với u
thần kinh vùng trung thất sau có hình bầu dục và trải dài theo xương sườn
nên đường kính lớn nhất thường lớn hơn nhiều so với đường kính các chiều
khác. Dù u trung thất trước dạng nang có thể phẫu thuật bằng kỹ thuật chọc
hút dịch nang. Nhưng nang trung thất trước đa phần là nang dịch sệt và
thành dày dính sát các cấu trúc quan trọng. So với u dạng nang vùng trung
thất giữa hay trung thất sau thì dịch thường loãng và thành nang mỏng, nên
sau khi chọc thủng nang, rất dể bóc tách và lấy vỏ nang qua lỗ trocar, mà
không cần phải nội soi hỗ trợ hay rạch thêm da. Vì vậy, đối với u trung thất
trước kích thước tương đối to dù là u dạng nang thường phải nội soi có hổ
trợ chứ không thể nội soi hoàn toàn như u vùng trung thất sau.
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi phẫu thuật nội soi có hỗ trợ chỉ
được áp dụng đối với vùng trung thất trước trên. Để khảo sát rõ hơn mối liên
quan giữa kích thước u và phương pháp phẫu thuật chúng tôi chỉ so sánh 18
trường hợp u trung thất trước trên. Trong đó, 6 trường hơp kích thước u ≤
5cm đều được phẫu thuật nội soi hoàn toàn, 12 trường hợp còn lại kích
thước 5 – 7 cm thì 10 trường hợp phải phẫu thuật nội soi có hổ trợ. Bảng kết
quả 5.3, cho thấy có sự khác nhau giữa phương pháp phẫu thuật và kích
thước u (P = 0,001 < 0,05). Như vậy, về phương pháp phẫu thuật đối với u
trung thất trước kích thước ≤ 5cm dù dạng đặc hay dạng nang đều có thể
phẫu thuật bằng nội soi hoàn toàn, so với u kích thước 5 – 7cm phải phẫu
thuật bằng nội soi có hỗ trợ.
Tóm lại, khả năng cắt trọn đối với u nang trung thất giữa 100%, u
tuyến hung 95,7% và u trung thất sau 90%, bằng phương pháp phẫu thuật
nội soi lồng ngực hoàn toàn. Đối với vùng trung thất trước, khả năng cắt trọn
cao hơn đối với u kích thước ≤ 5cm bằng phẫu thuật nội soi hoàn toàn so với
u có kích thước 5 – 7cm dù được phẫu thuật bằng nội soi có hỗ trợ.
Kết quả của phẫu thuật nội soi lồng ngực
K
ết quả
PT NSLN
Tốt
Trung
bình
Xấu