Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu so sánh đặc điểm vi học và thành phần hóa học của 3 mẫu rễ cây bá bệnh hướng tới xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 63 trang )




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






HOÀNG THỊ GIANG

NGHIÊN CỨU SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM
VI HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA 3 MẪU RỄ CÂY BÁ BỆNH
HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ



HÀ NỘI 2013



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



HOÀNG THỊ GIANG

NGHIÊN CỨU SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM
VI HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA 3 MẪU RỄ CÂY BÁ BỆNH
HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. TS. Hà Vân Oanh
Nơi thực hiện:
1.Bộ môn Dược học cổ truyền
Trường Đại học Dược Hà Nội
2.Bộ môn Dược liệu Trường
Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI 2013



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất
nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ thầy cô, gia đình, bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới:
TS. Hà Vân Oanh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
giúp tôi hoàn thành khóa luận.
PGS.TS Vũ Văn Điền - Bộ môn Dược học cổ truyền

ThS.DS Lê Thanh Bình - Bộ môn Dược liệu
Là những người thầy đã hết lòng tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên và
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô, các anh chị kỹ
thuật viên bộ môn Dược liệu - Dược học cổ truyền trường Đại học Dược
Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài tại bộ môn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu, phòng đào tạo và các phòng ban
khác trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành tốt chương trình học tập tại trường trong suốt 5 năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
những người đã luôn ở bên động viên và là chỗ dựa tinh thần cho tôi những
lúc khó khăn trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2013.
Sinh viên
Hoàng Thị Giang



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 2
1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của họ Thanh thất. 2
1.1.1. Vị trí phân loại của loài. 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật của cây Bá bệnh. 2
1.1.3. Phân bố - thu hái 3

1.2 .Thành phần hóa học. 3
1.2.1. Quassinoid 4
1.2.2. Dẫn xuất Squalen. 5
1.2.3. Alkaloid . 5
1.2.4.Coumarin.……………………………………………………… 7
1.3. Tác dụng dược lý, công dụng 7
PHẦN II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 9
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu 9
2.2. Phương tiện nghiên cứu 9
2.2.1. Các máy và thiết bị dùng trong nghiên cứu 9
2.2.2. Hóa chất và dụng cụ 9
2.3. Phương pháp nghiên cứu 10
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật 10
2.3.1.1. Mô tả đặc điểm dược liệu 10
2.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học 10



2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học 10
2.3.2.1. Định tính bằng các phản ứng hóa học 10
2.3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng 11
2.3.3. Xác định các chỉ tiêu vật lý, hóa lý 11
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 11
PHẦN III: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 12
3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật 12
3.1.1. Mô tả đặc điểm dược liệu (rễ). 12
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu vỏ rễ. 13
3.1.3. Đặc điểm bột rễ. 15
3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học. 17
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học 17

3.2.2. Sắc ký lớp mỏng. 26
3.3. Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của dược liệu. 34
3.3.1. Xác định các chất chiết được bằng dung môi. 34
3.3.2. Xác định độ ẩm an toàn của dược liệu. 37
3.3.3. Xác định độ tro toàn phần. 37
3.4. Sơ bộ xây dựng tiêu chuẩn cho vị thuốc rễ Bá bệnh 39
3.5. Bàn luận 42
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 44
4.1. Kết luận. 44
4.2. Đề xuất 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viêt tắt Tên đầy đủ
1
BB
Bá bệnh
2
Dd
Dung dịch
3
EtOH
Ethanol
4
EtOAc

Ethylacetat
5
H
Độ ẩm
6
KH
Khánh Hòa
7
m
c
Khối lượng cắn
8
m
DL
Khối lượng dược liệu
9
MeOH
Methanol
10

Phản ứng
11
QN
Quảng Ninh
12
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
13
SD
Độ lệch chuẩn

14
SD
TB
Độ lệch chuẩn trung bình
15
TN
Tây Ninh
16
TT
Thuốc thử
17
UV
Tử ngoại (Ultra – violet)
18
x, X
TB
Giá trị trung bình




DANH MỤC BẢNG
STT Bảng

Tên bảng Trang

1 3.1 Kích thước các hạt tinh thể, tinh bột của 3 mẫu 17
2 3.2 Bảng kết quả định tính các nhóm chất trong 3
mẫu rễ cây Bá bệnh
25

3 3.3 Tỉ lệ các chất chiết được bằng nước 35
4 3.4 Tỉ lệ các chất chiết được bằng cồn 36
5 3.5 Độ ẩm an toàn dược liệu 37
6 3.6 Tỉ lệ tro toàn phần 38














DANH MỤC HÌNH
TT Hình

Tên hình Trang

1 1.1 Cây và quả Bá bệnh 3
2 1.2 Một số Quassinoid trong rễ cây Bá bệnh 5
3 1.3 Nhóm β- carbolin 6
4 1.4 Nhóm canthin – 6 – on 6
5 3.1 Rễ cây Bá bệnh 12
6 3.2 Miếng nhỏ rễ cây Bá bệnh 13
7 3.3 Vi phẫu vỏ rễ 14

8 3.4 Đặc điểm bột mẫu Tây Ninh 15
9 3.5 Đặc điểm bột mẫu Quảng Ninh 16
10 3.6 Đặc điểm bột mẫu Khánh Hòa 16
11 3.7 Sắc ký đồ (1), đồ thị (2) và bảng phân tích sắc ký
đồ (3) của dịch chiết MeOH rễ BB ở  = 254nm
27
12 3.7.1 Mẫu QN 27
13 3.7.2 Mẫu TN 28
14 3.7.3 Mẫu KH 28



15 3.8. Sắc ký đồ (1), đồ thị (2) và bảng phân tích sắc ký
đồ (3) của dịch chiết MeOH rễ BB ở  = 366nm
29
16 3.8.1 Mẫu QN 29
17 3.8.2 Mẫu TN 30
18 3.8.3 Mẫu KH 30
19 3.9 Sắc ký đồ (1), đồ thị (2) và bảng phân tích sắc ký
đồ (3) của dịch chiết MeOH rễ BB sau khi phun
TT hiện màu
31
20 3.9.1 Mẫu QN 31
21 3.9.2 Mẫu TN 32
22 3.9.3 Mẫu KH 32
23 3.10 Sắc ký đồ dịch chiết MeOH rễ BB quan sát ở các
bước sóng khác nhau
33

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bá bệnh là một cây thuốc gần đây ở cả Việt Nam và nước ngoài đã sử
dụng nhiều để điều trị suy giảm chức năng sinh dục nam giới. Ở Việt Nam Bá
bệnh có ở nhiều nơi như: các tỉnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên và một số
tỉnh ở miền Bắc như Quảng Ninh, Hòa Bình. Một số nghiên cứu gần đây cho
thấy cây mọc ở Việt Nam cũng có tác dụng khá tốt, nhưng cũng cảnh báo cây
này có thể có độc với huyết và dùng lạm dụng gây ra tiêu chảy, chán ăn. Mặt
khác, nguồn dược liệu này hiện nay có bán rất sẵn ở nhiều chợ và quầy thuốc
đông y, được nhập vào Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau như từ
Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… dưới hình thức cả dược
liệu lẫn sản phẩm dạng thực phẩm chức năng. Trong khi đó ở Việt Nam tài
liệu nghiên cứu còn ít, chưa đầy đủ toàn diện và hệ thống, chưa có tài liệu có
giá trị về mặt pháp lí cho việc đánh giá chất lượng dược liệu này. Chính vì
vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu so sánh đặc điểm vi
học và thành phần hóa học của 3 mẫu rễ cây Bá bệnh hướng tới xây dựng
tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu” với mục tiêu: Hướng tới xây dựng tiêu
chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu Bá bệnh. Trong khuôn khổ khóa luận này
chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số nội dung sau:
- Nghiên cứu đặc điểm vi học của rễ 3 mẫu Bá bệnh thu thập ở các địa
phương khác nhau.
- Dự kiến một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm sơ bộ dược liệu Bá bệnh.






2


PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của họ Thanh thất
1.1.1. Vị trí phân loại của loài
Cây Bá bệnh có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack. họ Thanh thất
(Simaroubaceae). Bá bệnh còn có tên gọi khác là Bách bệnh, Mật nhân, Mật
nhơn, Lồng bẹt, Tho nan (tiếng tày), Hậu phác nam (Việt nam), TongkatAli
(Malaysia) [6], [9], [14].
Vị trí phân loại: [1]
 Phân giới: thực vật bậc cao (Cormobionta).
 Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta).
 Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida).
 Phân lớp: Hoa hồng (Rosidae).
 Bộ: Cam (Rutales).
 Họ: Thanh thất (Simaroubaceae).
 Chi: Eurycoma.
 Loài: Eurycoma longifolia.
1.1.2. Đặc điểm thực vật của cây Bá bệnh
Cây nhỡ, cao 2-8 m, ít phân cành [9]. Lá kép hình lông chim, mọc so le,
gồm 10-36 đôi lá chét không cuống, mọc đối, mặt trên màu xanh sẫm bóng,
mặt dưới có lông màu trắng, cuống lá kép có màu nâu đỏ. Bá bệnh là loài đơn
tính khác gốc, cụm hoa mọc ở ngọn cành thành chùm kép hoặc chùy rộng có
màu đỏ nâu, cuống có lông màu gỉ sắt [2]. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh ở
giữa dài 1-2 cm, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Quả non có
màu xanh khi chín có màu đỏ sẫm [19].
Mùa hoa quả từ tháng 3 đến tháng 11 [6], [14].

3


Hình 1.1 : Cây và quả Bá bệnh.

1.1.3. Phân bố - thu hái
Cây phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á như: Việt
Nam, Malaysia, Lào, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ…[6], [9], [19].
Ở Việt Nam, Bá bệnh phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp và trung
du, thường gặp hơn ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, Đông Nam Bộ [6],
[9].
Có thể thu hái rễ quanh năm, tuy nhiên rễ cây sau 4 tuổi mới có giá trị
thương mại [14].
1.2 .Thành phần hóa học
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành
phần hóa học của cây Bá bệnh. Cho đến nay, theo một số tài liệu cho thấy
trong rễ cây có các nhóm như: quassinoid, alkaloid, ngoài ra còn có coumarin,
squalen triterpen, riêng lá còn có thêm flavonoid, tannin [33].
1.2.1. Quassinoid
Các hợp chất quassinoid là nhóm hợp chất diterpenlacton phân bố chủ yếu
trong các cây thuộc họ Simaroubaceae (vì vậy chúng còn có tên là
Simaroubolid). Quassinosid có vị rất đắng nên còn được gọi là amarolid
(amara, amarus nghĩa là đắng) [14].

4

Theo [23], [28] các quassinoid trong rễ cây Bá bệnh gồm:
eurycomalacton, 6α-hydroxyeurycomalacton, longilacton, 5,6-dehydro-
eurycomalacton , eurycomanol, eurycomanon, 13β,18-dihydroeurycomanol,
11-dehydroeurycomanol, klaineanon, 14,15β-dihydroxyklaineanon, 12-epi-
11-dehydroklaineanon, 15β-O-acetyl-14-hydroxyklaineanon.
Trong đó, các quassinoid đáng chú ý là: eurycomalacton, longilacton,
klaineanon, eurycomanon, 14,15β-dihydroxyklaineanon.

O

O
OH
O
O
OH

OH
O
OH
O
OH
O
OH

Eurycomalacton Longilacton


O
O
O
OH
OH
OH

O
O
O
O
OH
OH

OH
OH
OH

Klaineanon Eurycomanon



5

O O
O
OH
O
OH

O
O
OH
OH
OH
OH
HO
O
H
H
H
14
15



11-dehydroklaineanon 14,15β-dihydroxyklaineanon
Hình 1.2 : Một số quassinoid trong rễ cây Bá bệnh
1.2.2. Dẫn xuất Squalen
Một số nghiên cứu cho thấy rễ cây Bá bệnh có chứa eurylen - một loại
squalen triterpen, 14-deacetyl eurylen, longilen peroxid và teurilen [25], [29].
Ngoài ra, trong cây còn có biphenylneolignan và triterpen loại tirucallan
gồm: niloticin, dihydroniloticin, piscidinol A, bourjotinolon A, episapelin A,
melianon, hypidron [25].
1.2.3. Alkaloid
Chủ yếu là nhóm canthin-6-on [28] và một số thuộc nhóm β-carbolin [34].
Các alkaloid được phân lập từ vỏ và gỗ như: 9,10-dimethoxycanthin-6-on,
10-hydroxyl-9-methoxy-canthin-6-on, 11-hydroxyl-10-methoxy-canthin-6-on,
5,9-dimethoxycanthin-6-on, 9-methoxy-3-methyl-canthin-5,6-dion.
Theo [12], các alcaloid như: 9-hydroxycanthin – 6- on, 9-methoxycanthin-
6-on, 9-methoxycanthin-6-on-N-oxit đã được phân lập từ rễ BB.
Ngoài ra còn các alkaloid carbolin.





6


Hình 1.3: Nhóm β-carbolin



N

N
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
R
5
O
R
9
R
10
R
11

R1 = H R7 = H
β
-

carbolin

R1 = CH
2
Ome R7 = H
1
-
methoxymethyl
-
β
-
carbolin

R1 = C
2
H
4
COOH R7 = H
β
-
carbolin
-
1
-
propionic acid

R1 = C
2
H
4

COOH
R7 = OH

7
-
hydroxy
-
β
-
carbolin
-
1
-
propionic acid

R1 = C
2
H
4
COOH

R7 = OMe

7
-
methoxy
-
β
-
carbolin

-
1
-
propionic acid

Hình 1.4:
Nhóm

canthin
-
6
-
on

Rn = H R11 = OH 11-hydroxycanthin-6-on
Rn = H R9 = OMe 9 -methoxycanthin-6-on
R5 = OMe R9 = OMe 5,9-dimethoxycanthin-6-on
R10 = OMe R9 = OMe 9,10-dimethoxycanthin-6-on
R10 = OH R9 = OMe 9-methoxy-10-hydroxycanthin-6-on
R10 = OMe R11 = OH 10-methoxy-11-hydroxycanthin-6-on

N
N
R
7
H
R
1
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

7

1.2.4. Coumarin
Một coumarin đơn giản được tìm thấy trong toàn cây là 6-
methoxycoumarin-7-O-β-D-glucopyranosid [14].
1.3. Tác dụng dược lý, công dụng
+ Tăng khả năng tình dục: theo một số nghiên cứu trên chuột thì dịch
chiết rễ cây Bá bệnh có tác dụng hỗ trợ điều trị các bất thường về tình dục do
làm tăng ham muốn tình dục, tăng sản xuất và chất lượng tinh trùng (tăng
tổng hợp và giải phóng Testosteron từ tế bào trưởng thành [10], [13], [19],
[20], [21], [22], [23].
+ Chống khối u:
- Các quassinoid có tác động mạnh chống u nhọt, gây độc với các tế bào
ung thư. Theo [27], hoạt chất 14,15β-dihydroxyklaineanon có tác dụng ức
chế sự tạo thành khối u do virus Epstein-Barr. Theo [30], [31], [35]
eurycomanon gây độc lên tế bào ung thư như CaOv-3, Hela, HepG2,
HM3KO, MCF-7 nhưng tác dụng yếu lên tế bào thường. Ngoài ra, hoạt chất
eurylen có trong cây Bá bệnh cũng gây độc với tế bào [19], [25].
- Theo [32], các alkaloid thuộc nhóm canthin-6-on (9-methoxycanthin-6-

on, 9-hydroxycanthin-6-on, 9-methoxycanthin-6-on-N-oxit, 9-
hydroxycanthin-6-on-N-oxit ) có tác dụng gây độc với các tế bào ung thư vú,
trực tràng, phổi, sarcoma sợi, u melanin máu.
+ Chống ký sinh trùng sốt rét: Theo [27], 11β-dihydroxyklaineanon và
15β-O-acetyl-14-hydroxyklaineanon có khả năng chống ký sinh trùng sốt rét
mạnh. Theo [23] một số quassinoid (eurycomanon, 13,21-
dihydroeurycomanon, 13(21)-epoxyeurycomanon, eurycomalacton) và một
alkaloid (9-methoxycanthin-6-on) có trong dịch chiết BB có khả năng chống
ký sinh trùng sốt rét đa đề kháng với thuốc (Plasmodium falciparum P.yoelii).
Trong đó, eurycomanon và 13,21-dihydroeurycomanon có chỉ số chọn lọc cao

8

hơn các chất còn lại. Theo [32], các hoạt chất 10-hydroxycanthin-6-on,
eurycomanon, eurycomalacton, eurycomanol có tác dụng chống ký sinh trùng
sốt rét. Ngoài ra, theo [9], [31], [33] một số hợp chất từ dịch chiết từ BB có
khả năng chống ký sinh trùng sốt rét.
+ Kháng khuẩn: Dịch chiết cồn và aceton từ thân và lá có tác dụng
chống vi khuẩn Gram (-) và Gram (+), ngoại trừ đối với 2 chủng vi khuẩn
Gram (-) (Escherichia coli và Salmonella typhi). Dịch chiết từ rễ không có tác
dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết nước từ
lá có khả năng chống lại Staphylococcus aureus và Serratia marscesens [24].
+ Trị giun: Theo [27], hoạt chất longilacton đặc biệt có tác dụng chống
ký sinh trùng Schistosoma japonicum ở nồng độ 200 mg/ml tuy nhiên yếu hơn
praziquantel. Theo [6] một số hoạt chất có trong dịch chiết BB có tác dụng
điều trị giun.
+ An thần, giảm lo âu: dịch chiết BB thử nghiệm trên chuột thí nghiệm
cho thấy có tác dụng tương tự diazepam [32].
+ Giảm đường huyết: Cao chiết nước của rễ Bá bệnh làm giảm lượng
glucose huyết trên chuột thử nghiệm có đường huyết cao và làm giảm không

đáng kể đối với chuột có đường huyết bình thường [26], [35].
+ Tác dụng khác như: hạ sốt, đau đầu, ho dai dẳng, phù, tiêu
chảy…[6], [19], [32], [31]. Ức chế sự nhân lên của virus HIV [27], chống loét
[32].







9

PHẦN II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Dược liệu là rễ cây Bá bệnh được thu thập dạng rễ khô tại chợ tỉnh Tây
Ninh, Khánh Hòa, rễ tươi được thu hái tại vịnh Bái Tử Long Quảng Ninh, rễ
thu về được rửa sạch thái thành miếng nhỏ phơi sấy khô ở 60
0
C, bảo quản
trong túi polyethylen kín, để nơi khô ráo ở nhiệt độ phòng để nghiên cứu.
2.2. Phương tiện nghiên cứu
2.2.1. Các máy và thiết bị dùng trong nghiên cứu
 Tủ sấy dược liệu SHELLAB.
 Bản mỏng sắc ký hoạt hóa trong tủ sấy BINDER ở nhiệt độ 105-110
0
C
trong 60 phút.
 Máy xác định độ ẩm SATORIUS.

 Cân kỹ thuật Satorious.
 Cân phân tích Precisa.
 Máy đo phổ tử ngoại UV-VIS Spectrophotometer carry.
 Lò nung Nabertherm.
 Kính hiển vi Labomed.
 Hệ thống máy chấm sắc ký: thiết bị bơm mẫu tự động (CAMAG-
LIMONAT5), máy nén khí, phần mềm winCATS, videoSCAN.
 Máy ảnh canon 4.0, sony 16.0.
 Máy sấy Panasonic.
2.2.2. Hóa chất và dụng cụ
 Hóa chất và thuốc thử sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh
khiết phân tích theo Dược Điển Việt Nam IV.

10

 Hóa chất: Javen, acid acetic, xanh methylen, đỏ carmin…
 Dung môi hữu cơ: Chloroform, Methanol, Ethanol, EtOAc, n-Hexan,
Toluen, Acid formic…
 Thuốc thử: các thuốc thử dùng trong phản ứng định tính và sắc ký.
 Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF
254
của Merck.
 Dụng cụ: dụng cụ thủy tinh và các bộ dụng cụ khác dùng trong phòng
thí nghiệm như: cốc có mỏ, bình nón, đũa thủy tinh, chày, cối, thuyền tán, lam
kính, ống nghiệm …
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật
2.3.1.1. Mô tả đặc điểm dược liệu
Quan sát trực tiếp bằng mắt thường và kính lúp dưới ánh sáng thường để
mô tả đặc điểm bên ngoài, thể chất và mặt cắt ngang của dược liệu.

2.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học [16] [17]
 Soi bột: các mẫu rễ dược liệu được nghiền nhỏ bằng thuyền tán, cối sứ,
rây lấy bột mịn, lên tiêu bản và quan sát, chụp ảnh dưới kính hiển vi để xác
định các đặc điểm bột.
 Vi phẫu: các mẫu dược liệu được ngâm trong EtOH 40%, cắt vi phẫu
bằng máy cắt cầm tay, tẩy nhuộm theo phương pháp nhuộm kép, quan sát
dưới kính hiển vi xác định đặc điểm vi phẫu và chụp ảnh các đặc điểm vi
phẫu dưới kính hiển vi.
2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học
2.3.2.1. Định tính bằng các phản ứng hóa học
 Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong mẫu dược liệu theo các
phương pháp hóa học thường quy được ghi trong các tài liệu hóa thực vật
như:

11

 Bài giảng dược liệu tập I [3], II [15]
 thực tập dược liệu – phần hóa học [17]
 phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc [7].
 Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu bằng phương pháp
chiết lạnh theo phụ lục 12.10 Dược Điển Việt Nam IV [ 5].
2.3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng: [7]
 Sử dụng bản mỏng silicagel GF
254
tráng sẵn của Merck.
 Chuẩn bị dịch chiết dược liệu trong MeOH.
 Chấm sắc ký bằng hệ thống máy chấm sắc ký CAMAG, hiện vết dưới
đèn UV ở bước sóng 254nm và 366nm, phun thuốc thử hiện màu vanilin 1%
bão hòa trong cồn trong H
2

SO
4
đặc.
 Chụp ảnh sắc ký và phân tích pic bằng phần mềm winCATS,
videoSCAN.
2.3.3. Xác định các chỉ tiêu vật lý, hóa lý
 Cảm quan: quan sát các mẫu ở ánh sáng thường về các chỉ tiêu màu
sắc, mùi vị.
 Xác định độ ẩm bằng máy đo độ ẩm SATORIUS.
 Xác định tro toàn phần theo Dược Điển Việt Nam IV phụ lục 9.8 [5].
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu [4], [8]
 Phương pháp tính độ lệch chuẩn (SD) để xác định độ lặp lại của
phương pháp trên mỗi mẫu nghiên cứu.
 Phương pháp xác định giá trị trung bình của các mẫu nghiên cứu khác
nhau.



12

PHẦN III: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật
3.1.1. Mô tả đặc điểm dược liệu (rễ)
Rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo. Lớp vỏ ngoài có màu vàng nhạt, rễ
hóa gỗ, thể chất cứng, chắc, mặt cắt ngang có màu vàng. Không mùi, vị rất
đắng.


Hình 3.1: Rễ cây Bá bệnh.


13


Hình 3.2: Miếng nhỏ rễ cây Bá bệnh.
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu vỏ rễ.
Mặt cắt là cung tròn, từ ngoài vào trong gồm có: lớp bần dày gồm nhiều
hàng tế bào hình chữ nhật thành dày hóa gỗ xếp sít nhau thành vòng đồng tâm
và dãy xuyên tâm (10 - 20 hàng). Tiếp đến là phần mô mềm vỏ gồm rất nhiều
tế bào hình đa giác, phía ngoài thành mỏng bị ép bẹt, phía trong có các tế bào
thành dày hóa gỗ xếp lộn xộn xen kẽ các tế bào mô mềm. Trong mô mềm là
các bó libe rất phát triển, libe được cấu tạo bởi các tế bào nhỏ xếp từ ngoài
vào trong, nhỏ ở ngoài và loe rộng dần ở phía trong. Nằm xen kẽ giữa các bó
libe là các tia ruột. Hình ảnh vi phẫu vỏ rễ được thể hiện ở hình 3.3:

14


Hình 3.3: vi phẫu vỏ rễ
(a) Mẫu Tây Ninh
(b) Mẫu Khánh Hòa
(c) Mẫu Quảng Ninh
Trong đó:
1. Bần
2. Mô mềm vỏ
3. Bó libe
4. Tia ruột
5. Các tế bào thành dày hóa gỗ
Nhận xét: Quan sát đặc điểm vi phẫu vỏ rễ Bá bệnh có thể nhận thấy các
mẫu Bá bệnh thu hái từ 3 địa phương khác nhau đều có các đặc điểm tương


15

đồng nhau. Như vậy từ các đặc điểm quan sát được có thể dùng làm cơ sở để
kiểm nghiệm dược liệu Bá bệnh từ các vùng khác nhau.
3.1.3. Đặc điểm bột rễ.
Bột có màu vàng nhạt, vị rất đắng. Soi dưới kính hiển vi có các đặc điểm
sau: mảnh bần (1) là các tế bào hình đa giác thành dày, có màu vàng nhạt hay
không màu; mảnh mô mềm (2) là các tế bào hình đa giác thành mỏng; mảnh
mô mềm mang tinh bột (3); bó sợi (5); các hạt tinh bột có rốn dài hình tròn
hoặc gần tròn (6), đường kính khoảng 19-23 µm, và các hạt tinh bột hình
trứng hoặc thuôn dài (7), dài 39,48µm - 56,7µm, đường kính 14,7 µm - 18,9
µm, các hạt tinh bột kép đôi, ít hạt tinh bột kép ba, hoặc tập trung thành đám,
các hạt tinh bột bắt màu xanh đen trong dung dịch Lugol (8); mảnh mạch
điểm (4); tinh thể calcioxalat (9) hình khối có chiều dài 21-25 µm, chiều rộng
17-19µm ( Hình 3.4 – 3.6 và bảng 3.1).

Hình 3.4: Đặc điểm bột mẫu Tây Ninh

16


Hình 3.5: Đặc điểm bột mẫu Quảng Ninh


Hình 3.6: Đặc điểm bột mẫu Khánh Hòa

×