Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tìm tòi và quan sát để khởi động trí sáng tạo potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.07 KB, 3 trang )

Tìm tòi và quan sát để khởi động trí sáng tạo.
Từ những điều tưởng chừng như quen thuộc nhưng nhờ dám độc lập suy
nghĩ, dám tìm cái mới kết hợp với sự tìm tòi và óc quan sát sẽ giúp trí
sáng tạo của bạn phát sinh sáng kiến mang nhiều tính khác lạ, đổi mới.
Vậy, làm thế nào để có thể kết hợp óc quan sát trong đời sống và tính
tìm tòi để khởi động trí sáng tạo?

Tìm tòi, quan sát và hãy bắt đầu từ những thứ đơn giản chung
quanh… (Hình:.yahoo.com).

Tất cả chúng ta đều có tính tò mò, thích tìm hiểu về những sự việc và
con người chung quanh. Nhưng tính ngạc nhiên của chúng ta ngày càng
lại giảm bớt đi, khi chúng ta bắt đầu có được một số kiến thức để nhận
định những câu trả lời nào nên là đúng hoặc sai. Điều này dường như có
giá trị quan trọng, được lưu tâm nhiều hơn là thiên hướng tìm tòi, quan
sát của chúng ta.
Hẳn nhiên những câu trả lời đúng, những câu trả lời thực tế và chuyên
môn rất có giá trị trong cuộc sống, giúp chúng ta học tập và làm việc
hiệu quả. Nhưng thay vì chỉ tìm một phương án đúng, chúng ta nên tiếp
tục tìm tòi và quan sát vấn đề với sự khoáng đạt hơn để điều chỉnh và
thu được nhiều câu trả lời hiệu quả khác, khám phá khác, có thể là “sáng
tạo” hơn.
Để bắt đầu, với 5 điều sau đây có thể sẽ giúp bạn rèn luyện óc quan sát
và tìm tòi, giúp bạn khởi động trí sáng tạo:
1) Lập một danh sách cho bạn về những điều quan trọng mà bạn không
biết rõ. Trong đó, có 3 điều bạn muốn làm nhưng chưa bao giờ làm
được. Hãy tiến hành và làm ít nhất một điều.
2) Hãy học quan sát như một đứa trẻ, điều gì tạo sự chú ý cho bạn nhất?
Điều quan trọng là biết cách quan sát. Hãy luyện tập chú ý đến tất cả các
dạng biến đổi của chúng như thời gian, không gian, so sánh và đối
nghịch.


3) Thực hành việc không biết trong những tình huống tương tự. Hãy lưu
ý khi nào bạn không biết một vấn đề gì đó và chú ý nó sẽ hướng bạn tới
đâu. Dành thời gian cho từng đề tài và nghiên cứu, tìm hiểu nó.
4) Đừng tự bằng lòng khi nghĩ mình đã biết câu trả lời. Tiếp theo đó nên
tự hỏi xem mình có những câu trả lời nào khác nữa không. Hãy tìm thêm
câu trả lời đúng thứ hai, thứ ba… sau khi bạn nghĩ là bạn đã có câu trả
lời đúng thứ nhất.
5) Mỗi buổi sáng hãy tự hỏi: “ Ngày hôm nay, mình sẽ thắc mắc về điều
gì?” Sáng tạo thường bắt đầu bằng một cảm giác thú vị khi tự làm được
một món đồ chưa ai có. Hãy bắt đầu bằng quan sát mọi thứ chung quanh
và thắc mắc vì sao nó làm được như vậy? Người ta đã làm điều đó như
thế nào? Khi mà ý định muốn tự tay làm được một thứ gì đó cụ thể xuất
hiện, hãy bắt tay ngay và tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có sẵn
ngay bên cạnh mình như: lon nhôm, vỏ hộp, chai nước, đĩa CD hư và
ứng dụng những nguyên lý khoa học đơn giản đã học.
Rèn luyện tính ham hiểu biết, quan sát và tìm tòi là nền tảng khởi động
cho trí sáng tạo. Ai cũng có thể sáng tạo và sáng tạo được. Mặc dù tư
duy sáng tạo được xây dựng trên mặt bằng trí lực tương đối cao, nhưng
không phải tất cả những người có trình độ cao đều có tính sáng tạo.
Muốn tư duy của mình mang tính sáng tạo còn cần phải có “tâm hồn
sáng tạo”, cần có tấm lòng nhân ái, cảm thông, quyết tâm và nhẫn nại.
Bên cạnh đó, óc quan sát, tìm tòi và tinh thần suy nghĩ độc lập vượt lên
trên những định kiến chính là điều quan trọng để khởi động tính sáng
tạo, để tư duy có cơ hội tỏa sáng.

×