Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Tiểu luận kinh tế vĩ mô giảm phát và bẫy thanh khoản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.53 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI:
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN
GVHD : PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao
Lớp : CH16B2
Thực hiện: Nhóm 7
1. Nguyễn Văn Cường
2. Nguyễn Trịnh Thùy Dương
3. Tô Ngọc Linh
4. Đinh Thành Long
5. Bùi Thị Miến
6. Huỳnh Thị Trúc Nguyên
7. Phạm Thị Tuyết Nhung
8. Huỳnh Thị Hoài Phương
9. Phạm Thị Thanh
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
H1.1: Giảm phát do cầu giảm và cung tăng
H1.2: AS-AD và IS-LM trong tình trạng bẫy thanh khoản
H2.1.Diễn biến chỉ số Dow Jones từ 1928 đến 1934
H2.2.Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng.
H 2.3: Giải pháp cho bẫy thanh khoản
H2.4.Tốc độ phát triển của Nhật từ 1971 đến 2001
H2.5.CPI trong thập niên mất mát của Nhật Bản
H2.6: Mô Hình IS-LM khi NHTW Nhật Bản thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt
H3.1. Tỷ lệ lạm phát từ năm 1995-2014
H3.2. Tỷ lệ lạm phát 2011-2014


H3.3. Tình hình tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Việt Nam 2001-31/08/2014
H3.4. Trích lập dự phòng các ngân hàng quý II/2014
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày nay, giảm phát đang là trở lực kéo
nền kinh tế của nhiều nước vào vòng xoáy suy thoái. Vấn đề này đã và đang làm
đau đầu nhiều nhà kinh tế học và các nhà lãnh đạo trên thế giới. Trong một thế
giới không có ranh giới, trong điều kiện thương mại quốc tế, kinh tế toàn cầu
ngày càng phát triển mạnh mẽ, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những tác
động khủng hoảng có tính chu kỳ và dây chuyền của kinh tế các nước. Tuy giảm
phát ở nước ta mới chỉ là nhất thời, khó kéo dài với mức độ trầm trọng song nếu
không thoát khỏi vòng xoáy giảm phát thì triển vọng phát triển về trung và dài
hạn là hết sức khó khăn.
Chúng ta có thể mất ít thời gian hơn để thoát khỏi lạm phát, nhưng có thể
mất cả thập niên vẫn bế tắc với giảm phát. Điều trị giảm phát khó hơn nhiều so
với điều trị lạm phát. Tác hại của giảm phát cũng lớn hơn cả lạm phát. Lạm phát
có thể hao mòn giá trị tài sản một cách từ từ, nhưng giảm phát sẽ nhanh chóng
cướp lấy giá trị tài sản, thậm chí người sở hữu sẽ thấy tài sản của mình gần như
không có giá trị vì mất khả năng thanh khoản.
Khái niệm giảm phát tuy không còn xa lạ với người học kinh tế vĩ mô
nhưng tại một số quốc gia trên thế giới nếu chưa từng bị tác động mạnh mẽ từ
giảm phát thì suy nghĩ của họ về hiện tượng này cũng còn khá mới mẻ. Nhiều
nhà kinh tế thế giới đã cảnh báo về nguy cơ giảm phát toàn cầu và gây ra những
tác hại lớn cho nền kinh tế. Do đó, nghiên cứu về giảm phát là vấn đề lâu dài, cần
một sự phân tích mạch lạc, khách quan. Tuy nhiên, trên thực tế khi nhắc đến
giảm phát thì không thể không tìm hiểu hiện tượng bẫy thanh khoản, một thuật
ngữ tuy còn xa lạ cho những ai chưa biết đến các lý thuyết của kinh tế vĩ mô
nhưng đó là cả một quá trình nghiên cứu, phòng ngừa trong việc hoạch định
chính sách kinh tế trong tương lai. Chính vì vậy đề tài Giảm phát và bẫy thanh
khoản là một chủ đề cần thiết phải nghiên cứu trong bối cảnh hiện kinh tế hiện

nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu xoay quanh vấn đề sau:
- Nghiên cứu tổng quan lý thuyết về giảm phát và bẫy thanh khoản, mối
quan hệ giữa chúng.
- Nghiên cứu về thực trạng giảm phát và bẫy thanh khoản ở các nước trên
thế giới và giải pháp ứng phó của các quốc gia này.
- Nghiên cứu về thực trạng giảm phát tại Việt Nam trong những năm qua
để thấy được nguyên nhân gây ra giảm phát và nhận định Việt Nam có rơi vào
bẫy thanh khoản hay không, từ đó đề xuất những giải pháp hoạch định chính
sách trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng giảm phát và bẫy thanh khoản
- Phạm vi nghiên cứu: Một số nền kinh tế lớn trên thế giới đã trải qua hiện
tượng giảm phát và bẫy thanh khoản và thực trạng nền kinh tế Việt Nam có thể
rơi vào bẫy thanh khoản hay không?
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê, so sánh
5. Những đóng góp của đề tài:
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về giảm phát và bẫy thanh
khoản và mối quan hệ tác động giữa chúng.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu góp phần tìm hiểu kinh nghiệm ứng
phó của các quốc gia trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam để có những nhận
định đúng đắn hơn về tình hình kinh tế của nước ta hiện nay. Thực trạng giảm
phát tại Việt Nam ở quá khứ và hiện tại ra sao và Việt Nam có thể bị rơi vào bẫy
thanh khoản hay không? Từ đó đưa ra một số giải pháp hữu ích và thiết thực hơn
trong việc ứng phó với vấn đề giảm phát và bẫy thanh khoản tại Việt Nam
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 phần chính:

Chương 1: Tổng quan lý thuyết về giảm phát và bẫy thanh khoản
Chương 2: Kinh nghiệm giảm phát và bẫy thanh khoản trên thế giới
Chương 3: Thực trạng giảm phát và bẫy thanh khoản tại Việt Nam
và các giải pháp cho các chính sách kinh tế
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ GIẢM PHÁT VÀ BẪY
THANH KHOẢN
1.1. Giảm phát:
1.1.1. Khái niệm:
Có thể trong giai đoạn kinh tế phát triển, cụm từ lạm phát mọi người sẽ
quan tâm và nghe đến rất nhiều. Thế nhưng, qui luật của kinh tế thị trường có
lạm phát thì cũng có giảm phát. Vậy để hiểu giảm phát là như thế nào, ta hiểu
lạm phát rồi suy ngược lại.
Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát
là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung (P. Samuelson và W. Nordhaus, 1989)
Và khái niệm lạm phát thận trọng được nhiều nhà kinh tế chấp nhận như
sau: Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung trong nền kinh tế tăng
kéo dài trong một khoản thời gian nhất định. Mức chung của giá hàng hóa tức
là mức trung bình của giá cả hàng hóa, nó thể hiện được xu thế biến động
chung của mức giá cả biểu thị sức mua của tiền tệ đối với hàng hóa khác. (Lê
Thị Tuyết Hoa & Nguyễn Thị Nhung, 2011).
 Trái ngược với lạm phát, giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế
giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá
trị âm. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.
Phân biệt giảm phát và thiểu phát: không nên nhầm lẫn giữa hai khái
niệm này. Giảm phát là giảm giá nói chung trong khi thiểu phát là giảm mức
tăng giá. Việc giảm giá có nghĩa là tiền của bạn sẽ có giá trị hơn và việc nắm
giữ tiền mặt trở nên phổ biến. Nhưng việc tăng giá trị của tiền có thể gây ra
những vấn đề với môi trường kinh tế, và đôi khi vấn đề này còn trầm trọng hơn
cả lạm phát.
1.1.2. Nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất là do tổng cầu: Tổng cầu xã hội giảm, thể hiện cụ
thể là vốn đầu tư nước ngoài giảm, đầu tư trong nước thấp. Thu nhập thực tế
6
của người dân giảm làm cho sức mua kém, thêm vào đó cầu từ nước ngoài
giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Có thể dùng sơ đồ tổng cung- tổng cầu để minh họa điều này. Ban đầu tổng cầu
tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E là giao
điểm của đường AD, LAS, SAS. Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch
chuyển song song sang trái thành đường AD2 cắt đường SAS ở điểm A. A là
điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E sản lượng và
mức giá chung đều giảm.
Nguyên nhân thứ hai là do tổng cung: có thể đến từ cú sốc cung tích cực
do sự phát triển của khoa học công nghê, tìm kiếm được nguồn tài nguyên mới
tăng làm năng suất lao động tăng lên, giảm chi phí sản xuất làm tổng cung
tăng, đường AS dịch chuyển sang phải thành SAS1 cắt đường AD tại điểm B.
Tại điểm B kinh tế bùng nổ sản lượng tăng và giá giảm.
H.1.1. Giảm phát do cầu giảm và cung tăng
Ngoài ra giảm phát còn có thể do nguyên nhân khác như sai lầm trong
điều hành vĩ mô, xuất phát từ việc áp dụng các giải pháp chống lạm phát quá
liều, chẳng hạn như thắt chặt tiền tệ, tài khóa và hạn chế cầu quá mức. Khi lạm
phát ở mức cao, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề và chính phủ phải tìm cách
7
kiềm chế lạm phát bằng cách sử dụng chính sách thắt chặt chi tiêu để giảm bội
chi ngân sách. Kết quả là tốc độ tăng mức giá giảm dần, tỷ lệ lạm phát giảm
dần đến 0 và giảm phát xuất hiện.
1.1.3. Hậu quả:
Khi giảm phát nhân rộng chứ không chỉ bó hẹp trong một vài hàng hóa,
người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít đi, các nhà máy buộc phải cắt giảm sản xuất, cắt
giảm nhân công. Điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và làm cho các hộ
gia đình càng chi tiêu ít nữa cứ vòng lẫn quẫn như thế và rồi điều làm cho giá

cả hàng hóa càng giảm sâu hơn.
Theo bà Eleanor Blayney, người phụ trách khuyến khích tiêu dùng của
Ủy Ban cấp phép cho các nhà kế hoạch tài chính tại Mỹ (Certified Financial
Planner Board of Standards) cho rằng: khi giảm phát xảy ra giá cả giảm và
đồng tiền có giá hơn, mọi người muốn giữ nhiều tiền mặt và tiêu xài ít hơn.
Điều này tạo một cú sốc cho nền kinh tế, khi mà nền kinh tế bị thiếu vốn luân
chuyển và các ngành kinh doanh phải đấu tranh vì chuyện này. Điều này cũng
không khuyến khích việc vay mượn với viễn cảnh phải tốn nhiều tiền để trả lại
số tiền đã vay do đồng tiền mạnh lên. Điều này giống như một cái kẹp vào hệ
thồng ngân hàng và sẽ gây tác dụng lan tỏa đến cả nền kinh tế.
Giảm phát còn dẫn đến giảm lương người lao động khi mà các doanh
nghiệp cần phải điều tiết trở lại cho việc thua lỗ do giảm giá gây ra. Tất cả vấn
đề trên kết hợp gây ra hiệu ứng xoáy xuống , khiến cho giảm phát mạnh lên.
Khi mà giá cả giảm, tình trạng việc làm thiếu và người tiêu dùng trích trữ tiền
với dự đoán là giá cả sẽ còn giảm nữa thì điều này sẽ làm hại nền kinh tế, như
kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế tiếp diễn.
1.1.4. Giải pháp:
Để thoát khỏi tình trạng giảm phát, cần thực hiện chính sách tái khuếch
trương tiền tệ thông qua các biện pháp như tăng lượng cung tiền, giảm thuế,
hay điều chỉnh lãi suất.
8
Kinh nghiệm các nước cho thấy, có 2 nhóm giải pháp quan trọng để hạn
chế tác động của giảm phát.
Thứ nhất, nhóm kích cầu tiêu dùng: được thực hiện bằng nhiều giải pháp cụ
thể đem lại lợi ích tức thời cho người dân cũng như tạo đầu ra cho sản xuất,
dịch vụ. Ở các nước phát triển, kích cầu tiêu dùng được thực hiện bằng các giải
pháp: miễn giảm thuế cho người nghèo, cho người nghèo vay mua nhà trả góp
với lãi suất ưu đãi, bồi hoàn thuế thu nhập cá nhân, giảm giá hàng tiêu dùng
ở các nước đang phát triển, các giải pháp kích cầu tiêu dùng cũng rất đa dạng
và thiết thực đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Trợ giá dân cư mua hàng

hóa gia dụng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, du lịch, vui chơi, giải trí, mở rộng hệ
thống bán lẻ hàng hóa.
Thứ hai, nhóm kích cầu sản xuất: Tập trung mọi nguồn lực tài chính đầu tư
hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, mở
rộng dịch vụ theo hướng tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất
khẩu.
Hỗ trợ lãi suất vốn vay trong chương trình kích cầu nên ưu tiên cho những
doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể tạo thêm nhiều việc làm, thu hút nhiều lao
động đang thất nghiệp hoặc lao động dư thừa ở khu vực nông thôn vốn đang
thiếu việc làm nghiêm trọng do tác động trực tiếp của suy thoái kinh tế toàn
cầu. Tập trung cao độ cho những ngành và lĩnh vực yếu thế nhưng còn nhiều
tiềm năng phát triển toàn diện, tăng trưởng cao, hấp thụ vốn nhanh. Để biến
triển vọng thành hiện thực, một trong những giải pháp quan trọng là tăng
cường đầu tư vốn, khoa học - công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu nông
sản thông qua gói kích cầu của Chính phủ.
1.2. Bẫy thanh khoản:
1.2.1. Khái niệm:
Bẫy thanh khoản là một tình trạng nguy kịch của nển kinh tế khi mà
chính sách tiền tệ không còn tác dụng,lãi suất danh nghĩa đạt ngưỡng rất thấp,
9
thậm chí 0% (Krugman, Paul R.;. Dominquez, Kathryn M; Rogoff , Kenneth
(1998).
Theo mô hình IS-LM, chính sách tiền tệ (CSTT) mở rộng sẽ vận hành
thông qua việc giảm lãi suất và kích thích chi tiêu đầu tư. Nhưng khi lãi suất đã
giảm đến mức 0% thì CSTT có thể sẽ không còn tác dụng nữa. Vì khi lãi suất
giảm tới 0% thì CSTT mở rộng sẽ làm tăng cung tiền để tăng thanh khoản cho
nền kinh tế nhưng do lãi suất không thể giảm hơn nữa nên thanh khoản tăng
thêm sẽ không có tác dụng kích cầu. Do đó tổng cầu, sản xuất và việc làm sẽ
không tăng. (Mankiw, 2004).
H1.2: AS-AD và IS-LM trong tình trạng bẫy thanh khoản

Quan điểm hiện đại về bẫy thanh khoản mở rộng hơn, theo đó tại mức
lãi suất bằng 0%, CSTT nới lỏng vẫn có thể có hiệu quả miễn là CSTT vẫn có
thể làm giảm kỳ vọng lãi suất thực trong tương lai thông qua tăng kỳ vọng lạm
phát.
Tóm lại, bẫy thanh khoản (Liquidity trap) là hiện tượng khi NHTW thực
hiện chính sách tiền tệ nới lỏng làm giảm lãi suất nhằm kích thích kinh tế
nhưng khi lãi suất giảm liên tục đến rất thấp hoặc xấp xỉ bằng 0 lại khiến mọi
người quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt nhiều hơn và chính
10
sách tiền tệ trở nên bất lực - theo kinh tế học Keynes.
Trong một thời gian dài, các nền kinh tế vĩ mô đã được quản lý bằng
cách thay đổi lãi suất. Vì vậy, bẫy thanh khoản là một cú sốc cho các nhà hoạch
định chính sách, vì họ được trải nghiệm một tình huống mà công cụ chính sách
của họ không còn phát huy tác dụng.
1.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, mong đợi giảm phát: Nếu xảy ra giảm phát hoặc mọi người
mong đợi rằng thời gian tới sẽ xảy ra giảm phát (giá cả sẽ giảm đi). Lúc đó, dù
có giữ tiền mặt thì trên thực tế số tiền đó của người đó vẫn tăng lên về giá trị
trong tương lai tới
Thứ hai, ưu tiên cho tiết kiệm: Bẫy thanh khoản xảy ra trong thời kỳ suy
thoái và triển vọng về kinh tế ảm đạm. Người tiêu dùng, doanh nghiệp và các
ngân hàng đang rất bi quan về tương lai, vì vậy họ xem xét việc tăng những
khoản tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro và rất khó khăn để buộc họ chi tiêu. Sự
gia tăng trong tiết kiệm này đồng nghĩa với tiêu dùng sẽ giảm sút. Ngoài ra,
trong thời gian suy thoái, các ngân hàng càng ngần ngại vay vì sợ rủi ro đến từ
các doanh nghiệp khách hàng phá sản, mất khả năng thanh toán. Thêm nữa, cắt
giảm lãi suất cơ bản xuống 0% không thể biến thành lãi suất cho vay của ngân
hàng thương mại thấp hơn, vì vậy các ngân hàng không muốn cho vay.
Thứ ba, suy kiệt tín dụng:
• Bernanke và Lown (1991) định nghĩa Suy kiệt tín dụng là sự dịch chuyển rất

mạnh sang trái của đường cung tín dụng ngân hàng trong điều kiện lãi suất thực
an toàn và chất lượng người đi vay tiềm năng không đổi, hàm ý tín dụng
phải suy giảm rất mạnh và giảm ngay cả khi lãi suất cho vay cũng như tiêu
chuẩn của người đi vay tốt.
• Trong khi đó, nhiều nhà kinh tế lại cho rằng Suy kiệt tín dụng là giai đoạn mà
các ngân hàng từ chối cho vay ngay cả khi người vay đủ điều kiện và sẵn sàng
trả lãi suất cao, hay còn gọi là sàng lọc tín dụng phi lãi suất (Owens và Schreft,
1993; Friedman, 1991; Green và Oh, 1991; Bermuer và Koubi, 2002).
11
• Luồng quan điểm thứ ba dung hòa hai luồng quan điểm trên, theo đó Suy kiệt
tín dụng là tổng hợp của việc thu hẹp cung tín dụng và sàng lọc tín dụng phi lãi
suất (Boever, 2009; Hubbard, 2008; Ding và đồng sự, 1998; Hội đồng các nhà
cố vấn kinh tế, 1991).
• Bằng chứng thực nghiệm cho thấy Suy kiệt tín dụng thường xảy ra trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế khiến rủi ro gia tăng, dẫn đến các NHTM tăng chi
phí cho vay hoặc không sẵn lòng cho vay ra. Khi đó, NHTW có nới lỏng tiền tệ
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì hiệu quả của nó sẽ bị hạn chế do kênh tín
dụng không còn vận hành bình thường, cản trở quá trình hồi phục kinh tế, thậm
chí có thể làm tê liệt nền kinh tế.
1.2.3. Giải pháp thoát khỏi bẫy thanh khoản:
 Theo Paul Krugman: tạo ra lạm phát kì vọng sẽ giúp nền kinh tế khỏi bẫy thanh
khoản (Gauti B. Eggertsson and Paul Krugman, 2010)
 Theo các nhà kinh tế tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng: tăng cung tiền,
bơm thanh khoản vào nền kinh tế hoặc thông qua nghiệp vụ thị trường mở,
tăng cường mua các tài sản tài chính như trái phiếu dài hạn.
 Theo quan điểm Keynes: thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích vào
tổng cầu. Chính sách tài khóa lúc thường vốn không phát huy được hiệu lực
đầy đủ do hiện tượng lấn át thì lúc này lại phát huy đầy đủ hiệu lực do hiện
tượng lấn át không còn (vì lãi suất thấp).
1.3. Mối quan hệ giữa bẫy thanh khoản và giảm phát:

1.3.1. Bẫy thanh khoản dẫn tới giảm phát:
Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách
tiền tệ bằng việc giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư tư
nhân dẫn tới tăng tổng cầu, thoát khỏi suy thoái.
Tuy nhiên, việc giảm lãi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì theo
lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản (lãi suất chính là cái giá để người ta hy
sinh sự ưa chuộng tính thanh khoản của tiền mặt), mọi người sẽ giữ tiền mặt
chứ không gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào các tài sản tài chính. Hậu quả là
12
đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng không huy động được
tiền gửi thì cũng không thể nào cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán
được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn. Chính sách tiền tệ trở nên
bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích
tổng cầu. Tổng cầu tiếp tục giảm dẫn đến giảm phát.
1.3.2. Giảm phát dẫn tới bẫy thanh khoản:
Giảm phát trong hầu hết các trường hợp đều xuất phát từ sự sụt giảm
của tổng cầu. Giảm phát làm tổng chi tiêu giảm dẫn đến nền kinh tế bị suy
thoái. Để giải quyết vần đề trên, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện nới rộng
kinh tế để kích thích đầu tư tư nhân, kích thích sản xuất cung ứng hàng hóa cho
nền kinh tế. Một trong những biện pháp đầu tiên và ưu tiên là giảm lãi suất để
kích cầu. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách kích cầu bằng việc giảm lãi suất
quá nhanh và liên tục đến mức quá thấp làm cho chi phí cơ hội giữa việc giữ
tiền và gửi tiết kiệm là như nhau. Trong trường hợp này, người dân có xu
hướng giữ tiền nhiều hơn. Như vậy chính sách tiền tệ một lần nữa không thực
hiện được vai trò của mình, trong khi trông đợi của người dân là càng ngày lãi
suất và giá cả càng giảm thì nhà đầu tư tư nhân lại khó có thể tiếp cận nguồi
vốn dù lãi suất đã giảm. Kết quả là nền kinh tế lại rơi vào bẫy thanh khoản khi
chính sách tiền tệ lại trở nên bất lực.
Cuối cùng cái vòng luẩn quẩn chống giảm phát lại phát sinh bẫy thanh
khoản, chống bẫy thanh khoản lại phát sinh giảm phát cứ bám lấy nền kinh tế

nếu ngân hàng trung ương cũng như những nhà hoạch định chính sách không
có một biện pháp thích hợp và hữu hiệu. Trên thế giới trong nhiều năm qua
cũng đã có không ít quốc gia đã phải vất vả để giải quyết bài toán giảm phát và
bẫy thanh khoản.
1.4. Phân biệt sự khác biệt giữa bẫy thanh khoản và suy kiệt tín dụng:
Biểu hiện giống nhau giữa hai hiện tượng Bẫy thanh khoản và Suy kiệt
tín dụng là kênh tín dụng bị đông cứng, nền kinh tế gần như thiếu đi nguồn vốn
cho tăng trưởng và phát triển, hiệu quả của chính sách tiền tệ bị hạn chế, nếu
13
kéo dài thì nền kinh tế sẽ suy thoái trầm trọng
Tuy nhiên, hai hiện tượng này khác nhau về bản chất:
- Bẫy thanh khoản nói đến sự sụt giảm cầu tín dụng và thường xảy ra
khi nền kinh tế đã trong giai đoạn suy thoái trầm trọng kéo dài, khi
đó các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, hộ gia đình đều mất niềm tin
vào triển vọng phục hồi kinh tế. Trong hiện tượng này, lãi suất
thường ở mức rất thấp gần với 0%.
- Trong khi đó, Suy kiệt tín dụng là sự sụt giảm mạnh nguồn cung tín
dụng trong khi cầu tín dụng vẫn có thể có và không được đáp ứng,
lãi suất thường ở mức cao.
Đáng chú ý là hiện tượng Suy kiệt tín dụng nếu không được khắc phục
kịp thời thì sau một thời gian có thể chuyển thành hiện tượng Bẫy thanh khoản.
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy, Suy kiệt tín dụng, thường xảy ra trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế khiến rủi ro gia tăng dẫn đến các ngân hàng thương
mại tăng chi phí cho vay hoặc không sẵn lòng cho vay ra. Khi đó, ngân hàng
trung ương có thực hiện nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì
hiệu quả của nó sẽ bị hạn chế do kênh tín dụng không còn vận hành bình
thường, cản trở quá trình phục hồi kinh tế, thậm chí có thể làm tê liệt nền kinh
tế.
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (Ding và đồng sự, 1998) chỉ ra hai
kênh tác động chính của Suy kiệt tín dụng tới nền kinh tế.

Một là tăng chi phí huy động vốn của doanh nghiệp. Khi tín dụng khan
hiếm, chi phí huy động của doanh nghiệp tăng lên có thể do lợi nhuận và giá trị
doanh nghiệp bị giảm (phí bù rủi ro tăng) hoặc các ngân hàng quyết định nâng
lãi suất cho vay thay vì nâng lãi suất tiền gửi để xử lý khan hiếm nguồn tiền.
Hai là, sẽ có hiện tượng sàng lọc các điều kiện cho vay mà bản chất là sàng
lọc các đối tác chất lượng (flight-to-quality). Các ngân hàng sẽ chọn lọc những
doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, hoặc dịch chuyển vào tài sản phi rủi ro.
14
Như vậy, Suy kiệt tín dụng có thể dẫn tới những khó khăn rất lớn cho doanh
nghiệp khi tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh. Tình trạng này kéo dài nhiều năm
và chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng vẫn không có tác dụng thì có thể dẫn đến
Bẫy thanh khoản theo định nghĩa truyền thống.
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN
TRÊN THẾ GIỚI.
2.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Nước Mỹ đã có hai lần giảm phát đáng chú ý là năm 1836 và trong cuộc
Đại suy thoái năm 1929-1933. Bài tiểu luận của nhóm tập trung đi vào nghiên
cứu những kinh nghiệm của nước Mỹ trong cuộc Đại khủng hoảng năm 1929-
1933.
2.1.1. Đại khủng hoảng Mỹ (1929- 1933)
Vào những năm 1930, chế độ bản vị vàng đã trở thành cơ chế truyền dẫn
khủng hoảng từ nước này sang nước khác. Chính phủ các nước khi đó đã tăng
lãi suất để bảo vệ dự trữ vàng của mình. Năm 1928 nước Mỹ tăng lãi suất,
khiến các quốc gia khác cũng phải tăng theo. Chỉ trong năm 1929, đã có hơn 1
tỷ cổ phần được giao dịch trên sàn NYSE. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng
từ 191 điểm lên đến 381.17 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua
mức lợi nhuận như vậy. Các ngân hàng đã cho các nhà giao dịch chứng khoán
vay với lãi suất 12%. Cổ phiếu thi nhau tăng giá tới mức dường như không gì
có thể đảo ngược được tình thế. Tuy nhiên, tháng 10/1929, cổ phiếu trên phố
Wall sụt giảm mạnh sau thời kỳ tăng trưởng bùng nổ những năm 1920.Từ ngày

24 đến ngày 28-10, 15 triệu cổ phiếu được bán ra. Giá giảm liên tục. Nhà đầu
tư đổ dồn tới Wall Street. Niềm tin của cổ đông bị khai tử. Chỉ số Down Jones
đã sụt giảm từ mức cao kỷ lục 381.17 ngày 3/9/1929 xuống còn 230.1 ngày
29/10/1929. Ngày 29-10-1929, với 16 triệu cổ phiếu được bán ra, đã đi vào lịch
sử với cái tên Ngày thứ ba đen tối. Điểm đáy của chỉ số này đạt được ngày
15
5/06/1932 khi chỉ số Down Jones đóng cửa ở mức 41,2- giảm gần 90% so với
mức đỉnh cao nó từng đạt được ba năm trước đó.
H2.1.Diễn biến chỉ số Dow Jones từ 1928 đến 1934
Các cổ phiếu theo nhau rớt giá liên tục trong suốt 3 năm.Thị trường
chứng khoán xuống dốc không phanh. Hệ lụy là kinh tế Mỹ sụt giảm mạnh, tỷ
lệ thất nghiệp tăng cao. Hệ thống ngân hàng Mỹ chấn động mạnh. Sản lượng
công nghiệp ở Mỹ giảm 50%, trong đó gang-thép sụt xuống 75%, ô tô giảm
90%, 11.500 xí nghiệp lớn, nhỏ bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh
mẽ. Ngành mậu dịch quốc tế bị suy giảm nghiêm trọng, thị trường xuất khẩu bị
đóng băng, thị trường lao động và đầu ra sản phẩm cực kỳ khó khăn.
Bắt đầu ở Mỹ, sau đó, cuộc đại khủng hoảng đã nhanh chóng lan rộng ra
toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy các nước phát triển. Ngày 11-5-
1931, ngân hàng Creditanstalt của Áo sụp đổ, châm ngòi cho làn sóng hoảng
loạn ở châu Âu. Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 giảm 50%, thép cũng sụt
gần 50%, thương nghiệp sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối
năm 1930 và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông
nghiệp giảm 40%, ngoại thương giảm 60%, thu nhập quốc dân giảm 30%. Tại
Đức, sản xuất công nghiệp chịu tốc độ âm 47%. Mọi khía cạnh của nền kinh tế
từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, thu nhập cá nhân, thị trường lao động đều
chịu ảnh hưởng xấu.
16
Trong 15 nước tư bản đã có tới 18.000 cuộc bãi công của công nhân với
sự tham gia của 8,5 triệu người. Hàng triệu héc ta cây trồng bị phá. Cuộc khủng
hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều.

Giữa năm 1930, tỷ lệ lãi suất đã giảm xuống mức thấp. Tháng 5/1930, doanh số
bán ô tô đã giảm dưới mức năm 1928. Giá cả nói chung bắt đầu giảm, mặc dù
mức lương vẫn ổn định vào năm 1930 và tình trạng giảm phát bắt đầu vào năm
1931 trong khu vực nông nghiệp, giá cả hàng hóa giảm, trong khai thác mỏ và
khai thác gỗ nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao và có ít việc làm khác. Sự suy giảm
trong nền kinh tế Mỹ là nhân tố kéo theo sự suy giảm kinh tế của hầu hết các
nước khác. Đến cuối năm 1930, tình trạng giảm phát xuất hiện khắp các nước
trên thế giới.
Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp. Ở Mỹ, năm 1929 tỷ lệ thất
nghiệp là 3%, đến năm 1933 đã lên tới 25%. Hàng triệu nông dân bị phá sản,
đời sống của những người lao động hết sức cơ cực.
H2.2.Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng
(Nguồn: BBC)
Tiền lương bị giảm xuống rất nhiều. Ở Mỹ, lương công nhân công
nghiệp chỉ còn 56 % . Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30
đến 40% . Đó là chưa kể giá đồng bạc sụt xuống làm cho tiền lương thực tế
17
càng bị giảm sút hơn. Ở Pháp, mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và
hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá sản.
Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu
tranh. Ở Mỹ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933,
có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công
nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất
trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay. Nó làm cho
những mâu thuẫn trong xã hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với
nhau đã gay gắt càng thêm gay gắt, chủ nghĩa tư bản thế giới càng thêm suy
yếu.
2.1.2. Nguyên nhân
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân cho cuộc suy thoái. Một số ý

kiến cho rằng, đó là hậu quả của sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng hay thị
trường chứng khoán, hay sự suy giảm giao dịch quốc tế do Mỹ tăng thuế. Tuy
nhiên, ý kiến được nhiều nhà kinh tế đồng thuận, đó là do yếu tố cung của
nguồn tiền cũng như sai lầm trong điều hành của FED khi phản ứng quá chậm
trong việc giải cứu các ngân hàng. Ở bài nghiên cứu của mình, nhóm cũng đưa
ra và phân tích các nguyên nhân chính đến cuộc Đại suy thoái này.
• Ảnh hưởng của việc đầu cơ ồ ạt:
Theo trường phái Áo, nguyên nhân bắt nguồn từ sự can thiệp của Chính
phủ vào thập kỷ 1920. Sự dễ dãi trong tăng tín dụng đẩy các ngân hàng dễ dàng
cho vay, dẫn tới bùng nổ quá mức cung tiền ngay trước khi khủng hoảng, đẩy
thị trường chứng khoán bùng nổ quá mức, ngân hàng cho vay quá nhiều, rủi ro
quá mức không được quản lý. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, kéo theo sụp
đổ dây chuyền của các thể chế tài chính do các khoản nợ xấu không đòi được.
Đại khủng hoảng 1929 bắt đầu từ việc đầu cơ bất động sản ở Florida từ
những năm 1920. Thập niên 1920 là thập niên tăng trưởng tại Mỹ. Từ năm
18
1921 đến 1929, sản lượng công nghiệp tăng khoảng 40%, ngành nông nghiệp
bắt đầu đi vào hiện đại hóa, người nông dân vay mượn để đầu tư sản xuất, đưa
sản lượng nông nghiệp đến tình trạng sản xuất thừa. Ngân hàng phát triển tín
dụng, cho phép người dân mua sắm hàng hóa tiêu dùng lâu bền, xe hơi, nhà ở
Thị trường chứng khoán phát triển mạnh. Tuy nhiên, nhà đầu tư nhanh chóng
trở thành nhà đầu cơ: các cổ đông lúc này không quan tâm đến cổ tức được chi
trả bao nhiêu và chỉ quan tâm vào giá bán cổ phiếu được bao nhiêu. Bùng nổ về
đầu cơ đã khiến hàng triệu người Mỹ đầu tư rất nhiều vào thị trường chứng
khoán, một số lượng lớn còn đi vay tiền để mua cổ phần.Vào tháng 8 năm
1929, các nhà môi giới liên tục cho các nhà đầu tư nhỏ vay hơn 2/3giá trị bề
mặt của các cổphiếu mà họ đang mua. Hơn 8,5 tỉ đôla là các khoản vay, và toàn
bộ số tiền này và nhiều hơn nữa được lưu hành ở Mỹ. Giá cổ phiếu tăng lên
khiến nhiều người mua hơn, bởi vì người ta kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ cao hơn
nữa.Đầu cơ chính là động lực làm tăng giá và tạo ra bong bóng kinh tế. Chỉ số

P/E trung bình của các cổ phiếu kết hợp S&P là 32,6 vào tháng 9 năm 1929, rõ
ràng trên mức bình thường rất nhiều.
Việc các nhà đầu tư mua bất động sản với giá quá cao, để đầu cơ sinh
lời, hy vọng rằng giá cả thị trường tiếp tục tăng. Các ngân hàng tiếp sức cho
những hành động đầu cơ bằng cách cho vay dễ dàng. Thị trường chứng khoán
ngày càng phồng lên như trái bóng, phồng lên cho tới khi đứt phựt vào cuối
năm 1929, đưa kinh tế Mỹ vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử.
Trái bóng này được tạo nên phần lớn do các khoản tín dụng cho vay
theo ngày (call loan), với cơ cấu vận hành: Người mua chỉ phải trả một phần
giá
trị của cổ phiếu mà anh ta mua (đôi khi chỉ 10%), phần còn lại được công ty
kinh doanh chứng khoán vay giùm ở ngân hàng.Call loan trở thành một công
cụ tuyệt vời để khuyến khích sự đầu cơ, mở cửa thị trường chứng khoán cho cả
19
những người khiêm tốn nhất. Năm 1929, cứ 100 người Mỹ thì có 1 người tham
gia thị trường chứng khoán.
Khi giá một loại cổ phiếu bị giảm, công ty kinh doanh chứng khoán yêu
cầu khách hàng của mình trả thêm một khoản tiền để bồi thường phần giảm
này. Nếu người mua không trả được, cổ phiếu của anh ta bị đẩy ra thị trường.
Vào mùa thu năm 1929 ở Wall Street, các công ty kinh doanh chứng khoán nôn
nóng thanh toán các cổ phiếu như thế. Thường là với giá hạ, tức bị lỗ. Còn
khách hàng của họ thì phá sản. Vào ngày 24 tháng 10, 1929 khi chỉ số Dow
Jones vừa mới vượt khỏi đỉnh vào ngày 3 tháng 9 là 381,17 điểm, thị trường
đột ngột chững lại, các lệnh bán ra ồ ạt (bán đổ bán tháo). Có 12.894.650 cổ
phiếu được bán ra trong một ngày, và đây là nguyên nhân làm cho giá cả cổ
phiếu trên thị trường lao dốc. Bắt đầu vòng xoáy nghiệt ngã. Sự phá sản của
các công ty kinh doanh chứng khoán đẩy các nhà băng - vốn là chủ nợ, lâm vào
cảnh lụn bại.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đã đẩy Mỹ vào suy thoái. Tiêu
dùng và đầu tư bị ảnh hưởng trực tiếp. Người dân bắt đầu lo lắng về thu nhập,

họ tiêu dùng ít hơn trước. Các ngân hàng đua nhau phá sản nguyên nhân do
người vay vốn đầu cơ không còn khả năng trả nợ, cổ phiếu đầu cơ không còn
giá trị, còn những người gửi tiền lo lắng và rủ nhau ồ ạt rút tiền gửi ra khỏi
ngân hàng. Chỉ vài tháng sau, khủng hoảng chứng khoán biến thành khủng
hoảng ngân hàng. Điều này khiến các công ty không thể tiếp cận nguồn vốn
vay để đầu tư, khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ.
• Các chính sách của chính quyền không hợp lý::
Theo trường phái Keynes, đối với cuộc Đại suy thoái 1929-1930, cơ chế
tự điều chỉnh của thị trường tự do không hoạt động được. Do giảm phát mạnh,
lãi suất danh nghĩa giảm - giá cả giảm 24% từ năm 1929 đến 1933. Dù lãi suất
giảm nhưng đầu tư không tăng được do kỳ vọng về tương lai quá bi quan.
Chính quyền Mỹ lúc đó chỉ quan tâm đến cân bằng ngân sách, để nền kinh tế tự
20
tìm đường đi cho chính nó, hơn việc chấp nhận thâm hụt ngân sách để duy trì
việc làm và sản lượng.
Theo trường phái của kinh tế tiền tệ (monetarist), khủng hoảng là do sự
xiết chặt quá mức của cung tiền năm 1930, và cho rằng Cục dự trữ Liên Bang
đã sử dụng sai chính sách tiền tệ, đáng lẽ phải tăng cung tiền, thay vì đã giảm
cung tiền.
Nhiều nhà kinh tế trong đó có cả cựu Chủ tịch của FED Ben Bernanke
đã đi xa hơn cách lý giải của kinh tế học Keynes và cho rằng nguyên nhân
chính nằm ở chính sách tiền tệ khi FED đã giảm một phần ba cung tiền trong
thời gian 1929-1933, gây ra tình trạng giảm phát và suy thoái trong thời kỳ này.
Giảm phát do thắt chặt tiền tệ thường kéo theo gánh nặng nợ nần và đổ vỡ của
các ngân hàng thương mại mà các nhà kinh tế gọi là tình trạng giảm phát - nợ
(debt-deflation).
Khi mức giá giảm từ 20-50% thì chỉ trong 10 tháng đầu năm 1930 đã có
744 ngân hàng ở Mỹ phá sản, tín dụng ngưng trệ làm tăng mạnh hơn áp lực
giảm phát. Năm 1933 những người gửi tiền ở nhà băng mất 140 tỷ đô-la. Nhiều
nhà kinh tế cho rằng việc giảm buôn bán quốc tế sau năm 1930 làm cho khủng

hoảng kinh tế càng trầm trọng. Nguyên do là để bảo vệ công nhân Mỹ, ngày 17
tháng 6 năm 1930, Mỹ đã tăng thuế nhập cảng 20.000 sản phẩm, vì vậy các
nước khác trả đũa Mỹ và làm cho hảng nhập cảng từ Âu châu vào Mỹ từ 1.334
triệu đô-la năm 1929 còn 390 triệu năm 1932; xuất cảng của Mỹ từ 2.344 triệu
đô-la năm 1929 còn 784 triệu đô-la năm 1932; buôn bán trên thế giới giảm
66% từ năm 1929 tới năm 1934. Vì vậy nền kinh tế Mỹ càng suy giảm. Trước
năm 1930 chỉ số thất nghiệp Mỹ là 7.8%. Sau khi thi hành luật nhập cảng thì
thất nghiệp lên 16.3%, năm 1932 lên 23.6%, năm 1933 lên 24.9%. Luật này
làm hại nền kinh tế Mỹ và chỉ được bãi bỏ vào năm 1950.
• Duy trì tỷ giá cố định:
21
Chính phủ Mỹ muốn duy trì bản vị vàng – một dạng của chính sách tỷ
giá cố định, FED đã không thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ cần thiết.
Chính sách này đã góp phần gây ra giảm phát, mức giá chung trong giai đoạn
1929-1933 giảm và dẫn đến tình trạng giảm phát nợ. Mức giá tiêu dùng giảm
đồng nghĩa với giá trị thực của nợ tăng. Các món nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên
khiến các ngân hàng phải bán tài sản của họ. Điều này càng làm cho tình hình
tài chính ở các ngân hàng càng trở nên tồi tệ. Tình trạng giảm phát nợ một mặt
đẩy các ngân hàng yếu ớt nhanh chóng sụp đổ, làm giảm lượng tín dụng, thu
hẹp đầu tư và tiêu dùng, mặt khác vì không có lợi cho người đi vay nên cũng
không kích thích vay để đầu tư.
Tất cả tạo nên một ảnh hưởng dây chuyền mạnh mẽ làm tổng cầu sụt
giảm nặng nề. Khủng hoảng ngân hàng đưa nước mỹ đến khủng hoảng kinh tế
năm 1931 và đi vào đại suy thoái: sản lượng công nghiệp giảm 50%, tỷ lệ thất
nghiệp lên đến 25% trong giai đoạn 1930 – 1932.
2.1.3. Các biện pháp của Mỹ
Lúc đầu, các nhà chức trách cố lấy lại niềm tin trên thị trường bằng
những bài phát biểu, cam kết. Thậm chí Tổng thống Herbert Hoover trấn an
dân chúng rằng nền kinh tế vẫn vững vàng. Tuy nhiên, mọi biến chuyển chỉ bắt
đầu khi ông Franklin D Roosevelt trúng cử Tổng thống vào năm 1932. Để cứu

vãn tình trạng đại khủng hoảng kinh tế, Tổng thống Hoa Kỷ Franklin Roosevelt
đã ban hành Tân chính sách (Phụ lục 2.1) . Chương trình tân chính sách có mục
tiêu nhu cầu và cung cấp việc làm và cứu trợ người nghèo thông qua tăng
cường chi tiêu của chính phủ và cải tổ tài chánh. Chính phủ ban hành luật trao
đổi an toàn năm 1934 tạo ra công ty bảo hiểm tiền gửi ngân hàng FDIC. Chính
phủ Mỹ bắt đầu chính sách trợ cấp thất nghiệp, ổn định thị trường bằng cách
hạn chế sản xuất, khuyến khích hoạt động công đoàn, và xây dựng hệ thống
hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp. Nhờ Tân chính sách của Tổng thống Roosevelt
mà nền kinh tế của Mỹ năm 1934 GDP tăng 7.7%, thất nghiệp từ 24.9% năm
22
1933 còn 21.7% năm 1934 . Suy thoái tháng 5 năm 1937, GDP -4.9% chấm dứt
tháng 6-1938 làm cho chỉ số thất nghiệp lại tăng lên 19% và cuộc khủng hoảng
kinh tế của Mỹ chỉ chấm dứt khi thế chiến thứ 2 bắt đầu khoảng 1939.
Sau năm 1939 khi Mỹ tham gia thế chiến thứ 2 nên cần nhiều quân, 6
triệu quân và công nhân viên sản xuất vũ khí khoảng 6 triệu, thì số thất nghiệp
mới giảm xuống, khi phụ nữ và những người da đen buộc phải đi làm thay thế
cho hàng triệu người đã gia nhập quân đội. Sản lượng kinh tế tăng lên gấp đôi.
Khi cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm, Mỹ đã phải vay nợ hơn một nửa số
tiền trang trải chiến phí. Nửa còn lại được gây dựng từ các khoản đóng thuế
của người dân.
Từ năm 1933- 1942, cổ phiếu US đã tăng 140% nhờ chính sách nới lỏng
tiền tệ thông qua tăng cớ số tiền tệ.
2.1.4.Bài học kinh nghiệm từ khủng hoảng nền kinh tế Mỹ 1929-1930
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt. Chính phủ
nên có các thông điệp rõ ràng đến thị trường về các mục tiêu ngắn hạn và tuyên
bố tiếp tục hỗ trợ thị trường cho đến khi nền kinh tế phục hồi.
H 2.3: Giải pháp cho bẫy thanh khoản
Lành mạnh hóa ngành ngân hàng bằng việc giải quyết triệt để các khoản nợ
xấu. Hệ thống tài chính ngân hàng được cải thiện, các doanh nghiệp có khả
năng vay vốn với chi phí thấp, giảm nợ, có điều kiện mở rộng khả năng sản

23
xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Các nước cần cố gắng củng cố thị
trường tài chính để hậu thuẫn kinh tế phát triển
Khi kinh tế của Mỹ đang bước vào thời kỳ suy thoái và trong thời kỳ
khủng hoảng 1929-1939 chính phủ và quốc hội Mỹ đã phạm sai lầm là tăng
thuế nhập cảng từ 25% lên 50% làm cho tất cả các nước khác trả đũa vì vậy
toàn thể kinh tế Hoa Kỳ sụp đỗ. Do đó, bài học ở đây là: Cần phải tự do kinh tế
thì mới cứu được suy thoái.
2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
2.2.1. Nhật Bản trước thập kỷ mất mát (A Lost Decade)
Suốt hai thập kỷ từ 1970 đến 1990 kinh tế Nhật phát triển thần kỳ, đạt
trung bình trên 4% mỗi năm. Những năm đầu của thập kỷ 80, kinh tế Nhật có
tăng chậm đi vì ảnh hưởng của việc tăng giá dầu, nhưng từ năm 1987 đến 1990,
lại tăng tốc đạt trên 5%/ năm. Nhiều nhà kinh tế coi Nhật là số một, bài học cho
Mỹ (Ezra Vogel, Japan as Number One: Lessons for America, Harvard
University Press, 1979). Nhưng rồi từ 1991 đến 2004 kinh tế Nhật đi vào
khủng hoảng, chỉ đạt trung bình năm 1,3%.
Giai đoạn Nhật Bản
1971 - 1980 4,5%
1981 - 1990 4,1%
1991 - 2001 1,3%
H2.4: Tốc độ phát triển của Nhật từ 1971 đến 2001
(Nguồn: Vũ Quang Việt - Về thập kỷ suy thoái kinh tế ở Nhật)
Sau thế chiến lần thứ hai, kinh tế Nhật đã dựa vào thương mại quốc tế để
phát triển vì Nhật thiếu tài nguyên thiên nhiên để sản xuất xuất khẩu do đó con
bài chủ lực của Nhật là nhập khẩu nguyên liệu nhằm phát triển trong khi bằng
mọi cách bảo vệ thị trường nội địa. Hàng hoá nội địa do đó mà đắt so với các
24
nước khác. Chính sách giữ đồng Yen yếu cũng là lý do bảo đảm hàng hoá Nhật
xuất khẩu rẻ trên thị trường thế giới và làm cho hàng hoá nước ngoài đắt trên

thị trường nội địa. Đầu những năm1970, một đồng USD có lúc lên tới 370 Yen
(năm 1975, hối suất trung bình là 305 và năm 1984 là 251 [1]). Kinh tế Nhật
phát triển mạnh, dư thừa lớn trong cán cân thương mại còn kinh tế Mỹ và Âu
châu suy yếu. Trước tình hình đó, Nhật bị các nước phương Tây áp lực thay đổi
chính sách, đòi hỏi mở rộng thị trường nội địa đối với cả hàng hoá và tư bản tài
chính. Thoả thuận Plaza (Plaza Accord) năm 1985 là điểm mốc quan trọng, lúc
đó một USD là 240 Yen. Nhóm G5 áp lực Nhật chấp nhận đồng thuận trên
nhằm tăng giá đồng Yen và giảm giá đồng USD. Nhật chấp nhận vì không
muốn các nước G5, đặc biệt là Mỹ đưa ra các biện pháp bảo vệ thị trường, ngăn
chặn hàng Nhật. Năm 1995, mười năm sau Thoả thuận Plaza, đồng Yen lên giá
ở đỉnh điểm là một USD bằng 80 Yen. Với giá đồng Yen cao lên, Nhật mất dần
khả năng cạnh tranh nếu chỉ sản xuất ở trong nước để xuất khẩu. Hơn nữa để
đối phó với dư luận chống lại hàng nhập từ Nhật, từ năm 1985, Nhật tăng tốc
đầu tư trực tiếp thị trường các nước ASEAN (lúc đầu là Malaysia, rồi sau đó là
Thái Lan và Indonesia) và vào thị trường Âu Mỹ. Trước khủng hoảng năm
1997, vài nước ở Đông Nam Á được Ngân hàng Thế giới gọi là những con
rồng, con hổ châu Á, coi phát triển thần kỳ này là do chính sách nội địa mà
quên mất vai trò của đồng Yen cao giá đã làm các nền kinh tế này tăng tính
cạnh tranh.
Do kinh tế phát triển cao trong hai thập kỷ 1970-1980, giá tài sản Nhật
lên như bong bóng, đặc biệt là từ năm 1985 trở đi, khi đồng Yen tăng giá, Nhật
thừa tiền do việc dư thừa cán cân thương mại, đã ồ ạt mua tài sản nước ngoài,
kể cả Trung tâm Rockefeller ở thành phố New York, một biểu tượng của tư bản
Mỹ. Nhưng cũng từ đầu năm 1990 trở đi kinh tế Nhật gặp khó khăn khi tốc độ
tăng giảm hẳn xuống, giá trị tài sản giảm và nước Nhật bị chìm trong Một thập
kỹ mất mát(A Lost Decade).
25

×