Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM Ở NGƯỜI LỚN (18-54 TUỔI) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.13 KB, 40 trang )
















RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG
HÀM Ở NGƯỜI LỚN (18-
54 TUỔI)


RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM Ở NGƯỜI LỚN
(18-54 TUỔI)

TÓM TẮT
Mục tiêu: Để xác định tỷ lệ rối loạn thái dương hàm (RLTDH) ở cư
dân thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu mối liên quan của một số yếu tố
nguy cơ đối với RLTDH,
Phương pháp: chúng tôi tiến hành một nghiên cứu cắt ngang mô tả
trên một mẫu gồm 780 người từ 18-54 tuổi theo phương pháp chọn mẫu cụm
nhiều bậc. Các đối tượng được phỏng vấn về sự hiện diện của các triệu
chứng (TC) của RLTDH và một số yếu tố nguy cơ có liên quan. Sau đó, đối


tượng được khám để đánh giá các dấu chứng (DC) của RLTDH, gồm đánh
giá biên độ vận động hàm, đường há-ngậm miệng, nghe tiếng kêu khớp,
khám cơ, khớp bằng phương pháp sờ.
Kết quả cho thấy có 64,87% người có RLTDH, trong đó có TC là
35,26%, có DC là 56,15%. Đa số các rối loạn ở mức độ nhẹ, các TC thường
gặp là tiếng kêu khớp (25,77%) và mỏi hàm (18,72%), DC thường gặp là
tiếng kêu khớp (25%). Các mối liên quan sau đây có ý nghĩa: nữ, sức khỏe
tổng quát xấu, đau các khớp khác với đau cơ và đau khớp; đau các khớp
khác liên quan với nhiều TC, DC nhất; stress, nghiến R, chấn thương, ngồi
hay đứng làm việc lâu với đau cơ; siết chặt R với đau khớp; nhai một bên
với tiếng kêu khớp; chấn thương, nghiến răng và đau các khớp khác liên
quan với há hạn chế.
Kết luận: Tỷ lệ nhu cầu điều trị không tương xứng với tỷ lệ RLTDH,
chiếm18,84%, ngoài ra 45,90% cần tự theo dõi và kiểm soát bệnh.
ABSTRACT
Objective: To estimate the prevalence of temporomandibular
disorders (TMDs) in people in Ho Chi Minh city, and its relationship with
some risk factors,
Method: we processed a cross-sectional study on a sample of 780
people aged 18 to 54, with a multi stage cluster sampling method. The
participants were interviewed with a questionnaire concerning subjective
symptoms and various risk factors related to TMDs. Then they were
examined to find the signs of TMDs, which included: measuring the ranges
of jaw movements; observing the mouth opening-closing pattern; finding
temporomandibular joint noise(TMJ); digitally palpating the jaw muscles
and TMJs.
The results showed that 64.87% suffered from TMDs, in which,
35.26% people had symptoms and 56,15% had signs. Most of the cases had
light dysfunction, the most common symptoms were TMJ noise (25.77%)
and jaw muscle fatigue (18.72%), the most common sign was TMJ noise

(25%). Some significant associations were noted as follows: female, poor
general health, pain in other joints with muscle and TMJ pain; pain in other
joints had a correlation with most of the symptoms and signs; stress,
bruxism, trauma, prolonged sitting/standing with muscle pain; clenching
with TMJ pain; unilateral chewing with joint noise; trauma, bruxism and
pain in other joints with limited mouth opening.
Conclusion: The prevalence of the treatment need was18.84%, which
was not proportional with the prevalence of TMDs, in addition, 45.90%
people needed selfcare and control of their condition.
MỞ ĐẦU
Rối loạn thái dương hàm (RLTDH) là một thuật ngữ chung, chỉ các
tình trạng lâm sàng ảnh hưởng lên khớp thái dương hàm (TDH) và/hoặc các
cơ nhai, và được xếp vào phân nhóm rối loạn cơ-xương (thuộc phân loại đau
miệng-mặt của Bell). Các tình trạng này tuy khác nhau về nguyên nhân và
cơ chế, nhưng có các triệu chứng (TC), dấu chứng (DC) tương tự nhau, chủ
yếu là đau và loạn năng ở cơ, khớp TDH.
RLTDH là một tình trạng khá thường gặp ở người lớn
(20)
. Một tổng
quan về các nghiên cứu dịch tễ RLTDH trên thế giới từ năm 1974 đến 1992
cho thấy tỷ lệ người có ít nhất một TC thay đổi từ 0 đến 93%, có ít nhất một
DC là 6 đến 93%. Tuy nhiên, đau và loạn năng cơ, khớp TDH thường có
mức độ nhẹ hay trung bình và không tiến triển. Một số diễn tiến nặng, dai
dẳng, gây trở ngại cho bệnh nhân trong việc ăn nhai, làm việc, giao tiếp xã
hội, có khi gây tình trạng suy nhược trầm trọng. Nhiều công trình nghiên
cứu về dịch tễ học RLTDH ở các nước thuộc châu Âu, châu Mỹ, và châu Á
đã được tiến hành.
Ở Việt nam, nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất ít và được thực hiện
trên những mẫu thuận tiện, chưa đại diện cho quần thể của một vùng. Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tình trạng RLTDH ở cư dân

thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ
đối với RLTDH. Nghiên cứu này được thực hiện với hy vọng đóng góp một
phần vào nguồn dữ liệu về tình trạng RLTDH ở người Việt Nam, đồng thời
cung cấp những thông tin tổng quát giúp cho việc chẩn đoán và điều trị
RLTDH trên người Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng RLTDH ở cư dân
thành phố Hồ Chí Minh từ 18 đến 54 tuổi.
Xác định tỷ lệ các triệu chứng và dấu chứng của RLTDH.
Xác định mối liên quan giữa RLTDH với tuổi, giới, nghề nghiệp và
trình độ văn hóa.
Xác định mối liên quan giữa các triệu chứng, dấu chứng của RLTDH
với các yếu tố nguy cơ.
Xác định nhu cầu điều trị RLTDH.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 780 người từ 18 đến 54 tuổi, đang sống tại 6
quận, huyện thuộc TP. Hồ Chí MInh trong thời gian nghiên cứu (từ tháng
11/2004-03/2005), được chọn theo phương pháp chọn mẫu cụm nhiều bậc.
Đối tượng loại trừ: không thể có mặt trong thời gian điều tra; không
có khả năng trả lời được phỏng vấn hoặc không muốn hợp tác; đang có
sưng, đau do nhiễm trùng, chấn thương hay khối u ở vùng miệng- mặt; mất
các răng cửa và không có răng giả thay thế.
Phương tiện nghiên cứu
Phương tiện phỏng vấn: bảng câu hỏi phỏng vấn
Phương tiện khám: bút lông dầu đầu nhỏ để đánh dấu, thước thẳng
dẹp, chia vạch mm, ống nghe, lực kế để ước lượng lực sờ cơ, khớp, phiếu
khám.

Phương pháp nghiên cứu
Phỏng vấn: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp, bao gồm:
- Các thông tin tổng quát về đối tượng: tuổi, giới, nghề nghiệp, và
trình độ văn hóa.
- Phần câu hỏi: thu thập thông tin về các TC của RLTDH hiện nay hay
trong 6 tháng trước; nếu có TC của RLTDH thì đã hay chưa điều trị và các
yếu tố nguy cơ. Đối tượng sau đó sẽ được xếp loại điểm số loạn năng qua
khai thác bệnh sử của Helkimo
(3)
bao gồm TO (không có TC): không có TC
đau hay loạn năng của hệ thống nhai; T1 (TC nhẹ): có một hay nhiều TC
nhẹ: nghe tiếng kêu khớp, mỏi hàm, cứng hàm khi thức dậy buổi sáng; T2
(TC trung bình và nặng): có ít nhất một TC nặng: kẹt hàm, há hạn chế, đau ở
vùng hàm-mặt.
Khám lâm sàng: nhằm phát hiện các DC của RLTDH, bao gồm: (1)
Đo biên độ các vận động hàm, (2) Đánh giá đường há-ngậm miệng, (3)
Nghe tiếng kêu ở khớp, (4) Sờ khớp TDH và (5) Sờ cơ nhai. Các DC sau khi
được thu thập xong sẽ được xếp loại điểm số loạn năng qua khám lâm sàng
của Helkimo
(4)
gồm: D0 (không có loạn năng), D1 (loạn năng nhẹ), D2 (loạn
năng trung bình) và D3 (loạn năng nặng).
Sáu điều tra viên (ĐTV) đều là cán bộ giảng phân môn cắn khớp học,
Bộ môn Nha Khoa Cơ Sở, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh. Các ĐTV không biết kết quả phỏng vấn các đối tượng và
đều qua tập huấn định chuẩn về khám và ghi nhận các DC của RLTDH.
Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 10.05.
Sử dụng kiểm định 
2

và mô hình hồi quy logistic: xác định mối liên
quan giữa RLTDH và các yếu tố tổng quát; xác định mối liên quan giữa các
TC, DC của RLTDH và các yếu tố nguy cơ.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu gồm 780 người, trong đó có 359 nam (46,03%) và
421 nữ (53,97%). Phân bố mẫu theo tuổi và giới được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo tuổi và giới
Nam Nữ Tổng hàng Tu
ổi
n (%) n (%) n (%)
18
– 19
49

(6,28)

20

(2,56)

69

(8,85)

20
– 24
66

(8,46)


51

(6,54)

11
7
(15,0
0)
Nam Nữ Tổng hàng Tu
ổi
n (%) n (%) n (%)
25
– 29
42

(5,38)

51

(6,54)

93

(11,9
2)
30
– 34
58

(7,44)


58

(7,44)

11
6
(14,8
7)
35
– 39
46

(5,90)

49

(6,28)

95

(12,1
8)
40
– 44
37

(4,74)

68


(8,72)

10
5
(13,4
6)
45
– 49
36

(4,62)

71

(9,10)

10
7
(13,7
2)
Nam Nữ Tổng hàng Tu
ổi
n (%) n (%) n (%)
50
– 54
25

(3,21)


53

(6,79)

78

(10,0
0)
Tổn
g cột
35
9
(46,0
3)
42
1
(53,9
7)
78
0
(100)

Tình trạng rối loạn thái dương hàm
Tỷ lệ rối loạn thái dương hàm và các mức độ trầm trọng
Trong nghiên cứu này, 64,87% dân số mẫu có TC hay DC của
RLTDH. Tương tự nhiều nghiên cứu khác, số người nhận biết có TC ít hơn
số người có DC được phát hiện qua khám lâm sàng, tỷ lệ tương ứng là
35,26% và 56,15%. Kết quả này phù hợp với Pullinger (39% và 59%),
Salonen (30% và 54%), H.T.N. Linh (20,4% và 50,8),…
Tỷ lệ người có TC, DC hơi nhiều hơn so với nghiên cứu của Shiau

(16,6% và 42,9%) và De Kanter (21,5% và 44,4%); nhưng thấp hơn nghiên
cứu của Helkimo
(3)
(57% và 88%). Sự biến thiên nhiều trong tỷ lệ RLTDH
xuất phát từ cách chọn mẫu và phương pháp nghiên cứu khác nhau (có đầy
đủ hay không các nội dung khám lâm sàng và bảng câu hỏi). Mặc dù
RLTDH khá phổ biến trong cộng đồng, đa số các TC, DC ở mức độ nhẹ:
Triệu chứng  nhẹ (T1): 22,18%, trung bình đến nặng (T2): 13,08%;
Dấu chứng  nhẹ (D1): 48,85%, trung bình (D2): 5,26%, nặng (D3):
2,05%.
Nhận xét này cũng tương tự nhiều nghiên cứu khác có sử dụng điểm
số Helkimo để phân loại mức độ RLTDH.
Tỷ lệ các triệu chứng của rối loạn thái dương hàm
Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy tiếng kêu khớp là TC thường gặp nhất
qua khai thác bệnh sử, chiếm 25,77%, kế đến là mỏi hàm 18,72%. Tỷ lệ
tiếng kêu khớp theo Schiffman là 44%, của Matsuka là 24%. Tỷ lệ mỏi hàm
theo Schiffman là 32% và Helkimo
(3)
là 27,4%.
Đau ở mặt hay hàm ít gặp hơn, thường thấy là đau khi vận động hàm,
chiếm 9,62%; đau khi hàm nghỉ rất ít gặp, chỉ 1,79% (biểu đồ 1). Nhận xét
này phù hợp với kết quả khảo sát trên bệnh nhân RLTDH đến điều trị tại
Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD TP.HCM, tỷ lệ tương ứng là 75% và 20%. Tỷ
lệ đau ở mặt hay hàm theo Matsuka là 11%, Helkimo
(3)
là 12,8% và
H.T.N.Linh
(9)
là 3,5%.
Đa số người RLTDH có một đến hai TC, chiếm 26,79%. Như vậy, đa

số có ít TC và các TC thường ở mức độ nhẹ (tiếng kêu khớp hay mỏi hàm),
các TC loạn năng nặng như đau, kẹt hàm và há hạn chế ít gặp hơn.
%
Trieäu chöùng

Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ % các triệu chứng của RLTDH (trong mẫu
nghiên cứu, N=780)
Tỷ lệ các dấu chứng của rối loạn thái dương hàm
Kết quả ở biểu đồ 2 cho thấy một phần tư dân số trong mẫu nghiên
cứu có tiếng kêu khớp qua khám lâm sàng. Đây là DC chiếm tỷ lệ cao nhất,
đa số là tiếng kêu lục cục, chiếm 24,62% và lạo xạo là 0,38%. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của H.T.N. Linh và V.Đ. Tuyến, với tiếng lục cục
tương ứng là 36,9% và 70%, lạo xạo là 2,2% và 5,0%. Ngoài ra, tiếng kêu
khớp thường gặp ở một bên (14,74%) hơn là cả hai bên.
DC thường gặp kế đến là vận động hàm hạn chế và lệch đường há
ngậm (biểu đồ 2). Mức độ hạn chế hầu hết là nhẹ, chủ yếu là ra trước và
sang bên hạn chế (4-6mm). Một số người có thể không quen đưa hàm ra
trước và sang bên mặc dù đã được luyện tập trước khi đo, đây cũng là mặt
hạn chế của việc xác định RLTDH chỉ dựa vào sự hiện diện của một TC hay
DC. Lệch hàm >2mm được xem là bất thường, chiếm 12,18% (biểu đồ 2),
với lệch một bên: 4,49% và lệch zig-zag: 7,69%.

%

Biểu đồ 2. Phân bố tỷ lệ % các dấu chứng của RLTDH (trong mẫu
nghiên cứu, N=780)
Đau cơ thường gặp hơn đau khớp, tỷ lệ tương ứng là 13,85% và
8,85% (biểu đồ 2). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Shiau (16,4%
và 3,9%), Matsuka (21% và 6%),…. Trong nghiên cứu của H.T.N. Linh, tỷ
lệ đau cơ chỉ chiếm 1,2% và chỉ có một trường hợp đau khớp.

Đau khớp thường gặp ở một bên (6,41%) và ở mặt ngoài (8,72%).
Tương tự, đau cơ thường ở một bên (7,95%), trong đó cơ cắn bó nông và bó
sâu, cơ thái dương trước và giữa là những cơ thường bị đau nhất. Đa số đối
tượng có từ một đến hai DC, chiếm 47,57%.
Mối liên quan giữa rối loạn thái dương hàm và các yếu tố nguy cơ
Liên quan giữa RLTDH và các yếu tố tổng quát
Liên quan giữa RLTDH với tuổi và giới
Giới tính được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng thích nghi của cơ thể đối với các tác nhân có hại. Trong nghiên cứu
này, không có khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ về tình trạng RLTDH.
Tuy nhiên, nữ có biểu hiện nhiều hơn nam đối với các TC hay DC mỏi hàm
(OR=2,23), đau cơ khi sờ (OR=2,59) và đau khớp khi sờ (OR=2,70) (bảng
2, 3, 5, 7). Kết quả này tương tự Matsuka, Huang,… Ngược lại, theo
Helkimo
(3)
và H.T.N.Linh, không có khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ các
TC và DC.
Để giải thích cho tỷ lệ trội hơn ở nữ, nhiều giả thuyết đã được đặt ra: vị trí
lồi cầu ở nữ có xu hướng lui sau hơn nam, có thể làm yếu chỗ bám của các dây
chằng đĩa khớp, đưa đến di lệch đĩa ra trước; một số tình trạng dãn khớp hệ thống
có liên quan với nồng độ cao estrogen trong cơ thể; nữ thường xuyên bị stress
trong cuộc sống nhiều hơn nam; khả năng ứng phó với stress ở nữ kém hơn; nữ
nhạy cảm với các kích thích gây đau nhiều hơn.
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ % các TC của RLTDH theo giới
Nam Nữ Tri
ệu
chứng
n

% n %

p
*

Kẹt
hàm khi há


hạn chế
Kẹt
hàm khi
ngậm
Nghe
tiếng k
êu
khớp
10

12

13

85

2,8
3,3
3,6
23,7
15
16
10

116

3,6
3,8
2,4
27,6
ns
ns
ns
ns
Mỏi
khi v
ận
động
47

13,1 99 23,5 <0,001
Nam Nữ Tri
ệu
chứng
n

% n %
p
*

hàm/hàm
nghỉ
C
ứng

hàm khi
th
ức dậy
buổi sáng
Đau
khi v
ận
động hàm
Đau
khi hàm
nghỉ
11


29

3
3,1

8,1
0,8
25

46
11
5,9

10,9
2,6
ns


ns
ns
*: Kiểm định 
2
, ns : p >0,05
Bảng 3: Phân bố tỷ lệ % các DC của RLTDH
theo giới
Nam Nữ Dấu
chứng
n

% n %
p
*



hạn chế
6 1,7 18 4,3 <0,05

Đưa
hàm sang
phải hạn chế

31

8,6 49 11,6 ns
Đưa
hàm sang

trái hạn chế
30

8,4 42 10,0 ns
Đưa
hàm ra trư
ớc
44

12,3 66 15,7 ns
Nam Nữ Dấu
chứng
n

% n %
p
*


hạn chế
Nghe
tiếng k
êu
khớp
86

24 109

25,9 ns
Đư

ờng
há, ng
ậm
lệch >2mm
44

12,3 51 12,1 ns
Kẹt
hàm khi há
0 0 0 0
Kẹt
hàm khi
ngậm
0 0 0 0
Nam Nữ Dấu
chứng
n

% n %
p
*


Đau
khi v
ận động
hàm
17

4,7 26 6,2 ns

Đau
khớp khi sờ

19

5,3 50 11,9 0,001

Đau
cơ khi sờ
34

8,9 79 18,9 <0,001
*: Kiểm định 
2
, ns: p >0,05.
Không có khác biệt có ý nghĩa giữa các lứa tuổi nghiên cứu về tỷ lệ
RLTDH.
Liên quan giữa RLTDH với mức kinh tế, trình độ văn hóa, và
nghề nghiệp
Không có khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ RLTDH giữa các đối tượng có
mức kinh tế, trình độ văn hóa và nghề nghiệp khác nhau.
Liên quan giữa các triệu chứng và dấu chứng của RLTDH và các
yếu tố nguy cơ
Bảng 4: So sánh tỷ lệ % các yếu tố nguy cơ giữa nhóm có và không
có TC hay DC: tiếng kêu khớp; mỏi hàm; và há hạn chế
Y
ế u tố
nguy cơ
Tiếng Kêu Khớp Mỏi hàm
Há h

Có không

p

Có không

p

(307)

(473)

(146)

(634)


(49)
Nghiến
răng
19,2

14,2 ns

21,9

14,8 *
38,8
Si
ết chặt

răng
9,1 7,8 ns

11,6

7,6 ns
20,4
Y
ế u tố
nguy cơ
Tiếng Kêu Khớp Mỏi hàm
Há h
Có không

p

Có không

p

Nhai m
ột
bên
58,3

48,2 *

60,3

50,3 *

63,3
Chắn
thương
7,8 6,6 ns

13,0

5,7 **
18,4
Ng
ồi/đứng
lâu
39,7

40,4 ns

51,4

37,5 **
34,7
Đau kh
ớp
khác (th
ỉnh
thoảng/thường
xuyên)
34,9

34,0 ns


49,3

30,9 ***

55,1
Y
ế u tố
nguy cơ
Tiếng Kêu Khớp Mỏi hàm
Há h
Có không

p

Có không

p

Stress
(nhiều/rất
nhiều)
21,5

16,5 ns

30,8

15,6 ***

22,4

S
ức khỏe
tổng quát (xấu)
5,9 5,7 ns

11,0

4,6 **
6,1
Kiểm định 
2
, ns: p>0,05, *: p<0,05, **: p≤0,01, ***: p≤0,001
Bảng 5: Mối liên quan giữa tiếng kêu khớp, mỏi hàm, há hạn chế với
các yếu tố nguy cơ qua phân tích hồi quy logistic
Yếu tố nguy cơ

Tiếng K
êu
Khớp OR (95%CI)
Mỏi h
àm
OR (95%CI)
Há h
ạn chế
OR (95%CI)
Yếu tố nguy cơ

Tiếng K
êu
Khớp OR (95%CI)

Mỏi h
àm
OR (95%CI)
Há h
ạn chế
OR (95%CI)
Nghiến răng 1,47 (0,98-2,21)

1,64 (0,99-
2,69)
3,72 (1,88-
7,35)
***

Siết chặt răng 1,00 (0,58-1,72)

1,33 (0,70-
2,51)
2,21 (0,97-
5,05)
Nhai một bên
1,52 (1,13-
2,03)
**

1,41 (0,96-
2,08)
1,43 (0,76-
2,67)
Chấn thương 1,22 (0,69-2,14)


2,85 (1,51-
5,38)
***

4,17 (1,80-
9,67)
***

Ngồi/đứng lâu 0,93 (0,69-1,26)

1,70 (1,16-
2,50)
**

0,74 (0,39-
1,41)
Đau khớp khác

0,96 (0,70-1,33)

1,78 (1,20- 1,92 (1,02-

×