HỌC VIỆN THỂ THAO
TRƯỜNG ĐHSP THỂ DỤC THỂ THAO
THƯỢNG HẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HÀNG QUANG THÁI
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI
VÀ THỂ LỰC TRẺ 4 TUỔI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
HỌC VIỆN THỂ THAO
TRƯỜNG ĐHSP THỂ DỤC THỂ THAO
THƯỢNG HẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HÀNG QUANG THÁI
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI
VÀ THỂ LỰC TRẺ 4 TUỔI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số
:
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS.Trịnh Hữu Lộc
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta biết rằng, con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chủ thể
của mọi của cải vật chất và văn hóa, chủ thể để xây dựng xã hội công bằng,
văn minh. Như thế, con người phát triển toàn diện là con người được phát
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong
sáng về đạo đức. Giáo dục và đào tạo là cơ sở để phát huy nhân tố con người,
trong đó giáo dục thể chất là một trong những mặt phát triển con người toàn
diện. Cơ sở bền vững để tồn tại lâu dài của mỗi đất nước, mỗi dân tộc, bắt
nguồn từ sự không ngừng chăm sóc đầu tư cho sự nghiệp phát triển con người
về mọi mặt, trong đó việc đầu tư nâng cao thể chất, sức khỏe cho học sinh nói
chung và cho trẻ lứa tuổi Mầm non nói riêng là vấn đề quan trọng trong chiến
lược phát triển nhân tố con người.
Công tác giáo dục trẻ em lứa tuổi Mầm non có vị trí, vai trò trọng yếu
trong sự nghiệp giáo dục của đất nước. Giáo dục Mầm non nằm trong hệ
thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em ở lứa tuổi từ ba tháng đến sáu tuổi, giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách.
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của
mỗi gia đình và toàn xã hội. Từ lâu, cộng đồng nhân loại đã nhận thức rõ điều
đó và đi tới những biện pháp thiết thực để bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ, phát
huy tối đa các năng lực trí tuệ, thể chất cho thế hệ trẻ, phát triển phù hợp với
sự tiến bộ của thời đại.
Ở Việt Nam, trong chương trình giảng dạy thể dục cho trẻ Mầm non,
các nội dung của thể dục phát triển thể chất chiếm vị trí chủ yếu. Chương
trình giáo dục thể chất cho lứa tuổi này cùng với chương trình giáo dục thể
2
chất cho các cấp học tiếp theo, thể dục góp phần quan trọng vào việc phát
triển các tố chất thể lực, kỹ năng, hoàn thiện các hoạt động tâm sinh lý cho
học sinh, tạo ra những tiền đề phát hiện tài năng thể thao trong tương lai.
Trẻ ở lứa tuổi Mầm non năng lực thể chất đang trên đà phát triển,
song phát triển của một số năng lực diễn ra không đồng đều. Điều đó, trước
hết là do những quy luật tự nhiên của sự biến đổi các hình thái và chức năng
của cơ thể theo lứa tuổi trong những giai đoạn phát triển và trưởng thành khác
nhau. Các tố chất thể lực của trẻ trong một chừng mực nhất định, sẽ được
hình thành và hoàn thiện dần trong quá trình học các động tác, các bài tập thể
dục của chương trình GDTC Mầm non quy định. Song, sự tác động có chủ
đích đối với những tố chất thể lực này, hay tố chất thể lực khác, sẽ được đảm
bảo nhờ sự lựa chọn các bài tập thể chất và các phương pháp tập luyện phù
hợp và khoa học. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tổ chức hoạt động giáo dục thể
chất đúng đắn và phát triển toàn diện cho trẻ, ngay từ lứa tuổi nhỏ, chuẩn bị
cho trẻ bước vào trường phổ thông và cuộc sống xã hội trong tương lai là điều
vô cùng quan trọng. Ở lứa tuổi này, sức khỏe tốt hay xấu có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển tâm lý và nhân cách trẻ. Để làm được điều đó, cần phải đổi
mới nội dung, phương pháp và hình thức chăm sóc, giáo dục để trẻ em được
phát triển đầy đủ các mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và xã hội,
hình thành ở trẻ những cơ bản đầu tiên của nhân cách con người mới Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước thế
kỷ 21, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về chiến lược giáo
dục, đào tạo.
Ở nước ta hầu như còn rất ít các công trình nghiên cứu khoa học về
giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non. Những năm qua, đã có một số công trình
nghiện cứu đề cập đến những vấn đề khác nhau của giáo dục thể chất cho trẻ
Mầm non như: PTS Hà Vỹ – với Công trình “Kết quả sử dụng chỉ số Denver
3
điều tra sự phát triển tâm vận động của trẻ em từ 3 – 72 tháng tuổi” (Phòng
thể dục – dinh dưỡng – sức khỏe); “Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận
động dân gian trong giáo dục”. Đồng Quang Triệu nghiên cứu “Xây dựng
chương trình tập luyện thể dục cho trẻ em mẫu giáo 5 – 6 tuổi vùng nông thôn
– đồng bằng phía Bắc Việt Nam” (1996). Trong công trình này, tác giả chủ
yếu đi sâu vào việc phân tích, đánh giá chương trình giảng dạy thể dục cho trẻ
mẫu giáo, tìm và phát hiện những mặt còn yếu kém, tồn tại của chương trình
và bước đầu thực hiện chương trình cải tiến cho đối tượng mẫu giáo 5 – 6 tuổi
ở vùng nông thôn – đồng bằng phía Bắc Việt Nam. Năm 2011, Tuy nhiên,
trong lĩnh vực giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi học còn nhiều vấn đề mà
các nhà khoa học và các nhà giáo dục cần đặc biệt quan tâm nghiên cứu nhằm
góp phần cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể
chất trong tình hình hiện nay.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đế nghiên cứu
cũng như thực trạng giáo dục thể chất hiện nay ở các trường Mầm non, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI VÀ THỂ LỰC
TRẺ 4 TUỔI CÁC TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH”
+ Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đánh giá thực trạng và tác dụng của tập luyện thể dục đối với sự
phát triển hình thái và thể lực của trẻ 4 tuổi các trường Mầm non ở Thành Phố
Hồ Chí Minh. Qua đó giúp cho các giáo viên có những phương pháp giảng
dạy thể dục phù hợp với khả năng phát triển thể chất của trẻ lứa tuổi Mầm
non.
4
+ Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Lựa chọn các chỉ số, đánh giá thực trạng hình thái và thể
lực trẻ 4 tuổi các trường Mầm non ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Lựa chọn các chỉ số đánh giá hình thái và thể lực trẻ 4 tuổi các trường
Mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kiểm nghiệm định độ tin cậy các chỉ số đánh giá về hình thái và thể
lực trẻ 4 tuổi các trường Mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá thực trạng hình thái và thể lực trẻ 4 tuổi các trường Mầm
non ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Đánh giá sự phát triển hình thái và thể lực trẻ 4 tuổi các
trường Mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá sự phát triển hình thái và thể lực trẻ 4 tuổi các trường Mầm
non ở Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm học tập.
- Lập thang điểm đánh giá sự phát triển hình thái và thể lực trẻ 4 tuổi
các trường Mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm học tập.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất cho
thế hệ trẻ.
1.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất
cho thế hệ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
Từ nhiều thế kỷ trước, tư tưởng về con người phải được phát triển hài
hòa giữa thể chất và tinh thần, đã xuất hiện trong kho tàng trí tuệ tiên tiến của
nhân loại. Song, lần đầu tiên ý tưởng về phát triển con người toàn diện được
C.Mác và F.Anghen xác định rõ nội dung cụ thể và gắn liền với thực tiễn đấu
tranh cách mạng nhằm xây dựng một xã hội mới, xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
Đồng thời các ông còn chỉ rõ “Việc kết hợp lao động sản xuất với trí dục và
thể dục, không chỉ là một trong những phương tiện tăng thêm sức mạnh cho
xã hội, mà còn là phương tiện duy nhất để phát triển con người toàn
diện…”[7, tr71].
Sau cách mạng tháng 8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “lời kêu gọi
toàn dân tập thể dục” để tăng cường sức khỏe cho mỗi người và như vậy là
làm cho cả nước hùng mạnh. Tư tưởng bao trùm của Bác Hồ trong việc đặt
nền tảng xây dựng nền thể dục thể thao mới của nước ta là sự khẳng định có
tính chất cách mạng của công tác TDTT, là nhu cầu khách quan của xã hội
phát triển là nghĩa vụ của mọi người dân yêu nước. Mục tiêu cao đẹp của
TDTT là bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân, góp phần cải tạo nòi
giống, làm cho dân cường nước thịnh. Những ý tưởng đó được xuyên suốt
trong các lời huấn thị, văn kiện, bài viết của Người. [5, tr72-73]
6
Sau khi nước nhà vừa mới độc lập, chính quyền cách mạng còn non trẻ
đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn… Vậy mà, ngày 30/01/1946, với
tầm nhìn chiến lược, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Nha Thể Dục
Trung Ương Thuộc Bộ Thanh Niên trên cơ sở: “Xét vấn đề thể dục rất cần
thiết để tăng cường, bồi bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt
Nam”.
Sắc lệnh còn chỉ rõ, Nha Thể Dục Trung Ương có nhiệm vụ liên lạc
mật thiết với Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục, để nghiên cứu phương pháp thể dục
Việt Nam và thực hành một chương trình thể dục riêng trong toàn quốc, phù
hợp với hoàn cảnh và nền kinh tế lúc bấy giờ. Đây là một văn kiện lịch sử về
TDTT rất quý giá, nó không những đánh dấu sự ra đời của ngành TDTT Việt
Nam, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ với ngành TDTT Việt
Nam, đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống tổ chức và định hướng lâu
dài cho nền TDTT Việt Nam. Ngay sau đó, ngày 27/3/1946, trong bài lời kêu
gọi toàn dân tập thể dục, Người viết: “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà,
gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Bác cũng
chỉ rõ muốn có sức khỏe thì “rèn luyện tập thể dục” và coi đó là bổn phận của
“mỗi người dân yêu nước” [5, tr212].
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục toàn
diện cho thế hệ trẻ, rất chú ý đến TDTT, coi đó là mục tiêu quan trọng của sự
nghiệp Cộng Sản. Với tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng và Nhà nước không ngừng
tạo những điều kiện thuận lợi, để biến học thuyết phát triển con người toàn
diện thành hiện thực.
Văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã nêu rõ:“ Giáo dục và đào tạo cùng
với khoa học công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành
trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ 21… Đồng thời, khẳng định rõ sự cường
7
tráng về thể chất là một nhu cầu của bản thân con người, là vốn quý để tạo ra
tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội; chăm lo cho con người về thể chất là
trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành và các đoàn thể, đặc biệt
là giáo dục thể chất học đường”[6, tr 107-108].
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng của nền
giáo dục chung, nó góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục
vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục thể chất trong
trường học các cấp thực sự có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ
trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ, thể chất cho học sinh,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các Mác đã đánh
giá rất cao vai trò của giáo dục thể chất và cho rằng: Nó phải được đưa vào
trường dành cho con em nhân dân lao động. Về hệ thống giáo dục, Các Mác
xác định gồm 3 mặt:
* Thứ nhất: Giáo dục trí tuệ.
* Thứ hai: Giáo dục thể chất, đưa thể dục vào trường học và những
động tác quân sự.
* Thứ ba: Giảng dạy kỹ thuật, làm quen với những nguyên tắc cơ bản
của toàn bộ quá trình sản xuất, đồng thời dạy cho các em có những kĩ năng sử
dụng được tất cả các công cụ sản xuất đơn giản nhất.
Trong thời gian qua, từ khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới toàn
diện sự nghiệp giáo dục quốc dân ở nước ta đã có những tiến bộ đáng kể.
Những yếu tố mới trong giáo dục đã và đang xuất hiện, làm tiền đề cho sự
phát triển tiếp theo của giáo dục. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của đất
nước, giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục thể chất nói riêng, đang đứng
trước cơ hội và thử thách to lớn. Một mặt, phải khắc phục những yếu kém
đang tồn tại, mặt khác phải đáp ứng những nhu cầu mới của đất nước.
8
Bước vào thế kỷ 21 – nền văn minh tin học với sự bùng nổ của tri thức
khoa học và công nghệ, vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống và
phát triển nguồn nhân lực. Từ trước đến nay, nhân tố con người luôn được
Đảng và Nhà nước coi trọng và xem là “vốn quý nhất của xã hội”. Điều đó,
được thể hiện xuyên suốt và nhất quán trong tất cả các nghị quyết của Đảng
về cách đặt vấn đề giáo dục lớp người mới của đất nước là con người phát
triển toàn diện. Giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược
phát triển của mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hôm nay, sẽ là những chủ nhân tương
lai của đất nước. Vì thế, giáo dục phải chuẩn bị đầy đủ cho lớp trẻ những năng
lực thể chất và trí tuệ cần thiết, để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của
đất nước trong giai đoạn mới. Do vậy, cần có sự liên kết chặt chẽ và thống
nhất với nhau trong quá trình giáo dục và đào tạo giữa các cấp học, bắt đầu từ
giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông đến giáo dục Đại học…[9].
1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất
cho trẻ em trước tuổi đến trường:
Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người, Nhà
giáo dục học Macarenko A.X đã viết: “Những cơ sở căn bản của việc giáo
dục trẻ đã được hình thành từ trước tuổi lên năm. Những điều dạy cho trẻ
trong thời kỳ đó, chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau, việc giáo dục
đào tạo con người vẫn tiếp tục, nhưng lúc đó là bắt đầu nếm quả, còn những
nụ hoa đã được vun trồng trong năm năm đầu tiên”. Điều đó, cho thấy rằng:
việc nuôi dạy “con người” bắt đầu từ những năm đầu tiên của cuộc sống là
một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn lao về nhân văn, xã hội và
kinh tế, nhưng lại vô cùng vất vả, khó khăn.
9
Trong điều 19 của Luật giáo dục có ghi: “Mục tiêu của giáo dục Mầm
non là giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1”. Để
thực hiện được mục tiêu trên, cần nhận thức đúng đắn rằng mọi năng lực,
chức năng của trẻ chỉ có thể hình thành và phát triển tốt, khi cơ thể đạt tới một
độ chín nhất định và chỉ khi đó việc tập luyện và giáo dục mới phát huy vai
trò chủ đạo, có tính quyết định của mình trong việc hình thành năng lực, chức
năng đó. Việc luyện tập quá sớm (đốt cháy giai đoạn), hoặc quá muộn (bỏ lỡ
thời cơ), đều có thể gây những hậu quả có hại cho sự phát triển của trẻ. Do
vậy, cần phải tổ chức cho trẻ hoạt động phù hợp với lứa tuổi để trẻ em phát
triển một cách tốt nhất. Chỉ thị của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng sản
Việt Nam ngày 30/5/2000 về quyền trẻ em, có đoạn viết: Trẻ em là nguồn
hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp chăm lo và giáo dục trẻ em phải được
ưu tiên hàng đầu, là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước, của toàn thể các cơ
quan đoàn thể, của mọi công dân và của mọi gia đình [8].
Trong điều kiện khả năng của mình, cần tạo mọi điều kiện ưu tiên tối
đa trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về các mặt
đức, trí, thể, mỹ.
Cơ sở lý luận khoa học duy vật biện chứng cho chúng ta thấy rằng: Vật
chất là nguồn gốc của sự sống. Cơ thể là cơ sở của tâm hồn và trí tuệ. Giữa
vật chất và tinh thần có quan hệ hai chiều rất chặt chẽ. Cơ thể cường tráng
nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp đẽ và lành mạnh. Ngược lại, tinh thần đẹp đẽ,
lành mạnh, làm cho cơ thể có điều kiện tự bảo vệ và phát triển. Điều đó, càng
thể hiện rõ vai trò to lớn của giáo dục thể chất đối với sự phát triển con người
toàn diện, nó phải được thực hiện ngay từ khi còn rất bé – trước khi trẻ em
10
ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục thể chất tốt trong giai đoạn này, sẽ tạo cơ
sở tốt cho sự phát triển cơ thể trong suốt cuộc đời sau này của đứa trẻ.
Quan niệm giáo dục hiện đại và tiến bộ nhấn mạnh rằng, cùng với việc
chăm lo nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ, người lớn cần phải nhạy cảm
biết đón nhận và thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ, chủ động tạo ra những
kích thích, làm nảy sinh nhu cầu phát triển mới, từng bước hoàn thiện và phát
triển nhân cách trẻ. Do vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những
năm đầu tiên của cuộc sống, là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ
trở thành những con người tương lai của đất nước Việt Nam đang có những
bước chuyển mạnh mẽ trên con đường xây dựng một xã hội ấm no, văn minh
và hạnh phúc.
Để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị cho thế hệ bước vào thế kỷ 21 – Thời
đại của nền văn minh trí tuệ, giáo dục Mầm non cũng đang có những bước
chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới trong sự nghiệp chung của ngành
Giáo dục và Đào tạo, nhằm khắc phục những mặt tồn tại mà giáo dục Mầm
non chưa đáp ứng kịp theo sự đổi mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Do vậy, cần đảm bảo mọi trẻ em trong các loại hình giáo dục Mầm non
đều được hưởng chương trình chăm sóc giáo dục đổi mới cả nội dung và
phương pháp, cung cấp cho trẻ một nền móng phát triển về thể lực, trí tuệ,
tình cảm, đạo đức – xã hội, đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục trẻ ở các bậc
học tiếp theo.
Nhiều công trình khoa học trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh lợi
ích của việc “can thiệp” vào lứa tuổi Mầm non là rất to lớn và lâu dài. Việc
chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách khoa học từ khi trẻ còn nhỏ, sẽ bảo đảm
11
sự phát triển toàn diện, đúng hướng, làm cơ sở cho sự phát triển trong những
giai đoạn tiếp theo của con người.
Do vậy, giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng cho trẻ trước
tuổi đi học, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu trẻ không được chăm sóc,
giáo dục thể chất đúng đắn, sẽ gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ
thể của trẻ, mà về sau không thể khắc phục. Có thể nói, sự thành công trong
bất kỳ hoạt động nào của trẻ cũng đều phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe. Sức
khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu quá trình giáo dục một cách toàn
diện.
Quan điểm chiến lược về giáo dục Mầm non đến năm 2020 là thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong những năm tới như Nghị quyết Trung
ương 2 khóa VIII đã khẳng định: Ở mọi bậc học, cấp học, ngành học nhất
thiết không thể coi nhẹ việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, tạo mọi
điều kiện cho các em được rèn luyện thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt
động thể dục thể thao, để bản thân các em luôn có trạng thái thoải mái về thể
chất, tinh thần và xã hội.[6, tr120-121].
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý – tâm lý của trẻ Mầm
non. 16, tr 22-23].
Sự phát triển của con người là một quá trình liên tục diễn ra trong suốt
cả cuộc đời. Quá trình đó gồm những biến đổi về số lượng và chất lượng, có
liên quan mật thiết đến nhau và phụ thuộc đến nhau. Nó diễn biến ở trong cơ
thể đứa trẻ qua từng thời kỳ nhất định, để từ hài nhi trở thành một cơ thể
trưởng thành. Ở mỗi giai đoạn phát triển của mỗi cá thể, cơ thể đứa trẻ là một
chỉnh thể hài hòa, với những đặc điểm vốn có của trẻ đối với giai đoạn tuổi.
12
Mỗi giai đoạn tuổi đều chứa đựng các vết tích của giai đoạn trước,
những cái hiện có của giai đoạn này là những mầm mống của giai đoạn sau.
Như vậy, mỗi lứa tuổi là một hệ thống cơ động độc đáo và chính sự phát triển
cơ động liên tục đó đặt ra trước khoa học giáo dục một nhiệm vụ vô cùng
quan trọng và hết sức tinh tế – xác định cái hiện có và dựa trên nền móng của
cái tương lai mà tổ chức việc dạy học và giáo dục.
Cơ thể trẻ em ở lứa tuổi Mầm non đang trên con đường phát triển, hoàn
thiện về mặt cấu tạo và chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan,
cơ thể chưa ổn định. Điều này thể hiện qua các thông số về hình thái chức
năng của cơ thể trẻ, cũng như mức độ hình thành và phát triển các kỹ năng
vận động và mức độ hình thành về tư duy. Do vậy, việc xác định đúng và nắm
vững đặc điểm phát triển của trẻ trong từng giai đoạn tuổi là vô cùng quan
trọng đối với người làm công tác giáo dục.
1.2.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của trẻ Mầm non [22].
Trước 7 tuổi, các hệ thống cơ quan cơ thể của trẻ em có đặc điểm là
phát triển rất mạnh. Trẻ em mang theo những đặc tính di truyền sinh học, kể
cả những đặc tính về loại hình thần kinh (sức mạnh, sự cân bằng và tính linh
hoạt). Những đặc điểm này là cơ sở để phát triển về thể chất và tinh thần
trong tương lai. Tuy nhiên ngoại cảnh và sự giáo dục là nhân tố quyết định
những tháng đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy, một điều rất quan trọng là phải
tiến hành giáo dục như thế nào, để tạo nên trạng thái hứng khởi cho trẻ phát
triển được đầy đủ về tâm lý và thể lực.
1.2.1.1. Hệ thần kinh:
Đặc điểm của hệ thần kinh trung ương những năm đầu cuộc sống là sự
chưa hoàn thiện về kết cấu hình thái và sự phát triển chức năng của vỏ bán
cầu đại não. Sự hoàn thiện của quá trình này diễn ra vào những năm tiếp theo
13
dưới ảnh hưởng của những kích thích bên trong và bên ngoài. Sự phát triển
của hoạt động thần kinh cấp cao được thực hiện trên cơ sở của các phản xạ
không điều kiện như phản xạ bảo vệ, phản xạ ăn uống, phản xạ định hướng…
(Theo công trình nghiên cứu của N.I.Casakina). Càng lớn lên, sự hình thành
các phản xạ có điều kiện diễn ra càng nhanh.
Nếu các kích thích bên ngoài diễn ra liên tục theo một trình tự nhất
định, ở trẻ em sẽ hình thành một hệ thống hoàn chỉnh các phản ứng trả lời –
đó là định hình động lực. Nếu giáo dục trẻ đúng đắn, sẽ hình thành rất nhiều
định hình động lực khác nhau, dễ tích nghi với ngoại cảnh. Nâng cao khả
năng làm việc của các tế bào thần kinh. Ví dụ: có thể tạo ra định hình động
lực chế độ sinh hoạt của một ngày như thể dục sáng sau khi ngủ dậy… Song,
đối với trẻ em việc rèn luyện hệ thần kinh trung ương nhằm thay đổi định
hình động lực (các thói quen), phụ thuộc vào sự thay đổi các điều kiện, độ
tuổi, phát triển ở trẻ năng lực điều chỉnh một các tự giác với môi trường xung
quanh. Trẻ em thường thích được sự động viên, khuyến khích của người lớn
sau mội lần hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, nên các bài tập thể dục cho trẻ phải
thường xuyên đổi mới. Như vậy, kỹ năng động tác của trẻ dần dần được hoàn
thiện.
Ngày nay, người ta có thể sử dụng nhiều kiến thức và trang thiết bị
dụng cụ trong các buổi tập và đời sống hàng ngày để hoàn thiện kỹ năng hoạt
động cho trẻ. Như vậy, để hình thành các kỹ năng vận động và củng cố chúng
thành các phản xạ có điều kiện, có nghĩa là kiến lập định hình động lực, cần
phải lập lại trình tự các kích thích. Các bài tập thể dục được biên soạn thành
chương trình chính là các kích thích rất có lợi. Trẻ 4 - 5 tuổi, cường độ và tính
linh hoạt của hệ thần kinh tăng lên, sự trưởng thành của các tế bào thần kinh
đại não kết thúc. Hình dáng bên ngoài và trọng lượng của đại não của lứa tuổi
này đã gần như người lớn. Tuy nhiên, tính dễ hưng phấn của hệ thần kinh, đặc
14
biệt của các tế bào đại não, đòi hỏi chúng ta cần phải đối xử thận trọng với trẻ
– cần tránh không cho trẻ thực hiện một khối lượng vận động quá mức kéo
dài, vì sẽ làm cho trẻ trở nên mệt mỏi lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt,
ở trẻ 6 tuổi, ức chế trong ổn định hơn, sức làm việc ở võ não được nâng cao,
trẻ có thể tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định trong thời gian 15-20
phút. Ức chế ngoài giảm bớt ý nghĩa đối với trẻ, tức là các kính thích bên
ngoài một cách đột ngột không có ảnh hưởng mạnh đến các phản xạ có điều
kiện đã thành lập được như ở năm trước, ức chế trong được tăng cường.
Những ức chế phân biệt và dập tắt được hình thành nhanh gấp hai lần so với
trẻ 4 tuổi, giúp trẻ hình thành chính xác hơn các động tác hành vi.
Ở lứa tuổi này, vốn kinh nghiệm sống của trẻ được tăng lên, trẻ bắt đầu
quan tâm sâu sắc hơn đến môi trường xung quanh, thường đặt ra những câu
hỏi và chăm chú nghe giải thích. Trẻ Mầm non rất dễ nhạy cảm, nhưng những
dấu vết của các ấn tượng đã tiếp thu chưa được củng cố ngay và những kỹ
năng lúc đầu chưa vững chắc, các quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn so
với quá trình ức chế. Liên quan đến vấn đề đó là phải tạo ra sự cân bằng quá
trình hưng phấn và ức chế, độ linh hoạt của chúng, phát triển ức chế phân
biệt, cũng như hoàn thiện các cơ quan phân tích vận động, các cơ quan cảm
giác.
1.2.1.2. Hệ cơ và xương:
Sự phát triển bộ xương để làm điểm tựa cho vận động và bảo vệ các cơ
quan bên trong ở lứa tuổi này hoàn toàn chưa kết thúc. Bộ xương của trẻ còn
yếu, vì bên trong còn chứa nhiều tổ chức sụn, do vậy xương mềm, dễ uốn,
nhưng chưa đủ sự chắc chắn, dễ bị cong vẹo khi giữ tư thế sai lệch hoặc giữ
tư thế sai khi ngồi, đứng, nằm và tập các động tác thể dục sai.
15
Từ 2-3 tuổi bắt đầu hình thành tổ chức xương với kết cấu vững chắc
hơn. Quá trình cốt hóa xương diễn ra dần dần, trong suốt những năm đầu của
trẻ. Sự hình hình các đoạn cong sinh lý của cột sống ở đoạn cổ, ngực, thắt
lưng đang diễn ra trong suốt thời kỳ từ lúc mới sinh đến 7 tuổi (khi bế, đứng,
nằm sấp, bò, ngồi, đi). Cột sống của trẻ có sự khác biệt bởi tính linh hoạt cao,
các đoạn cong sinh lý không ổn định, dễ bị sai lệch, Vì vậy, tư thế cơ thể
không đúng khi nằm, ngồi, đứng, đi, khi ngồi bàn học đều ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển chiều cao và sự cân đối của cơ thể, bởi vì giữ tư thế sai trong
thời gian lâu sẽ thành quen thuộc, trẻ em không còn giữ được đúng tư thế.
Điều đó, sẽ ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn, hô hấp và sự phát triển của
hệ vận động (cơ, xương).
Sự hình thành của vòm bàn chân bắt đầu ở năm thứ nhất và diễn ra tích
cực ở giai đoạn bắt đầu biết đi và tiếp tục trong độ tuổi đi học. Vì vậy, cần
chú ý lựa chọn giầy, dép đi phù hợp và có bài tập thể dục để củng cố, hình
thành đúng vòm gan bàn chân.
Sự phát triển mạnh của xương có liên quan chặt chẽ với sự phát triển
của cơ gân và hệ thống dây chằng – khớp. Tính linh hoạt quá mức của các
khớp là một trong những yếu điểm của trẻ.
Hệ thống cơ bắp ở lứa tuổi này phát triển chưa đầy đủ so với người lớn,
chỉ chiếm 23% trọng lượng cơ thể. Ở trong cơ, lượng nước chiếm nhiều, ít
chất đạm và mỡ. Sự phát triển các nhóm cơ riêng biệt không xảy ra cùng một
lúc. Các cơ lớn: cơ đùi, cơ vai, cơ cánh tay phát triển trước. Các cơ nhỏ như
cơ lòng bàn tay sau này mới phát triển. Do vậy, trẻ dưới 6 tuổi chưa làm được
các động tác tỉ mỉ cần đến các ngón tay. Từ 6-7 tuổi, các cơ tay phát triển,
điều đó rất cần thiết sử dụng các bài tập thể dục để tăng cường khả năng hoạt
động của trẻ.
16
Trẻ trước tuổi đi học, sự phát triển hệ cơ và xương diễn ra không đồng
đều, dưới 4 tuổi hệ xương phát triển nhanh, sau đó chậm lại. Ví dụ: Trẻ 4 tuổi,
sau 1 năm trọng lượng tăng trung bình khoảng 1,5 – 2kg, chiều cao tăng
khoảng 2-4 cm. Trong tuổi thứ 6 tăng thêm 3kg, chiều cao tăng thêm 6-8cm.
Tỷ lệ thân có sự thay đổi rõ rệt, sức bền cơ thể tăng lên. Tư thế nằm ngang
của xương sườn gây hạn chết hoạt động của lồng ngực đã dần dần được mất
đi ở tuổi 6-7 và gần giống hình dạng người lớn. Xương chậu gắn liền nhau bắt
đầu từ lúc lên 5-6 tuổi đồng thời quá trình cốt hóa xương diễn ra nhanh.
Trẻ trước tuổi đến trường, các nhóm cơ duỗi phát triển kém và tương
đối yếu. Vì vậy, trẻ thường giữ tư thế thân người không chính xác. Ví dụ: Đầu
cúi, vai xuôi, lưng gù, ngực hóp lại. Đến 4 tuổi khối lượng cơ tăng lên nhiều,
đặc biệt là tăng khối lượng các cơ chi dưới, làm cho sức mạnh tăng lên và khả
năng làm việc của trẻ cũng biến đổi. Các chỉ số sức mạnh phản ánh đặc điểm
lứa tuổi và cũng phản ánh tác động của việc tập luyện thể dục. Sức mạnh cơ
bàn tay tăng 3.5 – 4kg (3-4 tuổi), đến 13-15kg (trẻ 7 tuổi). Từ 4 tuổi đã có sự
khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ gái. Sức mạnh cơ thân mình ở trẻ 7 tuổi tăng
gấp 2 lần so với lúc 3 - 4 tuổi, từ 15-17kg đến 32-34kg.
Trạng thái tĩnh của cơ gọi là trương lực cơ. Trương lực cơ duy trì được
nhờ những xung động dẫn truyền từ hệ thần kinh trung ương. Trạng thái
trương lực cơ ở lứa tuổi này có ý nghĩa lớn đối với việc hình thành tư thế
đúng. Đáng chú ý nhất là trương lực các cơ thân mình.
Càng lớn lên, trương lực các cơ thành bụng và lưng tăng lên, không
phải chỉ là nhờ cải thiện chức năng điều hòa hệ thần kinh trung ương, mà còn
là do sự luyện tập thể dục. Vì vậy, trương lực cơ được cải thiện, sự điều hòa
mang tính phản xạ sự căng và thả lỏng các nhóm cơ riêng biệt cũng được
17
hoàn thiện. Điều đó sẽ tạo cho cơ thể một hình dáng nhất định, nhờ vậy trẻ em
có thể hoàn chỉnh tư thế.
Ngày nay, do điều kiện sống thay đổi, trẻ em phát triển sớm hơn về mặt
giải phẫu và chức năng so với trẻ em cùng lứa trước kia. Thí dụ: 50 năm
trước, trẻ em từ 3-7 tuổi có thể cao lên 22,2 cm, thì 10 năm gần đây cùng độ
tuổi này, tăng lên đến 27,1cm. Sự thay đổi về mọc răng sữa và răng khôn
cũng diễn ra như vậy.
Lực cơ của trẻ còn yếu, cơ thể vận động sẽ tránh mệt mỏi nên lứa tuổi
này không thích nghi với sự căng thẳng kéo dài. Lực cơ tay phải mạnh hơn
tay trái, con trai mạnh hơn con gái. Cần hướng dẫn tập luyện để tăng cường
cơ từng bước, đảm bảo cho trẻ phát triển vận động tốt.
1.2.1.3. Sự phát triển vận động:
Trẻ em sau giai đoạn Mầm non, có sự biến đổi rõ rệt về các chỉ số hệ
thống tim mạch, hô hấp, song có phần tiết kiệm và hiệu quả hơn, do trẻ em có
khả năng vận động cơ bắp cao hơn. Khả năng thực hiện các hoạt động cơ bắp
tăng lên từ 10 -> 25-30 phút. Trong đó, khối lượng hoạt động chung tăng
khoảng 2,5 lần, khả năng thể lực của trẻ em từ 4-7 tuổi khi áp dụng thử
nghiệm chỉ số tăng hầu như gấp 2 lần.
Sự tăng trưởng chiều cao cũng như những thay đổi của xương và phát
triển của não ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo cho phép đứa trẻ thử nghiệm với nhiều
hình thức khác nhau. Các vận động dần dần đạt được sự tinh khéo của các kỹ
năng đó. Có hai loại kỹ năng vận động phát triển trong lứa tuổi mẫu giáo đó
là: vận động thô – là việc sử dụng các cơ lớn và vận động tinh khéo đòi hỏi sử
dụng các cơ nhỏ của lòng bàn tay, các ngón tay. Việc đạt được sự thành thạo
trong các kỹ năng này là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trẻ lứa
tuổi mẫu giáo và nó thường xuất hiện trong những trò chơi của trẻ. Tuy nhiên,
18
cũng cần lưu ý và sự đạt được những kỹ năng đó phụ thuộc vào sự phát triển
cơ thể và quá trình luyện tập, quá trình này xuất hiện dần dần. Bởi vậy, ở lứa
tuổi đầu Mẫu giáo, có thể thấy đứa trẻ còn vụng về, dần dần theo thời gian,
đứa trẻ đã đạt được sự phối hợp khéo léo hơn và kiểm soát được việc thực
hành. Còn kỹ năng vận động tinh khéo thì phụ thuộc vào sự chín muồi của
não mà trẻ thực hiện nó khó khăn hơn vì thiếu sự kiểm soát cơ cần thiết cho
việc thực hiện kỹ năng này. Theo thời gian dần dần đứa trẻ phát triển thuần
thục trong nhiều kỹ năng vận động tinh khéo, nhờ đó đến cuối tuổi Mầm non
hoặc đầu lớp một, khi đi học, trẻ thực hiện dễ dàng hơn nhiều các nhiệm vụ
và kỹ năng vận động.
Từ 4 tuổi sự hình thành những thói quen vận động của trẻ được phát
triển nhanh. Đối với lứa tuổi này, thì những điều kiện cần thiết đã có, thể hiện
dễ thấy nhất là sự thay đổi tỷ lệ của thân thể, tạo ra tư thế vững chắc, cảm giác
thăng bằng được hoàn thiện, sự phối hợp vận động trên cơ cở phối hợp các
chức năng của hệ thần kinh được tốt hơn, vốn kinh nghiệm vận động nhiều
hơn, lực cơ bắp được tăng.
Quan sát trẻ đi bộ, thì thấy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân
vững vàng, bước đi nhịp điệu ổn định. Động tác nhảy được thực hiện hoàn
thiện với niềm tin lớn, khi nhảy biết đánh lăng tay và rơi xuống đất bằng hai
mũi bàn chân nhịp nhàng. Vận động bò và ném được thực hiện rõ nét nhất, có
sự chính xác của động tác, khả năng định hướng và ước lượng bằng mắt, cảm
giác vận động ngày càng phát triển.
Tất cả những điều kiện đó phụ thuộc vào chuyển biến xảy ra trong lĩnh
vực tâm lý trẻ. Trong điều kiện giảng dạy và giáo dục trẻ một cách thường
xuyên và có hệ thống thì những hình thức đơn giản của chương trình hoạt
động được hình thành: hiểu được nhiệm vụ học tập, khát khao được thực hiện
19
nó với chất lượng cao, biểu thị ham học hỏi, thích thú và thỏa mãn với kết quả
đạt được. Liên quan với những điều trên, sự chuyển biến có ý nghĩa lớn là
chất lượng động tác. Ví dụ: trẻ hiểu được muốn chạy nhanh và nhẹ nhàng phụ
thuộc vào sự đánh tay tốt, phụ thuộc vào lực đẩy của chân; ném xa phụ thuộc
vào biên độ vung tay và tư thế vững chãi của cơ thể.
Như vậy, sự hoàn thiện động tác của trẻ sẽ được diễn ra trong quá trình
tác động tương hỗ theo quy luật: một mặt sự giảng dạy có hệ thống và sự giáo
dục hiểu biết vận động mà còn phát triển cả trí lực của trẻ, mặt khác nâng cao
ý thức kinh nghiệm khả năng thể lực tốt để trẻ thực hiện với một nhịp điệu
nhanh hơn, để nắm vững những nhiệm vụ vận động khó hơn, những động tác
mới.
Cần chú ý là cơ thể trẻ đang trong thời kỳ phát triển, ở những đứa trẻ
khác nhau có thể không giống nhau về sự thích nghi đối với sự tác động của
các bài tập thể chất.
Trong suốt thời kỳ trước tuổi đến trường, diễn ra sự thay đổi trình độ
thể lực của trẻ em, điều này phụ thuộc vào các bài tập thể dục. Trẻ em được
tập luyện thường xuyên sẽ có sự thay đổi về hình thái, chức năng chung của
cơ thể. Điều đó biểu thị bằng các chỉ số tố chất thể lực cơ bản và tình trạng
sức khỏe trẻ em. Biết các giai đoạn phát triển trong độ tuổi này, giúp cho các
nhà sư phạm xác định được các bài tập và hình thức tổ chức tập luyện để giáo
dục trẻ có hiệu quả hơn.
1.2.1.4. Giới tính – Sự giống nhau và khác nhau:
Sự phát triển vận động trong suốt thời kỳ ấu thơ cho trẻ trai và trẻ gái,
đều theo một khuôn mẫu, song vẫn có sự khác nhau cơ bản về sinh lý giữa trẻ
trai và trẻ gái, nó tạo nên sự khác biệt trong việc thể hiện các kỹ năng vận
động. Ví dụ: Trẻ trai thường cao hơn (tính trung bình), cơ bắp mạnh hơn và
20
có xu hướng mất đi vẻ bụ bẫm sớm hơn trẻ gái, sự tiếp tục giảm lớp mỡ dưới
da không chỉ diễn ra trong thời kỳ ấu thơ mà còn tiếp tục ở lứa tuổi tiếp theo.
Ngược lại, ở trẻ gái quá trình cốt hóa diễn ra nhanh hơn nhiều hơn so với trẻ
trai, chức năng thần kinh trung ương của não chín muồi sớm hơn so với tuổi
của bé.
Do có sự khác nhau như vậy, nên trẻ trai trong suốt thời kỳ lứa tuổi
mẫu giáo có lợi thế hơn về chiều cao và sức mạnh. Vì vậy, trong một số kỹ
năng vận động như: ném, chạy, thăng bằng, bắt, bật xa… thường đạt kết quả
tốt hơn trẻ gái. Những kỹ năng vận động đòi hỏi sự khéo léo và giữ thăng
bằng hơn là sức mạnh trẻ gái thực hiện tốt hơn. Nhưng điều cốt yếu ở đây
chúng ta cần lưu ý là cho dù bất cứ lý do gì, thì trẻ trai hay trẻ gái đều sử dụng
thời gian nhiều hơn cho việc thực hiện thuần thục các kỹ năng vận động của
trẻ.
1.2.2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ Mầm non. [5].
Ở tuổi Mầm non, hoạt động vui chơi ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống
tâm lý trẻ, tạo ra sự biến đổi về chất trong cấu trúc tâm lý.
Trong giai đoạn này, một số phẩm chất tâm lý như tính tự lập, tính
đồng cảm, tính hợp tác, khả năng tôn trọng những quy định chung đã có điều
kiện phát triển. Nhu cầu giao tiếp của trẻ đối với con người, với trẻ cùng lứa
tuổi, với môi trường xung quanh, trở thành nhu cầu mạnh mẽ đối với trẻ. Trẻ
đã có nguyện vọng muốn được tự lực. Tính độc lập là phẩm chất quan trọng
của nhân cách cần được hình thành và phát triển ngay chính từ giai đoạn này.
Để phát triển tính độc lập, cần tạo điều kiện để trẻ hành động trong hoàn cảnh
quen thuộc, biết tự mình sử dụng những cách thức quen thuộc vào những tình
huống mới nhưng không lạ, các quy tắc mà trẻ nắm được có tính chất khái
quát, trở thành chuẩn mực qui định hành vi của nó trong bất cứ hoàn cảnh
21
nào. Vấn đề phát triển tính độc lập trong trẻ trong giai đoạn hiện nay là mục
tiêu mà giáo dục Mầm non ở nhiều nước đặt biệt quan tâm.
Hơn nữa, trẻ vẫn đang trong thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, trẻ đã biết phát
âm đúng hơn, vốn từ tăng mạnh và sử dụng khá phong phú. Ở lứa tuổi này tư
duy của trẻ có một bước ngoặt cơ bản đó là bước chuyển tư duy từ bình diện
bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập
tâm, bên cạnh tư duy trực quan hành động xuất hiện kiểu tư duy trực quan
hình tượng. Để kích thích hoạt động nhận thức tích cực, cần thiết cho trẻ vừa
tiếp xúc va chạm, vừa nghe, quan sát sự vật hiện tượng một cách đa dạng và
phong phú. Tăng cường thu nhận ấn tượng từ bên ngoài với các giác quan
khác nhau, làm cho thế giới biểu tượng của trẻ ngày càng trở nên chính xác
hơn. Trên cơ sở đó làm xuất hiện kiểu tư duy sơ đồ, kiểu tư duy này đóng vai
trò trung gian để phát triển tư duy lên một bước mới, nảy sinh yếu tô của tư
duy lôgic. Đó là điều kiện cần thiết giúp cho trẻ vào học ở lớp một thuận lợi.
Trong một xã hội đang phát triển nhanh như ngày nay thì bản thân đứa
trẻ cũng đang phát triển nhanh, có thêm những tiềm năng mới và những nhu
cầu mới. Lợi ích và nhu cầu cơ bản của đứa trẻ đến trường là được phát triển
toàn diện nhân cách, trên cơ sở phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân để trở
thành con người sớm thích ứng với đời sống cộng đồng và tích cực góp phần
phát triển xã hội.
Ngày nay, vấn đề đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm tới là hiện
tượng tăng tốc phát triển của trẻ em, biểu hiện ở những dấu hiệu chủ yếu:
- Tăng kích thước cơ thể: Tăng tốc phát triển về chiều cao và trọng
lượng cơ thể, biểu hiện rõ nhất ở tuổi Nhà trẻ – Mẫu giáo.
- Phát triển trí tuệ sớm hơn: Điều này còn phải có những nghiên cứu
sâu để kết luận thận trọng hơn nhưng ai cũng có thể nhận thấy trẻ ngày nay
22
khôn sớm hơn, biết nhiều hơn trẻ cùng tuổi trước kia khá nhiều, đặc biệt là trẻ
em ở vùng thành thị.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng tuổi phát triển của trẻ cũng mang tính cá biệt
rõ nét, mỗi đứa trẻ có một hoàn cảnh riêng, một tốc độ, một con đường phát
triển riêng – đặc điểm tâm – sinh lý và thiên hướng khác nhau. Chính vì vậy,
để đáp ứng được chuẩn bị lớp người cho những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi những
người làm công tác giáo dục, nắm được một cách đầy đủ và chính xác về đặc
điểm phát triển của lứa tuổi này, phải ý thức được tầm quan trọng của giáo
dục Mầm non nói chung và giáo dục thể chất cho trẻ nói riêng trong chiến
lược phát triển nguồn lực con người, trước những hiểu biết mới của khoa học
về sinh học phát triển của trẻ em ngày nay mới có thể đào tạo những lớp
người có đầy đủ những phẩm chất, năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của xã hội.
1.3. Đặc điểm và phương pháp rèn luyện thể lực (phát triển các TCVĐ)
cho trẻ Mầm non.
1.3.1. Đặc điểm phát triển các tố chất vận động:
Sự phát triển các tố chất vận động có liên quan chặt chẽ với sự phát
triển của cơ thể nói chung và của từng cơ quan chức năng nói riêng. Bản thân
sự vận động cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển cơ thể.
Ngay từ khi mới sinh ra, đứa trẻ đã bắt đầu lĩnh hội những cử động và
động tác mới. Quá trình hình thành và hoàn thiện động tác xảy ra theo cơ chế
phản xạ và chịu tác động qua lại của các cơ quan khác nhau, trong đó các giác
quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Kỹ năng, kỹ xảo vận động đứng và bò
giúp cho bộ máy vận động phát triển nhanh chóng hơn, tăng cường lực của cơ
bắp và khả năng phối hợp động tác của trẻ. Một trong những kỹ năng vận
23
động phức tạp cơ bản là đi, được hình thành từ khi trẻ một tuổi và tiếp tục
hoàn thiện ở những lứa tuổi tiếp theo.
Cùng với sự phát triển của bộ máy vận động và phối hợp động tác, trẻ
em bắt đầu tiếp thu những kỹ năng vận động phức tạp hơn như chạy, nhảy,
ném. Khả năng duy trì tốc độ cao (sức bền tốc độ) cũng được phát triển, cùng
với lứa tuổi kỹ năng chạy được hoàn thiện. Kỹ năng chạy được hoàn thiện
trong một thời gian dài nhờ tăng giai đoạn bay và rút ngắn giai đoạn đặt chân.
Kỹ năng nhảy và ném là những kỹ năng vận động phức tạp, đòi hỏi có
sự phối hợp vận động, sức mạnh và tốc độ co cơ phát triển đến mức nhất định.
Vì vậy, các kỹ năng này chỉ được hình thành từ khi các em được 3 tuổi và
hoàn thiện dần dần.
Quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có quan hệ
chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, vận động và mức độ phát
triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể.
Sự phát triển các TCTL trong quá trình trưởng thành xảy ra không đều.
Các tố chất đều có những giai đoạn phát triển với nhịp điệu nhanh và những
giai đoạn phát triển tương đối chậm. Ngoài ra, sự phát triển các tố chất vận
động diễn ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng vào
những thời kỳ khác nhau. Tập luyện thể thao sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình
phát triển các tố chất vận động, song nhịp điệu phát triển đó không giống
nhau ở các lứa tuổi khác nhau, các tố chất vận động đạt đến mức phát triển
cao vào những thời kỳ khác nhau.
Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất thể lực không biểu hiện
một cách đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau. Các TCVĐ có liên quan
chặt chẽ với kỹ năng vận động.