THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ FLUOR TRONG NƯỚC MÁY TRÊN
TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG
TÓM TẮT
Mở đầu: Chương trình fluor hóa nước máy của thành phố Hồ Chí
Minh được thực hiện vào tháng 1/1990 với nồng độ 0,7±0,1ppm F, tuy nhiện
nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 0,5±0,1ppm F vào tháng 6/2000.
Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả của việc thay đổi
nồng độ fluor này lên tình trạng sâu răng sữa của trẻ 3 tuổi ở 2 vùng có và
không có fluor hoá nứơc tại Tp.HCM. Một nghiên cứu cắt ngang phân tích
đã được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên trên các đối
tượng là trẻ 3 tuổi sinh ra tại Tp.HCM vào năm 1990 và 2001. 590 trẻ 3 tuổi
(420 ở vùng fluor hoá và 170 ở vùng không fluor hóa) đã được khám và ghi
nhận tình trạng sâu răng vào tháng 9 năm 1993; 604 trẻ cùng tuổi (328 ở
vùng fluor hoá và 276 ở vùng không fluor hóa) đã được điều tra vào năm
2004. Dữ liệu về tình trạng sâu răng của trẻ (P%, smt-r và SiC) được ghi
nhận theo tiêu chí của WHO bởi các điều tra viên đã được chuẩn hóa. Kiểm
định
2
và phân tích ANOVA kết hợp với phương pháp Tukey được sử
dụng để so sánh tỷ lệ sâu răng, số trung bình smt-r và SiC giữa các vùng và
giữa các điều tra.
Kết quả: Nghiên cứu đã tìm thấy một sự khác biệt đáng kể về mặt
thống kê về tỷ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng của trẻ 3 tuổi sống giữa
vùng có và không có fluor của thành phố Hồ Chí Minh trong cả 2 điều tra.
Kết luận: Việc thay đổi nồng độ fluor trong nước máy tại thành phố
HCM từ 0,7 xuống 0,5 ppm F đã không ảnh hưởng đến hiệu quả giàm sâu
răng cho trẻ 3 tuổi, nhưng trẻ sống ở vùng fluor hóa nước máy của thành phố
có tỷ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng thấp hơn đáng kể so với trẻ sống ở
vùng không fluor hóa nước.
ABSTRACT
THE EFFECT OF DECREASED CONCENTRATION OF
FLUORIDE IN TAP WATER ON THE DENTAL CARIES STATUS OF 3-
YEAR-OLD CHILDREN IN HCM CITY
Nguyen Thi Thanh Tam, Hoang Trong Hung, Dao Thi Hong Quan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 2 - 2007:
128 - 135
* Khoa RHM – Đại Học Y Dược TP. HCM.
Background: The water fluoridation program in Ho Chi Minh city,
Vietnam was started in January 1990 with a concentration of 0.7 0.1 ppm
then was adjusted to 0.5 0.1 ppm in June, 2000.
The objective of this study was to compare the effect of the change in
fluoride concentrations on dental caries prevalence in 3 year-old children in
fluoridated and non-fluoridated area.
Method: This cross-sectional study was conducted on children born
in 1990 and 2001 selected by multi-stratified random sampling. 590 three-
year-old children (420 in the fluoridated area and 170 in a non-fluoridated
area) were examined in September 1993 and 604 (328 in the fluoridated area
and 276 in a non-fluoridated area) were examined in March 2004. The
prevalence of caries, dmft index and SiC Index (Significant Caries Index)
were scored by calibrated examiners according to WHO criteria. Chi-square
test was used to compare caries prevalence and t-test for dmft and SiC
between the two examinations.
Result: A statistically significant difference could be found between
the fluoridated and non-fluoridated area in the 2 examinations.
Conclusion: The change in water fluoridation concentration from 0.7
to 0.5 ppm did not affect the caries experience of three-year-old children
meanwhile, children living in fluoridated area have lower caries experience
when comparing with those living in non-fluoridated area.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Fluor ngăn ngừa sâu răng và fluor hóa nước là một trong những hình
thức sử dụng fluor phổ biến để dự phòng sâu răng hữu hiệu nhất cho cộng
đồng. Vì thế, gần đây Trung Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC)
đã liệt kê chương trình fluor hóa nước vào một trong muời chương y tế quan
trọng nhất của thế kỷ thứ 20.
Tại Tp.HCM, chương trình fluor hóa nước được áp dụng từ năm 1990
với nồng độ 0,7ppm 0,1ppm, sau đó được điều chỉnh xuống 0,5 0,1ppm
từ tháng 6 năm 2000.
Số liệu từ nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả giảm sâu răng sữa sau 3
năm fluor hoá nước với nồng độ 0,7ppm tại thành phố Hồ Chí Minh, đã
được Đào Thị Hồng Quân và cộng sự công bố năm 1995. Kết quả cho thấy,
fluor hóa nước với nồng độ 0,7ppm đã làm giảm 56,4% sâu răng sữa cho trẻ
nhỏ sống trong vùng fluor hóa nước của thành phố trong thời điểm đó. Thế
nhưng, hiệu quả giảm sâu răng sữa thực sự của chương trình fluor hóa nước
với nồng độ mới vẫn chưa có nghiên cứu nào xem xét.
Năm 2004 là thời điểm thích hợp để đánh giá hiệu quả giảm sâu răng
sữa của chương trình trên trẻ 3 tuổi ở nồng độ mới, và đây cũng là thời điểm
thích hợp để so sánh hiệu quả giảm sâu răng sữa của nồng độ 0,5 ppm so với
nồng độ 0,7 ppm trước đây.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định hiệu quả giảm sâu răng sữa ở trẻ em thành phố Hồ Chí
Minh sau 3 năm điều chỉnh nồng độ fluor trong nước uống.
- So sánh hiệu quả của việc thay đổi nồng độ fluor trong nước trên
tình trạng sâu răng của trẻ 3 tuổi sống ở 2 vùng có và không có fluor nước
máy tại TP. Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đây là một nghiên cứu dịch tễ học sâu răng được thiết kế theo phương
pháp cắt ngang phân tích trên trẻ 3 tuổi (32-38 tháng tuổi) sinh ra và lớn lên
tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1993 và 2001. Dữ liệu sâu răng của trẻ
trong nghiên cứu được ghi nhận vào hai thời điểm: tháng 9 năm 1993 (sau 3
năm fluor hóa nước với nồng độ 0,7 ppm) và tháng 3 năm 2004 (sau 3 năm
điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy ở mức 0,5 ppm).
Mẫu nghiên cứu ở cả 2 thời điểm là trẻ 3 tuổi đang học tại các trường
Mẫu giáo và Mầm Non ở vùng có và không có fluor hóa nước tại thành phố
Hồ Chí Minh. Các tiêu chí như sau: (1) Trẻ sinh ra và lớn lên tại địa điểm
nghiên cứu; (2) Trong thời kỳ mang thai trẻ, mẹ đã sống liên tục tại địa chỉ
trẻ đang sống; (3) trẻ phải có độ tuổi từ 32 đến 38 tháng tuổi vào thời điểm
thu thập dữ liệu, đã được áp dụng như những tiêu chí chọn mẫu cho cả 2
điều tra. 590 trẻ 3 tuổi (420 trẻ ở vùng fluor hóa nước và 170 ở vùng không
fluor hoá nước) và 604 trẻ 3 tuổi (328 trẻ ở vùng fluor hóa nước và 276 ở
vùng không fluor hoá nước) trong điều tra năm 2004 đã được chọn vào mẫu
nghiên cứu theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhiều bậc.
Dữ liệu về tình trạng sâu răng của trẻ trong 2 điều tra đã được thu thập
ngay tại trường học, theo tiêu chí ghi nhận tình trạng sâu răng sữa của WHO
và việc ghi nhận này đã được thực hiện bởi các điều tra viên đã được chuẩn
hóa (chỉ số Kappa > 0,80).
Các chỉ số smt-r (số trung bình răng sữa sâu, mất và trám); SiC (chỉ số
sâu răng đáng kể, chỉ số này được tính toán dựa trên trung bình 1/3 dân số có
smt-r cao nhất) đã được sử dụng như là các thước đo mức độ sâu răng của
trẻ trong các điều tra. Ngoài ra, tỷ lệ % sâu răng của trẻ được tính toán dựa
trên tỷ lệ % trẻ có smt-r1.
Trong suốt quá trình thu thập dữ liệu, 10% trẻ ở cả 2 điều tra được
khám lập lại lần 2 để kiểm soát và điều chỉnh sai lệch thông tin của các điều
tra viên.
Dữ liệu trong nghiên cứu đã nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS,
phiên bản 10.05. Các phép thống kê mô tả như tỷ lệ % sâu răng, số trung
bình smt-r và SiC được sử dụng để mô tả mức độ sâu răng của trẻ 3 tuổi
trong cả hai điều tra. Bên cạnh đó phép kiểm
2
đã được sử dụng để so sánh
sự khác biệt về tỷ lệ % sâu răng của trẻ 3 tuổi giữa 2 quận có và không có
fluor hóa nước trong từng thời điểm và giữa các thời điểm với nhau. Phân
tích ANOVA một yếu tố (có kết hợp với phương pháp Tukey) cũng được áp
dụng để so sánh sự khác biệt về số trung bình smt-r và SiC của trẻ 3 tuổi
trong các điều tra 1993, 2004 và giữa các điều tra này.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Mẫu và vùng nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên trong cả nước có
chương trình fluor hóa nước máy, tuy nhiên hệ thống phân phối nước máy
của thành phố không đủ nước để cung cấp cho tất cả các quận/huyện trên
toàn thành phố. Do đó, bản đồ fluor hóa nước của thành phố được chia thành
2 vùng khá rõ rệt: có và không có fluor hóa nước, đứng về mặt dịch tễ học
sự phân chia này khá lý tưởng cho những theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu
quả của một chương trình fluor hóa nước lần đầu được áp dụng tại một quốc
gia. Vì thế, việc chọn mẫu nghiên cứu cho điều tra này nói riêng và hầu hết
các điều tra liên quan đến chương trình fluor hóa nước tại Tp.HCM nói
chung cũng phải căn cứ trên cơ sở của sự phân tầng về nồng độ fluor trong
nước.
9 trường mẫu giáo và mầm non (5 trường ở vùng fluor hóa nước và 4
ở vùng không fluor hoá) đã được chọn vào trong mẫu nghiên cứu ở cả 2 điều
tra, trong đó 590 trẻ 3 tuổi (420 trẻ ở vùng fluor hóa nước và 170 ở vùng
không fluor hoá nước) và 604 trẻ 3 tuổi (328 trẻ ở vùng fluor hóa nước và
276 ở vùng không fluor hoá nước) trong điều tra năm 2004. Hai điều tra này,
độ chính xác của mẫu là 5% và năng lực mẫu 80%.
Số lượng trẻ cho mỗi vùng có và không có fluor hóa nước ở từng thời
điểm được tính toán dựa trên tỷ lệ phân bố dân số trẻ 3 tuổi ở hai vùng này
vào thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc chọn trẻ vào mẫu nghiên cứu
cũng phải tuân theo các tiêu chí chọn mẫu và kỹ thuật chọn mẫu nêu trên
trong cả hai điều tra, điều này đã làm cơ sở đảm bảo cho độ chính xác của
các phép so sánh thống kê sau này giữa các thời điểm fluor hoá nước tại
thành phố Hồ Chí Minh với nồng độ fluor trong nước khác nhau.
Hiệu quả giảm sâu răng ở trẻ 3 tuổi sau 3 năm điều chỉnh nồng độ
fluor trong nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh ở mức 0,5±0,1 ppm F.
Bảng 1: So sánh tỉ lệ bệnh toàn bộ sâu răng của trẻ 3 tuổi ở hai vùng
có và không có fluor hóa nước vào năm 2004
Vùng
Số
trẻ khám
T
ỉ lệ
% sâu răng
Fluor
hóa nước
328 38,4
Không
fluor hóa nư
ớc
276 62,0
*Kiểm định
2
, p<0,00
Bảng 2: Phân bố chỉ số sâu răng (sr), mất răng (mr), trám răng (tr),
trung bình smt-r của trẻ 3 tuổi ở hai vùng có và không có fluor hóa nước
Vùng
Số
tr
ẻ khám
sr mr tr smt-r
Vùng
F
+
328
1,59
0,15
0,01
0,00
0,00
0,00
1,60
0,15
Vùng
F
-
276
3,38
0,25
0,02
0,01
0,01
0,01
3,41
0,25
p* <0,001 0,135
0,276 <0,001
*Kiểm định student cho 2 mẫu độc lập, TB SE
Bảng 3: Phân bố chỉ số SiC của trẻ 3 tuổi ở hai vùng có và không có
fluor hoá
Qu
ận
Số
trẻ khám
Ch
ỉ
số SiC
(TB
SE)
TB
khác
biệt
KTC
95% khác
biệt
Vùng
F
+
328
4,6
0,3
Vùng
F
-
276
8,2
0,4
-
3,5
-4,5
– -2,6
*Kiểm định student cho hai mẫu độc lập, p= 0,000
Sự khác biệt đáng kể (p<0,001) về tỷ lệ % sâu răng, số trung bình
smt-r và trung bình SiC (bảng 1, 2 và 3) giữa trẻ 3 tuổi sống ở vùng có và
không có fluor hóa nước với nồng độ 0,5 ppm, đã chứng minh rằng trẻ sống
ở vùng fluor hóa nước vào năm 2004 có tỉ lệ sâu răng thấp hơn những trẻ
ở vùng không fluor hóa nước.
Hơn nữa, nếu so sánh tỷ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng trong điều
tra năm 2004 này với những dữ liệu ghi nhận được trước khi có chương trình
fluor hóa nước tại thành phố (biểu đồ 1 và 2), cho thấy trẻ sống ở vùng fluor
hoá nước với nồng độ 0,5 ppm F đã giảm 48,2% sâu răng và 3,4 răng sâu-
mất-trám so với thời điểm trước fluor hoá. Việc giảm sâu răng này cũng phù
hợp với các báo cáo của WHO (2003) về việc giảm tỷ lệ sâu răng ( 45%)
và số xoang sâu ở hệ răng sữa ( 2,2 smt-r), do chương trình F+ nước mang
lại.
Biểu đồ 1: Thay đổi tỷ lệ % sâu răng so với thời điểm trước fluor hóa
(1990)
Biểu đồ 2: Thay đổi smt-r so với thời điểm trước fluor hóa (1990)
Tuy nhiên, ở vùng không có fluor hóa nước (biểu đồ 1 và 2), tỷ lệ và
mức độ trầm trọng sâu răng cũng có giảm so với thời điểm trước fluor hóa.
Điều này có thể được giải thích dựa trên 2 khía cạnh như sau: (1) trẻ 3 tuổi
sống ở vùng không fluor hóa nước đang được bảo vệ bởi một nguồn fluor
khác, nguồn fluor này có thể từ những thức ăn hay uống được sản xuất từ
vùng fluor hoá của thành phố, thậm chí là cả nước uống có fluor, và nguồn
fluor này có thể bảo vệ sâu răng cho những trẻ sống ở vùng không có fluor
hoá nước. Hiện tượng này được gọi là ảnh hưởng “hào quang” (Lewis &
Banting, 1994) hay “khuyếch tán”(Griffin SO, 2001) của chương trình fluor
hóa nước; (2) So với thời điểm trước fluor hóa, hiện nay kiến thức và thói
quen chăm sóc răng miệng cho trẻ của các bà mẹ đã tăng đáng kể so với một
thập niên trước đây, sự quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ trong
các gia đình hiện nay cũng đã góp phần đáng kể cho việc cải thiện sức khỏe răng
miệng cho trẻ em không chỉ ở vùng không fluor hoá mà còn ở cả vùng fluor hóa
nước của thành phố. Phân tích này cũng phù hợp với những báo cáo của P.E
Petersen (1994), Hoàng Trọng Hùng (1998), Ngô Thị Bích Liên & Hoàng Trọng
Hùng (2004) về mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức cũng như thói quen chăm
sóc răng miệng của các bà mẹ và tình trạng sức khỏe răng miệng của con em họ.
Tóm lại, tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng sâu răng sữa ở trẻ 3
tuổi trong năm 2004 khác nhau đáng kể giữa 2 vùng có và không có fluor
hóa nước, phản ánh sự khác biệt về nồng độ fluor trong nước uống giữa 2
vùng này. Kết quả này cũng đã chứng minh rằng nồng độ fluor mới được
điều chỉnh trong nước máy của thành phố Hồ Chí Minh đã có hiệu quả giảm
sâu răng đáng kể cho trẻ 3 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước của thành
phố. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của nồng độ này phải được theo dõi và
đánh giá liên tục sau 5 năm, 12 năm để có những bằng chứng đáng tin cậy
hơn về hiệu quả của chương trình ở nồng độ fluor mới này.
So sánh hiệu quả giảm sâu răng trên trẻ 3 tuổi của 2 nồng độ fluor
hóa nước khác nhau tại Tp. HCM
Trên biểu đồ 3, 4 và 5 cho thấy có một sự tương đồng (p>0,05) về tỷ lệ %
sâu răng, số trung bình smt-r và SiC của trẻ 3 tuổi sống ở vùng fluor hóa nước
trong điều tra dịch tể học 1993 so với 2004. Điều này có nghĩa là không có sự
khác biệt đáng kể về tỷ lệ cũng như mức độ trầm trọng của tình trạng sâu răng
giữa những trẻ 3 tuổi được hưởng chương trình fluor hoá nước với nồng độ 0,7
ppm F và 0,5 ppm F.
Fluor hóa nước với nồng độ 0,5 ppm F tại thành phố Hồ Chí Minh
cũng cho hiệu quả giảm sâu răng sữa tương tự như nồng độ 0,7 ppm F.
Những phát hiện của nghiên cứu này cũng phù hợp với các kinh nghiệm của
một số nước trên thế giới và cũng phù hợp với các khuyến cáo của WHO về
nồng độ fluor trong nước cho những vùng khí hậu nhiệt đới như thành phố
Hồ Chí Minh.
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên trong tiến trình theo dõi
hiệu quả của chương trình fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh ở
nồng độ 0,5 ppm, kết quả ban đầu này đã chứng minh hiệu quả giảm sâu
răng sữa khá khả quan của nồng độ 0,5 ppm f trong nước như nồng độ 0,7
ppm F trước đây. Tuy nhiên, như đã bàn luận ở trên, chúng ta còn phải chờ
những đánh giá sau 5 năm, 12 năm để biết hiệu quả thực sự của nồng độ mới
này trong việc cải thiện tình trạng sâu răng cũng như việc giảm đáng kể tình
trạng răng nhiễm fluor cho trẻ em thành phố Hồ Chí Minh so với nồng độ
0,7 ppm.
Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ % sâu răng của trẻ 3 tuổi giữa 2 thời điểm
1993 và 2004
Biểu đồ 4:So sánh smt-r của trẻ 3 tuổi giữa 2 thời điểm 1990 và 2004
Biểu đồ 5: So sánh SiC của trẻ 3 tuổi giữa 2 thời điểm 1990 và 2004
KẾT LUẬN
- Fluor hóa nước máy với nồng độ 0,5 ppm F tại thành phố Hồ Chí
Minh đã làm giảm 48,2% sâu răng và 3,4 răng sâu-mất-trám cho trẻ 3 tuổi
sinh ra và lớn lên ở vùng fluor hoá nước của thành phố.
- Thay đổi nồng độ fluor trong hệ thống nước máy từ 0,7 xuống 0, 5
ppm F tại thành phố Hồ Chí Minh đã không làm thay đổi hiệu quả giảm sâu
răng sữa trên trẻ 3 tuổi sống trong vùng fluor hóa nước của thành phố.
- Trẻ 3 tuổi sống ở vùng fluor hóa nước của thành phố đã giảm đáng
kể tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng sâu răng so với trẻ sống ở vùng
không có fluor hóa nước.
Như vậy, Nồng độ 0,5 ppm F trong nước máy đã bước đầu chứng tỏ
hiệu quả giảm sâu răng sữa ở trẻ 3 tuổi tương tự như nồng độ 0,7 ppm F trước
đây. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của nồng độ
fluor hoá nước mới này sau 5 năm và 12 năm để có những bằng chứng khoa
học hơn và nhằm đem lại hiệu quả sâu răng cao nhất và an toàn nhất cho người
dân thành phố Hồ Chí Minh.