Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA AFB, X-QUANG VÀ IDR TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI MỚITÓM TẮT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.56 KB, 16 trang )

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA AFB, X-QUANG VÀ IDR
TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI MỚI

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa IDR, X-quang phổi và AFB
trong chẩn đoán bệnh lao phổi mới.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang. Phân tích tất cả
bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán lao phổi mới từ 10/2004 –
08/2006.
Kết quả: có 98 bệnh nhân lao phổi mới (44 nam và 54 nữ) trong
nghiên cứu, thường gặp ở lứa tuổi từ 20 – 40 (92%). AFB/đàm dương tính
chiếm tỉ lệ 52%. Sang thương trên X-quang phổi ở mức độ II và III thì có tỉ
lệ AFB/đàm dương tính càng cao. Tỉ lệ IDR dương tính chiếm 83%. Sang
thương trên X-quang phổi càng nặng thì IDR dương tính càng mạnh. Tuy
nhiên giữa AFB/đàm và IDR chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: nghiên cứu của chúng tôi đã phần nào cho thấy có mối liên
quan giữa IDR, X-quang phổi và AFB trong chẩn đoán bệnh lao phổi mới.
ABSTRACT
Objective: to determine relation of AFB, chest X-rays and IDR to the
diagnosis of active pulmonary tuberculosis.
Methods: Cross-sectional study. To analyse all of over 16 year old
patients diagnosed active pulmonary tuberculosis from 10/2004 to 08/2005.
Results: There were 98 cases (44 male and 54 female patients). Most
of them were in the age range from 20 – 40 (92%). Positive sputum AFB
was 52%. Level II and III lesions on chest x-rays had positive sputum AFB
increasingly. Positive PPD skin test was 83%. The severe degree of lesions
on chest x-rays was , the strong degree of positive PPD skin test was.
However, relation of sputum AFB to PPD skin test hasn’t been significantly
different in the statistatic yet.
Conclusion: Our study partly showed that relation of AFB, chest X-
rays and IDR to the diagnosis of active pulmonary tuberculosis.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao hiện nay đang có xu hướng gia tăng do số người nhiễm HIV
ngày một tăng cao. Lao và đại dịch HIV / AIDS là nguyên nhân gây tử vong
đứng hàng thứ 2 trên thế giới (WHO)
(Error! Bookmark not defined.)(12)
. Phổi là nơi cư
trú thường gặp nhất của vi trùng lao, chiếm khoảng 80-90% ca bệnh lao, trong
đó có 60% tìm được AFB dương tính qua soi đàm trực tiếp và đây chính là
nguồn lây chủ yếu trong cộng đồng.
* Bộ môn Lao và Bệnh Phổi – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh


Ở Việt Nam, qua báo cáo tổng kết hàng năm tại bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch (2001-2002) trong đó khoảng 78.000 người có AFB dương tính qua
soi đàm trực tiếp (chiếm 60%). Chương trình chống lao quốc gia cùng phối
hợp với TCYTTG phân tích và ước tính nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở Việt
Nam là 1,7%
(1)
. Do sự phát hiện AFB dương tính trong đàm còn rất thấp so
với thực tế, khoảng 40% trường hợp không thể chẩn đoán xác định qua soi
tìm AFB dương tính trong đàm. Trong khi đó, những bệnh nhân nhiễm lao
tiềm ẩn này sẽ biểu hiện với nhiều triệu chứng lâm sàng đặc trưng hay
không. Đồng thời với sự tiến bộ của chụp phim phổi kỹ thuật số và CT scan ,
người ta đã lạm dụng chẩn đoán lao qua hình ảnh X quang phổi mà bỏ qua
xét nghiệm vi trùng và IDR trong chẩn đoán lao phổi mới
(4)
.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đặt ra vấn đề chẩn đoán lao qua
các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như tìm AFB trực tiếp trong đàm, X-
quang phổi và IDR. Dựa vào những xét nghiệm này, chúng tôi sẽ phân tích

và đánh giá mối tương quan của chúng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Loại hình nghiên cứu
Phân tích cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn đối tượng là những bệnh nhân
có triệu chứng lâm sàng của nhiễm lao chung: sốt về chiều, mệt mỏi, ho
khạc kéo dài và có dùng thuốc kháng sinh thường 1 hoặc 2 tuần lễ mà triệu
chứng vẫn chưa cải thiện.
Phương pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả các bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định lao
phổi mới từ tháng 10/2004 đến tháng 10/2006 tại Phòng khám Phổi Bệnh
viện Đại Học Y Dược và Phòng khám Lao Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có tiểu đường
- Bệnh nhân có tiền căn lao và đã từng điều trị lao
- Bệnh nhân có Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Bệnh nhân có suy giảm miễn dịch HIV(+), sử dụng heroin, dùng
corticoids kéo dài
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định lao phổi mới
Lao phổi AFB(+)
· Có triệu chứng lâm sàng gợi ý đến lao
· Có bất thường trên X-quang phổi gợi ý đến nguyên nhân do trực
khuẩn lao.
· 1 mẫu đàm có AFB dương tính
· Chưa điều trị bằng thuốc kháng lao hoặc chỉ mới điều trị dưới 1
tháng
Lao phổi AFB(-):
· Có triệu chứng lâm sàng gợi ý đến lao

· Có bất thường trên X-quang phổi gợi ý đến nguyên nhân do trực
khuẩn lao
· 6 mẫu đàm có AFB âm tính
· Không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh thường sau 2 tuần
· Chưa điều trị bằng thuốc kháng lao hoặc chỉ mới điều trị dưới 1
tháng
· Có đáp ứng về triệu chứng lâm sàng và X-quang phổi với điều trị
bằng thuốc kháng lao
Thống kê và xử lý số liệu
Mã hoá và nhập số liệu bằng chương trình Make View và Enter Data,
phân tích số liệu bằng chương trình Analyze Data của phần mềm Epi Info
2000 version 1.1.2. Các biến số định tính được biểu diễn theo tần suất và
được kiểm định theo phép kiểm l
2
. Các biến số định lượng sẽ được biểu diễn
theo trung bình và độ lệch chuẩn và được kiểm định theo phép kiểm Student
hoặc Fisher. Trị số P < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 98 trường hợp lao phổi phát hiện tại
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Đại Học Y Dược được tiến hành
khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng như sau:
Tuổi
Bảng 1: phân bố của các nhóm tuổi
Tuổi Số
trường
hợp
Phần
trăm
< 20 4 4%
20-30 33 33,7%

31-40 32 32,7%
41-50 23 23,5%
> 50 6 6,1%
Tổng
cộng
98 100%
Nhóm tuổi từ 21 đến 30 chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu.
Nhóm tuổi từ 21 đến 50 chiếm tới 92% trong nghiên cứu này.
Tuổi trung bình là 34,5 ± 10,9 (trung bình ± độ lệch chuẩn), nhỏ nhất là 17
tuổi và lớn nhất là 59 tuổi.
Giới
Bảng 2: phân bố của giới
Giới

Số
trường
hợp
Phần
trăm
Nam

44 44,9%

Nữ 54 55,1%

Tỉ lệ nam/nữ = 0,8.
Tỉ lệ nam và nữ không có sự chênh lệch nhiều.
Mối tương quan giữa IDR và AFB/đàm
Bảng 3: tương quan giữa IDR và AFB/đàm
AFB/đàm

IDR
Dương
tính
Am
tính
≥10mm

43
(52,4%)
39
(47,6%)
<10mm

8
(50%)
8
(50%)
Nhóm IDR ≥ 10 mm có tỉ lệ AFB/đàm dương tính cao hơn nhóm IDR <
10 mm (52,4% so với 50%). Nhưng sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống
kê (P= 0,86; c
2
= 0,0316). Như vậy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa IDR dương tính và âm tính đối với loại lao phổi AFB(+) hay AFB(-).
Những bệnh nhân AFB/đàm (+) có 43 ca có IDR ≥ 10mm, chiếm tỉ lệ
84,3%. Tương tự như vậy, những bệnh nhân AFB/đàm (-) có 39 ca có IDR ≥
10 mm, chiếm tỉ lệ cũng rất cao là 83%.
Mối tương quan giữa mức độ tổn thương X-quang phổi và
AFB/đàm
Bảng 4: tương quan giữa 3 mức độ tổn thương và AFB/đàm
AFB/đàm

X-
Quang
Dương
tính
Âm
tính
Mức
độ I
19
(41,3%)
27
(58,7%)
Mức
độ II
20
(57,1%)
15
(42,9%)
AFB/đàm
X-
Quang
Dương
tính
Âm
tính
Mức
độ III
12
(70,6%)
5

(29,4%)
Tổn thương trên X-quang càng rộng thì tỉ lệ dương tính của AFB
trong đàm càng cao. Tuy nhiên, với P= 0,09 (c
2
= 4,8327), chúng ta thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ tổn thương trên X-
quang phổi đối với loại lao phổi AFB(+) hay AFB(-).
Mối tương quan giữa X-quang phổi và IDR
Bảng 5: tương quan giữa X-quang phổi và IDR
IDR
X-
QUANG
≥10mm <10mm

M
ức
độ I
38
(82,6%)
8
(17,4%)
M
ức
29 6
độ II (82,9%) (17,1%)
M
ức
độ III
15
(88,2%)

2
(11,8%)
Giữa 3 mức độ tổn thương trên X-quang phổi cho thấy tổn thương càng
nặng thì số lượng bệnh nhân có IDR (+) càng cao. Nhưng sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (P= 0,85; c
2
= 0,3142).
BÀN LUẬN
Về dịch tễ học
Trong bảng phân nhóm chúng tôi thấy có 44 trường hợp nam và 54
trường hợp nữ, tỉ lệ nam và nữ bằng 0,8. Cho thấy sự chênh lệch giữa nam
và nữ không đáng kể.
Theo đánh giá của đại diện Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam thì việc
chênh lệch về giới tính trong chẩn đoán và phát hiện bệnh lao là không được rõ
ràng. Nhưng trong các nghiên cứu lớn gần đây lại ghi nhận tỉ lệ nữ dao động từ
26-29%. Điều này có thể lý giải do nam giới đóng vai trò chính lao động trong
gia đình, đồng thời nam giới cũng có nhiều nguy cơ hơn nữ giới (lao động quá,
hút thuốc lá, uống rượu ) làm suy giảm sức đề kháng dẫn đến thúc đẩy nhanh
tiến trình của bệnh lao
(3,4,7,10,11)
.
Một khảo sát của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2000 cho thấy tỉ lệ
bệnh nhân có AFB (+) mới theo giới là: giữa nam và nữ khoảng 3/1, điều này
có thể do tác động của HIV lên dịch tễ lao
(4,10)
.
Ngược lại trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ chênh lệch giữa nam và
nữ không đáng kể, điều này có thể do sự lựa chọn mẫu tập trung ở hai trung
tâm lớn là Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Phòng khám phổi Bệnh viện Đại
học Y Dược cơ sở 1 tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đa số bệnh nhân cư ngụ

tại thành phố Hồ chí Minh và phải có đầy đủ tiêu chuẩn lâm sàng như: bệnh
nhân có triệu chứng gợi ý đến lao (ho khạc kéo dài trên hai tuần đôi khi ho
ra máu, có thể sốt không đều hoặc sốt về chiều, mệt mõi, sụt cân), có các cận
lâm sàng cần thiết phù hợp lao: X-quang phổi có tổn thương bất thường,
hình ảnh nốt rời rạc hoặc tập trung thành đám, có thể tạo hang, AFB(+) hoặc
AFB(-) trong đàm, kết quả IDR dương tính.
Việc nữ có tỉ lệ cao hơn nam trong nghiên cứu này có thể do tại các
Thành Phố lớn, nữ có ý thức khám bệnh cao hơn là nam. Sự khác biệt này so
với các nghiên cứu khác cần phải có thêm các nghiên cứu khác về nhận thức
của các đối tượng bệnh nhân khác nhau về bệnh lao.
Về mối tương quan giữa các xét nghiệm trong chẩn đoán lao phổi
mới
Mối tương quan giữa IDR và AFB
Ở Việt nam, là nơi có nguy cơ nhiễm lao cao do đó chúng tôi xem
IDR là một xét nghiệm khá quan trọng để chẩn đoán bệnh lao vì nó là biểu
hiện đầu tiên (trừ một số trường hợp ngoại lệ).
IDR dương tính là một xét nghiệm có giá trị gợi ý nhiễm lao nói
chung và lao ngoài phổi nói riêng, phù hợp vời thống kê của Bùi Xuân
Tám
(5)
và cộng sự (IDR dương tính: 83%), của Nguyễn An Ninh năm 1995
(IDR dương tính: 89%).
Trong bảng nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhân AFB (+) trong
đàm có IDR (+) là 43 bệnh nhân trên tổng số 51 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 84,3
% và ở bệnh nhân có AFB (-) trong đàm có IDR(+) là 39 bệnh nhân trên
tổng số 47 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 83%. Điều này cho thấy trong số 98 bệnh
nhân dù AFB(+) hoặc AFB(-) trong đàm đều có tỉ lệ IDR(+) rất cao.
Nhóm IDR ≥ 10 mm có tỉ lệ AFB/đàm dương tính cao hơn nhóm IDR
< 10 mm (52,4% so với 50%). Nhưng sự khác biệt này là không có ý nghĩa
thống kê (P= 0,86). Điều này cũng phù hợp với ý nghĩa của IDR trong bệnh

lao. IDR sẽ dương tính khi bệnh nhân mắc bệnh lao dù AFB trong đàm là
dương tính hay âm tính
(1)(2)(5)(6)(7)(12)
.
Mối tương quan giữa mức độ tổn thương trên X-quang phổi và
AFB/đàm:
Trong bảng nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi phân loại mức độ tổn
thương từ độ I đến độ III dựa theo Chương Trình Chống Lao Quốc Gia và
Hiệp Hội Chống Lao Quốc Tế, chủ yếu là theo phân loại tổn thương lao của
Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ
(1)(13)(14)
(ATS 1990) cho thấy 98 bệnh nhân
nghiên cứu của chúng tôi có:
Mức I: 46 bệnh nhân với:
· AFB (+) trong đàm: 19 trường hợp
· AFB (-) trong đàm: 27 trường hợp
Mức II: 35 bệnh nhân với:
· AFB (+) trong đàm: 20 trường hợp.
· AFB (-) trong đàm: 15 trường hợp
Mức III: 17 bệnh nhân với:
· AFB (+) trong đàm: 12 trường hợp
· AFB (-) trong đàm: 5 trường hợp
Kết quả cho thấy ở mức I có 19 bệnh nhân AFB(+) trong tổng số 46
bệnh nhân (chiếm 41,3%), ở mức II có 20 bệnh nhân AFB(+) trong tổng số
35 bệnh nhân (chiếm 57,1%) và mức III có 12 bệnh nhân AFB (+) trong
tổng số 17 bệnh nhân (chiếm 70,6%). Như vậy mức độ tổn thương phổi càng
nặng thì AFB (+) trong đàm càng cao .
Xu hướng phát hiện bệnh lao năm 1996-2000 (tỉ lệ /100.000 dân):
1996 1997


1998

1999

2000

AFB+
mới
68 68 73 71 69
Trong bệnh lao tình trạng bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn lao.
Kết quả soi AFB(+) trực tiếp cũng có thể giúp ta đánh giá bệnh nặng hay
nhẹ
(1,2,7)
.
Mối tương quan giữa X-quang phổi và IDR:
Trong bảng nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy số lượng bệnh nhân
IDR(+) tăng dần theo mức độ tổn thương của X-quang phổi.
- Ở mức độ I có 38 bệnh nhân có IDR(+) trong tổng số 46 bệnh nhân,
chiếm tỉ lệ 82,6%
- Ở mức độ II có 29 bệnh nhân có IDR(+) trong tổng số 35 bệnh nhân
chiếm tỉ lệ 82,9%
- Ở mức độ III có 15 bệnh nhân có IDR (+) trong tổng số 17 bệnh
nhân, chiếm tỉ lệ 88,2%.
Điều này chứng tỏ rằng, trong bệnh lao phổi, việc đáp ứng miễn dịch vẫn
xảy ra dù mức độ tổn thương trên X-quang có lan rộng đi chăng nữa
(1,8,9)
. Như
vậy IDR(+) có giá trị góp phần trong chẩn đoán bệnh lao phổi dù mức độ tổn
thương trên X-quang phổi còn tối thiểu hay đã lan rộng.
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 98 bệnh nhân lao phổi mới, chúng tôi rút ra được
những kết luận sau:
Bệnh lao phổi thường xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20 đến 40, nằm
trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ 90%. Lao phổi AFB(+) chiếm 52%.
Về mối tương quan giữa IDR và AFB trong chẩn đoán lao phổi mới:
- Bệnh nhân lao phổi AFB(+) có tỉ lệ IDR (+) cao hơn so với những
bệnh nhân lao phổi AFB(-), dù sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống
kê.
- Những bệnh nhân có mức độ tổn thương trên X-quang phổi càng
rộng thì khả năng AFB(+) trong đàm càng cao.Tổn thương phổi ở mức độ I
(46,9%) chiếm tỉ lệ cao hơn so với mức độ II (35%)và mức độ III(17,4%).

×