Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN MÁU TRONG VIÊM PHỔI TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.79 KB, 19 trang )

NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN MÁU TRONG VIÊM PHỔI
TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI

TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát nồng độ procalcitonin máu (PCT) (bằng test
BRAHMS PCT-Q) và tìm hiểu mối liên quan giữa PCT với một số biểu hiện
lâm sàng và cận lâm sàng chính.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: có đến 30% trẻ viêm phổi có PCT trong giới hạn bình
thường. Nhiệt độ lúc vào viện, tần số thở, tỷ lệ rút lõm lồng ngực và phập
phồng cánh mũi, mức độ nặng của viêm phổi, nồng độ CRP huyết thanh, tỷ
lệ thâm nhiễm phế nang trên X-quang gia tăng theo PCT. Tỷ lệ ran ẩm, số
lượng bạch cầu và tỷ lệ neutrophils máu ngoại vi gia tăng không có ý nghĩa
theo mức độ tăng PCT.
Kết luận: nồng độ PCT tăng cao ở những trẻ có sốt cao, tần số thở
nhanh, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, CRP huyết thanh cao, hình
ảnh thâm nhiễm phế nang trên X-quang ngực.
Từ khóa: procalcitonin, viêm phổi, trẻ em.
ABSTRACT
SERUM PROCALCITONIN IN CHILDREN AGED FROM 2
MONTHS TO 5 YEARS ADMITTED
TO HOSPITAL WITH PNEUMONIA
Bui Binh Bao Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement
of No 4 - 2007: 36 – 41
Objective: Evaluate serum procalcitonin levels (PCT) (by BRAHMS
PCT-Q test) and to determine the correlation with major clinical symptoms
and white blood cell counts (WBC), CRP and chest X-ray.
Methods: descriptive cross-sectional study.
Results: 30% children with pneumonia had a normal serum PCT
level. Mean body temperature, mean respiratory rate; rates of chest
indrawing, flaring of the alae nasi and severity of pneumonia; mean serum


CRP level and rate of alveolar infiltrates on chest X-ray increased in
correlation with PCT levels. No such correlation between coarse crackles,
WBC, neutrophils and PCT levels was found. Conclusion: high PCT levels
were seen in children with high fever, fast breathing, chest indrawing,
flaring of the alae nasi, high serum CRP levels and alveolar infiltrates on
chest X-ray.
Key words: procalcitonin, pneumonia, children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
* Bộ Môn Nhi, Trường Đại Học Y Dược Huế


Viêm phổi là bệnh lý thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
ở trẻ em. Cho đến nay, các xét nghiệm giúp xác định tác nhân gây bệnh vẫn
không thể tiến hành rộng rãi, kết quả thường chậm, không hữu ích cho việc
hướng dẫn sử dụng kháng sinh sớm và hợp lý ngay lúc vào viện. Vì vậy, đã có
nhiều nghiên cứu thiết lập mối liên hệ giữa lâm sàng, X-quang ngực, số lượng và
công thức bạch cầu, CRP và đặc biệt procalcitonin (PCT) nhằm sớm định hướng
tác nhân gây bệnh. PCT được tổng hợp qua trung gian, trực tiếp hay gián tiếp bởi
các cytokines. Trong viêm phổi do vi khuẩn, PCT tăng nhanh và giảm nhanh nếu
được điều trị thích hợp. PCT nhạy hơn hẳn các chỉ điểm viêm cấp khác, vốn bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và trở về bình thường chậm hơn dù đã hết phản ứng
viêm. Ở trong nước, chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào về biến đổi của
PCT trong các bệnh lý nhiễm trùng nói chung và trong viêm phổi mắc phải tại
cộng đồng nói riêng. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:
- Khảo sát nồng độ procalcitonin máu ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi bị
viêm phổi.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ PCT máu với lâm sàng, mức
độ nặng của viêm phổi, CRP, công thức bạch cầu ngoại vi và X-quang ngực.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Nhi, Bệnh Viện Trung Ương
Huế từ tháng 4.2005 đến tháng 5.2006. Có 50 bệnh nhi được chọn vào
nghiên cứu theo những tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chọn: trẻ từ 2 tháng-5 tuổi, lâm sàng phù hợp với phân
loại viêm phổi, viêm phổi nặng và viêm phổi rất nặng của WHO
(1)
, X-quang
có hình ảnh viêm phổi.
Tiêu chuẩn loại trừ: viêm phổi phối hợp các bệnh nhiễm trùng khác, bị
bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi mạn tính trước đó, có sử dụng kháng sinh
trước khi nhập viện.
Phương tiện nghiên cứu
X-quang ngực được chụp tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh; công thức
bạch cầu được thực hiện tại khoa Huyết Học; định lượng CRP và bán định
lượng PCT được thực hiện tại khoa Hóa Sinh, Bệnh Viện Trung Ương Huế.
Nồng độ PCT máu được đánh giá bằng test BRAHMS PCT-Q, với các
khoảng giá trị < 0,5 ng/ml; 0,5-2 ng/ml và > 2 ng/ml.
Tất cả xét nghiệm được làm cùng lúc trong ngày đầu tiên nhập viện.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả.
Tất cả trẻ nghiên cứu đều được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, phân loại
viêm phổi, làm các xét nghiệm cận lâm sàng (công thức bạch cầu, CRP,
PCT) và chụp X-quang ngực.
Xác định mối liên quan giữa PCT với các biểu hiện lâm sàng và cận
lâm sàng chính.
Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê y học thông thường.
KẾT QUẢ
Phân bố nồng độ PCT máu ở nhóm nghiên cứu



Biểu đồ 1. Phân bố nồng độ PCT máu ở nhóm nghiên cứu
Nhận xét: Đa số trẻ viêm phổi nhập viện đều có PCT máu tăng từ 0,5-
2 ng/ml (46%). Tỷ lệ trẻ có PCT > 2 ng/ml chiếm 24% và trẻ có PCT không
tăng chiếm 30%.
Liên quan giữa nồng độ PCT máu với nhiệt độ lúc vào viện và tần
số thở
Bảng 1. Mối liên quan giữa nồng độ PCT máu với nhiệt độ trung bình
lúc vào viện và tần số thở (TST) trung bình
Nồng
đ
ộ PCT
(ng/ml)
Nhiệt
đ
ộ TB lúc
vào viện (
o
C)

TST
trung bình
(/phút)
< 0,5
38,4 ±
56,6 ±
0,6 7,7
0,5–2
39,5 ±
0,7

63,2 ±
8,8
> 2
39,7 ±
0,7
66,6 ±
14,0

p <
0,001
p <
0,05
Nhận xét: Nhiệt độ trung bình lúc vào viện và tần số thở trung bình
có xu hướng gia tăng theo nồng độ PCT máu với sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001 và p < 0,05).
Liên quan giữa nồng độ PCT máu với rút lõm lồng ngực, phập
phồng cánh mũi, ran ẩm và phân loại viêm phổi
Bảng 2. Mối liên quan giữa nồng độ PCT máu với rút lõm lồng ngực,
phập phồng cánh mũi, ran ẩm và phân loại viêm phổi
Nồng độ PCT (ng/ml)
< 0,5 0,5 - 2

> 2
T
ổng

p
%
%
%



6
,7 5
6
5,2
7
5
2
5
R
út lõm
lồng
ngực
Kh
ông 4
9
3,3
3
4,8
2
5
2
5
<0
,01*


5
3,3 1

9
1,3 0
8
3,3
3
9
P
hập
phồng
cánh
mũi
Kh
ông
4
6,7
8
,7
1
6,7
1
1
<0
,05
*



4
9
3,3 8

7
8,3
7
5
4
1
R
an ẩm
Kh
ông
6
,7
2
1,7
2
5
9

>0
,05
*

P
hân
Th
ường 2
5
7,1
2
8,6

1
4,3
2
1
<0
,05*
Nặ
ng
1
2 6
6
4
2
4
2
5
loại
viêm
phổi
Rấ
t nặng
0
2
5
7
5
4

* Hiệu chỉnh Yates
Nhận xét: Tỷ lệ rút lõm lồng ngực và phập phồng cánh mũi gia tăng

theo nồng độ PCT máu (p < 0,01 và < 0,05). Nồng độ PCT máu cũng tăng
dần có ý nghĩa theo mức độ nặng của viêm phổi (p < 0,05) và không có liên
quan với ran ẩm (p > 0,05).
Liên quan giữa nồng độ PCT máu với số lượng bạch cầu, tỷ lệ
neutrophils máu ngoại vi và nồng độ CRP huyết thanh
Bảng 3. Mối liên quan giữa nồng độ PCT máu với số lượng bạch cầu,
tỷ lệ neutrophils máu ngoại vi và nồng độ CRP huyết thanh
N
ồng
đ
ộ PCT
(ng/ml)
Số
lượng
bạch cầu
máu
T
ỷ lệ
neutrophils
máu ngo
ại
vi TB (%)
N
ồng
đ
ộ CRP
TB (mg/l)
ngo
ại vi
TB (x

10
9
/l)
< 0,5

15,1
± 7,7
56,6
± 15,8
38,1
± 34,6
0,5-
2
14,7
± 6,7
57,8
± 15,3
94,7
± 68,8
> 2
16,7
± 5,9
60,8
± 15,3
99,4
± 75,6
p
>
0,05
>

0,05
<
0,05
Nhận xét: Số lượng bạch cầu và tỷ lệ neutrophils máu ngoại vi trung
bình gia tăng không có ý nghĩa theo mức độ tăng của PCT (p > 0,05). Nồng
độ CRP trung bình gia tăng theo nồng độ PCT máu với sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
Liên quan giữa nồng độ PCT máu và hình ảnh viêm phổi trên X-
quang
Bảng 4. Mối liên quan giữa nồng độ PCT máu và hình ảnh viêm phổi
trên X-quang
Nồng độ PCT (ng/ml)
< 0,5 0,5 - 2 > 2

nh
ảnh
X-quang

n
%
n
%
n
%

Tổ
ng

p
Th

âm
nhiễm kẽ

9
6
0
2
8,
7
0
0

11

Th
âm
nhiễm
phế nang

6
4
0
2
1
9
1,3
1
2
1
00

39

Tổ
ng
1
5
1
00
2
3
1
00
1
2
1
00
50

<0,0
01
*

* Hiệu chỉnh Yates.
Nhận xét: Đa số trường hợp thâm nhiễm phế nang đều có nồng độ
PCT máu tăng trong khi nồng độ PCT máu không tăng trong hầu hết trường
hợp thâm nhiễm kẽ (p < 0,001).
BÀN LUẬN
Phân bố nồng độ PCT máu ở nhóm nghiên cứu
Đa số trẻ nhập viện trong nghiên cứu này có nồng độ PCT máu tăng
trong khoảng 0,5-2 ng/ml (46%). Tỷ lệ trẻ viêm phổi có nồng độ PCT máu >

2 ng/ml chiếm 24% và trẻ có nồng độ PCT máu < 0,5 ng/ml chiếm 30%.
Như vậy có đến 30% trường hợp viêm phổi trong nghiên cứu của chúng tôi khả
năng là do virus.
Các nghiên cứu của Moulin và cộng sự
(5)
, Poyrazoglu và cộng sự
(6)
,
Toikka và cộng sự
(9)
, Korppi và Remes
(4)
đều chứng minh rằng nồng độ PCT
máu tăng rõ trong viêm phổi do vi khuẩn so với viêm phổi do virus; và
ngưỡng PCT máu ≥ 0,5 ng/ml gợi ý viêm phổi do vi khuẩn, trong khi
ngưỡng PCT máu > 1 ng/ml và nhất là > 2 ng/ml có độ nhạy, độ đặc hiệu,
giá trị tiên đoán dương tính và âm tính rất cao trong phân biệt viêm phổi do
vi khuẩn với viêm phổi do virus.
Liên quan giữa nồng độ PCT máu với nhiệt độ lúc vào viện và tần
số thở
Trong nghiên cứu này, nhiệt độ trung bình lúc vào viện có xu hướng
gia tăng theo nồng độ PCT máu với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,001). Nhiệt độ trung bình lúc vào viện ở nhóm trẻ có nồng độ PCT máu <
0,5 ng/ml là 38,4 ± 0,6
o
C, trong khi ở nhóm trẻ có nồng độ PCT máu từ 0,5-
2 ng/ml là 39,5 ± 0,7
o
C và ở nhóm trẻ có nồng độ PCT máu > 2 ng/ml là
39,7 ± 0,7

o
C. Chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào đề cập đến mối tương
quan giữa nồng độ PCT máu và nhiệt độ lúc vào viện.
Tần số thở trung bình của nhóm trẻ viêm phổi có nồng độ PCT máu >
2 ng/ml (66,6 ± 14,0 lần/phút) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm viêm phổi có
nồng độ PCT máu < 0,5 ng/ml (56,6 ± 7,7 lần/phút) và nhóm có nồng độ
PCT máu 0,5-2 ng/ml (63,2 ± 8,8 lần/phút) (p < 0,05). Như vậy, tần số thở
trung bình có xu hướng gia tăng theo nồng độ PCT máu và nếu tần số thở
của trẻ < 60 lần/phút thì viêm phổi khả năng là do virus.
Liên quan giữa nồng độ PCT máu với rút lõm lồng ngực, phập
phồng cánh mũi, ran ẩm và phân loại viêm phổi
Tỷ lệ rút lõm lồng ngực và phập phồng cánh mũi gia tăng theo nồng
độ PCT máu (p < 0,01 và < 0,05). Chỉ có 6,7% trẻ viêm phổi có nồng độ
PCT máu < 0,5 ng/ml có dấu hiệu rút lõm lồng ngực trong khi tỷ lệ này ở
nhóm viêm phổi có nồng độ PCT máu từ 0,5-2 ng/ml là 65,2% và ở nhóm có
nồng độ PCT máu > 2 ng/ml lên đến 75%. Tương tự, có 53,3% trẻ ở nhóm
viêm phổi có nồng độ PCT máu < 0,5 ng/ml có dấu hiệu phập phồng cánh
mũi trong khi tỷ lệ này ở nhóm có nồng độ PCT máu từ 0,5-2 ng/ml là
91,3% và ở nhóm có nồng độ PCT máu > 2 ng/ml là 83,3%. Như vậy, dấu
hiệu rút lõm lồng ngực và phập phồng cánh mũi thường gặp hơn ở những trẻ
bị viêm phổi khả năng do vi khuẩn.
Tỷ lệ phát hiện ran ẩm khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo nồng
độ PCT máu ở các nhóm trẻ viêm phổi (p > 0,05). Có 93,3% trẻ ở nhóm
viêm phổi có nồng độ PCT máu < 0,5 ng/ml nghe được ran ẩm trong khi tỷ
lệ này ở nhóm có nồng độ PCT máu từ 0,5-2 ng/ml là 78,3% và ở nhóm có
nồng độ PCT máu ≥ 2 ng/ml là 75%. Do đó, không thể dựa vào dấu hiệu ran
ẩm để dự đoán khả năng viêm phổi là do vi khuẩn hay virus.
Trong nghiên cứu này, nồng độ PCT máu tăng dần theo mức độ nặng
của viêm phổi với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 57,1% trẻ
viêm phổi có nồng độ PCT máu < 0,5 ng/ml, trong khi 64% trẻ viêm phổi

nặng có nồng độ PCT tăng từ 0,5-2 ng/ml, và đến 75% trẻ viêm phổi rất
nặng có nồng độ PCT máu > 2 ng/ml. Các nghiên cứu của Reinhart và cộng
sự
(8)
, Hedlund và cộng sự
(3)
đều chứng minh rằng ở những bệnh nhân viêm
phổi nhập viện, nồng độ PCT máu có liên quan chặt chẽ với mức độ nặng
của bệnh.
Liên quan giữa nồng độ PCT máu với số lượng bạch cầu, tỷ lệ
neutrophils máu ngoại vi và nồng độ CRP huyết thanh
Trong nghiên cứu này, số lượng bạch cầu máu ngoại vi không tăng
theo mức độ gia tăng nồng độ PCT máu với sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Số lượng bạch cầu máu ngoại vi trung bình ở nhóm trẻ
viêm phổi có nồng độ PCT máu < 0,5 ng/ml, từ 0,5 - 2 ng/ml và > 2 ng/ml
lần lượt là 15,1 ± 7,7; 14,7 ± 6,7 và 16,7 ± 5,9 (x 10
9
/l) (p > 0,05).
Nghiên cứu của Korppi và cộng sự
(4)
cũng cho thấy số lượng bạch cầu
máu ngoại vi không tương quan với nồng độ PCT máu và không có giá trị
phân biệt viêm phổi do vi khuẩn với viêm phổi do virus.
Tỷ lệ bạch cầu neutrophils trung bình máu ngoại vi ở nhóm trẻ viêm
phổi có nồng độ PCT máu < 0,5 ng/ml, từ 0,5 - 2 ng/ml và > 2 ng/ml lần lượt
là 56,6 ± 15,8%; 57,8 ± 15,3% và 60,8 ± 15,3% (p > 0,05). Như vậy, tỷ lệ
bạch cầu neutrophils trung bình máu ngoại vi không khác biệt có ý nghĩa
thống kê theo mức độ gia tăng nồng độ PCT máu.
Nghiên cứu của Cherian cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ bạch
cầu neutrophils máu ngoại vi giữa viêm phổi do vi khuẩn với viêm phổi do

virus
(2)
.
Nồng độ CRP máu trung bình của nhóm trẻ viêm phổi có nồng độ
PCT máu > 2 ng/ml (99,4 ± 75,6 mg/l) cao hơn có ý nghĩa so với nồng độ
CRP máu trung bình của nhóm trẻ viêm phổi có nồng độ PCT máu < 0,5
ng/ml (38,1 ± 34,6 mg/l) và nhóm có nồng độ PCT máu 0,5 - 2 ng/ml (94,7
± 68,8 mg/l). Như vậy, nồng độ CRP máu trung bình có xu hướng gia tăng
theo nồng độ PCT máu (p < 0,05).
Các nghiên cứu của Korppi và cộng sự
(4)
, Moulin và cộng sự
(5)
, Raz
(7)

chứng minh nồng độ PCT máu có liên quan với nồng độ CRP máu trong
chẩn đoán các bệnh lý nhiễm trùng nói chung và viêm phổi nói riêng. Nồng
độ CRP máu có xu hướng gia tăng theo nồng độ PCT máu. Sự kết hợp giữa
nồng độ PCT và CRP sẽ hữu ích hơn là sử dụng đơn thuần trong chẩn đoán
bệnh.
Liên quan giữa nồng độ PCT máu và hình ảnh viêm phổi trên X-
quang
60% trẻ ở nhóm có nồng độ PCT máu < 0,5 ng/ml có hình ảnh thâm
nhiễm kẽ trên phim X-quang ngực, trong khi hình ảnh thâm nhiễm phế nang
gặp ở 100% trẻ có nồng độ PCT máu > 2 ng/ml và 91,3% trẻ có nồng độ
PCT máu từ 0,5-2 ng/ml. Như vậy, đa số trường hợp thâm nhiễm phế nang
đều có nồng độ PCT máu tăng trong khi nồng độ PCT máu không tăng trong
hầu hết trường hợp thâm nhiễm kẽ (p < 0,001).
Nghiên cứu của Korppi và cộng sự cho thấy nồng độ PCT máu ở

nhóm viêm phổi có hình ảnh thâm nhiễm phế nang (0,22-1,2 ng/ml, trung
bình 0,45 ng/ml) cao hơn nhóm viêm phổi có hình ảnh thâm nhiễm kẽ (0,11-
0,71 ng/ml, trung bình 0,28 ng/ml)
(4)
.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu nồng độ procalcitonin máu ở 50 trẻ viêm phổi từ 2
tháng đến 5 tuổi tại Khoa Nhi, Bệnh Viện Trung Ương Huế, chúng tôi có
được một số kết luận sau:
Nồng độ procalcitonin máu ở nhóm nghiên cứu
46% trẻ viêm phổi nhập viện có nồng độ PCT máu tăng mức độ trung
bình (0,5-2 ng/ml), 24% trẻ có nồng độ PCT máu tăng cao trên 2 ng/ml và
30% trẻ có nồng độ PCT máu trong giới hạn bình thường.
Mối liên quan giữa nồng độ procalcitonin máu với một số biểu hiện
lâm sàng và cận lâm sàng chính
Nhiệt độ trung bình gia tăng thuận chiều theo nồng độ PCT máu: lần
lượt 38,4 ± 0,6; 39,5 ± 0,7 và 39,7 ± 0,7
o
C ở nhóm PCT máu < 0,5; 0,5-2 và
> 2 ng/ml (p < 0,001).
Tần số thở trung bình gia tăng theo sự tăng nồng độ PCT máu: lần
lượt 56,6 ± 7,7; 63,2 ± 8,8 và 66,6 ± 14,0 nhịp/phút ở nhóm PCT máu < 0,5;
0,5-2 và > 2 ng/ml (p < 0,05).
Tỷ lệ rút lõm lồng ngực gia tăng có ý nghĩa theo nồng độ PCT máu:
lần lượt 6,7%, 65,2% và 75% ở nhóm PCT máu < 0,5; 0,5-2 và > 2 ng/ml (p
< 0,001).
Tỷ lệ phập phồng cánh mũi cũng gia tăng có ý nghĩa theo nồng độ
PCT máu: lần lượt 53,3%; 91,3% và 83,3% ở nhóm PCT máu < 0,5; 0,5-2
và > 2 ng/ml (p < 0,05).
Tỷ lệ ran ẩm không gia tăng có ý nghĩa theo nồng độ PCT máu (p >

0,05).
Nồng độ PCT máu tăng dần theo độ nặng của viêm phổi: 57,1% trẻ
viêm phổi có nồng độ PCT < 0,5 ng/ml, trong khi 64% trẻ viêm phổi nặng
có nồng độ PCT từ 0,5-2 ng/ml, và đến 75% trẻ viêm phổi rất nặng có nồng
độ PCT > 2 ng/ml (p < 0,05).
Số lượng bạch cầu và tỷ lệ neutrophils máu ngoại vi trung bình gia
tăng không có ý nghĩa theo mức độ tăng của PCT (p > 0,05).
Nồng độ CRP trung bình gia tăng theo nồng độ PCT máu: lần lượt
38,1 ± 34,6; 94,7 ± 68,8 và 99,4 ± 75,6 mg/l ở nhóm PCT máu < 0,5; 0,5-2
và > 2 ng/ml (p < 0,05).
Đa số trường hợp thâm nhiễm phế nang đều có nồng độ PCT máu
tăng trong khi nồng độ PCT máu không tăng trong hầu hết trường hợp thâm
nhiễm kẽ (p < 0,001).

×