Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHU MINH THU
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY TRÚC SÀO
TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 60.31.10
_Thái Nguyên, năm 2011_
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHU MINH THU
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY TRÚC SÀO
TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đại Nghĩa
Thái Nguyên, năm 2011
i
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Những đoạn trích dẫn có trong đề tài đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc và đã đƣợc
cảm ơn đầy đủ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin có
trong đề tài và xin khẳng định đề tài là kết quả của một quá trình nghiên cứu
khoa học nghiêm túc.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011.
TÁC GIẢ
Chu Minh Thu
ii
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Cuộc đời của mỗi ngƣời là quá trình vận động vƣơn lên đầy nỗ lực trên
con đƣờng trang bị cho mình những hành trang cho cuộc sống; tìm kiếm,
khẳng định bản thân và hoàn thiện chính mình. Có thể nói luận văn mà tôi đã
thực hiện cũng để đạt mục tiêu này, bổ sung cho mình những tri thức của
nhân loại và nâng cao những hiểu biết của mình về cuộc sống.
Ngày hôm nay, có thể nói tôi đã hoàn thành luận văn của mình. Trong
hành trình đến với tri thức của tôi không thể thiếu sự động viên, ủng hộ, giúp
đỡ của gia đình, các thầy cô giáo và bè bạn Để có đƣợc kết quả này, tôi xin
chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế & QTKD - Đại
học Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Sau đại học đã tận tình
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ nghiên cứu.
Tôi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn chính
của mình: TS. Trần Đại Nghĩa. Cảm ơn thầy vì đã gợi ý cho em một đề tài
hay, chỉ cho em phƣơng pháp làm việc khoa học, giúp đỡ em trong quá trình
làm việc tại địa phƣơng và tận tình chỉ bảo cho em những vƣớng mắc trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các anh chị đang công tác tại Hiệp hội Thụy Sỹ Vì Sự
Hợp tác Quốc tế (Helvetas) ở Cao Bằng đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời
gian tôi thực hiện đề tài cũng nhƣ đã cung cấp cho tôi những số liệu quý giá.
Tôi xin cảm ơn bà con các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình - nơi tôi thực
hiện đề tài. Đây thực là những ngƣời giàu tình nghĩa đã giúp tôi hiểu thêm về
cuộc sống khốn khó của nhà nông, cho tôi những tình cảm yêu quý chân
thành, là động lực để tôi thêm yêu quý ngành mình lựa chọn và vƣợt qua
những khó khăn của quá trình thực hiện đề tài.
iii
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
Tôi cũng xin cảm ơn các bạn cộng tác viên đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình điều tra, thu thập số liệu. Tôi sẽ khó lòng hoàn thành đề
tài nếu không có sự giúp đỡ tuyệt vời của các bạn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý của các bạn học viên
trong tập thể lớp Cao học Kinh tế K5 đã nhiệt tình giúp đỡ, cho ý kiến và ủng
hộ tôi trong suốt quá trình học.
Xin chân thành cảm ơn vì tất cả!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011.
Chu Minh Thu
iv
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
LỜI CAM ĐOAN
i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
x
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
5
5. Bố cục của luận văn
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
6
1.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu hiệu quả
6
1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả
6
1.1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá
10
1.1.1.3. Phân loại hiệu quả
11
1.1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá
13
1.1.2. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong xoá đói giảm
nghèo
17
1.1.3. Thành tích xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
19
1.1.4. Cơ sở thực tiễn về phát triển cây trúc sào
21
v
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1.4.1. Hiện trạng tài nguyên tre trúc trên thế giới và ở Việt Nam
21
1.1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ tre trúc trên
thế giới và tại Việt Nam
22
1.1.4.3. Một số sản phẩm đƣợc làm từ trúc sào
24
1.1.4.4. Một số đặc điểm của cây trúc sào Cao Bằng
25
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
26
1.2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
26
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
27
1.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
27
1.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
28
1.2.2.3. Thu thập số liệu thứ cấp
30
1.2.2.4. Phân tích dữ liệu
30
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
32
Chƣơng 2
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY TRÚC SÀO
TRONG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH CAO BẰNG
33
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
33
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
33
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thổ nhƣỡng
34
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Cao Bằng
36
2.1.3.1. Tình hình kinh tế
36
2.1.3.2. Tình hình chính trị, văn hoá, xã hội
38
2.1.4. Vai trò của cây trúc sào trong chƣơng trình xoá đói giảm
nghèo tại Cao Bằng
40
2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TRÚC SÀO TỪ NĂM 2001-2010
40
2.2.1. Thực trạng kinh tế vùng trồng trúc
40
2.2.2. Tình hình sản xuất, kinh doanh trúc sào tại Cao Bằng
42
vi
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
2.2.2.1. Trƣớc năm 2003
43
2.2.2.2. Trong thời gian 2003-2008
43
2.2.2.3. Sau năm 2008
45
2.2.3. Các tiềm năng phát triển cây trúc sào
46
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY TRÚC SÀO TRONG
XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CAO BẰNG
48
2.3.1. Hiệu quả kinh tế
49
2.3.1.1. Đặc điểm chung của các hộ trồng trúc sào tại tỉnh Cao Bằng
49
2.3.1.2. Mức độ đầu tƣ thâm canh của hộ trồng trúc
52
2.3.1.3. Hiệu quả kinh tế của cây trúc sào …………………
52
2.3.2. Hiệu quả xã hội
57
2.3.3. Hiệu quả môi trƣờng
61
2.3.4. Những vấn đề rút ra từ thực trạng sản xuất kinh doanh
trúc sào tại Cao Bằng
66
2.3.4.1. Những kết quả chủ yếu
66
2.3.4.2. Những vấn đề cần quan tâm trong phát triển trúc sào tại Cao
Bằng
66
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÂY TRÚC SÀO
TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH CAO BẰNG
71
3.1. ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN TRÚC TRONG TỈNH
74
3.2. ĐỐI VỚI CÁC HỘ GIA ĐÌNH
75
3.3. ĐỐI VỚI CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN
76
3.3.1. Quy hoạch, phát triển và ổn định vùng nguyên liệu
76
3.3.2. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong
phát triển sản xuất kinh doanh
77
3.3.3. Làm tốt công tác quản lý, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại
79
vii
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
3.4. ĐỐI VỚI CÁC NHÀ KHOA HỌC
82
3.5. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI KHÁC
84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
86
1. Kết luận
86
2. Kiến nghị
90
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
viii
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Ý nghĩa từ viết tắt
CPCBTTXK
Cổ phần Chế biến Trúc Tre Xuất khẩu
CPI (Consumer Price Index)
Chỉ số giá tiêu dùng
GDP (Gross Domestic Product)
Tổng sản phẩm quốc nội
KHKT
Khoa học kỹ thuật
TT
Thị trấn
UBND
Ủy ban nhân dân
USD
Đô la Mỹ
ix
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Tên bảng biểu
Trang
Biểu 1.1
Diện tích và số hộ trồng trúc sào tại Cao Bằng
(tính đến ngày 31/12/2007)
27
Biểu 1.2
Kết quả ma trận lựa chọn xã và thôn nghiên cứu
28
Biểu 2.1
Một số chỉ tiêu kinh tế của vùng nghiên cứu
42
Biểu 2.2
Một số đặc điểm của các hộ trồng trúc đƣợc điều tra
50
Biểu 2.3
Một số chỉ tiêu về hiệu quả trồng trúc tính bình quân
cho mỗi ha trúc thu hoạch trong năm
54
Biểu 2.4
Đặc trƣng của các hộ trồng trúc sào
58
Biểu 2.5
Ảnh hƣởng của việc giảm giá trúc nguyên liệu đến các
nhóm dân tộc thiểu số (nam và nữ)
60
Biểu 2.6
So sánh hiệu quả môi trƣờng của mô hình sử dụng đất
trồng cây lƣơng thực (cây ngô) và đất trồng trúc sào
62
Biểu 2.7
Ảnh hƣởng của những biến động về giá trúc nguyên
liệu đến thói quen thu hoạch và quản lý rừng trúc sào
64
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
Tên hình vẽ
Trang
Biểu đồ 1
Tỷ lệ diện tích trồng trúc tại Cao Bằng [14]
2
Biểu đồ 2
Giá trúc sào loại 1 trong và ngoài tỉnh giai đoạn
2006-2008
44
Biểu đồ 3
Diễn biến giá bán trúc sào tại Cao Bằng (từ năm
2006 đến tháng 10/2008)
45
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, tre trúc luôn là một hình ảnh thân thƣơng, gần gũi với
cuộc sống ngƣời dân. Trên thế giới có khoảng 1500 loài tre trúc thì Việt Nam
đã có tới 1/3 tổng số loài với rất nhiều tên gọi: bƣơng, luồng, lồ ô, tre, nứa,
trúc đen, trúc xanh, trúc vàng, trúc vuông phân bố tại nhiều khu vực khác
nhau, trải dài từ Nam ra Bắc. Tuy nhiên, loài cây này chƣa thực sự phát huy
đƣợc hết giá trị của nó trong phát triển kinh tế của ngƣời dân, nhất là ở khu
vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Vùng miền núi trung du Bắc Bộ bao gồm 16 tỉnh, phân bố ở ba vùng
sinh thái lâm nghiệp là Đông Bắc, Tây Bắc và Trung tâm Bắc Bộ. Đây là
vùng có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng đối với vấn đề an ninh quốc
phòng và tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ phòng hộ
môi trƣờng. Nhƣng đây cũng có thể coi là vùng chậm phát triển của nƣớc ta
với cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, địa hình phức tạp với đồi núi cao và rất
dốc. Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế - xã hội cũng là trở ngại cho vùng.
Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của vùng miền núi phía Bắc,
trong thời gian qua, Chính phủ đã liên tục triển khai nhiều chính sách đầu tƣ,
thực hiện nhiều chƣơng trình, dự án, áp dụng nhiều giải pháp, trong đó đáng
chú ý là Chƣơng trình 327 và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên,
d-êng nh- chúng ta tập trung sự quan tâm khá nhiều tới rừng phòng hộ và
rừng đặc dụng mà quên mất vai trò của rừng sản xuất, chƣa chú ý tới đời sống
của những ngƣời tham gia trồng rừng sản xuất.
Cao Bằng là tỉnh miền núi rộng lớn của vùng §ông Bắc nƣớc ta. Với
đƣờng biên giới tiếp giáp Trung Quốc dài 311 km, trình độ dân trí thấp, nông
nghiệp giữ vai trò quan trọng trong đời sống ngƣời dân các huyện miền núi,
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Cao Bằng hiện là một trong những tỉnh đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt
quan tâm đến phát triển kinh tế cũng nhƣ an ninh, văn hóa, xã hội. Đảm bảo
các lợi ích kinh tế cho ngƣời dân địa phƣơng kết hợp với phát triển văn hóa,
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng là một trong những
điều kiện đảm bảo an ninh biên giới cũng nhƣ sự ổn định cần thiết cho sự phát
triển của toàn vùng Đông Bắc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Do đó,
lựa chọn loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng và
mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, đặc biệt là các hộ dân ở các huyện
vùng sâu vùng xa là một vấn đề không đơn giản.
Trúc sào đƣợc xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của
tỉnh Cao Bằng. Cây trúc sào đã tạo ra nhiều mặt hàng thủ công có giá trị, giúp
giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại các cơ
sở chế biến; góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của các hộ
trồng trúc; là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào và giá trị cho các cơ sở chế
biến trong
và ngoài
tỉnh, đóng
góp tích
cực vào
tăng trƣởng
kinh tế của
địa phƣơng.
Cao
Bằng hiện
có khoảng 5.000 ha rừng trồng tre trúc các loại, trong đó chủ yếu là trúc sào
và trúc cần câu. Với diện tích 4.000 ha, chiếm khoảng 17% tổng diện tích
rừng sản xuất vµ 0,5% tổng diÖn tÝch đất rừng của tỉnh [15], trúc sào mang lại
Biểu đồ 1: Tỷ lệ diện tích trúc trồng tại Cao Bằng [14]
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
3
nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân, đặc biệt là cƣ dân vùng sâu vùng
xa của bốn huyện Hòa An, Thông Nông, Bảo Lạc và Nguyên Bình. §©y đƣợc
xem là loại cây rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại
tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phƣơng, việc sản xuất,
chế biến kinh doanh trúc sào còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém.
Trong những năm qua, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều chính
sách để tăng cƣờng sức sản xuất của loại cây này. Trong đó, đáng chú ý là
lệnh cấm bán trúc sào chƣa chế biến ra ngoài tỉnh (Chỉ thị 17/2003/CT-
UBND của UBND tỉnh Cao Bằng ngày 02/6/2003 về việc thực hiện Quyết
định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách khuyến
khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng để đầu tƣ và thu mua
trúc nguyên liệu tại Cao Bằng) và quyết định dỡ bỏ lệnh cấm (Quyết định
1050/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành ngày 02/7/2008).
Đây là những chính sách có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh
doanh trúc sào cũng nhƣ thu nhập của những ngƣời trồng trúc tại Cao Bằng.
Cho đến nay, đã có nhiều bài báo đánh giá về hiệu quả kinh tế của cây
trúc sào, nhiều dự án phát triển vùng trồng trúc nguyên liệu đƣợc triển khai,
nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng trúc sào của các viện nghiên
cứu, các trƣờng đại học nhƣng chƣa có một đề tài nào đánh giá đầy đủ và toàn
vẹn nhất về hiệu quả của loại cây này đối với đời sống của ngƣời dân địa
phƣơng trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là cây trúc
sào có vai trò nhƣ thế nào trong phát triển kinh tế cũng nhƣ đóng góp vào thu
nhập của ngƣời dân các huyện trồng trúc nói chung và xóa đói giảm nghèo
nói riêng của địa phƣơng? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản
xuất trúc sào để nâng cao thu nhập cho ngƣời trồng trúc?… Để trả lời những
câu hỏi trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa
đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Từ việc đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo
tại các huyện trồng trúc, đề ra các khuyến nghị trong phát triển sản xuất, kinh
doanh, chế biến, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách ổn định tại các huyện
trồng trúc của tỉnh Cao Bằng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất trúc sào cũng nhƣ
xóa đói giảm nghèo.
- Phân tích tiềm năng phát triển của cây trúc sào và các yếu tố có thể
ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất trúc sào tại Cao Bằng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả và ảnh hƣởng của cây trúc sào
đến xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng.
- Khuyến nghị các giải pháp phát triển sản xuất trúc sào tại địa phƣơng
nhằm cải thiện đời sống cho ngƣời dân, nhất là nhóm dân tộc thiểu số
H’mông và Dao đỏ tại các vùng trồng trúc của tỉnh Cao Bằng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất và kinh
doanh trúc sào trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế của cây trúc sào và vai trò của sản
xuất kinh doanh trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại Cao Bằng.
3.2.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại địa bàn huyện Bảo Lạc và huyện Nguyên Bình.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 11/2009 đến
tháng 6/2011 với số liệu nghiên cứu của 10 năm (2001-2010).
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển sản
xuất trúc sào theo hƣớng hiệu quả, ổn định, phục vụ công tác xóa đói giảm
nghèo cho các huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng.
5. Bố cục của luận văn
Nội dung luận văn gồm các phần sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm
nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói
giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu hiệu quả
1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả
Khi nghiên cứu một mô hình, để đánh giá mức độ thành công hay thất
bại của nó, ngƣời ta dùng khái niệm “hiệu quả”. Hiệu quả là quan hệ so sánh
tối ƣu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn nhất thu đƣợc với một chi phí nhất
định hoặc một kết quả nhất định với chi phí là nhỏ nhất.
Trƣớc đây, ngƣời ta thƣờng đồng nghĩa “hiệu quả” với “hiệu quả kinh
tế”. Và hiệu quả kinh tế là mục tiêu, là cái đích cuối cùng mà nhiều mô hình
kinh tế muốn đạt đến. Đó là một quan điểm không đúng. Mặc dù hiệu quả
kinh tế là biểu hiện rõ ràng nhất về tính hiệu quả của một mô hình (thể hiện
qua sản lƣợng đầu ra trên mỗi đơn vị đầu vào) nhƣng nó chỉ thể hiện một
phần của hiệu quả.
Cùng với thời gian, quan điểm của các nhà kinh tế dần thay đổi. Ngày
nay, để đánh giá sự thành công của một mô hình, ngƣời ta đánh giá chúng
trong mối quan hệ biện chứng, trong sự tƣơng tác giữa các sự vật. Hiệu quả
kinh tế là mục tiêu phấn đấu nhƣng không đánh đổi bằng mọi giá. Khái niệm
“hiệu quả” đƣợc mở rộng và ngoài mục tiêu hiệu quả kinh tế, ngƣời ta còn
chú ý đến hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả môi trƣờng mà
mô hình ấy mang lại và coi đây là một phần quan trọng để đánh giá mô hình
kinh tế trong một chỉnh thể hoàn chỉnh. Tùy vào từng lĩnh vực và so sánh mức
độ đánh đổi mà hiệu quả môi trƣờng, hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội
đƣợc đề cao.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất của các hoạt động
kinh tế, quá trình tăng cƣờng và lợi dụng những nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích con ngƣời, có nghĩa là nâng cao chất lƣợng của các hoạt động kinh tế.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội
xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội loài ngƣời. Yêu cầu của công
tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng của các hoạt động kinh
tế, do đó xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ các góc độ xem xét, các nhà kinh tế đã đƣa ra nhiều quan
điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
* Quan điểm thứ nhất: Trƣớc đây, ngƣời ta coi hiệu quả kinh tế là kết
quả đạt đƣợc trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này không còn
phù hợp, bởi nếu cùng một kết quả sản xuất nhƣng hai mức chi phí khác nhau
thì theo quan điểm này chúng có cùng một hiệu quả.
* Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đạt đƣợc xác định bằng nhịp độ tăng
trƣởng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ
tăng của các chỉ tiêu đó cao. Nhƣng nếu chi phí hoặc nguồn lực tăng nhanh thì
sao? Hơn nữa, điều kiện sản xuất mỗi năm một khác, các yếu tố bên trong và
bên ngoài của nền kinh tế có những ảnh hƣởng cũng khác nhau. Do đó, quan
điểm này chƣa thoả đáng.
* Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm đƣợc
sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị. Quan điểm này
cũng chƣa thỏa đáng bởi giá trị sử dụng là mục tiêu hƣớng đến của ngƣời tiêu
dùng còn giá trị là mục tiêu của nhà sản xuất. Tùy từng bối cảnh mà giá trị sử
dụng đƣợc đánh giá khác nhau.
* Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
8
trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội và của nền kinh
tế quốc dân.
Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lƣợng một loại
hàng hoá này mà không cắt sản lƣợng một loại hàng hoá khác. Một nền kinh
tế có hiệu quả nằm trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất của nó. Giới hạn
khả năng sản xuất đƣợc đặc trƣng bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân tiềm
năng (Potential Gross National Product) là tổng sản phẩm quốc dân cao nhất
có thể đạt đƣợc. Đó là mức sản lƣợng tƣơng ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên.
Tỷ lệ giữa tổng sản phẩm quốc dân thực tế và tổng sản phẩm quốc dân
tiềm năng là chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu chênh lệch tuyệt đối giữa sản lƣợng
tiềm năng và sản lƣợng thực tế là phần sản lƣợng tiềm năng mà xã hội không
sử dụng đƣợc (phần lãng phí). Tuy nhiên, khái niệm tiềm năng phụ thuộc vào
lao động tiềm năng. Lao động tiềm năng là lao động ứng với tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên. Sản lƣợng tiềm năng cũng phải ứng với tỷ lệ huy động tài sản cố
định nào đó mới hợp lý.
Nhƣ vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, cho nên, xác định
khái niệm hiệu quả kinh tế cần phải xuất phát từ quan điểm triết học Mác xít
và những luận điểm của lý thuyết hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá
đúng đắn.
Một là, theo quan điểm triết học Mác xít, bản chất hiệu quả kinh tế là
sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử
dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là
quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phƣơng thức sản xuất.
Mọi hoạt động của con ngƣời đều quan tâm đến quy luật này, nó quy định
động lực phát triển của lực lƣợng sản xuất, tạo điều kiện phát minh, phát triển
xã hội và nâng cao đời sống của con ngƣời qua mọi thời đại.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Hai là, theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, nền sản xuất xã hội là
một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con
ngƣời với con ngƣời trong quá trình sản xuất, các phƣơng tiện bảo tồn và tiếp
tục đời sống xã hội.
Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội,
nhu cầu con ngƣời là những yếu tố khách quan phản ánh mối liên hệ nhất định
của con ngƣời đối với môi trƣờng bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất,
năng lƣợng giữa xã hội và môi trƣờng.
Ba là, hiệu quả kinh tế không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu
xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế
đƣợc phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đặc trƣng. Nó
đƣợc xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống sản
xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm
đạt đƣợc mục tiêu kinh tế - xã hội.
Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nói trên có thể thấy
hiệu quả kinh tế là phạm trù trọng tâm rất cơ bản của nền kinh tế và công tác
quản lý. Xác định hiệu quả kinh tế rất khó khăn về cả lý luận và thực tiễn.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội, đó là đáp ứng ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần
của con ngƣời. Muốn vậy sản xuất phải luôn luôn phát triển cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu.
Bởi sự phức tạp trong các quan điểm về hiệu quả kinh tế nên việc xác
định quan điểm về hiệu quả càng trở nên phức tạp. Quan điểm về hiệu quả
kinh tế trong điều kiện hiện nay là thoả mãn vấn đề tiết kiệm thời gian,
nguyên liệu trong sản xuất, mang lại lợi ích cho xã hội loài ngƣời và bảo vệ
môi trƣờng sinh thái. Sự thịnh vƣợng, lợi ích đạt đƣợc của một nhóm ngƣời từ
các hoạt động kinh tế phải đảm bảo không vi phạm, không làm tổn hại đến
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
10
những giá trị, lợi ích chung của một nhóm ngƣời hay của toàn xã hội, đồng
thời phải cân đối giữa lợi ích của con ngƣời và môi trƣờng sinh thái. Chính vì
vậy, đánh giá hiệu quả của một quá trình kinh tế cần đƣợc đánh giá trên cả ba
khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trƣờng sinh thái.
1.1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp
đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác,
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực…) để đạt
đƣợc mục tiêu xác định. Nó đƣợc biểu hiện ở mức độ đặc trƣng quan hệ so
sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là một vấn đề phức tạp và còn
nhiều ý kiến chƣa đƣợc thống nhất. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đều cho rằng
tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát nhất khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ
đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài
nguyên trong những điều kiện cụ thể, ở mỗi giai đoạn nhất định. Tiêu chuẩn
đánh giá hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh
tế trong những điều kiện cụ thể, ở mỗi giai đoạn nhất định. Nâng cao hiệu quả
kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt trong mọi thời kỳ, còn tiêu
chuẩn là chỉ tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lƣợng theo tiêu chí
đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau
thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Tuỳ theo nội dung
của hiệu quả kinh tế mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân và
hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Vì mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội rất đa
dạng (nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có khả năng thanh toán và nhu cầu theo ƣớc
muốn chung), thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào trình độ KHKT áp
dụng trong sản xuất, nên thu nhập tối đa trên một đơn vị chi phí đƣợc xem là
tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Đối với toàn xã hội, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng
thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải sản xuất ra.
Đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả
kinh tế là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra. Đánh giá
hiệu quả kinh tế phải đứng trên góc độ hạch toán kinh tế, tính toán các chi
phí, các yếu tố đầu vào, dự đoán kết quả sản xuất và tính đƣợc các yếu tố đầu
ra, từ đó xác định mối tƣơng quan giữa mức độ đầu tƣ với kết quả đạt đƣợc,
đó chính là lợi nhuận.
1.1.1.3. Phân loại hiệu quả
Mục đích chủ yếu của mọi hoạt động sản xuất của con ngƣời và quá
trình áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất đều là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên,
kết quả của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt đƣợc về mặt kinh tế mà
đồng thời còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của
con ngƣời. Những kết quả đạt đƣợc đó là nâng cao chất lƣợng cuộc sống, giải
quyết công ăn việc làm, góp phần ổn định chính trị xã hội, trật tự an ninh, xây
dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trƣờng sinh thái, nâng cao đời sống văn hoá
tinh thần cho nhân dân tức là đạt hiệu quả về mặt xã hội. Tuy nhiên, để đảm
bảo mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững, phải có sự kết hợp hài hòa về
mặt lợi ích của cá nhân và lợi ích của số đông. Trong quan điểm phát triển
kinh tế hiện đại, ngoài hiệu quả về kinh tế - xã hội ngƣời ta còn quan tâm đến
hiệu quả về môi trƣờng. Các hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho cá nhân,
tổ chức, nhƣng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó có thể ảnh hƣởng xấu đến
lợi ích và hiệu quả chung. Giá trị mà hoạt động kinh tế mang lại có thể lớn
nhƣng không đủ bù đắp những thiệt hại hoặc những nguy cơ tiềm ẩn đối với
xã hội trong tƣơng lai. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả cần có sự phân loại, cân
nhắc về mặt lợi ích mà hoạt động kinh tế mang lại để có những kết luận chính
xác, khoa học.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân hiệu quả thành ba phạm
trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng. Ba phạm trù
này tuy khác nhau về nội dung nhƣng có tác động qua lại lẫn nhau.
Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết
quả đạt đƣợc về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Khi xác
định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thƣờng ít nhấn mạnh đến quan hệ so
sánh tƣơng đối mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối và chƣa xem
xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp quan hệ chặt chẽ giữa đại lƣợng tƣơng đối và
đại lƣợng tuyệt đối.
- Hiệu quả kinh tế đƣợc thể hiện ở mức đặc trƣng quan hệ so sánh giữa
lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra. Một giải pháp kỹ thuật quản lý
có hiệu quả kinh tế cao là một phƣơng án đạt đƣợc tƣơng quan tƣơng đối giữa
các kết quả đem lại và chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế phải xem
xét đầy đủ mối quan hệ chặt chẽ giữa các đại lƣợng tƣơng đối và đại lƣợng
tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế ở đây đƣợc biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm,
tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, mối quan hệ đầu vào và đầu ra.
- Hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh về mặt xã hội nhƣ tạo
công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định và tạo ra sự công bằng xã hội trong
cộng đồng dân cƣ, cải thiện đời sống nông thôn…
- Hiệu quả môi trƣờng là hiệu quả mang tính chất lâu dài, vừa đảm bảo
lợi ích trƣớc mắt, vừa đảm bảo lợi ích lâu dài, nó gắn chặt chẽ với quá trình
khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, nƣớc và môi trƣờng sinh thái.
Có thể nói hiệu quả kinh tế là trọng tâm, giữ vai trò quyết định tới mọi
hoạt động kinh tế và nó đƣợc đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với
hiệu quả xã hội. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế, ta có thể phân loại
chúng theo các tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ đƣợc nội dung nghiên cứu
của các loại hiệu quả kinh tế.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Xét trong phạm vi và đối tƣợng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia
phạm trù hiệu quả kinh tế thành:
- Hiệu quả kinh tế theo ngành: hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng
ngành sản xuất vật chất nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Trong từng
ngành lớn có lúc phải phân bố hiệu quả kinh tế cho những ngành hẹp hơn.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: hiệu quả kinh tế tính chung cho toàn bộ
nền sản xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp: xem xét riêng cho từng doanh nghiệp,
vì mỗi doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng và lấy lợi nhuận là
mục tiêu cao nhất. Chính vì thế, nhà nƣớc cần có các chính sách liên kết vĩ
mô với doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất, phi vật chất và dịch vụ.
Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và phƣơng hƣớng tác động
vào sản xuất, có thể chia hiệu quả kinh tế thành:
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị.
- Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lƣợng…
- Hiệu quả áp dụng các tiến bộ KHKT và quản lý.
1.1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
Do tính phức tạp của vấn đề hiệu quả trong nông nghiệp nên đánh giá
hiệu quả kinh tế của mọi hiện tƣợng kinh tế, quá trình sản xuất kinh doanh
đều đòi hỏi phải có hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
tế phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của
nền kinh tế quốc dân với ngành nông nghiệp.
- Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống.