Đề tài tiểu luận nhóm Kinh Tế Công
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế giới đặc biệt là
những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều phải quan tâm và tìm cách giải
quyết.Việc tấn công vào nghèo đói là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đại Hội VII của Đảng đã xác định xoá đói giảm
nghèo là một trong những chương trình kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu
dài. Đồng thời việc xoá đói giảm nghèo đòi hỏi cũng phải có những chính sách thích hợp thì
mới đạt được hiệu quả. Một trong những chính sách giải quyết có hiệu quả nhất vấn đề xoá đói
giảm nghèo đó là chính sách chi tiêu công hợp lí của nhà nước cho công tác xoá đói giảm
nghèo. Chi tiêu công cho công tác xoá đói giảm nghèo là việc chi dùng vốn đầu tư để đầu tư
phát triển các ngành kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kết cấu hạ tầng xã hội, từng bước nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khi
Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, chi tiêu công sẽ ngày càng trở
thành một công cụ chính sách quan trọng để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo.
Và việc này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chức năng kế hoạch và ngân
sách tại tất cả các cấp chính quyền.
Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi những thành tựu trong công tác
xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Và cụ thể hơn hiệu quả của việc chi
tiêu cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta như thế nào? Đạt được những thành tựu, hiệu quả ra
sao? Để tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này, mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Hiệu quả của
chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến nay”
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài “ Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến
nay” củng đã ghi nhận tìm hiểu, phân tích, vấn đề quan trọng việc chi tiêu của Nhà nước để xóa
đói giảm nghèo. Từ đó rút ra và đi vào phân tích sâu hiệu quả của việc chi tiêu đó để xóa đói
giảm nghèo ở nước ta.
Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến nay Page 1
Đề tài tiểu luận nhóm Kinh Tế Công
3. Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả chương trình chi tiêu công xóa đói giảm nghèo của nước ta từ năm 2001 đến nay,
cụ thể là việc Nhà nước ta đã dùng tiền trợ cấp chi cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và người
nghèo được hưởng gì.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng việc thu cấp sô liệu sơ cấp, thứ cấp, từ sách, báo, mạng Internet….sử dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu qua các năm, các lí do đưa ra, từ đó mà rút ra đươc
hiệu quả của việc chi tiêu công cho công cuộc xóa đói giảm nghèo.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “ Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến
nay” chủ yếu phân tích về việc chính phủ nước ta chi để xóa đói giảm nghèo và những thành
quả đạt được bao gồm: lí luận về chi tiêu công, xóa đói giảm nghèo, công tác triển khai chi tiêu
của Nhà nước cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta và các hiệu quả đạt được chi tiêu công trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến nay Page 2
Đề tài tiểu luận nhóm Kinh Tế Công
PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI TIÊU CÔNG, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1Lí luận về chi tiêu công
1.1.1 Khái niệm chi tiêu công
Chi tiêu công là một trong những công cụ chủ yếu của hoạt động tài chính quốc gia, với hai
chức năng chủ yếu: chức năng xã hội và chức năng kinh tế. Theo quan điểm của trường phái
Keynes: chi tiêu công bảo đảm sự hài hòa xã hội nhất định đồng thời đóng vai trò ổn định nền
kinh tế. Theo cách hiểu chung nhất: chi tiêu công là tập hợp các khoản chi nhằm bảo đảm cho
nhà nước hoạt động và thực hiện các chức năng của mình về quản lý kinh tế, xã hội.
1.1.2 Chi tiêu công làm phân phối lại thu nhập :
- Có tác dụng nâng cao mức sống của toàn dân nhất là đối với người có thu nhập thấp.
- Rút ngắn sự chênh lệch giữa các thành viên cộng đồng.
- Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện trong CNXH. Phát huy năng
lực sáng tạo, sở trường, năng khiếu cá nhân, huy động tính tích cực của mọi thành viên xã hội.
- Giáo dục ý thức cộng đồng.
1.2 Lí luận về chi tiêu công để xóa đói giảm nghèo
1.2.1 Khái niệm về nghèo:
Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu
vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã
hội và phong tục tập quán của địa phương
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005
về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 thì ở khu vực nông thôn
Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến nay Page 3
Đề tài tiểu luận nhóm Kinh Tế Công
những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000
đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân
từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Từ
ngày 01/01/2009 chuẩn nghèo quốc gia sẽ được tăng lên 300.000 đồng/người và 390.000 đồng/
người.
1.2.2 Quan điểm xóa đói giảm nghèo:
Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững,
đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo đói. Xoá đói
giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của
chính người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng
nghèo. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo bằng các nguồn tài
chính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước.
1.2.3 Chi tiêu công để xóa đói giảm nghèo:
Nhà nước sẽ trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro.
Các chương trình hỗ trợ có hai dạng: một là cung cấp tiền mặt( đối với người dân thuộc hộ
nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn là 80.000 đồng/người/
năm, đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là 100.000 đồng/người/
năm), còn dạng kia là chi trả cho những dịch vụ hay hàng hóa đặc biệt – trợ cấp bằng hiện vật.
Trong số các chương trình cấp tiền mặt, các chương trình lớn là: trợ cấp cho các gia đình đông
con, cung cấp tiền mặt cho những người nghèo bị tàn tật, mù và già cả. Chương trình trợ giúp
bằng hiện vật lớn nhất đó chính là: trợ cấp y tế nhằm giúp cho các chi tiêu về y tế cho người
nghèo.
Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp là trợ cấp kinh phí thì việc tạo việc làm cho người
nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện
cụ thể của họ chính là điều kiện xoá đói giảm nghèo thành công nhanh và bền vững. Chi tiêu
công đã góp phần lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, giúp các vùng miền tăng trưởng
kinh tế nhanh. Ngoài ra, người dân đã tiếp cận dễ dàng với các sự hỗ trợ về tài chính để vươn
Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến nay Page 4
Đề tài tiểu luận nhóm Kinh Tế Công
lên đảm bảo cuộc sống. Có thể nói chi tiêu công là một trong những công cụ quan trọng của
Chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng và đấu tranh giảm nghèo.
1.2.4 Chi tiêu công để xóa đói giảm nghèo làm phân phối lại thu nhập:
Chính phủ có ảnh hưởng đến phân phối thu nhập không chỉ thông qua những khoản trợ cấp
trực tiếp, mà còn thông qua những ảnh hưởng gián tiếp của hệ thống thuế và các chương trình
khác của chính phủ. Có thể tưởng tượng là Chính phủ đánh thuế mọi người với mức thuế như
nhau, nhưng sau đó trợ cấp cho những người có thu nhập thấp hơn một mức xác định. Điều này
có ảnh hưởng tương tự như đánh thuế những người có thu nhập thấp hơn với thuế suất thấp hơn.
1.3 Lí luận hàng hóa công
Theo Joseph Stinglitz, hàng hóa công là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang
hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác đồng thời hưởng lợi
ích của nó. Hàng hóa công có hai thuộc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh và không có tính
loại trừ trong tiêu dùng. Không có tính cạnh tranh nghĩa là khi có thêm một người sử dụng hàng
hóa công cộng sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có. Không
có tính loại trừ được hiểu ngầm là, về mặt kỹ thuật không thể hoặc là chi phí rất tốn kém để ngăn
ngừa những người khác sử dụng hàng hóa này.
1.4 Tính hiệu quả chi tiêu công để xóa đói giảm nghèo
1.4.1 Các công cụ để XĐGN :
Ta thấy việc trợ cấp cho người nghèo không có khả năng tự đảm bảo cuộc sống của mình là
một hành động rất thiết thực, sẽ nâng cao mức sống của người dân nghèo trong cùng một cộng
đồng. Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách an sinh xã hội nói chung và đối với hộ nghèo,
vùng khó khăn nói riêng.
Về mặt kinh tế : Chính sách tín dụng ưu đãi ; chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ dân
tộc thiểu số nghèo ; các dự án nông, lâm, khuyến ngư phát triển các nghành nghề ; các dự án hỗ
trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng đặc biệt khó khăn
Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến nay Page 5
Đề tài tiểu luận nhóm Kinh Tế Công
Cung cấp hàng hóa công: Chính sách trợ giúp y tế ; chính sách hỗ trợ giáo dục ; chính sách
về nước sạch và nhà ở ; chính sách hỗ trợ pháp lí.
1.4.2 Tính hiệu quả của chương trình :
Nhà nước ta sử dụng các hình thức trên để hỗ trợ cho người nghèo. Vậy hiệu quả của chương
trình được đánh giá thông qua hiệu quả của các hình thức trên như thế nào. Nếu như thông qua
các hình thức trên người nghèo có được hưởng những lợi ích đó hay không, và đã cải thiện được
đời sống của người dân như thế nào thì đó chính là hiệu quả của chương trình Thông qua các
tiêu chí như :
- Chương trình mang lại phúc lợi gì, tỉ lệ thoát nghèo
- Đối tượng được nhận
- Chi phí bỏ ra là thấp nhất
.
PHẦN NỘI DUNG
Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến nay Page 6