Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.17 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................4
B. NỘI DUNG:...........................................................................................5
Phần I: Những vấn đề lí luận chung..........................................................5
I. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA).....................................5
1. Khái niệm và nguồn gốc ODA..................................................................5
2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA.................................................................6
3. Phân loại nguồn vốn ODA........................................................................7
4. Vai trò của ODA đối với nước nhận đầu tư..............................................8
5. Những xu hướng mới của ODA trên thế giới............................................9
II. Định nghĩa và phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo.........................10
1. Khái niệm cơ bản về đói nghèo...............................................................10
1.1. Khái niệm đói nghèo của thế giới....................................................11
1.2. Chuẩn mực đói nghèo của thế giới..................................................11
2. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá hộ đói nghèo ở Việt Nam...12
2.1. Khái niệm........................................................................................12
2.2. Chuẩn mực xác định hộ đói nghèo của Việt Nam hiện nay.............12
3. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của Chương trình xóa đói giảm
nghèo quốc gia ............................................................................................13
III. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo...........14
1. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cơ bản để xóa đói giảm nghèo............14
2. Bất bình đằng và nghèo đói trong tăng trưởng kinh tế............................15
Phần II: Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA...................................16
I. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam............................................................16
1. Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị giảm nhanh
hơn nông thôn..............................................................................................16
2. Số hộ nghèo vẫn còn nhiều và phần lớn ở vùng nông thôn, số hộ ở cận kề
chuẩn nghèo còn đông.................................................................................16
1
3. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các khu vực, giữ các vùng kinh tế và giữa
các đơn vị hành chính .................................................................................17


4. Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư .................................................18
5. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn 20%........................19
II. Nguồn vốn ODA và công tác xoá đói giảm nghèo.................................20
1. Khuôn khổ pháp lý của việc thu hút và sử dụng vốn ODA.....................20
2. Tình hình cam kết vốn ODA cho Việt Nam...........................................21
3. Tình hình ký kết vốn ODA cho Việt Nam..............................................23
4. Tình hình giải ngân vốn ODA ................................................................24
5. Đa phương hoá quan hệ giữa Việt Nam với các nhà tài trợ ...................24
6. Một số dự án ODA về xoá đói giảm nghèo ............................................26
7. Dự báo xu hướng thu hút vốn ODA trong thời gian tới..........................28
III. Tác động của các chương trình, dự án ODA đến công tác xoá đói
giảm nghèo ....................................................................................................29
1. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận
các dịch vụ công..........................................................................................29
2. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo điều kiện xóa đói giảm
nghèo trên diện rộng ........................................................................33
3. Hỗ trợ phát triển công nghiệp nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống
cho người nghèo..........................................................................................35
4. Hỗ trợ phát triển nền giáo dục công bằng và chất lượng cho người nghèo
.....................................................................................................................35
5. Giúp cải thiện mạng lưới an sinh xã hội .................................................36
IV. Một số nguyên nhân dẫn đễn thành công, hạn chế trong thu hút, sử
dụng vốn ODA và bài học rút ra.................................................................38
1. Nguyên nhân thành công.........................................................................38
2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế.................................................................39
3. Một số bài học rút ra................................................................................40
2
Phần III: Một số giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
ODA cho xoá đói giảm nghèo...................................................................42
I. Giải pháp thu hút ODA cho xoá đói giảm nghèo ...................................42

1. Xây dựng chiến lược, chương trình mục tiêu về xoá đói giảm nghèo....42
2. Hài hoà thủ tục dự án..............................................................................42
3. Tăng cường các mối quan hệ phi nhà nước.............................................43
4. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án ODA ............................44
5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng..............44
6. Hoàn thiện cơ chế chính sách về ODA ..................................................45
II. Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho xoá đói giảm nghèo
.........................................................................................................................45
1. Tăng cường, mở rộng sự tham gia của người nghèo vào các chương
trình, dự án..................................................................................................46
2. Giải quyết vốn đối ứng............................................................................46
3. Sử dụng vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tăng trưởng và
xoá đói giảm nghèo ....................................................................................47
4. Tập trung vốn ODA hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực phục vụ tăng
trưởng và xoá đói giảm nghèo ....................................................................48
5. Đầu tư phát triển mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo và các đối
tượng yếu thế...............................................................................................49
6. Xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án xoá đói
giảm nghèo .................................................................................................49
C. KẾT LUẬN:.........................................................................................51
3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Thực hiện công cuộc đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, trong
những năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong cải cách và phát
triển kinh tế xã hội, như bình quân thu nhập đầu người tăng lên, cơ sở hạ tầng
được xây dựng hiện đại hóa, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc…
Việc chuyển hướng từ nền kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước tạo ra những bước phát
triển, những cơ hội mới để Việt Nam nhanh chóng hội nhập khu vực và thế giới,
trở thành một nước công nghiệp phát triển.

Có thể nói, xóa đói giảm nghèo luôn là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của
Việt Nam. Đóng góp không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu đó phải kể đến vai
trò của nguồn vốn ODA. Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong
những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, theo hướng ngày càng tăng
về cả số lượng và chất lượng, theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là
ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,
góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của vốn ODA đối với nền kinh tế
nói chung và đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo nói riêng, em đã chọn đề tài :
Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ODA cho xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề lí luận chung
Phần II: Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA
Phần III: Một số giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ODA cho xóa
đói giảm nghèo
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Đinh Đào Ánh Thủy đã giúp em thực
hiện đề tài này. Trong bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý, phê bình của cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
4
B. NỘI DUNG:
Phần I: Những vấn đề lí luận chung.
I. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
1. Khái niệm và nguồn gốc ODA
ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, bao gồm các khoản viện
trợ hoàn lại và không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ
chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức tài
chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển. Nguồn vốn ODA được thực
hiện theo một cam kết hay một hiệp định vay vốn được kí giữa chính phủ nước
đi vay (nước nhận đầu tư) và tổ chức cho vay.

Nguồn vốn ODA và nguồn vốn FDI có mối liên hệ hệ quả và phụ thuộc lẫn
nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận được đầy đủ vốn ODA để cải
thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội thì cũng khó có thể thu hút được nguồn
vốn FDI và những nguồn vốn tín dụng khác để mở rộng kinh doanh. Nhưng nếu
chỉ tìm cách thu hút vốn ODA mà không tìm cách thu hút vốn FDI và vốn tín
dụng thì không có điều kiện để tăng trưởng nhanh sản xuất dịch vụ và sẽ không
có khả năng trả nợ vốn ODA.
Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, các nước phát triển đã thỏa thuận về việc
viện trợ ưu đãi cho các nước chậm và đang phát triển. Tổ chức tài chính thế giới
– WB đã được thành lập tại hội nghị về tài chính tiền tệ tổ chức vào tháng
7/1944 tại Bretton Woods thuộc bang Hampshire (Mĩ). Mục tiêu của WB là thúc
đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi của các nước với tư cách là một tổ
chức trung gian, một ngân hàng thực sự với hoạt động chủ yếu là đi vay bằng
cách phát hành trái phiếu để rồi lại cho các nước vay lại.
Sự kiện quan trọng hơn cả là việc thành lập Tổ chức hợp tác kinh tế và phát
triển (OECD- Organisation for Economic Cooperation and Development) vào
ngày 14/12/1960 tại Paris. Tổ chức này ban đầu gồm 18 nước thành viên (đến
nay là 20 nước thành viên) đã đóng góp một phần quan trọng nguồn ODA song
phương cũng như đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước
OECD đã lập ra ủy ban hỗ trợ phát triển (DE\evelopment Assistance Committee
– DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu
quả đầu tư. Năm 1996, DAC đã đưa ra bản báo cáo “ Kiến tạo thế kỉ XXI- Vai
trò của hợp tác phát triển” , trong đó khẳng định: viện trợ phát triển phải chú
trọng vào hỗ trợ cho các nước nhận vốn có được sự thay đổi chính sách và thể
5
chế phù hợp chứ không đơn thuần là cấp vốn. Và điều này se làm tăng hiệu quả
của việc sử dụng vốn đầu tư.
2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
Tính ưu đãi: Vốn ODA có thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài (khoảng 10
năm và 40 năm đối với các khoản vay từ ADB, WB và JBIC). Một phần của vốn

ODA có thể là viện trợ không hoàn lại. Phần vốn ODA hoàn lại có mức lãi suất
thấp hơn so với lãi suất vay thương mại quốc tế.
Vốn ODA chỉ được dành cho các nước đang phát triển. Các nước này có
thể nhận được vốn ODA khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Thứ nhất, tổng sản
phẩm quốc nội thấp. Những nước có tỉ lệ GDP/người càng thấp thì tỉ lệ viện trợ
không hoàn lại và các điều kiện ưu đãi càng cao. Khi các nước này đạt trình độ
phát triển nhất định thì sự ưu đãi cũng sẽ giảm đi. Thứ hai, mục tiêu sử dụng vốn
ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên
của các bên cho vay.
Tính ràng buộc: Vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh tế,
chính trị đối với nước tiếp nhận. Kể từ khi ra đời đến nay, các khoản viện trợ
luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng song song tồn tại. Một mặt nguồn viện trợ
này thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và giảm sự nghèo khó của các nước chậm
phát triển. Mặt khác, các nước cho vay đều nhìn thấy lợi ích từ hỗ trợ các nước
đi vay để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và vốn. Xét về lâu dài, các nhà
tài trợ có lợi về an ninh, kinh tế và chính trị khi mà kinh tế của các nước nghèo
tăng trưởng. Một số nước như Bỉ, Đức, Đan Mạch cung cấp ODA kèm theo các
điều kiện là phải sử dụng 50% vốn để mua hàng hóa và dịch vụ tư vấn của mình.
Hoặc như Nhật Bản quy định vốn phải được thực hiện bằng đồng Yên Nhật. Tuy
nhiên không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ODA trong việc giải quyết một
số vấn đề nhân đạo mang tính toàn cầu như: hạn chế tốc độ gia tăng dân số, tăng
cường sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường…và tất cả các quốc gia trên thế
giới không phân biệt giàu nghèo đều cần nỗ lực tham gia.
Các nước cho vay dùng ODA như một công cụ chính trị nhằm khẳng định
vai trò của mình ở các nước và khu vực tiếp nhận vốn. Mỹ là nước đã dùng
ODA của mình để thực hiện những ảnh hưởng chính trị với một số nước trên thế
giới. Nhật Bản hiện đang là nhà tài trợ lớn nhất trên thế giới và cũng đã từng sử
dụng vốn ODA của mình làm công cụ kinh tế và chính trị. Trong thời gian
những năm 1990, khủng hoảng tài chính tiền tệ đã diễn ra ở châu Á và nhiều
nước Đông Nam Á phải chịu ảnh hưởng lớn. Nhật Bản đã quyết định tài trợ một

khoản rất lớn để giúp các nước này vượt qua khó khăn. Nhật Bản dành 15 tỉ
USD tiền mặt cho các nhu cầu vốn ngắn hạn với lãi suất thấp và 15 tủ USD cho
6
mậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm. Các nước Đông Nam Á
chiếm một tỉ trọng lớn trong thương mại và đầu tư của Nhật Bản, vì vậy lấy lại
sự ổn định cho những nước này chính là củng cố thị trường quan trọng của Nhật
Bản.
Tính ràng buộc của nguồn vốn ODA còn được thể hiện qua mục đích sử
dụng. Mỗi thỏa thuận hay hiệp định vau vốn đều dành cho một lĩnh vực đầu tư
cụ thể, nước nhận ODA không thể tùy tiện thay đổi lĩnh vực đầu tư. Trong
trường hợp nước vay không tuân thủ những quy định nhằm đảm bảo được mục
tiêu đầu tư thì thỏa thuận vay vốn có thể bị bên cho vay đơn phương hủy bỏ.
Có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận: Trong thời gian
đầu tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do những điều kiện vay ưu đãi nên yếu tố
nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước đi vay chủ quan với nguồn vốn này
và không sử dụng một cách có hiệu quả. Kết quả là đã sử dụng một lượng vốn
ODA lớn nhưng lại không tạo ra được những điều kiện tương ứng để phát triển
kinh tế (không đủ thu hút vốn FDI và các nguồn vốn khác cho sản xuất, kinh
doanh). Nước đi vay đã không trả được lãi và vốn vay ODA theo đúng cam kết
và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho thế hệ sau. Do đó nước đi vay khi hoạch
định chính sách tiếp nhận vốn ODA cần phải kết hợp với chính sách thu hút các
nguồn vốn khác để chúng hỗ trợ nhau nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế.
3. Phân loại nguồn vốn ODA
Theo tính chất: Viện trợ hoàn lại, viện trợ không hoàn lại và viện trợ hỗn
hợp
Theo mục đích:
+ Hỗ trợ cơ bản: sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
và môi trường, đây thường là những khoản vay ưu đãi.
+ Hỗ trợ kỹ thuật: sử dụng cho chuyển giao tri thức, công nghệ (thường là
công nghệ quản lý), xây dựng năng lực, nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền

đầu tư, hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực… Nguồn ODA cho mục đích
này thường là viện trợ không hoàn lại.
Theo tính ràng buộc: ODA ràng buộc và không ràng buộc.
Nguồn ODA có tính ràng buộc thường bị ràng buộc dưới hai hình thức là
ràng buộc mục đích sử dụng và ràng buộc nguồn cung cấp hàng hóa dịch vụ.
Theo cách thức thực hiện:
+ Theo dự án: đây là cách thức chủ yếu, vốn ODA được thực hiện theo
những dự án cụ thể.
+ Phi dự án: hỗ trợ cho cán cân thanh toán bằng cách hỗ trợ tài chính thực
tiếp thông qua tiền tệ, hàng hóa; hỗ trợ để trả nợ và hỗ trợ theo các chương trình
7
(theo một mục đích tổng quát và trong một thời gian nhất định nhưng không xác
định cụ thể vốn sẽ được sử dụng như thế nào).
4. Vai trò của ODA đối với nước nhận đầu tư
Các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra bốn mô hình chiến lược quan trọng
để phát triển kinh tế của một quốc gia, đó là: chiến lược hướng nội (thay thế
nhập khẩu), chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô, chiến lược hướng vào xuất khẩu
và chiến lược cân bằng xuất nhập khẩu. Mỗi quốc gia có thể quyết định chiến
lược phù hợp để phát triển, một mô hình thành công ở quốc gia này song có thể
thất bại ở quốc gia khác.
WB đã tiến hành nghiên cứu 41 nước đang phát triển trên thế giới và chia
các nước này thành 4 nhóm: hướng nội mạnh, hướng nội vừa phải, hướng ngoại
vừa phải và hướng ngoại mạnh. Theo các tiêu chí đánh giá là: tốc độ tăng trưởng
GDP, giải quyết việc làm và tốc độ công nghiệp hóa thì nhóm các nước với
chiến lược hướng ngoại mạnh là những nước thành công nhất. Trong chiến lược
phát triển này thì vấn đề như đẩy mạnh ngoại thương, tăng cường thu hút FDI và
ODA được coi là quan trọng nhất.
ODA là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho các nước đang phát triển:
Tất cả các quốc gia khi thực hiện CNH- HĐH đều cần đến một lượng vốn
đầu tư rất lớn và đây là thách thức đối với các nước ĐPT. Với nội lực còn hạn

chế thì vốn trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư. Do đó
việc huy động vốn từ nước ngoài trở nên tất yếu.
ODA giúp các nước ĐPT tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên
tiến và phát triển nguồn nhân lực
Thông qua hình thức viện trợ kèm theo ràng buộc phải sử dụng dịch vụ hay
hàng hóa của nhà tài trợ, nước nhận đầu tư có cơ hội được tiếp nhận với những
công nghệ sản xuất hay quản lí tiến tiến. Nhận thấy vai trò then chốt của phát
triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế của một quốc gia nên các nhà tài
trợ rất chú trọng ưu tiên cho lĩnh vực này. Đào tạo nguồn nhân lực có thể được
thực hiện ở trong và ngoài nước nhận đầu tư. Đặc biệt các nhà tài trợ thường
quan tâm đến việc đào tạo cho nhóm nhân sự tham gia vào quản lí nhà nước
nhằm nâng cao năng lực quản lí cho họ. Đầu tư cho nguồn nhân lực mang lại
hiệu quả lâu dài trong quá trình phát triển.
ODA góp phần thu hút FDI và các nguồn vốn đầu tư khác
Đối với các nước ĐPT thì nguồn vốn ODA được sử dụng chủ yếu vào lĩnh
vực xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội. Đây là lĩnh vực có nhu cầu vốn
đầu tư rất lớn song khả năng sinh lời lại thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư trực
8
tiếp nước ngoài thường quan tâm đến những nước có môi trường đầu tư thuận
lợi nhằm giảm chi phí. Vì vậy cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, môi trường chính
sách không thông thoáng, không ổn định sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư.
Một quốc gia ĐPT nhận được nhiều và sử dụng có hiệu quả vốn ODA đồng
nghĩa với việc xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi và sẽ tạo điều kiện
cho các nguồn vốn khác như vốn FDI và vốn đầu tư trong nước phát huy hiệu
quả.
5. Những xu hướng mới của ODA trên thế giới
Trong gần hai thập niên trở lại đây, dòng ODA đã và đang vận động với
những sắc thái mới. Đây cũng là điều rất phù hợp trong thu thế tòan cầu hóa.
- Ngày càng có thêm nhiều cam kết quan trọng

Trong những năm 1990, nhiều cam kết có ý nghĩa quan trọng đã được kí tại
các hội nghị quốc tế cao cấp các nhà tài trợ với các nước nhận viện trợ. Năm
1995, tại Hội nghị cao cấp thế giới về phát triển xẫ hội, chính phủ các nước đã
tự nguyện cam kết thỏa thuận 2020. Theo thỏa thuân này thì các nước nhận viện
trợ phải cam kết giành 20% vốn viện trợ cho các chi tiêu công cộng dịch vụ cơ
bản. Tháng 6/1997, tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, các
nước thành viên DAC đã cam kết dành 0,7% GNP của mình để viện trợ.
Một số mục tiêu cụ thể của bản báo cáo Kiến tạo thế kỉ XXI- vai trò của
hợp tác phát triển đã được các nước thành viên DAC các định là vào năm 2015
sẽ giảm 50% số người sống ở mức nghèo khổ trên thế giới; phổ cập giáo dục
tiểu học ở tất cả các nước; xóa bỏ sự phân biệt giới tính trong giáo dục tiểu học
và trung học; giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi; hoàn
thiện hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, đảm bảo sức khỏe sinh sản; thực
hiện chiến lược quốc gia và toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Như vậy có thể thấy rằng vấn đề hỗ trợ trực tiếp cho các nước ĐPT trong
lĩnh vực phát triển xã hội ngày càng trở thành mối quan tâm đặc biệt và lâu dài
của các nước DAC. Đây không còn là vẫn đề của riêng quốc gia nào mà đã trở
thành vẫn đề của toàn thế giới.
- Phát triển đi đôi với việc bảo vệ môi trường
Trong điều kiện môi trường sống của con người trên trái đất ngày một xấu
đi do chính con người gây ra thì vấn đề bảo vệ môi trường trở thành lĩnh vực
được ưu tiên viện trợ của một số nước như Nhật Bản. Bảo vệ môi trường sinh
thái là chủ đề trọng tâm của Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hiệp
quốc được tổ chức vào tháng 6/1992. Các tổ chức tài chính quốc tế như WB hay
ADB cũng đã điều chỉnh chính sách viện trợ ưu tiên cho những hoạt động bảo
vệ môi trường.
9
- Nâng cao vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước
ĐPT, chính vì vậy việc khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt động

phát triển sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. “Phụ nữ trong phát triển – Woman in
Development (WID)” là một quan điểm đề cao vai trò của phụ nữ. Vào những
năm 1970, WID đã thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 1983, các nước DAC đã thông qua “Các nguyên tắc cơ bản của WID” (sửa
đổi vào năm 1984). Tháng 7/1985, ADB đã đưa ra vấn đề nâng cao vai trò của
WID thành một mục tiêu chiến lược trong hoạt động hỗ trợ của mình. Để tạo
việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, ADB chú trọng hõ trợ
phát triển trong lĩnh vự c nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, giáo dục,
ngành công nghiệp quy mô nhỏ…
Nhật bản cũng khẳng định quan điểm khuyến khích WID trong chương
trình ODA của mình. Nhật Bản tích cực đầu tư cho Quỹ phát triển phụ nữ của
Liên hiệp quốc, Viện nghiên cứu và đào tạo quốc tế về sự tiến bộ của phụ nữ và
các tổ chức kinh tế khác có liên quan đến WID.
- Cạnh tranh giữa các nước ĐPT trong thu hút vốn ODA ngày một tăng
Mặc dù các nước DAC cam kết trích 0,7% GNP của mình để viện trợ cho
các nước ĐPT song chưa có nước nào thực hiện được cam kết này. Nhật Bản và
Mỹ là những nước cung cấp ODA lớn nhất cũng chỉ dành khoảng 0,35% GNP
hàng năm. Lượng vốn ODA có xu hướng giảm, trong khi nhu cầu về vốn của
các nước ĐPT ngày càng tăng. Bên cạnh đó thì một số vấn đề mới nảy sinh trên
thế giới như giải quyết hậu quả chiến tranh vùng vịnh, xung đột sắc tộc, vấn đề
hồi hương người di tản ở một số nước châu Phi…Đây là những vấn đề liên quan
đến hòa bình của khu vực và trên thế giới và đòi hỏi phải có sự tham gia của rất
nhiều nước nên một lượng vốn không nhỏ đã phải hỗ trợ để giải quyết chúng.
Đứng trước thực trạng thiếu vốn này thì sự cạnh tranh giữa các nước ĐPT
không có các vấn đề nêu trên nhằm thu hút vốn ODA là điều tất yếu. Các nước
đã phải hoàn thiện môi trường đầu tư trong nước (như cải cách thủ tục hành
chính, hoàn thiện môi trường pháp lý, tăng cường các biện pháp quản lý vốn…)
đề tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.
II. Định nghĩa và phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo
1. Khái niệm cơ bản về đói nghèo

Có nhiều quan niệm khác nhau về đói nghèo. Quan niệm chung nhất cho
rằng: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có đủ những nhu cầu
tối thiểu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp xã
hội…Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về mức độ và số
10
lượng, thay đổi theo không gian và thời gian. Người nghèo cả quốc gia này có
thể có mức sống cao hơn mức sống trung bình của quốc gia khác. Bởi vậy để
nhìn nhận và tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo một cách có căn cứ cần tham
khảo kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của thế giới và nắm vững thực tế ở Việt
Nam để có hệ thống giải pháp thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt
Nam trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
1.1. Khái niệm đói nghèo của thế giới
Thế giới thường dùng khái niệm “nghèo khổ” và nhận định nghèo khổ theo
4 khía cạnh về thời gian, không gian, giới và môi trường.
-Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người có mức sống dưới
mức “chuẩn” trong môth thời gian dài để phân biệt với số người nghèo khổ “tình
thế” chẳng hạn như những người thất nghiệp, những người mới nghèo do suy
thoái kinh tế hoặc do thiên tại, dịch họa, tệ nạn xã hội, rủi ro….
-Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn, nới có số đông
dân số sinh sống. Tuy nhiên tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết là ở các
nước đang phát triển cũng có xu hướng gia tăng.
-Về giới: Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới. Những hộ gia đình
nghèo nhất là những hộ do phụ nữ là chủ hộ. Trong các hộ đói nghèo do đàn ông
làm chủ hộ thì phụ nữ khổ hơn nam giới.
-Vệ môi trường: Phần lớn người nghèo đều sống ở những vùng sinh thái
khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và sự xuống cấo về môi trường đều
đang ngày càng trầm trọng thêm.
Từ đó Liên hiệp quốc đưa ra hai khái niệm chính về đói nghèo như sau:
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
những nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những đảm bảo ở mức tối thiểu

về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh y tế và giáo dục. Ngoài những nhu cầu cơ
bản nêu trên cũng có ý kiến cho rằng như cầu tối thiểu bao gồm có quyền được
tham gia vào các quyết định của cộng đồng.
+ Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức sống trung bình của cộng đồng.
Tùy mức độ đảm bảo nhy cầu tối thiểu mà sự nghèo khó của dân cư được
chia thành nghèo hoặc rất nghèo, hoặc nghèo bậ I, nghèo bậc II.
1.2. Chuẩn mực đói nghèo của thế giới
Có 2 cách các định chuẩn mực đói nghèo trên thế giới:
Cách thứ nhất: Nội dung quan niệm của nhiều nước cho rằng hộ nghèo có
mức thu nhập dưới 1/3 mức thu nhập trung bình của toàn xã hội. Với quan niệm
11
này, hiện nay trên thế giới có 1,12 tỷ người (20%) đang sống trong tình trạng
nghèo khổ, tức là sống dưới mức 420 USD/năm hoặc 35 USD/tháng mà Ngân
hàng thế giới đã ấn định, ở từng nước khác nhau có quy định khác nhau.
-Các nước phát triển: Lấy nước Mỹ làm đại diện cho các nước phát triển.
năm 1992 Mỹ lấy chuẩn một người trong hộ có thu nhập bình quân tháng dưới
71 USD là nghèo khổ (285 USD/năm).
-Các nước đang phát triển: Mỗi nước có chuẩn mực khác nhau: Pakistan
lấy 6USD/một tháng/một người, Philippin 7USD/một tháng/một người.
Cách thứ hai: Cũng có nước dùng chỉ tiêu Kalỏy, một người/một ngày; như
quy định bình quân một người trong một gia đình ở Bănglađét dưới
1650Kalory/một người/một ngày là hộ nghèo.
2. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá hộ đói nghèo ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm, chỉ tiêu
và chuẩn mực đánh giá đói nghèo. Song, các ý kiến sau đây là đáng lưu ý nhất.
2.1. Khái niệm
Tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng:
2.1.1. Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn
một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn

mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Trong khái niệm
nghèo lại chia ra:
+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiếu là
những đảm bảo ở mức tối thiểu, những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở và nhu
cầu sinh hoạt hằng ngày gồm văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp.
+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức sống trung bình ở cộng đồng tại địa phương đang xét.
2.1.2.Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc
sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng,
thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
2.2. Chuẩn mực xác định hộ đói nghèo của Việt Nam hiện nay
- Hộ nghèo: Ở Việt Nam để xác định tình trạng nghèo đói có nhiều cách
xác định chuẩn mực hộ nghèo. Chẳng hạn, thành phố Hồ Chí Minh lấy mức thu
nhập bình quân dưới 800.000đ/khẩu/năm (tương đương trên 33kg gạo/tháng).
Vĩnh Phú (cũ) lấy tiêu chuẩn dưới 500.000đ/khẩu/năm. Một số nhà kinh tế lấy
tiêu thức lương thực bình quân nhân khẩu. gia đình nào có mức thu nhập bình
12
quân dưới 30kg gạo/khẩu/tháng được coi là nghèo. Theo Tổng cục thống kê, để
xác định hộ nông dân đói nghèo được căn cứ vào thu nhập tính bình quân đầu
người nếu dưới 13kg gạo/tháng (156kg gạo/người/năm) sẽ là hộ nghèo. Có ý
kiến đề nghị nhà nước lấy mức lương tối thiểu do nhà nước quy định làm chuẩn.
Người sống dưới mức nghèo khổ là người có mức thu nhập bình quân một tháng
thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định. Hiện nay mức lương tối thiểu
của Việt Nam là 540.000đ/tháng. Các chuẩn mức trên có thể đúng trên tổng thể
song không thể áp dụng cho từng đối tượng, từng vùng cụ thể được. Nếu lấy
mức bình quân 800.000đ/khẩu/năm là hộ nghèo ở TP Hồ Chí Minh thì có thể lại
là hộ giàu ở các vùng nông thôn miền núi phía bắc. Vì vậy để chọn và phân loại
hộ đói nghèo ở Việt Nam có thể phải xem xét các đặc trưng cơ bản như: thiếu ăn

từ 3 tháng trở lên trong năm, nợ sản lượng khoán, nợ thuế triền miên, vay nặng
lãi, con em không có điều kiện đến trường (mù chữ hoặc bỏ học), thậm chí phải
cho con hoặc tự bản thân đi làm thuê cuốc mướn để kiếm sống qua ngày hoặc đi
ăn xin…Nếu đưa chuẩn mực này ra thì rất dễ biết hộ đói nghèo ở nông thôn.
- Hộ đói: Theo Bộ lao động- Thương binh và xã hội, trong giai đoạn hiện
nay nếu thu nhập bình quân trong hộ đạt dưới (hoặc bằng) 13kg gạo/người/tháng
là đói. Song tren thực tế những hộ đói là hộ thiếu lương thực trong gia đình phải
đứt bữa hoặc ăn cơm bữa cơm bữa cháo, ăn độn khoai sắn…Như vậy, người đói
là người không còn dự trữ lương thực trong nhà, song cũng không có tiền để
mua lương thực trong ngày, mặc dù trên thị trường không thiếu lương thực.
Qua phân tích ở trên càng thấy rằng ở nông thôn Việt Nam, khái niệm đói
nghèo phải phân làm 2 mức độ khác nhau đó là nghèo và đói theo từng đơn vị
hành chính cụ thể.
3. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của Chương trình xóa đói giảm
nghèo quốc gia
Căn cứ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính
2001-2005 và mức sống thực tế của người dân ở từng vùng, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách
hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ các huyện trở lên để hưởng
sự trợ giúp của Chính phủ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm
nghèo và các chính sách hỗ trợ khác...
Trước những thành tích của công cuộc giảm nghèo cũng như tốc độ tăng
trưởng kinh tế và mức sống, từ năm 2001 đã công bố mức chuẩn nghèo mới để
áp dụng cho thời kỳ 2001-2005, theo đó chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói
giảm nghèo quốc gia mới được xác định ở mức độ khác nhau tuỳ theo từng
vùng, cụ thể bình quân thu nhập là: 80 nghìn đồng/người/tháng ở các vùng hải
13
đảo và vùng núi nông thôn;100 nghìn đồng/người/tháng ở các vùng đồng bằng
nông thôn; 150 nghìn đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị.
Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 được Thủ tướng

Chính phủ ban hành trong quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005. Khu
vực thành thị là 250 ngàn VNĐ/người/tháng và nông thôn là 150 ngàn
VNĐ/người/tháng
Trong tương lai sẽ tiến đến sử dụng một chuẩn thống nhất để đánh giá tỷ lệ
hộ nghèo ở Việt Nam và có tính đến tiêu chí Quốc tế để so sánh.
III. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo
1. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cơ bản để xóa đói giảm nghèo
Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững sẽ dẫn đến giảm nghèo.
Trên thực tế, chiều tác động của của tăng trưởng kinh tế lên giảm nghèo khá
khác nhau: một số nước như Ấn Độ (Những năm 1970), Philippin (những năm
1980 và 1990) đã giảm được nghèo một cách đáng kể mặc dù chỉ đạt mức độ
tăng trưởng khiêm tốn hoặc thậm chí còn có giảm sút trong thu nhập bình quân
đầu người. Ngược lại một số nước như Thái Lan (những năm 1980) Malaixia
(những năm 1990) và Sri Lanka (những năm 1990) đã thất bạu trong giảm
nghèo mặc dù đạt được mức tăng trưởng khá cao trong thu nhập bình quân đầu
người. Kinh nghiệm của Việt Nam cũng cho thấy suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX
và đầu những năm 2000. Tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với giảm nghèo nhanh
chóng. Tuy nhiên, tác đọng giảm nghèo của tăng trưởng kinh tế đã suy giảm
trong những năm gần đây: 1% tăng trưởng GDP đưa đến giảm 0.77% số người
nghèo trong những năm 1993- 1998 nhưng chỉ còn 0.66% giai đọan 1998-2002.
Điều này cho thấy tác động rất khác nhau của những chính sách thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cụ thể cho từng giai đoạn.
Nghèo đói có thể ngăn cản tăng trưởng kinh tế vì người nghèo có năng suất
lao động thấp do sức khỏe kém và kỹ năng lao động bất cập sẽ làm sói mòn
năng lực sản xuất của nền kinh tế. Nghèo đói cũng làm suy giảm năng lực tiết
kiệm và đầu tư, làm cho tăng trưởng kinh tế bị triệt tiêu dần.Thêm vào đó,
những đòi hỏi khắt khe về tài sản thế chấp cũng ngăn cản người nghèo tiếp cận
với các khoản vay trên thị trường tín dụng. Hệ quả tất yếu: người nghèo ít có
khả năng khai thác những cơ hội tích lũy vốn vật chất và vốn con người. Điều
này làm giảm tốc độ tăng trưởng của thu nhập, và hệ quả có thể là nghèo đói gia

tăng. Ngược lại việc giảm nghèo rất có lợi cho tăng trưởng kinh tế: Khi mức
nghèo tuyệt đối giảm đáng kể thì song song đó, chúng ta thường chứng kiến
mức tăng trưởng kinh tế cao, bởi vì phần lớn những chính sách tăng thu nhập
của người nghèo một cách hiệu quả như đầu tư vào giáo dục tiểu học hạ tầng
14
nông thôn, chăm sóc sức khỏe và nâng coa dinh dưỡng cũng là các chính sách
gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Có thể kết lụân rằng tăng trưởng kinh
tế là điều kiện cần cho giảm nghèo, chứ chưa là điều kiện đủ.
Theo UNDP định nghĩa tăng trưởng có lợi cho người nghèo là tăng trưởng
kinh tế đưa đến phân phối lại thu nhập có lợi cho người nghèo. Còn theo ADB
cho rằng tăng trưởng kinh tế có lợi cho người nghèo khi đó là dạng tăng trưởng
tận dụng lao động và kèm theo bằng những chính sách và chương trình giảm
thiểu những bất bình đẳng, thúc đẩy tạo việc làm và tăng thu nhập cho người
nghèo, đặc biệt là cho phụ nữ và các nhóm xã hội bị cô lập.
Nói cách khác Tăng trưởng kinh tế có lợi cho người nghèo là tăng trưởng
tối đa hóa tác động tích cực của tăng trưởng trong việc giảm nghèo. Một chiến
lược tăng trưởng có lợi cho người nghèo không chỉ tập trung vào tăng trưởng
kinh tế mà còn tác động đến mô hình phân phối thu nhập để từ đó người nghèo
hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế theo một tỷ lệ lớn hơn người giàu thu hẹp lại
khoảng cách giàu nghèo và cuối cùng là xóa nghèo.
2. Bất bình đằng và nghèo đói trong tăng trưởng kinh tế
Việc giảm nghèo tuyệt đối về cơ chế do 2 bộ phận cấu thành: do tăng
trưởng thu nhập trung bình (trong điều kiện phân phối thu nhập không đổi) và
do sự giảm sút bất bình đẳng ( trong điều kiện thu nhập chung không đổi). Các
nhà kinh tế phân tách hai tác động kể trên thành tác động do tăng trưởng và tác
động do phân phối lại. Bên cạnh đó, ngay cả khi bất bình đẳng không tăng
nhưng mức độ bất bình đẳng ban đầu cao cũng hạn chế khả năng tăng trưởng
kinh tế giảm nghèo.Thêm nữa, bất bình đẳng thấp còn có tác dụng thúc đẩy gia
tăng tỷ lệ giảm nghèo trong tương lai vì hệ số co dãn của tỷ lệ nghèo đối với thu
nhập bình quân tỷ lệ nghịch với bất bình đẳng. Như vậy có thể thấy song song

mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nghèo đói, giảm nghèo cần được xem
xét trong mối quan hệ giữa nghèo và bất bình đẳng trong quá trình tăng tưởng.
15
Phần II: Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA
I. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam
1. Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị giảm nhanh
hơn nông thôn
Năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta là 8.3% tương đương với khoảng 1.45
triệu hộ ( năm 2001 tỷ lệ nghèo là 17.4% với khoảng 2.8 triệu hộ). Điều này cho
thấy thực trạng nghèo đói đã được cải thiện nhanh. Xu hướng này được phản
ánh cụ thể dưới đây:
Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta trong thời gian qua
Đơn vị: %
Các chỉ tiêu 1993 1998 2002
Tỷ lệ hộ nghèo( theo chuẩn chung)
Thành thị
Nông thôn
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn lương thực
Thành thị
Nông thôn
Khoảng cach nghèo
Thành thị
Nông thôn
58.1
25.1
66.4
24.9
7.9
29.1
18.5

6.4
21.5
37.4
9.2
45.5
15
2.5
18.6
9.5
1.7
11.8
28.9
6.6
35.6
10.9
1.9
13.6
6.9
1.3
8.7
Nguồn: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc(2003),
báo cáo phát triển con người 2002
Nếu như năm 1993 có 58.1% hộ nghèo, thì năm 1998 có 37.4% hộ và đến
năm 2002 tỷ lệ này là 28.9%(khoảng 4.73 triệu hộ nghèo) nghĩa là sau 10 năm
hơn một nửa số hộ nghèo đã được thoát nghèo. Tuy nhiên tốc đọ giảm nghèo ở
nông thôn và thành thị không giống nhau. Trong đó thành thị giảm đi tới 4 lần từ
25.1% năm 1993 xuống còn 6.6% năm 2002, trong khi đó nông thôn chỉ giảm
được 1/2 số hộ nghèo, từ 66.4% xuống còn 35.6%. Nếu tính theo chuẩn lương
thực thực phẩm thì số hộ nghèo ở thành thị còn giảm nhanh hơn, từ 7.9% xuống
còn 1.9% nghĩa là giảm đi 4 lần trong khi đó ở nông thôn chỉ giảm đi hơn 2 lần.

từ 29.1% xuống còn 13.6%.
2. Số hộ nghèo vẫn còn nhiều và phần lớn ở vùng nông thôn, số hộ ở cận kề
chuẩn nghèo còn đông
Theo các nhà hoạch định chính sách nếu nâng chuẩn nghèo lên 180.000
VND-200.000 VND/người /tháng đối với vùng nông thôn và 250.000 VND-
260.000 VND/người/ tháng đối với thành thị, thì Việt Nam sẽ có 4.6 triệu hộ
16
nghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc. Trong đó hộ nghèo nông thôn miền núi
45.9%, ở vùng nông thôn đồng bằng sẽ là 23.2% và ở khu vực thành thị là
12.2%. Khi đó tỷ lệ nghèo ở các vùng kinh tế sẽ có chênh lệch đáng kể: Tây Bắc
là 72.3%; Đông Bắc là 36.1%; Đồng bằng Sông Hồng 19.8%; Bắc Trung Bộ
39.7%; Duyên Hải miền Trung 23.3%; Tây Nguyên 52.2%; Đông Nam Bộ
10.2% và Đồng Bằng Sông Cửu Long20.8%.
Có thể thấy rõ hơn qua chỉ tiêu phản ánh cuộc sống hàng ngày. Theo số
liệu điều tra về mức sống dân cư Việt Nam, chia dân cư ra thành 5 nhóm thu
nhập (đường Lozen) thì nhóm I - nhóm nghèo nhất có thu nhập trung bình năm
1998 là 62.916 VND/người/tháng (755.000 VND/năm) và năm 2002 là 107.670
VND/người/tháng. Trên 62.71 thu nhập của hộ nghèo là từ hoạt động nông lâm
nghiệp và thủy sản, 8% từ hoạt động phi nông nghiệp, 19.24% từ tiền công, tiền
lương và 10.05% là từ nguồn thu khác. Điều này phản ánh rằng các hộ nghèo
sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và ở nông thôn. Cơ cấu chi tiêu cho các
nhóm nghèo tập trung cho các nhu cầu thiết yếu, như 70% cho nhu cầu ăn, uống
hút và chưa đến 30% cho các nhu cầu khác như mặc, y tế, giao thôn, giáo dục
văn hóa thể thao. Một trong những nhu cầu cơ bản của con người là nơi ở. Năm
2002 có 39.93% người nghèo sống trong các ngôi nhà tạm bợ, không bảo đảm
an toàn. Các đồ dùng lâu bền phục vụ sinh hoạt hàng ngày vẫn còn rất thiếu cho
các nhu cầu hiện đại.
3. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các khu vực, giữ các vùng kinh tế và giữa các
đơn vị hành chính
Sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng được chú ý trong thời kỳ chuyển

đổi kinh tế ở nước ta. Trước hết tỷ lệ nghèo phân biệt theo các vùng.
Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo chung chia theo vùng
Đơn vị: %
Vùng 1998 2002
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long
29.3
62.0
73.4
48.1
34.5
52.4
12.2
36.9
22.4
38.4
68.0
43.9
25.2
51
10.6
23.4
Nguồn: Tổng cục thống kê (2004)
Các số liệu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo ở cùng Tây Bắc nhiều gấp 7 lần vùng

Đông Nam Bộ, còn Tây Nguyên là gần 5 lần và Bắc Trung Bộ là 4 lần… Cùng
17
với xu hướng giảm hộ nghèo chung của cả nước, các vùng cũng có xu hướng
giảm, trong đó Đông Bắc và Đồng bằng Sông Cửu Long có mức giảm nhanh
nhất. Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm cao nhất tập trung ở miền
núi phía Bắc là Lai Châu (35.68%), Bắc Kạn (30.74%), Lào Cai (29.56%), Cao
Bằng (27.01%) ở Tây Nguyên có tỉnh Gia Lai( 18.18%), ở Bắc Trung Bộ có tỉnh
Hà Tĩnh (22.55%).
Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm thấp nhất là thành phố Hồ
Chí Minh (1.26%), Bình Dương (1.68%), Đà Nẵng (1.83%), Hà Nội (2.25%).
Nếu so sánh chỉ tiêu này chúng ta thấy sự chệnh lệch này rất lớn, thí dụ tỷ lệ
nghèo của Lai Châu lớn gấp hơn 28.3 lần so với Thành Phố Hồ Chí Minh và gấp
15.86 lần so với Hà Nội.
4. Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư
Sự phân hóa giàu nghèo thể hiện rõ khi điều tra dựa trên 5 nhóm thu nhập
(đường Lozen). Năm 2002 nhóm giàu nhất có thu nhập 873.000
VND/người/tháng gấp 8.1 lần nhóm nghèo nhất (108.000VND) Sự bất bình
đẳng đó thể hiện qua:
Sự bất bình đẳng giữa nhóm nghèo nhất và giàu nhất năm 2002
Các chỉ tiêu chủ yếu
Nhóm
nghèo
nhất
Nhóm
giàu
nhất
1.Tỷ lệ biết chữ (%)
2.Chỉ tiêu cho giáo dục bình quân năm (1.000VND)
3.Tỷ lệ đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế (%)
4.Chi tiêu cho y tế bình quân năm (1.000VND)

5.Số giờ làm việc trung bình tuần (giờ)
6.Thu nhập bình quân đầu người tháng (1.000VND)
7.Chi tiêu cho đời sống bình quân người/tháng
(1.000VND)
8.Diện tích ở bình quân nhân khẩu (m
2
)
9.Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy (%)
83.9
236
16.5
395.03
25
108
123.3
9.5
1.28
97
1418
22
1181.43
42.4
873
547.53
17.5
34.93
Nguồn: Tổng cục thống kê (2004)
Kết quả cho thấy mức độ bất bình đẳng giữa hai nhóm dân cư giàu nhất và
nghèo nhất. Nhóm dân cư giàu đã có ưu thế trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, kể cả
việc làm. Bởi vì số giờ làm việc trung bình của nhóm giàu nhiều hơn nhóm

nghèo đến 1.7 lần, không phải những người nghèo làm ít giờ và không muốn
làm việc, mà do tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt là thời gian nhàn rỗi ở khu
vực nông thôn.
Sự phân hóa giàu nghèo còn được thể hiện qua hệ số GINI. Hệ số GINI ở
Việt Nam: năm 1994 là 0.35, năm 1999 là 0.39 năm 2002 là 0.42. Chỉ tiêu này
18
có khác biệt nhưng không nhiều giữa các khu vực và các vùng. Điều đấy cho
thấy sự bất bình đẳng về thu nhập ở mức thấp nhưng đang có xu hướng gia tăng.
5. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn 20%
Sau 7 năm thực hiện, chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt
khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (còn gọi là chương trình 135) đã góp phần
giảm tỷ lệ hộ đói nghèo ở những vùng này từ 60% năm 1998 xuống còn 20%
hiện nay.
Chương trình 135 được thực hiện ở 2410 xã của 52 tỉnh. Những kết quả đạt
được của Chương trình này đã tạo nên sự thay đổi về vật chất, tinh thần trong
đời sống mỗi gia đình, mỗi thôn bản và cả bộ mặt nông thôn miền núi, rõ nét
nhất là trên lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu gồm điện, đường, trường học và
trạm xá.
Đến nay, đã có 97% số xã đặc biệt khó khăn có đường ôtô đến trung tâm
xã, tạo nên sự giao lưu kinh tế, hàng hóa thuận lợi hơn. Khoảng 64% số hộ vùng
sâu, vùng xa có điện sử dụng, nhờ đó năng suất lao động được tăng lên và nhiều
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở miền núi phát triển. Trên 5000 trường học đã
được xây dựng và đưa vào sử dụng, thu hút 90% con em người dân tộc vùng
sâu, vùng xa trong độ tuổi đến lớp. Hiện có 96% số dân trong vùng được chăm
sóc sức khỏe tại gần 390 công trình y tế. Đa số thôn bản đều có y tế cộng đồng,
cơ bản trong vùng đã kiểm soát được dịch bệnh hiểm nghèo
Gần 300 công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong việc quy hoạch
và bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết và ở các vùng biên giới. Khoảng 70%
hộ dân đã được sử dụng nước sạch. Hàng trăm công trình chợ đã trở thành trung
tâm giao lưu hàng hóa nông -lâm thổ sản và là nơi giao lưu văn hóa của mỗi

vùng. Trạm bưu điện văn hóa xã xây dựng ở nhiều nơi đã giúp người dân giao
lưu, mở rộng thông tin với cả nước.
Nhờ khai hoang đất canh tác, gần 32 nghìn hộ dân đã có thêm đất sản xuất
và có nơi ở mới. Lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 280kg năm 1998
lên 320kg năm 2004, cá biệt có xã đạt 500kg. Khoảng cách đói nghèo giữa các
vùng, các dân tộc đang dần được thu hẹp.
Mặc dù đạt được kết quả như vậy, nhưng thực tế các xã đặc biệt khó khăn
vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức do trình độ dân trí của người dân trong
vùng vẫn còn thấp, cuộc sống vẫn bị chi phối của nền kinh tế tự cấp, tự túc; cơ
sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển do phần lớn công trình
được xây dựng quy mô nhỏ, thiếu đồng bộ và thiếu yếu tố đảm bảo bền vững.
Gần 90 xã vẫn chưa có đường ôtô đến trung tâm, 550 xã chưa có điện lưới quốc
gia và 290 xã chưa có trạm xá.
19
II. Nguồn vốn ODA và công tác xoá đói giảm nghèo
1. Khuôn khổ pháp lý của việc thu hút và sử dụng vốn ODA
Nhận thức rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từ bên ngoài,
Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng công tác quản lý và sử dụng nguồn lực này.
Ngay từ hội nghị đầu tiên các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (tháng 11 năm
1993), Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố quan điểm của mình về vấn đề quản lý
và sử dụng ODA “Điều quan trọng là nguồn vốn từ bên ngoài phải sử dụng có
hiệu quả, Chính phủ nhận trách nhiệm điều phối và sử dụng vay, viện trợ nước
ngoài với nhận thức sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam là người gánh chịu cái giá
phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không được sử dụng có hiệu quả”.
Trước năm 1993, việc quản lý và sử dụng ODA được điều tiết bởi từng
quyết định riêng lẻ của Chính phủ đối với từng chương trình, dự án ODA và
từng nhà tài trợ cụ thể. Để quản lý vay và trả nợ nước ngoài một cách có hệ
thống, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/CP ngày 30 – 8 – 1993 về quản lý
và trả nợ nước ngoài, Nghị định số 20/CP ngày 20 – 4 –1994 về quản lý nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA. Đây là hai văn bản pháp lý cao nhất của

Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài nói chung và ODA nói riêng.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và yêu cầu đổi mới quản lý năm 1997 – 1999,
Chính phủ ban hành Nghị định 87/1997/NĐ-CP này 5 tháng 8 năm 1997 thay
thế nghị định số 20/CP và Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7 tháng 11 năm
1998 thay thế cho Nghị định số 58/CP về quy chế vay và trả nợ nước ngoài, đã
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phân công rõ trách nhiệm giữa
các cơ quan tổng hợp của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và tổ chức kinh
tế trong việc quản lý và sử dụng vay nước ngoài. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn
các Nghị định nói trên của Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã chủ trì xây
dựng và ban hành các quy chế, thông tư hướng dẫn thực hiện như: Thông tư của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 15/1997/TT-BKH ngày 24 tháng 10 năm 1997 hướng
dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của
Chính phủ); Thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số
81/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 17 tháng 06 năm 1998 hướng dẫn quy trình,
thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Bước
đầu đã tạo điều kiện phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan liên quan
để thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản như: đàm phán và ký kết các hiệp định
vay nợ, xây dựng chế độ tài chính…
Để hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý, ngày 4 – 5 – 2001, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 17/2001/NĐ-CP về việc ban hành quy chế quản lý và sử
20
dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thay thế cho Nghị định 87/CP và ban
hành kèm theo Nghị định này là thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số
06/2001/TT-BKH ngày 20 tháng 9 năm 2001 hướng dẫn thực hiện quy chế quản
lý cà sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và thông tư liên tịch Bộ Kế
hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17 tháng 3
năm 2003 hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử
dụng nguồn vốn ODA. Các văn bản này đã tạo ra một hành lang pháp lý trong
quản lý và sử dụng vay nợ nước ngoài nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ,

đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan trong việc khai thác vốn vay nước ngoài,
nâng cao trách nhiệm của người sử dụng vốn ODA trong việc trả nợ. Đây cũng
chính là điều kiện quan trọng nhằm tạo sự tin tưởng đối với cộng đồng các nhà
tài trợ quốc tế cho Việt Nam.
2. Tình hình cam kết vốn ODA cho Việt Nam
ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sử dụng để
hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên.
Ngày 9/11/1993, Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã
khai mạc tại Paris, đây là sự kiện đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với cộng
đồng tài trợ quốc tế. Thông qua 14 Hội nghị CG (Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà
tài trợ dành cho Việt Nam), các nhà tài trợ đã cam kết ODA cho nước ta với
tổng lượng đạt 37,011 tỷ USD. Mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và đạt
đỉnh điểm trong năm 2006 (4,4 tỷ USD). Trong thời kỳ 1993-2006, tổng giá trị
ODA cam kết là 37,011 tỷ USD; tổng vốn ODA ký kết đạt khoảng 27,810 tỷ
USD, tương đương 75% tổng vốn OĐA cam kết; tổng vốn ODA giải ngân đạt
xấp xỉ 17,684 tỷ USD, tương đương 63,54% tổng vốn ODA ký kết.
ODA được cung cấp theo dự án hoặc chương trình dưới hình thức viện trợ
không hoàn lại và vay ưu đãi. Khoảng 15 - 20% số vốn ODA cam kết nói trên là
viện trợ không hoàn lại, hầu hết là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, còn lại một phần
nhỏ là các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ và phi dự án (viện trợ hàng hóa).
Các khoản vay ưu đãi tập trung cho các dự án đầu tư xây dựng, trong đó có các
dự án cấp quốc gia với giá trị hàng trăm triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, còn có các
khoản vay theo chương trình gắn với việc thực hiện khung chính sách, như
khoản vay thể chế tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của IMF, chương trình tín
dụng hỗ trợ giảm nghèo của WB.
21
Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2006
Đơn vị: Triệu USD
Năm Cam kết Ký kết Giải ngân
1993 1.860,80 816,68 413

1994 1.958,70 2.597,86 725
1995 2.311,50 1.443,53 737
1996 2.430,90 1.597,42 900
1997 2.377,10 1.685,81 1.000
1998 2.192,00 2.444,30 1.242
1999 2.146,00 1.503,15 1.350
2000 2.400,50 1.772,02 1.650
2001 2.399,10 2.427,42 1.500
2002 2.462,00 1.826,17 1.528
2003 2.838,40 1.772,98 1.422
2004 3.440,70 2.569,22 1.650
2005 3.748,00 2.529,11 1.782
2006 4.445,60 2.824,58 1.785
Tổng số 37.011,30 27.810,25 17.684,00
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sau thành công của Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt
Nam giữa kỳ tổ chức tại Nha Trang vào tháng 6 năm 2006, Hội nghị CG thường
niên tháng 12 năm 2006 được đánh giá là Hội nghị thành công nhất từ trước đến
nay trước bối cảnh Việt nam bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tại Hội
nghị này, Thủ tướng Chính phủ đã đối thoại trực tiếp với các nhà tài trợ trên tinh
thần thẳng thắn, mang tính xây dựng về những vấn đề cùng quan tâm như thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, phát triển xã hội và
môi trường bền vững, xây dựng nền tảng pháp luật và thể chế, hội nhập quốc tế
và khu vực, hài hoà thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ... Các nhà tài trợ đánh
giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn ODA. Tại Hội nghị này Việt Nam và các nhà tài trợ đã thông qua mức cam
kết ODA kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay là 4,445 tỷ USD và cho thấy xu thế
gia tăng liên tục nguồn vốn ODA cam kết trong suốt thời gian qua.
22
3. Tình hình ký kết vốn ODA cho Việt Nam

Trên cơ sở số vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đa phương và song
phương, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các Điều ước quốc tế
về ODA (như hiệp định, nghị định thư, dự án, chương trình). Tính từ năm 1993
đến 9/2006, tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết ước đạt
khoảng 31,6 tỷ USD. Trong đó, vốn vay là 25,65 tỷ USD với 559 hiệp định;
viện trợ không hoàn lại khoảng 6 tỷ USD.
Phần lớn các hiệp định vay đều có lãi suất rất ưu đãi, thời hạn vay và ân
hạn dài. 48,8% số hiệp định vay đã ký có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay
trên 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; 33,9% hiệp định vay đã ký có lãi suất
từ 1 – 2,5%/năm; khoảng 17,3% hiệp định vay đã ký có điều kiện vay kém ưu
đãi hơn.
Trong năm 2006, nguồn vốn ODA được hợp thức hoá thông qua việc ký
kết các hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2.824,58 tiệu USD, trong đó ODA vốn
vay là 2.423,64 triệu USD và ODA viện trợ không hoàn lại 400,94 triệu USD.
Nguồn vốn ODA được ký kết tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như:
Công nghiệp- năng lượng (30,78%); Giao thông vận tải-Bưu chính viễn thông
(20,51%); Nông nghiệp và phát triển nông thôn (14,31%); Tài chính ngân hàng
(13,19%).
Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực năm 2006
Đơn vị: Triệu USD
Ngành lớn Tổng số ODA vay ODA
viện trợ
%
Công nghiệp-năng lượng 869,43 861,46 7,97 30,78
Giao thông vân tải-Bưu chính viễn thông 579,42 579,07 0,35 20,51
Nông nghiệp và phát triển nông thôn 404,06 377,68 26,38 14,31
Tài chính ngân hàng 372,62 291,02 81,60 13,19
Y tế-Giáo dục-Xã hội 219,53 131,76 87,77 7,77
Khoa học-Công nghệ-Môi trường 186,00 171,40 14,60 6,59
Quản lý Nhà nước-Cải cách hành chính 233,80 0 23,80 0,84

Ngành khác 169,72 11,25 158,47 6,01
Tổng số 2.824,58 2.423,64 400,94 100
23
4. Tình hình giải ngân vốn ODA
Nguồn vốn ODA đã được giải ngân tính cho ngân sách Nhà nước (không
bao gồm phần giải ngân cho các khoản chi tại nước tài trợ, chi cho chuyên gia...)
trong giai đoạn từ năm 1993 đến hết năm 2006 ước đạt khoảng 15,9 tỷ USD,
bằng 64,9% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết và bằng khoảng
55,0% tổng lượng ODA đã cam kết trong thời kỳ này.
Tỷ lệ giải ngân thấp này đồng hành với việc tiến độ giải ngân vốn ODA
chậm, chỉ đáp ứng được 70 – 80% yêu cầu giải ngân bình quân một năm của
thời kỳ kế hoạch.
Mức giải ngân ODA khác nhau giữa các nhà tài trợ và giữa các loại hình dự
án. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường có mức giải ngân cao (chủ yếu là chi cho
chuyên gia, mua sắm thiết bị, máy móc và đào tạo). Các dự án đầu tư xây dựng
thường giải ngân chậm (chi phí nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị như đền
bù, di dân và tái định cư).
Tổng mức giải ngân năm 2006 đạt trên 1.785 triệu USD, cao hơn kế hoạch
đề ra (1.750 triệu USD), trong đó vốn vay đạt khoảng 1.550 triệu USD, viện trợ
không hoàn lại đạt khoảng 235 triệu USD. trong tổng giá trị giải ngân năm 2006,
vốn vay của 5 ngân hàng phát triển (WB, ADB, JBIC, KFW và AFD) đạt trên
1.400 triệu USD, chiếm 78,5% tổng số vốn ODA giải ngân.
5. Đa phương hoá quan hệ giữa Việt Nam với các nhà tài trợ
Hiện nay có 28 nhà tài trợ song phương, trong đó có 24 nhà tài trợ cam kết
ODA thường niên (úc, Bỉ, Canađa, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Lux-xem-bua, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban
Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thái Lan, Anh, Hoa Kỳ, Ailen, ); 4 nhà tài trợ không
cam kết ODA thường niên (áo, Trung Quốc, Nga, Singapore) mà cam kết ODA
theo từng dự án cụ thể. Ví dụ, gần đây Trung Quốc cam kết cung cấp 85 triệu
USD vốn vay ưu đãi để thực hiện dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn.

Hiện có 23 tổ chức tài trợ ODA đa phương cho Việt Nam, bao gồm ADB,
WB, JBIC, KFW, AFD, (nhóm 5 ngân hàng), Uỷ ban Châu Âu (EC), Quỹ các
nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Kuwait, Chương trình Phát triển của Liên
hiệp quốc (UNDP), Quỹ Dân số Thế giới (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp
quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp
Quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ môi trường
toàn cầu (GEF) và Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hiệp quốc (UNCDF), IMF.
24
Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu
cho Việt Nam giai đoạn 1993-2006
Đơn vị: Triệu USD
Nhà tài trợ Số lượng vốn cam kết
Nhật Bản 8.469,73
WB 5.329,82
ADB 2.900,97
Pháp 912,26
Đức 597,35
Đan Mạch 549,48
Thuỵ Điển 412,83
Trung Quốc 301,08
Ôxtrâylia 282,32
EU 269,83
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngoài ra còn có trên 350 NGOs hoạt động tại Việt Nam, cung cấp bình
quân một năm khoảng 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại.
Trong số các nhà tài trợ, có 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất
là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm trên 70% tổng giá trị các điều ước quốc tế về
ODA được ký kết trong thời kỳ 1993 - 2006, trong đó Nhật Bản chiếm trên
40%.
25

×