Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

chuyên đề văn hoá doanh nghiệp của các chaebol hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.81 KB, 52 trang )

Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Mục Lục
Trang
Phần mở đầu
3
Chơng 1: Lý luận chung về văn hoá doanh nghiệp
8
1.1. Định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp 8
1.2. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp 9
1.3. Những yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp và phân loại
văn hoá doanh nghiệp
1.3.1. Những yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp
1.3.2. Phân loại văn hoá doanh nghiệp
1.4. Tính chất mạnh yếu của văn hoá doanh nghiệp
11
11
15
17
Chơng 2. Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp của các Chaebol
Hàn Quốc
20
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các Chaebol Hàn
Quốc
20
2.2. Những yếu tố ảnh hởng đến sự hình thành và phát triển văn
hoá doanh nghiệp của các Chaebol Hàn Quốc
2.2.1. Điều kiện tự nhiên


2.2.2. Truyền thống văn hoá xã hội
2.2.3. Vai trò của chính phủ
2.2.4. Đặc điểm môi trờng kinh doanh Hàn Quốc
2.2.5. Trình độ khoa học kỹ thuật
24
24
25
29
30
31
2.3. Đặc điểm cơ bản về văn hoá doanh nghiệp của các Chaebol
Hàn Quốc
2.3.1. Xây dựng doanh nghiệp theo mô hình đại gia đình
mang tính gia trởng
2.3.2. Coi trọng yếu tố nhân hoà
2.3.3. Một số đặc điểm khác
2.3.3.1. Khuynh hớng chính thức hoá
2.3.3.2. Coi trọng trình độ học vấn, đặc biệt quan tâm đến
công tác giáo dục và bồi dỡng nguồn nhân lực
2.3.3.3. Quý trọng các quan hệ đặc biệt nh : họ hàng, thân
thích, đồng hơng hay đồng môn
32
33
37
41
41
43
45
2.4. Nhận xét về văn hoá doanh nghiệp của các chaebol Hàn
Quốc. Phơng hớng xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong các

46
1
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Chaebol Hàn Quốc hiện nay
2.4.1. Nhận xét 46
2.4.2. Phơng hớng 51
Chơng 3. Gợi ý một số vấn đề khi nghiên cứu văn hoá doanh
nghiệp Việt Nam
54
3.1. Thực trạng nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp Việt Nam 54
3.2. Một số vấn đề của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam
3.2.1. Các yếu tố tác động đến văn hoá doanh nghiệp Việt Nam
3.2.2. Nhận xét về văn hoá doanh nghiệp nớc ta hiện nay
3.3. Những kinh nghiệm từ Hàn Quốc và phơng hớng xây dựng
văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mới
3.3.1. Những kinh nghiệm rút ra từ Hàn Quốc
3.3.2. Phơng hớng xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam
trong thời đại mới
56
56
58
59
59
61
phần Kết luận
64

Tài liệu tham khảo
66
Phần mở đầu
I. mục đích đề tài
Bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng đều phải đối mặt
với bài toán hợp tác giữa các cá nhân và giữa cá nhân với tập thể. Rất
nhiều doanh nghiệp đã thất bại không phải vì thiếu vốn, không có thị
trờng hay không có khách hàng mà chỉ vì không tìm đợc lời giải cho
bài toán này. Bởi vì, trong khi doanh nghiệp nỗ lực để tối đa hoá lợi
nhuận thì cá nhân có thể có mối quan tâm khác và sẵn sàng hi sinh
quyền lợi tập thể để theo đuổi mục đích riêng. Vậy làm thế nào để
giải quyết tốt nhất vấn đề này? Câu trả lời nằm ở trong Văn hoá
doanh nghiệp. Mặc dù mới xuất hiện nhng khái niệm này đang thu
hút sự chú ý của rất nhiều học giả và cả những doanh nghiệp mong
muốn tìm cho mình một mô hình phát triền mới bền vững, hài hoà
giữa các giá trị và đem lại hiệu qủa cao nhất. Có thể nói không quá
rằng, ngày nay văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những nhân
tố rất quan trọng đa đến sự thành công của các doanh nghiệp song
đồng thời nó cũng có thể trở thành lực cản cho sự phát triển đó nếu
nh doanh nghiệp không có ý thức đổi mới, cải tiến văn hoá để kịp thời
thích ứng với sự thay đổi không ngừng của điều kiện hoàn cảnh .
2
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, sự phát triển kinh tế đầy ấn t ợng
của Hàn Quốc đã làm cho cả thế giới phải chú ý đến đất nớc nhỏ bé
bên bờ sông Hàn này. Cùng với sự phát triển đó là sự ra đời của nhiều

doanh nghiệp lớn, trong đó có những doanh nghiệp đã đợc cả thế giới
biết đến với những sản phẩm đặc trng nh: Hyundai nổi tiếng với công
nghệ đóng tàu, ôtô; SamSung với những sản phẩm điện tử và bán dẫn;
LG cũng với những sản phẩm điện tử Hầu hết các doanh nghiệp lớn
đó đều có xuất phát điểm là các xí nghiệp, các tổ hợp nhỏ. Chỉ sau
vài thập niên, các xí nghiệp, tổ hợp đó đã phát triển trở thành những
tập đoàn lớn không chỉ nổi tiếng trong nớc mà còn nổi tiếng trên
phạm vi toàn thế giới và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát
triển kinh tế thần kỳ của Hàn Quốc. Các sản phẩm của những tập
đoàn này đã xâm nhập vào cả những thị trờng khó tính, đòi hỏi sức
cạnh tranh cao nh Mỹ, Tây Âu Nhiều sản phẩm do các doannh
nghiệp Hàn Quốc sản xuất đã chứng tỏ không hề thua kém sản phẩm
của các đối thủ cạnh tranh nh Mỹ, Nhật và nhiều quốc gia phát triển
khác trên thế giới. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp đó cũng
rất rộng lớn từ sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ đến sản
xuất ô tô, đóng tàu, điện tử ; kinh doanh dịch vụ thơng mại ở khắp
các châu lục trên thế giới, từ Châu Âu, Châu á đến Châu Mỹ La
tinh Một số tập đoàn điển hình của Hàn Quốc nh: Hyundai, Sam
Sung, LG, SK đã đợc xếp hạng trong số 50 công ty hàng đầu trên thế
giới. Sự đóng góp to lớn của các tập đoàn đó đối với nền kinh tế Hàn
Quốc (chiếm 90% GDP và 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu của Hàn
Quốc) đã góp phần đa nền kinh tế Hàn Quốc phát triển lên đến đỉnh
cao, đa Hàn Quốc trở thành một con rồng Châu á . Thành qủa rất
đáng tự hào này là kết quả của nhiều yếu tố tác động mà Văn hoá
doanh nghiệp là một trong số đó. Ngày nay, nhắc đến Sam Sung, ng-
ời ta không chỉ nhớ đến những sản phẩm nh điện tử, bán dẫn mà
Sam Sung còn đợc nhớ đến nh một tập đoàn rất trọng dụng nhân tài
với chiến lợc nhân tài là số 1; trang Web chính của tập đoàn LG có
hẳn một mục riêng với tiêu đề (văn hoá doanh nghiệp)
trong đó nêu rõ những mục tiêu văn hoá doanh nghiệp mà LG đã và

đang phấn đấu. Nh vậy có thể nói, các doanh nghiệp lớn của Hàn
3
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Quốc đã rất có ý thức vận dụng văn hoá doanh nghiệp vào quá trình
phát triển của mình và ngợc lại văn hoá doanh nghiệp lại góp phần
nâng các doanh nghiệp ấy lên một tầm cao mới, thúc đẩy sự phát triển
và cải thiện hình ảnh của các doanh nghiệp trong mắt ngời dân. Đó
chính là sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp nói chung và văn hoá doanh
nghiệp của Hàn Quốc nói riêng là một việc làm cần thiết, nhất là
trong bối cảnh hiện nay khi mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
Hàn Quốc đang ngày càng đợc củng cố, phát triển và nhiều doanh
nghiệp lớn của Hàn Quốc hiện đang đầu t ở Việt Nam. Việc làm đó
càng có ý nghĩa hơn khi ngời ta nhận ra rằng giữa Hàn Quốc và Việt
Nam có nhiều điểm tơng đồng về văn hoá và có thể học hỏi lẫn nhau
để cùng phát triển. Đó là lý do tôi chọn đề tài này cho luận văn của
mình.
Nh đã nói, đây là một đề tài khá mới, cha có nhiều công trình
nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống và đặc biệt là cha có một công
trình nghiên cứu nào về văn hoá doanh nghiệp Hàn Quốc đợc xuất
bản ở Việt Nam nên mục đích của luận văn này là: mong muốn góp
một phần nhỏ giới thiệu đến mọi ngời một cái nhìn có tính chất khái
quát về văn hoá doanh nghiệp nói chung và văn hoá doanh nghiệp
Hàn Quốc nói riêng. Thông qua việc phân tích những đặc trng văn
hoá doanh nghiệp của các doanh nghiệp lớn ở Hàn Quốc, hy vọng
rằng luận văn sẽ góp phần gợi mở ra một hớng cho việc nghiên cứu

văn hoá doanh nghiệp của Việt Nam .
2. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Khoá luận này tập trung vào nghiên cứu những đặc điểm về văn
hoá doanh nghiệp của các tập đoàn điển hình của Hàn Quốc hiện nay.
Trên cơ sở đó sẽ liên hệ nghiên cứu một số vấn đề của văn hoá doanh
nghiệp Việt Nam.
Bởi vì văn hoá doanh nghiệp là một lĩnh vực rất rộng nên tôi ch -
a có đủ điều kiện nghiên cứu toàn diện văn hoá doanh nghiệp của tất
cả các doanh nghiệp Hàn Quốc mà chỉ khoanh vùng trong phạm vi
các tập đoàn lớn, điển hình của Hàn Quốc (thờng đợc biết đến bằng
cụm từ Chaebol). Tuy vậy, đây là những tập đoàn đại diện cho hệ
thống doanh nghiệp Hàn Quốc cũng nh đại diện cho nền kinh tế Hàn
4
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Quốc, cho nên cũng có thể coi nó là đại diện cho văn hoá doanh
nghiệp của Hàn Quốc. Tìm hiểu về văn hóa của những doanh nghiệp
điển hình đó cũng chính để tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp của
toàn bộ hệ thống doanh nghiệp Hàn Quốc.
3. Phơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp các phơng pháp nghiên cứu, phân
tích và tổng hợp tài liệu, tham khảo một số tài liệu và số liệu trên các
sách báo có liên quan nhằm phục vụ cho đề tài.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, khoá luận đợc chia làm 3 ch-
ơng.
Ch


ơng I

: Lý luận chung về văn hoá doanh nghiệp
1. Định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp
2. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp
3. Những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp và phân loại
văn hóa doanh nghiệp
4. Tính chất mạnh yếu của văn hóa doanh nghiệp
Ch

ơng II

: Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp của các Chaebol Hàn
Quốc
1. Quá trình hình thành và phát triển của các Chaebol
2. Những yếu tố ảnh hởng đến sự hình thành và phát triển văn hoá
doanh nghiệp của các Chaebol
3. Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp của các Chaebol Hàn Quốc
4. Nhận xét. Phơng hớng cải tiến văn hóa doanh nghiệp của các
Chaebol Hàn Quốc.
Ch

ơng III

. Gợi ý một số vấn đề khi nghiên cứu văn hoá doanh
nghiệp Việt Nam
1. Thực trạng nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay
2. Một số vấn đề về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

3. Những kinh nghiệm từ Hàn Quốc và phơng hớng xây dựng văn
hóa doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mới.

Do hạn chế về mặt tài liệu cũng nh hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm của bản thân nên chắc chắn luận văn này không tránh khỏi
5
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
thiếu sót. Tôi rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của thầy cô
giáo cũng nh của các bạn để khoá luận đợc hoàn thiện hơn trở và để
nó có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho nhiều ngời.
Qua đây, tôi xin đợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo h-
ớng dẫn, ngời đã chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khoá luận cũng
nh sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Đông Phơng
học đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này.



Chơng I: Lý luận chung về văn hoá doanh nghiệp
1.1. Định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp
Khái niệm Văn hoá doanh nghiệp () còn đợc gọi dới
nhiều cái tên khác nhau nh văn hoá công ty (Corporate culture); văn
hoá tổ chức (Organizational culture) hay văn hoá kinh doanh
(business culture). Là một lĩnh vực mới đợc nghiên cứu trong vài thập
kỉ trở lại đây nên cách định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp còn rất
khác nhau; phản ánh sự mới mẻ của vấn đề; tình trạng cha thống nhất
về cách tiếp cận, mối quan tâm, phạm vi ảnh hởng và vận dụng ngày

càng rộng của khái niệm này. Mặc dù thuật ngữ Văn hoá doanh
nghiệp xuất hiện khá muộn, nhng trên thực tế thì khái niệm này đã
đợc vận dụng từ khá sớm trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp ở các
nớc phơng Tây.
Trong một công trình nghiên cứu đợc tiến hành vào năm 1952,
Kroeber và Kluckholn đã thống kê đợc 164 cách định nghĩa khác
6
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
nhau về văn hoá vận dụng trong các công ty. Ngày nay, khi các khái
niệm văn hoá và tổ chức (hay doanh nghiệp) đợc kết hợp với
nhau để trở thành một lĩnh vực nghiên cứu xác định, đặc thù đ ợc gọi
dới cái tên Văn hoá doanh nghiệp thì số lợng các định nghĩa về
khái niệm mới này còn nhiều hơn nữa. Nhng tựu chung lại, ta có thể
đa ra một định nghĩa khái quát, ngắn gọn về văn hoá doanh nghiệp
nh sau:
Văn hoá doanh nghiệp (viết tắt là VHDN) là một hệ thống
các giá trị, niềm tin chủ đạo, quy tắc, thói quen, nhận thức và phơng
pháp t duy đợc mọi thành viên của một tổ chức (một doanh nghiệp)
cùng đồng thuận và có ảnh hởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành
động của toàn bộ tổ chức cũng nh của từng thành viên.
Đây cũng là định nghĩa đợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay
trong các tài liệu về văn hoá doanh nghiệp. Theo định nghĩa trên,
VHDN biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các thành
viên trong tổ chức về hệ thống những giá trị chung và có tác dụng
giúp phân biệt giữa một tổ chức này với các tổ chức khác. Chúng đợc
mọi thành viên trong tổ chức chấp thuận; có ảnh hởng trực tiếp hàng

ngày đến hành vi và việc ra quyết định của từng ngời và đợc hớng dẫn
cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo. Chính vì vậy,
chúng còn đợc gọi là bản sắc văn hoá của một tổ chức, hay là tính
cách của một doanh nghiệp. VHDN có tính lan truyền từ ngời này
sang ngời khác, và lu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một
tổ chức.
1.2. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp
Nh đã nói ở trên, VHDN đóng một vai trò cực kỳ quan trọng
đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp, đặc
biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là một tập hợp những con ng-
ời khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận
thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, t tởng văn hoá Chính sự
khác nhau này tạo ra một môi trờng làm việc đa dạng và phức tạp,
thậm chí có những điều trái ngợc nhau. Bên cạnh đó, với sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trờng và xu hớng toàn cầu
7
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
hoá buộc các doanh nghiệp phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng
tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế để tồn tại và phát triển. Trong
bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp trở thành
nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con ngời; là nơi làm gạch nối,
nơi có thể tạo ra lực điều tiết, tác động tích cực đối với tất cả các yếu
tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của
từng nguồn lực con ngời đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng
và duy trì một nề nếp văn hoá đặc thù, phát huy đợc năng lực và thúc

đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt đợc các mục tiêu
chung của tổ chức. Có thể khẳng định VHDN là tài sản vô hình của
mỗi doanh nghiệp. Vai trò quan trọng của nó đợc biểu hiện một cách
cụ thể nh sau:
Thứ nhất, VHDN là nhân tố giúp tăng cờng sự đoàn kết trong
doanh nghiệp thông qua việc coi trọng sự đồng thuận giữa các thành
viên. Những giá trị, niềm tin, quy tắc hành động, nhận thức và phơng
pháp t duy hình thành trên cơ sở sự đồng thuận đó lại quay trở lại
ảnh hởng lên hành vi của các thành viên, đào sâu thêm ý thức chúng
ta là một trong mọi thành viên của doanh nghiệp, không kể cấp trên
hay cấp dới và do đó, nó góp phần làm giảm những mâu thuẫn chứa
đựng trong quan hệ giữa chủ doanh nghiệp - ngời lao động, giữa cấp
trên cấp dới, giữa ngời lớn tuổi - ngời ít tuổi, giữa ngời ở phòng
ban này với ngời ở phòng ban khác
Thứ hai, VHDN là cơ sở để thiết lập những chuẩn mực về hành
vi cho các thành viên trong tổ chức, do đó nó có tác dụng kiểm soát
và chỉ dẫn cho hành vi của các thành viên để tạo ra sự đồng thuận
trong tổ chức. VHDN còn giúp doanh nghiệp đề ra đợc những quy
tắc, điều lệ trong chế độ nhân sự và huấn luyện đào tạo nhân viên của
mình.
Thứ ba, VHDN là sự cụ thể hoá phong cách kinh doanh của ng-
ời lãnh đạo doanh nghiệp. Nó không chỉ có tác dụng trong việc làm
sáng tỏ các giá trị tinh thần của nhà doanh nghiệp và tăng cờng sự tin
cậy của nhân viên đối với ngời lãnh đạo mà còn đa tới cho chính bản
thân nhà doanh nghiệp ý chí và nghị lực để thực hiện hoài bão, ớc mơ
của mình.
8
Website:

Email :


Tel : 0918.775.368
Thứ t, VHDN là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao hình
ảnh của doanh nghiệp trong con mắt ngời tiêu dùng. Doanh nghiệp
càng có văn hoá mạnh thì càng dễ thu hút cảm tình của các đối tác
cũng nh của ngời tiêu dùng, do đó khả năng thành công càng cao.
Thực tế cho thấy, giữa sản phẩm của hai doanh nghiệp không chênh
nhau lắm về chất lợng, giá cả thì ngời tiêu dùng thờng chọn sản phẩm
của doanh nghiệp nào mà họ có ấn tợng tốt hơn (ví dụ nh thấy có cảm
tình với thái độ của nhân viên doanh nghiệp đó). Đó chính là sức
lan toả của văn hoá doanh nghiệp.
Tóm lại, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức đợc tầm
quan trọng của văn hoá doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh
nghiệp mình. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp còn non trẻ thì
vấn đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp càng đợc đặt ra cấp thiết, còn
đối với những doanh nghiệp đã có lịch sử lâu đời thì vấn đề đặt ra là
làm thế nào để cải tiến văn hoá doanh nghiệp của mình sao cho phù
hợp, thích ứng đợc với điều kiện, hoàn cảnh mới.
1.3. Những yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp và phân
loại văn hoá doanh nghiệp
1.3.1. Những yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp:
VHDN là một khái niệm rất trừu tợng, khó nắm bắt, vì thế việc
đánh giá văn hoá doanh nghiệp của một tổ chức để xem nó tác động
nh thế nào và trên những phơng diện nào cũng là một việc làm rất
khó.
Muốn giải quyết đợc vấn đề này thì trớc tiên cần phải hiểu
VHDN đợc cấu thành từ những yếu tố nào. Hiện nay, ý kiến của các
học giả về vấn đề này còn có một số điểm cha đi đến thống nhất song
đa phần đều đồng ý với quan điểm của T.J. Peters. Ông đã đa ra mô
hình 7S

1
- 7 yếu tố cấu thành nên văn hoá doanh nghiệp và biểu diễn
chúng bằng hình vẽ sau:
1
S lấy từ chữ cái đầu của 7 yếu tố trong tiếng Anh
9
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Hình vẽ 1.1

: Mô hình 7S Các yếu tố cấu thành của văn hoá doanh
nghiệp
2


Theo mô hình của Peters, văn hoá doanh nghiệp đợc hình thành bởi 7
yếu tố:
- Shared value (giá trị chung): là những giá trị chung bao trùm
lên toàn bộ doanh nghiệp nh: các giá trị, niềm tin chủ đạo; giá trị
truyền thống và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp mà các thành
viên đang sở hữu chung. Giá trị chung là yếu tố đầu tiên và cũng là
yếu tố quan trọng nhất, chi phối đến tất cả các yếu tố khác của văn
hoá doanh nghiệp.
- Strategy (chiến lợc): với t cách là chiến lợc kinh doanh, quyết
định tính chất cơ bản và phơng hớng lâu dài của doanh nghiệp. Yếu tố
chiến lợc bao gồm cách thức phân bổ những nguồn lực cơ bản nhằm
thực hiện mục tiêu, kế hoạch lâu dài của doanh nghiệp. Yếu tố chiến

lợc cung cấp phơng hớng lâu dài trong việc vận hành doanh nghiệp
và nó có ảnh hởng rất nhiều đến các yếu tố khác.
- Structure (cơ cấu): cơ cấu đợc xem là cái sờn để thi hành
chiến lợc. Nó bao gồm những yếu tố chính thức chi phối vai trò của
2
T.J. Peters, Symbols Patterns and Setting: An Optimistic Cases for Getting
Done , Organizational Dynamíc.
10
Structure
Strategy
System
Shared value
(Giá trị chung)
Style
Staff
Skill
Hệ thống quản lý
Phong cách lãnh đạo
Nhân viên
Kỹ thuật
Chiến l ợc
Cơ cấu
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
từng thành viên cũng nh quan hệ tơng hỗ giữa các thành viên. Ví dụ
nh: cơ cấu tổ chức và sự sắp đặt chức vụ; phơng châm và quan hệ
quyền hạn v.v Theo đó, cơ cấu tổ chức cùng với hệ thống quản lý

(system) sẽ ảnh hởng rất nhiều đến hành vi và công việc hàng ngày
của các thành viên trong tổ chức.
- System (hệ thống quản lý): là một yếu tố quan trọng của văn
hoá doanh nghiệp. Hệ thống quản lý bao gồm tất cả các hệ thống nh
chế độ và thủ tục quản lý Nó tạo thành bộ khung cho việc vận
hành hàng ngày và ra quyết định nghị sự trong quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp. Theo đó, hệ thống quản lý bao gồm chế độ và thủ
tục quản lý thuộc tất cả các lĩnh vực kinh doanh nh thủ tục kiểm tra,
quản lý; hệ thống đánh giá và điều chỉnh kết quả; hệ thống thiết lập
mục tiêu và kế hoạch kinh doanh; hệ thống thông tin kinh doanh và ra
quyết định nghị sự; chế độ khen thởng và bồi thờng sao cho phù hợp
với mục tiêu chiến lợc lâu dài và nhất quán với giá trị cơ bản của
doanh nghiệp.
- Staff (nhân viên): VHDN về cơ bản đợc thể hiện thông qua
các thành viên (hay các nhân viên) của tổ chức. Vì thế nhân viên của
một tổ chức cũng đợc xem là yếu tố cấu thành của VHDN. Đề cập tới
nhân viên với t cách là một yêu tố của VHDN tức là đề cập đến năng
lực, trình độ chuyên môn; các giá trị, niềm tin, nhu cầu, động cơ,
trình độ nhận thức, thái độ và cung cách hành động của họ Những
điều đó lại chịu ảnh hởng của giá trị cơ bản cũng nh của chiến lợc
kinh doanh mà doanh nghiệp hớng tới.
- Skill (kỹ thuật): nói đến kỹ thuật là ta hình dung ngay đến hệ
thống máy móc, trang thiết bị, máy vi tính cùng với phần cứng, phần
mềm để xử lí thông tin v.vSong kỹ thuật với t cách là một yếu tố của
văn hoá doanh nghiệp thì không chỉ có thế. Kỹ thuật ở đây còn bao
gồm kỹ năng, nghệ thuật, phơng pháp quản lý đợc áp dụng trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp nh: quản lý mục tiêu, quản lý
ngân sách, quản lý mâu thuẫn, quản lý thay đổi
- Style (hay leadership style - phong cách lãnh đạo): yếu tố cuối
cùng cấu thành nên VHDN chính là phong cách lãnh đạo, quản lý tổ

chức một cách toàn diện để làm sao lôi kéo đợc nhân viên. Đây là
một yếu tố hết sức quan trọng có tác dụng thúc đẩy hành vi của các
11
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
thành viên và ảnh hởng trực tiếp đến bầu không khí của tổ chức cũng
nh quan hệ tơng hỗ giữa các thành viên. Tính chất hữu cơ, ổn định,
hay tính chất mở của doanh nghiệp đều chịu rất nhiều ảnh hởng
từ phong cách lãnh đạo và quản lý đợc áp dụng hàng ngày trong việc
kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, chúng phụ
thuộc và tác động lẫn nhau làm xuất hiện những đặc tính riêng của
một tổ chức và từ đó hình thành nên văn hoá doanh nghiệp của tổ
chức đó. Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố càng cao thì
VHDN càng đợc hình thành một cách rõ rệt, nhng nếu sự phụ thuộc,
tác động đó yếu, không rõ ràng thì VHDN đợc hình thành cũng sẽ mờ
nhạt, không có tính nhất quán. Vì thế, để xây dựng đợc VHDN theo
đúng ý muốn thì ta phải bắt đầu triển khai từ các yếu tố đó, xây dựng
chúng theo đúng hớng mà ta đặt ra. Chúng ta khẳng định lại rằng, để
nắm đợc VHDN thì phải nắm đợc các yếu tố này; để xây dựng đợc
VHDN thì phải bắt đầu xây dựng từ các yếu tố này. Tất nhiên, do các
yếu tố này có quan hệ phụ thuộc, tác động lẫn nhau rất mật thiết nên
việc phân tích, đánh giá từng yếu tố một cách riêng rẽ là rất khó, vì
thế ta phải tìm hiểu chúng trên quan điểm văn hoá doanh nghiệp nói
chung.
Tóm lại, mô hình 7S của Peters tuy cha thể khẳng định là mô
hình chính xác nhất nhng nó đã giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu,

đánh giá, đo lờng đối với VHDN.
1.3.2. Phân loại văn hoá doanh nghiệp
Có rất nhiều cách phân loại văn hoá doanh nghiệp, nhng cách
phân loại dễ nhận biết nhất là cách phân loại theo Quinn và J.R.
Kimberly. Đây là cách phân loại dựa trên nhu cầu của con ngời.
Theo cách phân loại này, văn hoá doanh nghiệp gồm 4 loại sau:
- Văn hoá quan liêu (hierarchical culture): loại văn hóa này dựa
trên nhu cầu của con ngời về sự ổn định, an toàn. Nó rất coi trọng sự
giám sát; kiểm tra các thành viên cũng coi trọng sự ổn định; duy trì
trật tự trong tổ chức; lãnh đạo của tổ chức có tính bảo thủ, thận trọng;
cơ cấu tổ chức đợc duy trì lâu dài, ít biến động Kiểu văn hoá này
12
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
xuất hiện nhiều trong các tổ chức quan liêu, đặc biệt là trong các tổ
chức kém năng động.
- Văn hoá phát triển (developmental culture): lấy nhu cầu thay
đổi của con ngời làm cơ sở. Trong kiểu văn hoá này, các thành viên vì
nhu cầu thay đổi, phát triển đi lên mà nỗ lực để đạt đợc mục tiêu
của tổ chức. Lãnh đạo ở đây phải gánh vác phần rủi ro nhiều hơn ở
các kiểu văn hoá khác nên họ phải có đợc năng lực giảm thiểu nguy
cơ phát sinh. Loại văn hoá này thờng xuất hiện ở trong các tổ chức
hữu cơ, nhất là trong các tổ chức, uỷ ban đặc biệt.
- Văn hoá hợp lí (reasonable culture): kiểu văn hoá này dựa trên
cơ sở là nhu cầu đạt đợc thành quả của con ngời. Nó rất coi trọng
mục tiêu, kế hoạch hợp lý cùng với tính hiệu quả của quyết định nghị
sự. Lãnh đạo ở đây theo kiểu chỉ thị và định hớng mục tiêu; còn các

thành viên đợc khích lệ, khen thởng dựa trên năng lực làm việc. Kiểu
văn hoá này chủ yếu xuất hiện ở trong các tổ chức kiểu Mỹ
(American style), nó phản ánh đặc trng văn hoá xã hội của Mỹ. Kiểu
văn hoá này cũng đợc gọi là văn hoá thị trờng, trong đó quan hệ giữa
doanh nghiệp và ngời lao động là quan hệ hợp đồng có tính hạn chế
về mặt thời gian, đồng thời công việc của ngời lao động và chế độ đãi
ngộ tơng ứng cũng đợc ghi rõ trong hợp đồng.
- Văn hoá hoà thuận (group culture): dựa trên nhu cầu thân
hoà (thân thiết, hoà thuận) của con ngời. Kiểu văn hoá này coi trọng
sự gắn bó, thân thiết, hoà thuận và đóng góp của các thành viên đối
với tổ chức; quan hệ, trao đổi thông tin giữa các thành viên khá thoải
mái, dễ dàng. Nó xuất hiện nhiều trong các tổ chức kiểu Nhật, phản
ánh đặc trng văn hoá xã hội của Nhật.
1.4. Tính chất mạnh, yếu của văn hoá doanh nghiệp
Để đánh giá quá trình xây dựng VHDN của một tổ chức cũng
nh đo mức độ ảnh hởng của nó lên tổ chức ấy ngời ta hay sử dụng
khái niệm văn hoá mạnh văn hóa yếu. VHDN mạnh thờng đợc
đặc trng bởi một phong cách riêng với những yếu tố rất khác biệt với
các tổ chức khác, tuy vô hình nhng cũng rất dễ nhận ra. Ví dụ nh bầu
không khí bên trong tổ chức, sự nhiệt tình trong lao động và sự tinh tế
trong mối quan hệ con ngời. Trong những tổ chức nh vậy, các giá trị
13
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
chung đợc mọi thành viên tổ chức cùng chia sẻ và kiên quyết duy trì.
VHDN mạnh có ảnh hởng lớn hơn đối với các thành viên so với
VHDN yếu do mức độ chấp thuận các giá trị chung và quyết tâm thực

hiện của thành viên tổ chức cao hơn, họ cam kết và gắn bó chặt chẽ
hơn đối với các giá trị này.
ở những doanh nghiệp có đặc trng văn hoá mạnh, luôn có sự
thống nhất về những gì đợc coi là quan trọng; về thế nào là hành vi
đúng đắn ở những tổ chức nh vậy, nhân viên thờng tỏ ra gắn bó và
trung thành với tổ chức hơn, do vậy kết quả hoạt động và hiệu suất tổ
chức cũng cao hơn. Ngợc lại, ở những tổ chức không có sự phân biệt
rõ ràng điều gì là quan trọng, điều gì không; không có sự gắn bó,
đồng thuận cao của các thành viên đối với các giá trị chủ đạo thì
VHDN ở đó đợc coi là yếu. Ngời quản lý ở đó cũng ít chịu ảnh hởng
bởi các giá trị chung. Việc ra quyết định thiếu nhất quán bởi chúng
chịu sự chi phối của những nguyên tắc không nhất quán. Sự mơ hồ
làm giảm sự quyết tâm, nhiệt tình của nhân viên; những mâu thuẫn
làm cho mối quan hệ tổ chức trở nên phức tạp, hỗn độn, mất phơng h-
ớng và dễ đa đến thất bại.
Mức độ mạnh hay yếu của văn hoá doanh nghiệp đợc quyết
định bởi nhiều nhân tố, trong đó có quy mô - tuổi đời tổ chức, số lợng
các thế hệ thành viên tổ chức, cờng độ các hoạt động mang tính chất
văn hoá của tổ chức v.v
Sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp có thể đợc nhận biết thông
qua kết quả lao động cao. Xu thế ổn định của các đặc trng văn hoá
điển hình trớc những tác động của thời gian và vẫn duy trì đợc kết
quả hoạt động cao trong khi phải đối mặt với những áp lực từ bên
trong và bên ngoài
Tóm lại, tính chất mạnh - yếu nói trên là thớc đo mức độ ảnh h-
ởng của VHDN và cũng là tiêu chí để đánh giá vai trò, mức độ tham
gia của nó trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
càng có văn hoá mạnh thì khả năng thành công càng cao và càng tạo
ra sức hút lớn đối với các khách hàng và đối tác. Do vậy, xây dựng đ-
ợc văn hoá doanh nghiệp mạnh đã trở thành một yêu cầu quan trọng

đặt ra cho việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ngày
nay.
14
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Trên đây là lý luận chung nhất về văn hoá doanh nghiệp. Nhìn
chung, đây là một vấn đề mới nên các ý kiến xung quanh vấn đề này
còn cha thống nhất. Tuy nhiên, những nội dung nói trên là những nội
dung đã đợc thừa nhận rộng rãi và sử dụng phổ biến nhất trên các tài
liệu hiện nay. Những nội dung đó sẽ đóng vai trò định hớng để chúng
ta có thể tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hoá doanh nghiệp của Hàn
Quốc trong chơng sau.
15
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Chơng II: Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp của các
chaebol Hàn Quốc
2.1. Quá trình hình thành, phát triển của các Chaebol
Chaebol theo tiếng Hàn Quốc có nghĩa là tài phiệt. Chaebol là
tên của các tổ hợp công nghiệp thuộc sở hữu của các nhóm gia đình ở
Hàn Quốc. Tính đa dạng trong kinh doanh và chiến lợc hớng về xuất
khẩu là mục tiêu chính của các Chaebol. Ngay từ khi ra đời, các
Chaebol đã đợc chính phủ giúp đỡ về mọi mặt. Vì thế, các Chaebol có
một tiềm lực kinh tế rất mạnh; kiểm soát hầu hết các lĩnh vực kinh tế,

chính trị, xã hội và các hoạt động phi kinh tế khác của Hàn Quốc.
Các Chaebol Hàn Quốc có lịch sử hình thành từ rất sớm. Tập
đoàn nổi tiếng Hyundai bắt đầu từ một xởng sửa chữa ôtô ở Seoul với
biểu hiệu Hyundai ôtô công nghiệp xã do Jeong Ju Yeong ()
sáng lập (năm 1945). Tập đoàn SSang Yong khi mới thành lập chỉ là
một xí nghiệp nhỏ sản xuất xà phòng (1939) do Kim Seong Gon (
) sáng lập ra. Tập đoàn Sam Sung có xuất phát điểm là Hiệp hội
buôn bán Sam sung chủ yếu buôn bán cá khô và hoa quả do Lee
Byong Cheol ( ) sáng lập ra vào năm 1938 tại Daegu với 40
nhân viên. Tập đoàn Lucky - Goldstar (LG) đợc thành lập vào năm
1947 bởi Ku In Hoe () và em trai là Ku Cheol Hoe (),
lúc bấy giờ nó mang tên Tổ hợp công nghiệp hoá học Lucky.
Tuy nhiên, để các Chaebol Hàn Quốc phát triển lớn mạnh và trở
thành các tập đoàn kinh tế khổng lồ thì phải bắt đầu từ những thập kỉ
sau.
Thập kỉ 60: đây là thời kỳ manh nha hình thành các tập đoàn
lớn với phơng châm thay thế nhập khẩu, tăng cờng xuất khẩu.
Thập kỷ 70: Hàn Quốc u tiên phát triển công nghiệp nặng và
hoá chất.
Thập kỉ 80: thời ký của sự phát triển các ngành có công nghệ
cao.
16
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Thập kỉ 90: là giai đoạn chín muồi của công nghiệp hoá Hàn
Quốc.
Những điều kiện đó đã tạo cơ sở cho sự phát triển của các

Chaebol nh Samsung, Hyndai, Daewoo, LG và ngợc lại các tập đoàn
đó đã chi phối sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc.
Những năm của thập kỉ 90 đợc đánh giá là giai đoạn chín muồi
của quá trình công nghiệp hoá ở Hàn Quốc. Khi đó, chính phủ Hàn
Quốc khuyến khích các công ty tập trung đầu t vào những ngành có
hàm lợng kỹ thuật cao nh: linh kiện điện tử, các bộ vi xử lý, ôtô Với
sự đảm nhiệm của các Chaebol, tốc độ tăng trởng kinh tế của Hàn
Quốc đã đạt 6,9% (1996). Theo số liệu thống kê, cũng trong năm này
có khoảng 200 Chaebol trong đó có 30 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc có
vốn từ 1,8 tỷ Won ban đầu tăng lên 43,743 tỷ Won. Riêng trong lĩnh
vực công nghiệp điện tử, Hàn Quốc đợc xếp thứ 6 trong số các nớc
công nghiệp phát triển (1994); đứng thứ 3 sau Nhật, Mỹ về lợng sản
phẩm bán dẫn Dram. Bốn tổ hợp công nghiệp: LG, Hyundai, Daewoo,
SamSung chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm công nghiệp trong cả n-
ớc. Năm 1996, SamSung đã trở thành hãng điện tử đứng đầu thế giới
về sản xuất bộ nhớ cho máy vi tính và là hãng đầu tiên phát triển con
rệp DRAM 256 Megabit - loại con rệp cực nhỏ song có khả năng
lu trữ cả một bộ bách khoa dày 40 tập. Không chỉ có Samsung phát
triển về điện tử mà LG với doanh số bán đồ điện tử năm 1996 đạt
6.404,8 triệu USD; tỷ lệ xuất khẩu đạt 58,7%. Hyundai lại nổi tiếng
thế giới với hãng ôtô Pony; ngành xây dựng; đóng tàu Còn Daewoo
với tổng doanh thu hàng năm lên tới 25 tỷ USD (1995), đợc xếp hạng
thứ 34 trong số 500 xí nghiệp kỹ nghệ lớn nhất và hạng 23 trong số
50 xí nghiệp có cùng lợi tức tăng nhanh nhất thế giới
3
.
Giới Chaebol Hàn Quốc không chỉ gây ấn tợng trong nớc mà
còn trên phạm vi toàn cầu. Các tập đoàn lớn nh Hyundai, Samsung,
LG, Daewoo với phạm vi hành động rộng lớn từ lĩnh vực sản xuất ôtô,
đóng tàu, điện tử, tin học đến kinh doanh dịch vụ thơng mại

Có thể nói từ khi ra đời đến nay, các Chaebol Hàn Quốc đã
đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế Hàn Quốc, giúp
3
Hoa Hữu Lân Hàn Quốc Câu chuyện kinh tế về một con rồng , NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
17
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Hàn Quốc đứng thứ 11 trong hàng ngũ các quốc gia phát triển kinh tế.
Những đóng góp của các Chaebol đã đa nền kinh tế Hàn Quốc trong
vòng 3 thập kỷ từ một nớc kém phát triển gia nhập đội ngũ các nớc
giàu có trên thế giới thuộc tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD
(1996).
Tuy nhiên, cũng chính sự phát triển của các Chaebol lại là
nguyên nhân dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế
Hàn Quốc mà hậu quả của nó là cuộc khủng hoảng tài chính năm
1997. Sau cuộc khủng hoảng đó, một số Chaebol trong đó có cả
những Chaebol nổi tiếng nh Daewoo, Hanbo, Sammi đã phải tuyên
bố phá sản và nhiều Chaebol khác cũng đứng trớc nguy cơ tơng tự.
Sự sụp đổ hàng loạt của các Chaebol mà kéo theo nó là những tác
động tiêu cực tới nền kinh tế Hàn Quốc đã buộc ngời ta phải lật lại
một vấn đề là liệu các Chaebol đã xây dựng đợc cho mình một nền
tảng phát triển thực sự vững mạnh cha hay chỉ phát triển nhờ vào
những lợi thế giả tạo mà chính phủ đem lại. Nền tảng ở đây không
chỉ là cái nền tảng hữu hình mà ta có thể quan sát đợc nh vốn, nhân
lực, kỹ thuật mà còn là cái nền tảng vô hình chi phối t duy, tình
cảm, hành vi của các thành viên và từ đó ảnh hởng tới phơng thức

kinh doanh của các Chaebol - đó chính là văn hoá doanh nghiệp. Hiện
nay, ở Hàn Quốc có một số học giả đã đa ra những công trình nghiên
cứu phê phán Văn hoá doanh nghiệp Hàn Quốc, tiêu biểu nh cuốn
Văn hoá doanh nghiệp con ếch xanh của Cho Young Ho (Viện
nghiên cứu thuộc trờng đại học Ajou). Dù sao cũng không thể phủ
nhận đợc rằng VHDN đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát
triển của các tập đoàn lớn Hàn Quốc. Vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu
xem các giá trị truyền thống đã hình thành cùng với sự ra đời và phát
triển của các Chaebol, có bao nhiêu phần trong đó còn có thể với
hoàn cảnh điều kiện mới và bao nhiêu phần đã trở nên lỗi thời, trở
thành lực cản. Trên cơ sở phê phán mặt hạn chế đó kết hợp với việc
phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn ta có thể đa ra đợc những biện
pháp thích hợp để tác động trở lại cải tiến VHDN theo chiều h ớng
hiệu qủa nhất, phù hợp nhất với điều kiện hoàn cảnh mới. Đây cũng là
phơng hớng mà nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đang nỗ lực
thực hiện nhằm để tạo ra một bản sắc riêng cho mình góp phần nâng
18
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra ngày
càng gay gắt nh hiện nay.
2.2. Những yếu tố ảnh hởng đến sự hình thành và phát triển
văn hoá doanh nghiệp của các Chaebol Hàn Quốc.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên:
Hàn Quốc nằm ở phía Nam bán đảo Hàn với diện tích
98.480km
2

(chiếm khoảng 45% tổng diện tích lãnh thổ của bán đảo),
trong đó diện tích núi chiếm gần 70%, diện tích đất trồng trọt không
quá 21,8% và đất đai lại không bằng phẳng. Hơn nữa, khí hậu Hàn
Quốc tuy mùa hè có nắng ấm, ma nhiều thuận lợi cho công tác canh
nông, song mùa đông không phát triển trồng trọt đợc do thời tiết quá
lạnh và khô. Vùng Nam Bộ Hàn Quốc mỗi năm chỉ trồng đợc 2 vụ,
vùng Bắc Bộ 2 năm chỉ trồng đợc 3 vụ hoặc mỗi năm một vụ. Đây là
những đặc điểm cơ bản hạn chế sự phát triển nông nghiệp Hàn Quốc
cũng nh gây khó khoăn cho sự sinh tồn của con ngời nơi đây.
Hàn Quốc cũng rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, nguồn
nguyên liệu quan trọng cho nền công nghiệp. Nếu phân các nớc trên
thế giới làm 4 loại A, B, C, D theo mức độ giàu, nghèo về tài nguyên
thiên nhiên và trình độ kỹ thuật thì có thể xếp một số nớc nh Mỹ, Nga
vào loại A là những nớc giàu tài nguyên thiên nhiên và có trình độ kỹ
thuật phát triển. Loại B gồm một số nớc nh Braxin, Indonesia là
những nớc có tài nguyên thiên nhiên phong phú nhng kỹ thuật thấp
kém. Những nớc này có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ nhờ nguồn tài
nguyên thiên nhiên giàu có. Một số nớc Châu Âu và Nhật Bản thuộc
loại C, là những nớc thiếu tài nguyên thiên nhiên nhng trình độ kỹ
thuật tốt. Loại D là những nớc vừa thiếu tài nguyên vừa thiếu kỹ thuật
nh ấn Độ, Ai Cập. Hàn Quốc trớc đây thuộc loại D, nay đợc xếp vào
loại C nhờ trình độ kỹ thuật phát triển hơn. Hàn Quốc cũng không có
nhiều tài nguyên khoáng sản. Các loại tài nguyên quan trọng hiện nay
nh dầu lửa, than đá (đốt cháy có khói), Banxit, lu huỳnh thì hầu nh
phải nhập khẩu hoàn toàn.
Sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên cùng với điều kiện phát
triển nông nghiệp khó khăn đã tạo nên đức tính cần kiệm, vợt khó của
dân tộc Hàn. Ngời Hàn Quốc không có rừng vàng biển bạc để tự
19
Website:


Email :

Tel : 0918.775.368
hào song họ có ý chí, lòng quyết tâm lớn để khắc phục nghèo đói v ơn
lên. Có thể nói, chính điều kiện tự nhiên không thuận lợi đã hình
thành nên bản lĩnh sống, bản sắc văn hoá không thể hoà trộn của dân
tộc này và do đó nó cũng là yếu tố ảnh hởng đến văn hoá doanh
nghiệp Hàn Quốc.
2.2.2. Truyền thống văn hoá - xã hội.
Một đặc tính của VHDN là đợc xây dựng dựa trên các giá trị
truyền thống, nói cách khác sự hình thành VHDN không tách rời khỏi
những yếu tố truyền thống của một dân tộc. Hàn Quốc là một đất nớc
có lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời đã và đang là những yếu tố
có ảnh hởng rất sâu sắc đến văn hoá doanh nghiệp của chính quốc gia
này (cả mặt tích cực lẫn tiêu cực). Những yếu tố ấy biểu hiện ở đặc
trng văn hoá nông nghiệp, cơ cấu xã hội đẳng cấp, lịch sử chống
ngoại xâm kiên cờng và ảnh hởng của t tởng nho giáo.
2.2.2.1. Nền văn hoá nông nghiệp:
Hàn Quốc mới chỉ trở thành một quốc gia công nghiệp phát
triển trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây. Trớc đó, trong hàng
nghìn năm lịch sử, Hàn Quốc chỉ là một quốc gia nông nghiệp. Do
vậy, những đặc trng của văn hoá nông nghiệp truyền thống đã ăn sâu
vào từng tính cách ngời Hàn Quốc và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Trong các doanh nghiệp Hàn Quốc, sự ảnh hởng đó cũng không nhỏ.
Nó thể hiện ở tinh thần tơng thân tơng ái giữa các đồng nghiệp tạo
thành tinh thần tập thể; tính cần cù của ngời lao động. Tuy nhiên, nó
cũng tạo ra mặt trái nh thói quen đợc chăng hay chớ, thiếu trách
nhiệm, gây trở ngại cho doanh nghiệp trong quản lý chất lợng sản
phẩm.

2.2.2.2. Cơ cấu xã hội:
Xã hội phong kiến Hàn Quốc thời Choson đợc chia làm 3 đẳng
cấp lớn gồm: Quí tộc - Thờng dân - Thứ dân, trong đó tầng lớp quý
tộc (thờng gọi là Yangban) là tầng lớp đợc hởng u đãi nhất trong xã
hội, kể cả những dòng quý tộc đã thất thế, nghèo túng vẫn đ ợc cung
kính, tôn trọng. Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc đó làm tăng khát vọng
tiến thân của các thành viên trong xã hội, tạo nên tính hiếu học, ham
20
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
lao động quyết tâm vơn lên của ngời Hàn. Những đặc điểm này có
liên quan đến doanh nghiệp Hàn Quốc thể hiện ở chí hớng vơn lên
của ngời Hàn Quốc và sự tăng năng suất của các doanh nghiệp Hàn
Quốc. Tuy vậy, những đặc điểm này cũng dễ dẫn đến t duy lệch lạc;
coi đồng tiền lợi nhuận là trên hết, khiến ngời ta chỉ tập trung
làm giàu bằng mọi cách mà không biết cân đối với những giá trị khác.
2.2.2.3. Lịch sử lâu đời:
Cũng giống nh Việt Nam, Hàn Quốc có một lịch sử hàng nghìn
năm chống ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giữ gìn huyết
thống dân tộc. Truyền thống lịch sử đó đã tạo ra đặc điểm đặc trng
của ngời Hàn Quốc, đó là ý chí sinh tồn và lòng tự tôn dân tộc cao tạo
nên tinh thần tự tin, quyết tiến, tinh thần nếu làm sẽ đợc (can do
spirit); dám đơng đầu với mọi thử thách, mạo hiểm và quả cảm. Một
đặc điểm nữa của ngời Hàn Quốc cũng ảnh hởng ít nhiều đến VHDN
là họ không coi trọng quá trình mà coi trọng kết quả, nh một câu tục
ngữ của họ là đi đờng nào cũng đợc, miễn là tới Seoul, nghĩa là họ
chú trọng mục tiêu, quyết tâm và mạo hiểm biến từ không thành có.

Đây cũng là một trong những đặc điểm dẫn tới thành công cho kinh tế
Hàn Quốc. Mặt khác, điều này cũng tạo ra nhợc điểm nh quá coi
trọng kết quả trớc mắt, mạo hiểm quá dẫn đến rủi ro.
Hàn Quốc là một trong số ít quốcgia trên thế giới chỉ gồm một
dân tộc duy nhất thống nhất tiếng nói, chữ viết. Trải qua lịch sử gần
5000 năm mà cho đến ngày nay họ vẫn giữ đợc huyết thống thuần
thiết của mình. Điều này tạo nên ý thức đồng chất (đồng bào) là
nền tảng của sức mạnh đoàn kết nội bộ của dân tộc Hàn Quốc. Trong
doanh nghiệp, tính đồng chất cũng tạo nên sức mạnh nội bộ của tổ
chức, song mặt khác nó có nhợc điểm là phân biệt đồng chất và dị
chất tạo nên tính cục bộ, chỉ coi trọng thành tích của tổ chức mình mà
thiếu hợp tác với tổ chức bạn làm giảm sức mạnh tổng thể.
2.2.2.4. ảnh hởng của Nho giáo:
Nho giáo là một trong ba tôn giáo truyền thống nhập ngoại từ
ngoài vào bán đảo Hàn (bao gồm Nho, Phật, Đạo). Nho giáo đã bám
rễ sâu trong cấu trúc chính trị, đạo đức xã hội của dân tộc Hàn và trở
thành yếu tố ảnh hởng sâu sắc nhất đến suy nghĩ, hành động của các
21
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
cá nhân cũng nh ảnh hởng đến triết lý và hành động kinh doanh Hàn
Quốc. Những giá trị và chuẩn mực của nó dờng nh còn tiếp tục ảnh h-
ởng và dẫn dắt ngời Hàn qua nhiều thế kỉ bất chấp sự du nhập mạnh
mẽ của văn hoá phơng Tây vào Hàn Quốc trong thời kỳ hiện đại. Triết
lí cơ bản của đạo Nho là Nhân - Nghĩa- Lễ - Trí Tín. Khi triết lý
này du nhập vào mỗi nớc lại mang sắc thái khác nhau. Nếu nh ở Việt
Nam nhấn mạnh ở Nhân - Nghĩa thì Hàn Quốc lại đề cao Tín Lễ.

Điều đó đợc thể hiện ngay trong cách ứng xử hàng ngày ở Hàn Quốc
tam cơng ngũ thờng đợc nh sau:
Tam cơng: Quân vi thần cơng
Phụ vi tử cơng
Phu vi thê cơng
Ngũ thờng: Quân thần hữu nghĩa - vua tôi phải có nghĩa
Phụ tử hữu thân - giữa cha và con có tình thân
Phu thê hữu biệt - vợ chồng có sự phân biệt
Trởng thứ hữu tự - trên dới phải có thứ tự
Thân bằng hữu tín - bạn bè phải có tín nhiệm
4
Triết lý này đã chi phối hành động của các cá nhân trong gia
đình, xã hội Hàn Quốc một thời gian dài và đến nay vẫn ảnh hởng sâu
sắc trong t tởng, hành động của ngời Hàn trên mọi phơng diện mà
điển hình là chế độ gia đình. Đặc trng cơ bản nhất của chế độ gia
đình của ngời Hàn Quốc có thể diễn đạt một cách ngắn gọn là chế
độ đại gia đình mang tính gia trởng. Trớc đây, trong thời kỳ đầu phát
triển doanh nghiệp, do sự tập trung vốn cao độ nên hoạt động của các
doanh nghiệp đợc khuyến khích dựa vào quan hệ gia đình - gia tộc để
lãnh đạo. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng chế độ này đã đem lại hiệu
quả rất cao. Cho đến ngày nay, mặc dù đã có rất nhiều biến động
trong đó có việc phải cải tổ lại các Chaebol nhng khuynh hớng nói
trên vẫn còn rất lớn.
Tóm lại, có thể nói những quan điểm của Nho giáo mà biểu
hiện cụ thể nhất là trong chế độ gia đình của ngời Hàn là những yếu
tố ảnh hởng sâu sắc nhất đến những đặc điểm của văn hoá doanh
nghiệp Hàn Quốc. Sự ảnh hởng ấy có thể thấy rõ qua bảng sau :
4
22
Website:


Email :

Tel : 0918.775.368
Bảng 2.1

. ảnh hởng của Nho giáo đến văn hoá doanh nghiệp.
Giá trị văn hoá truyền thống Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp
Quyền uy của vua đối với các
thần dân
Quyền uy của ngời lãnh đạo
Quan hệ thân mật giữa cha
và con trai
Hoà thuận, trung thành, phụ thuộc
Sự phân công vai trò nam - nữ
Thái độ làm việc cần mẫn, hết
mình
Thứ tự giữa ngời lớn tuổi
và ngời ít tuổi
Thứ tự, cấp trên cấp dới rõ ràng
Tin tởng bè bạn Tin tởng đồng nghiệp, tính tập thể
Chế độ thừa kế u tiên con trởng,
sùng kính tổ tiên
Kế thừa theo huyết thống
Chủ nghĩa u tiên gia tộc trực hệ
Coi trọng đồng bào, đồng hơng,
đồng học
2.2.3. Vai trò của chính phủ:
Một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hởng đến chiến lợc kinh
doanh của doanh nghiệp đó là quy chế và sự chi viện của chính phủ.

Đặc biệt là trong trờng hợp Hàn Quốc, chính phủ có vai trò ảnh hởng
rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Chính phủ
Hàn Quốc có quyền uy tuyệt đối (nhất là trong thời kỳ đầu mới phát
triển kinh tế) gây áp lực, ảnh hởng trực tiếp đến hành động của
doanh nghiệp, đợc gọi là mô hình Quyền uy theo chiều dọc. Trong
thời kỳ đầu, chính phủ chi viện và hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp
bằng các chính sách u đãi, nhất là hỗ trợ vốn sản xuất nhằm hớng nền
kinh tế theo kế hoạch nhng từ những năm 1990 trở lại đây, cùng với
sự phát triển của xu hớng dân chủ hoá, chính phủ giảm bớt sự chi
viện, hỗ trợ, thay vào đó tăng cờng củng cố hệ thống pháp luật,
đảmbảo cho mọi doanh nghiệp hành động công bằng trong khuôn khổ
nhất định.
Nền kinh tế kế hoạch với vài trò chủ đạo của chính phủ và hàng
loạt các chính sách thay đổi đã tạo nên đặc điểm doanh nghiệp Hàn
Quốc nh: các doanh nghiệp phát triển kiểu Bạch tuộc - mở rộng quy
mô doanh nghiệp không theo chuyên ngành (hầu hết các doanh
nghiệp lớn hành động trên nhiều lĩnh vực từ bảo hiểm, tín dụng, đến
đóng tầu, sản xuất hàng điện tử, ô tô, kinh doanh khách sạn); lợi
23
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
dụng phát triển kinh tế nhờ quy mô, chú trọng sản xuất hơn là đi sâu
phát triển kỹ thuật chuyên môn, chú trọng doanh thu hơn lợi nhuận,
chú trọng năng suất hơn nghiên cứu phát triển v.v Mặt khác, chính
sách tập trung vốn của chính phủ thời kỳ đầu đã khuyến khích sự phát
triển của khuynh hớng tập quyền gia đình trị trong các doanh
nghiệp lớn của Hàn Quốc.

2.2.4. Đặc điểm môi trờng kinh doanh Hàn Quốc
Mọi hoạt động của doanh nghiệp dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều
phải đặt trong môi trờng kinh doanh của nó. Vì thế, có thể nói môi tr-
ờng kinh doanh là yếu tố ảnh hởng trực tiếp đến hoạt động của doanh
nghiệp nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng.
So với các nớc nh Nhật Bản, Mỹ và phơng Tây thì Hàn Quốc là
nớc phát triển muộn hơn. Do vậy, thị trờng Hàn Quốc cũng đa dạng
và nhiều biến động hơn và việc xâm nhập thị trờng cũng tơng đối dễ
hơn. Mặt khác, mức độ di dộng của lực lợng lao động Hàn Quốc tơng
đối ổn định (do các doanh nghiệp Hàn Quốc thực hiện chế độ tuyển
nhân viên trọn đời). Do sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc nên hiện
nay mức độ di động ấy đang tăng lên. Một điểm nữa là so với các nớc
phát triển quyền sở hữu doanh nghiệp và quyền điều hành doanh
nghiệp vẫn cha tách rời và hiện nay mới bắt đầu hình thành chế độ
nhà kinh doanh chuyên môn. Điều này ảnh hởng rất lớn tới việc đề ra
chiến lợc kinh doanh và phơng thức quản lý của các doanh nghiệp
Hàn Quốc.
2.2.5. Trình độ khoa học kỹ thuật
Hàn Quốc phát triển từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
với một vài cơ sở sản xuất bị tàn phá bởi chiến tranh. Sau chiến tranh,
để khôi phục và phát triển kinh tế nhanh chóng, Hàn Quốc đã chọn
con đờng nhập khẩu thiết bị; nhận chuyển giao công nghệ nớc ngoài.
Đây cũng là thời kỳ tập trung sản xuất lớn, chú trọng giá thành, năng
suất do đó kiểu lãnh đạo tập quyền, giám sát là tiêu biểu ở giai đoạn
này. Khi đã phát triển đến một mức độ nhất định, Hàn Quốc chuyển
dần sang sản xuất các sản phẩm thịnh hành. Bắt đầu từ những năm 80,
Hàn Quốc đã tập trung tự phát triển kỹ thuật. Các doanh nghiệp đi
24
Website:


Email :

Tel : 0918.775.368
đầu là các tập đoàn lớn chú trọng vào nớc, phát triển kỹ thuật, sản
phẩm mới.
Thời kỳ công nghệ thông tin đã dẫn đến một số đổi thay trong
hoạt động doanh nghiệp nh: chuyển từ sản xuất số lợng lớn, đại trà
sang sản xuất số lợng ít; đa dạng mẫu mã, chức năng của sản phẩm;
thay đổi dần từ phơng thức quản lý tập quyền sang quản lý phân
quyền, tôn trọng cá nhân, khuyến khích ngời lao động sáng tạo.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và nối mạng
toàn cầu nh hiện nay, tỷ lệ tự động hoá tăng lên nhanh chóng. Ngời ta
không chỉ sử dụng robot thay con ngời trong các công nghệ nguy
hiểm hoặc cần độ chính xác cao mà còn sử dụng các thiết bị tự động
hoá ở văn phòng, công sở và mọi nơi cộng cộng. Với sự hỗ trợ của hệ
thống máy văn phòng tự động, th điện tử, họp qua internet, cơ sở dữ
liệu hỗ trợ ra quyết định v.v con ngời có thể tiến hành công việc
trong điều kiện khác hoàn toàn. Ví dụ nh không nhất thiết phải ngồi ở
công sở đúng thời gian quy định (họ có thể giải quyết công việc đó
tại nhà) Lúc đó, chất lợng cuộc sống sẽ thay đổi, quan hệ con ngời
cũng sẽ thay đổi theo xu hớng bình đẳng, cộng đồng sở hữu tri thức
và chắc chắn sẽ có thay đổi lớn trong tổ chức doanh nghiệp, và
VHDN hẳn cũng sẽ mang một diện mạo mới.
2.3. Đặc điểm cơ bản về văn hoá doanh nghiệp của các
Chaebol Hàn Quốc
Trong quá trình hình thành và phát triển VHDN, các Chaebol Hàn
Quốc đã biết khéo léo vận dụng các yếu tố truyền thống của dân tộc
để xây dựng nên một VHDN đặc trng cho mình, phát huy đợc sức
mạnh tổng hợp của doanh nghiệp và do đó đã đóng góp rất lớn cho sự
thành công của doanh nghiệp. Những đặc điểm chủ yếu về văn hoá

doanh nghiệp của các Chaebol Hàn Quốc có thể kể ra là: yếu tố nhân
hoà; đặc tính gia trởng; coi trọng những quan hệ thân thiết, gần gũi;
coi trọng giáo dục - đào tạo v v Tất cả những đặc điểm này đều có
liên quan đến Nho giáo và "chế độ gia tộc" của Hàn Quốc.
2.3.1. Xây dựng doanh nghiệp theo mô hình "đại gia đình"
mang tính gia trởng
Một đặc điểm đầu tiên, cơ bản của các Chaebol Hàn Quốc là nó
đợc xây dựng dựa trên nền tảng đạo đức của gia đình truyền thống,
25

×