Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chuyên đề phân tích sự vận động của không gian sinh hoạt trong tác phẩm người coi trạm của puskin.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.31 KB, 16 trang )

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: VĂN HỌC NGA
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Nêu đặc điểm văn học Nga thế kỷ XI- XVII.
Câu 2: Phân tích sự vận động của không gian sinh hoạt trong tác phẩm “Người
coi trạm” của Puskin.
Thái nguyên, ngày 16 tháng 3 năm 2013
NHÓM 5:
Thành viên:
BÀI LÀM
Câu 1: Đặc điểm văn học Nga thế kỷ XI-XVII?
Một đất nước phải trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, bối cảnh xã hội
Nga trước thế kỷ XIX lúc bấy giờ đã góp phần quy định lịch sử phát triển của văn
học Nga. Văn học đã phần nào phản ánh được đời sống của nhân dân nga, tình cảm
cũng như nguyện vọng của nhân dân Nga trong xã hội bị o ép, khổ cực trăm chiều.
Để khái quát được văn học Nga trước thế kỷ XIX ta có thể phân chia thành 2 giai
đoạn: văn học Nga thế kỷ XI- XVII và văn học Nga thế kỷ XVIII. Với thực tế yêu
cầu của đề bài là “ Nêu đặc điểm văn học Nga thế kỷ XI- XVII”, nhóm thực hiện
chúng tôi xin được nêu lên những đặc điểm của văn học Nga thế kỷ XI- XVII:
Văn học Nga giai đoạn này có sự tồn tại của văn học dân gian và văn học viết, cụ
thể:
 Văn học dân gian
Đây là giai đoạn phát triển mạnh cả về nội dung và thể loại, là văn học của nhân
dân lao động “ Nhân dân không chỉ là sức mạnh sáng tạo ra mọi giá trị vật chất, họ
còn là cội nguồn duy nhất và vô tận của các giá trị tình thần.”( M. Gorki).
- Nội dung của văn học dân gian nhằm phản phản ánh nhận thức của con người về
thế giới, tự nhiên, về các hiện tượng xã hội như lao động, sản xuất, sinh hoạt, kinh
nghiệm ứng xử và đời sống tinh thần tình cảm của con người.
2
- Chủ đề chính của văn học dân gian Nga bấy giờ đó gồm có ba chủ đề:
+ Kể về sự ra đời và tồn tại của các loài vật, mối quan hệ giữa chúng với nhau và


giữa chúng với lòai người.
+ Những sinh hoạt thường ngày của người dân, những mâu thuẫn xung đột trong
xã hội.
+ Ca ngợi những người anh hùng dũng cảm dám đứng lên đấu tranh chống giặc
ngoại xâm.
- Nhân vật chính: có 3 loại nhân vật tương ứng với 3 loại chủ đề:
+ Loài vật, dã thú, vật nuôi trong nhà.
+ Nhân dân lao động, những kẻ có khả năng đặc biệt.
+ Những người anh hùng, tráng sĩ.
Lực lượng sáng tác: văn học dân gian là sản phẩm của nhân dân lao động, là kết
quả tinh thần sáng tạo của họ trong quá trình xây dựng, đấu tranh và bảo về cuộc
sống của mình.
- Về thể loại: có nhiều thể loại như ca dao, câu đố, dân ca trữ tình, đặc biệt là
truyện cổ tích gồm:
+ Cổ tích loài vật: nhằm giáo huấn, răn dạy điều lành điều thiện hay là sự châm
biếm nhẹ nhàng, sâu cay những hiện tượng xấu nảy sinh trong xã hội loài người.
+ Cổ tích thần kì: là những chuyện kể về việc trải qua những thử thách gian truân
cả nhân vật chính. Và cuối cùng đi đến chiến thắng- đó là chiến thắng của sự thông
minh, dũng cảm, chính nghĩa và tự do.
+ Cổ tích sinh hoạt: có mục đích phê phán những thói hư tật xấu, sự bất
3
công trong xã hội và thái độ bất bình của nhân dân đối với cuộc sống nô lệ.
Ngoài ra còn có các câu truyện truyền thuyết được trình bày theo trình tự thời gian,
diễn biến, địa điểm rõ ràng và có sự lí giải nguyên nhân thành công hay thất bại, ví
dụ: truyền thuyết về Lôi đế Ivan, truyền thuyết về Xteepan Radin, truyền thuyết về
E.Pugatsốp,…
Đặc biệt ngoài những thể loại giống với văn học dân gian của các dân tộc khác
văn học Nga còn có những thể loại riêng của mình. Tiêu biểu là Bưlina và
Saxtuska.
+ Buwlina: là những bài ca vè chiến công, về người anh hùng, nhân vật chính

thường có tên gọi là Ilia Murômét. Mỗi Buwlina thường có 4 phần Giáo
đầu( thường là “ Chúng ta nói về thời xưa. Nói đến ai đây? Nói đến IliaMuromet”),
giới thiệu nhân vật nơi xảy ra sự việc, kể chuyện chính( những tình tiết, sự việc
xảy ra đối với nhân vật chính ) và kết thúc ( là một câu “ Nơi nói ngợi ca vinh
quang của Người” ).
+ Saxtuska: xuất hiện sau thế kỷ XVIII lại đây. Đó là những bài ca trữ tình nói về
một hiện tượng nào đó, về tâm trạng, thái độ con người trước những biểu hiện khác
nhau của cuộc sống và đối tượng biểu diễn là thanh niên với một thái thái độ tích
cực, chủ động.
 Văn học viết:
Đây là giai đoạn chập chững ban đầu của nền văn học Nga.
Thế kỉ XI: giai đoạn bình minh của văn học, thời kỳ này giấy viết chưa có vì vậy
tât cả những sáng tác văn học đều viết bằng da thú bìa là những tấm gỗ mỏng và
chủ yếu là viết bằng tay, bút bằng lông ngỗng.
4
Thế kỉ XIV: với sự ra đời của giấy viết và máy in tuy thô sơ nhưng việc in chép
sách đã có nhiều thuận lợi.
Tác phẩm thường được viết ở dạng sử biên niên, truyện thánh (nhằm mục đích răn
dạy với những hình tượng ước lệ), hành trình kí sự hay những câu truyện lịch sử.
Tác phẩm tiêu biểu xuất sắc nhất giai đoạn này phải kể đến là“ Bài ca về đạo quân
Igor” ra đời vào thế kỉ XII. Trong Điện mừng của UNESCO gửi Hội nghị quốc tế
kỉ niệm 800 năm “ Bài ca về đạo quân Igor” có viết: “ Vai trò lớn lao của những tư
tưởng chứa đựng trong tác phẩm, những tư tưởng về hòa bình và nhân đạo trong
việc hình thành một nên văn hóa tinh thần của thế giới là viên ngọc của nền văn
hóa thế giới”. Bài ca thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Nga đồng thời cũng
là tiếng ca kêu gọi đoàn kết đấu tranh trong thời kỳ này.
Ở thời kì này văn học Nga đã có những bước phát triển mới hơn, thông qua một số
những tác phẩm như: cuốn “ Thông điệp của Ivan Bạo chúa” và cuốn tự truyện của
tăng lữ Avvakum, là những tác phẩm văn học đầu tiên được viết bằng tiếng Nga.
Những tác phẩm này được hòa trộn giữa các ngôn ngữ tôn giáo, văn chương với lối

nói dân gian. Một trong những tác phẩm văn học quan trọng và đáng lưu ý nhất
trong thế kỷ XVI là “Domostroi – Căn nhà – Người ra lệnh”. Tác phẩm này đã
thiết lập quy tắc cho hành vi đạo đức và đưa ra nhưungx hướng dẫn để quản lý một
gia đình. Thơ ca dân gian trong thế kỷ XVI được trỗi dậy nhanh chóng, như những
thể loại phổ biến trong các câu chuyện thế tục của cách cư xử.
Thế kỷ XVII: Văn hóa Nga bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ các tiêu chuẩn Tây Âu. Nga
Hoàng Peter Đại Đế cũng rất mê mẩn với nền văn hóa châu Âu đang hiện hữu và
ông đã mang về Nga những cuốn sách in đầu tiên, hầu hết những cuốn sách này nói
về tôn giáo.
5
Đến thời kỳ này thơ mới bắt đầu xuất hiện. Một số nhà thơ Nga đã bắt đầu sáng
tác các tác phẩm mang phong cách nhà thơ phương Tây. Ban đầu chỉ đơn giản là
những câu văn vần, sau đó là thơ âm tiết. Thơ thời kỳ này mang nội dung tôn giáo,
ca ngợi, cầu nguyện….Ngoài ra cũng có những bài thơ châm biếm, phê phán xã
hội. Trong đó, có nhà thơ nổi tiếng đầu tiên là Xêmiôn Poloxki (1629-1680).
Ngoài thơ, kich cũng đã xuất hiện trong giai đoạn này. Kịch ở giai đoạn này có nền
móng đầu tiên với sự giúp đỡ của những tu viện, của kịch gia nước ngoài. Trong
đó có tác giả tiêu biểu cho thể loại kịch đó là Symeon Polotsky.
Ngoài hai thể loại trên thì tiểu thuyết cũng là một thể loại mang lại những thành
tựu cho nền văn họa Nga thời kỳ này. Tiểu thuyết ở thời kỳ này chịu sự ảnh hưởng
của các câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm của phương Tây. Ví dụ như: “Đông Ki
Sốt” của Miguel de Cervantes, cũng được thể hiện rõ ràng như trong “ Povest o
Savve Grudtsyne” và “ Povest o Frole Skobeeve”.
Qua đó, từng bước một nền văn học hiện đại của nước Nga bắt đầu nổi lên, càng
ngày càng nhiều các nhà văn Nga bắt đầu tự sáng tác theo các phong cách độc đáo
của riêng mình.
Tóm lại văn học Nga từ thế kỷ XI- XVII có sự phát triển cả về hai mặt là nội dung
và thể loại. Đồng thời đây cũng là giai đoạn chập chững hình thành nền văn học
viết. Mặc dù còn nhiều khó khăn và điều kiện thiếu thốn của hoàn cảnh thực tiễn
xã hội lúc bấy giờ nhưng nhân dân Nga đã có đóng góp quan trọng trong việc phát

triển và hướng tới một nền văn học hiện đại và gắn bó mật thiết giữa hai dòng văn
học là văn học dân gian và văn học viết. Văn học bao giờ cũng phản ánh hiện thực
xã hội của nó, ở một mức độ nào đó thì văn học Nga thế kỷ XI- XVII đã có những
đặc điểm tiêu biểu để khẳng định vị trí của mình trong nền văn học nước Nga nói
riêng và nền văn học thế giới nói chung.
6
Câu 2: Phân tích sự vận động của không gian sinh hoạt trong tác phẩm Người
coi trạm- Puskin?
A.X. Puskin (1799-1837) là một nhà thơ vĩ đại của thế giới. Puskin đã để lại
cho nhân loại những tác phẩm đặc sắc ở nhiều thể loại như viết kịch, sáng tác
truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thơ trữ tình và cả trong văn xuôi. Nếu ở thơ
trữ tình ta có thể thấy được con người ông, con người của khát vọng tự do, con
người của những tình cảm xót thương, căm giân, con người của thiên nhiên, đất
nước thì trong văn xuôi lần đầu tiên xuất hiện hình tượng những “ con người bé
nhỏ”. Một trong những tác phẩm phản ánh rõ hình ảnh của “ con người bé nhỏ”
phải kể đến đó là tác phẩm “ người coi trạm” của Puskin.
Người coi trạm là một tác phẩm được sáng tác năm 1830 mở đầu cho sự ra
đời của “ Những con người bé nhỏ”. Trong tác phẩm này Puskin đã nêu ra những
vấn đề đặc trưng nhất của văn học hiện thưc đó là: miêu tả những “ con người bé
nhỏ”, con người yếu đuối, khiếp nhược trước sự thống trị của giai cấp quý tộc đồng
thời bộc lộ sự cảm thông sâu sắc đối với những con người nghèo khổ bị áp bức khổ
nhục.
Tác phẩm Người coi trạm có một cốt truyện đơn giản. Đó chỉ là câu chuyện
về một người cha bị mât con, đi tìm con và chịu mất luôn cuộc sống của mình. Đơn
giản như vậy thôi, đúng vậy: những điều tưởng chừng như giản đơn nhưng nó lại
làm nên những giá trị cao đẹp. Tác phẩm văn học sẽ hay hơn rất nhiều nếu như
7
người tiếp nhận thấy được hết những gì mà tác giả gửi gắm. Không quá cầu kỳ
trong việc xây dựng cốt truyện, đơn giản mà khác biệt, qua ngòi bút của Puskin, cả
một thế giới tù túng, ngột ngạt đầy rẫy sự đè nén và tước đoạt hiện ra, cả một đời

người đầy những lo toan, đau khổ hiện ra và để rồi mãi mãi trở thành tiếng kêu dai
dẳng, cứa xé vào tâm can biết bao bạn đọc. Tác phẩm có được sự thành công nhất
định phải kể đến sự có mặt của yếu tố không gian trong tác phẩm mà cụ thể là
không gian sinh hoạt vận động, thay đổi dưới ngòi bút thiên tài của tác giả qua ba
lần gặp mặt của nhân vật “ tôi” với bác coi trạm già.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học theo từ điển thuật ngữ văn học của
Lại Nguyên Ân hiểu một cách khái quát nhất là: “Hình thức bên trong của hình
tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”. Sự đa dạng, phong phú trong
cách thức tồn tại của không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng
“mô hình hóa” các “mối liên hệ của bức tranh thế giới như: thời gian, xã hội, đạo
đức, tôn ti, trật tự…”.
Thi pháp học hiện đại cũng chỉ ra hai dạng thức tồn tại của không gian nghệ thuật
trong tác phẩm văn học là: không gian vật thể và không gian tâm tưởng. Trong “
Người Coi Trạm” Puskin cũng sử dụng hai dạng thức này. Sự đan xen của hai mô
hình không gian này đã tạo ra giá trị to lớn trong việc biểu đạt nội dung cũng như
tư tưởng của tác phẩm. Tác phẩm dài 18 trang giấy với 251 câu trong đó: có tới
183 câu trần thuật, 43 câu hỏi, 25 câu cảm thán xuất hiện xuyên suốt cả tác phẩm.
Câu trần thuật xuất hiện nhiều trong truyện cho thấy tác giả sử dụng lối kể là chủ
yếu. Các câu hỏi đặt ra trong văn bản cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc
thể hiện tư tưởng tác phẩm: câu hỏi trong ba trang mở đầu đặc biệt quan trọng, nó
đã giúp độc giả dần dần đưa ra những định nghĩa về coi trạm, thấy được thái độ
cảm thông của nhân vật “ tôi” đối với người coi trạm. Các câu cảm thán bộc lộ cảm
8
xúc, tâm trạng của nhân vật. Trong truyện “ người coi trạm” Puskin có sự tham gia
của các nhân vật đó là: nhân vật “ tôi”, Xamxon, Đunia và vợ của người bán rượu.
Đọc cả tác phẩm, chúng ta có thể thấy Puskin đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ
thuật khác nhau xuyên suốt tác phẩm. Đó là lối đàm thoại trực tiếp với độc giả,
giọng điệu trìu mến, xót thương; sử dụng các cặp chi tiết tương phản nhau,… Đặc
biệt là sự góp mặt của yếu tố không gian nghệ thuật trong tác phẩm có vai trò quan
trọng trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. Đó là không gian được dịch chuyển theo

khối. Tác giả đã sử dụng chủ yếu là không gian sinh hoạt( gian nhà trạm, phòng
làm việc của Minski, phòng khách của Đunhia). Không gian bên ngoài( phong
cảnh) được sử dụng như một sự minh họa cho kết quả tất yếu của những sự việc
diễn ra từ không gian sinh hoạt, đã làm tăng sự bi thảm của nhân vật Xamxon( bãi
tha ma).
Không gian được miêu tả trong tác phẩm đó là không gian sinh hoạt, không gian
gắn với ngôi nhà trạm với con người, cảnh vật Tất cả những yếu tố đó được thể
hiện thông qua cái nhìn, cảm nhận đánh giá của nhân vật “ tôi” trong toàn tác
phẩm. Một không gian có sự vận động thay đổi gắn với con người và tâm trạng. Sự
vận động không gian đó được thể hiện thông qua 3 lần gặp gỡ của nhân vật “ tôi”
với bác coi trạm già.
Trong văn bản, đoạn từ “ tháng Năm năm 1816, tôi có dịp qua tỉnh X…” đến “
….kỷ niệm lâu dài và êm đềm đến thế”. Dưới đây là phân tích cụ thể về sự vận
động của không gian sinh hoạt thể hiện trong lần gặp thứ nhất của nhân vật “ tôi”
với bác coi trạm già.
Ở lần gặp gỡ thứ nhất vào tháng 5/ 1816 đối với nhân vật “tôi” nó khác hẳn
những lần gặp gỡ với người coi trạm khác mà trong suốt 20 năm trời nhân vật “
tôi” có dịp đi khắp nước Nga. Ở lần gặp gỡ này Người coi trạm có vẻ ngoài cũng
9
như tính tình khác hẳn so với những nhận định ban đầu về người coi trạm. Với việc
xuất hiện con mưa bất chợt càng làm cho nhân vật “ tôi” thêm thời gian để chuyện
trò cảm nhận về không gian nơi nhà trạm. “ Hôm ấy là một ngày oi bức. Còn cách
trạm X ba dặm thì trời bắt đầu mưa đổ hột và một phút sau thì một trận mưa rào
xối cho chúng tôi ướt như chuột lột”.
Thời tiết đang oi bức bỗng đổ cơn mưa rào khiến cho nhân vật “ tôi” phải trú lại
nhà của bác coi trạm và có thời gian để thấy được một cái không gian ấm cúng, vui
vẻ và tươm tất của ngôi nhà. Ở đó con người cũng như cảnh vật đều mang một
màu sắc tươi sáng tuy ngôi nhà chỉ đạm bạc. Trên tường ngôi nhà trạm có treo
“ Mấy bức tranh kể về chuyện “ đứa con hư”: bức thứ thứ nhất vẽ một cụ già đội
mũ chụp, mặc chiếc áo khoác ngủ, từ biệt một thanh niên có vể sốt ruột đang vội

vàng nhận lấy lời ban phúc của cha cùng với một túi bạc đầy. Trong bức thứ hai,
đời sống hư hỏng trác táng của chàng thanh niên được vẽ bằng những đường nét
sắc sảo: y ngồi bên một cái bàn giữa đám bạn bè dối trá và những người đan bà
trơ trẽn. Bức tiếp theo vẽ người thanh niên khốn cùng rách rưới, đầu đội múc ba
góc, đang chăn mấy con lợn và chia thức ăn với chúng; mặt y lộ rõ vẻ buồn sâu
sắc và lòng hối hận. Cuối cùng là cảnh chàng trai trở về với người cha: ông già
phúc hậu, vẫn chiếc múc và cái áo ấy, niềm nở ra đón chàng: đứa con hư hỏng
đang quỳ trước mặt cha: phía hậu cảnh, người ta thấy chú đầu bếp đang thịt một
con bê béo mập và người anh đang hỏi đầy tớ về duyên cớ của bữa tiệc mừng”.
Bên dưới mỗi bức tranh còn có câu thơ họa cảnh bằng tiếng Đức và những chậu
hoa phụng tiên, chiếc giường với một cái màn cửa sặc sỡ. Không gian sinh hoạt đó
không lấy gì làm giàu có nhưng lại tươm tất, tất cả bởi có lẽ do bàn tay chăm sóc
của con người: đó là Đunia, một người con hiền lành, ngoan ngoãn và hiếu thảo.
Sắc đẹp của cô bé khiến cho nhân vật “tôi” cảm thấy“ choáng người”. Đunia để lại
cho nhân vật“ tôi” một ấn tượng sâu sắc một “ kỉ niệm lâu dài và êm đềm đến thế”,
10
không những vậy ở Đunia còn có nét sắc sảo “ chỉ cần liếc nhìn tôi đến lần thứ hai
là cô bé dễ dàng nhận thấy tác động của nàng đối với tôi” và sẵn sàng đáp lời
không chút e thẹn như một cô gái lịch duyệt. Bằng trái tim hiếu thảo Đunia mặc dù
luôn luôn ở sau vách ngăn nhưng bằng đôi tai nhạy bén đã chạy ra giúp đỡ người
cha không bị đánh đập“ các vị công hầu , dù cơn thịnh nộ đến thế nào đi chăng
nữa, trước mặt nó cũng dịu dàng ngay xuống và ăn nói với tôi rất ôn tồn”. Đối với
bác coi trạm cô con gái bé nhỏ giống như một vị ân nhân, một người con đảm
đang, mọi công việc trong nhà đều do con bé sắp đặt cả việc chăm sóc cho cha
cùng một tay Đunia lo liệu. Chính nhờ vậy mà hình ảnh người coi trạm khác hản so
với nhận định của nhân vật “ tôi” ban đầu. “ Người chủ nhà ấy, trạc độ năm mươi
tươi tắn nhanh nhẹn trong chiếc áo hơi dài màu xanh lá cây với ba tấm mề đay mà
dây đeo đã bạc màu” tuy chỉ là chiếc áo bình thường có phần hoi dài, cái dây lưng
thì đã bạc màu chứng tỏ hoàn cảnh của bác cũng không lấy gì làm dư giả mà cũng
không thể dư giả được khi mặc dù không phải là nông dân nhưng bac coi trạm

cũng chỉ là một công chức bậc thấp thứ mười bốn mà ai cũng có thể nguyền rủa
hay trút xuống người những trận đòn roi. Mặc dù nghèo khó nhưng trong nhà lúc
nào cũng tươm tất, không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ, sẵn sàng tiếp đón
những vị khách qua trạm khiến cho không gian sinh hoạt lúc nào cũng ấm cúng
thân thiết. Một không gian khiến cho nhân vật tôi cảm thấy ấn tượng và luyến tiếc
khi chia tay.
Nếu như lần gặp thứ nhất là vậy thì ở lần gặp thứ hai này, người đọc sẽ thấy được
sự khác biệt rõ nét về không gian mà tác giả nói tới trong tác phẩm, nó có sự vận
động, thay đổi. Lần gặp thứ hai trong tác phẩm được tính từ đoạn “ Mấy năm trôi
qua, tôi lại có dịp đi trên con đường trạm ấy” đến “ cứ nghĩ đến Đunia đáng
thương”. Trong lần gặp thứ hai giữa nhân vật“ tôi” và bác coi trạm già, chúng ta
cần chú ý những chi tiết về sự đổi thay về mạt không gian sinh hoạt. Đó là:
11
Mấy năm trôi qua, nhân vật “tôi” lại có dịp quay trở lại trạm ấy. Nhân vật “ tôi”
đến thăm người coi trạm và mong muốn được gặp lại Đunia xinh đẹp. Nó không
còn là không khí vui vẻ ấm áp như lần gặp đầu tiên mà thay vào đó là một vẻ“ tàn
tạ và bừa bãi”. Không gian này đa trở thành một không gian khuyết thiếu: thiếu về
cả con người và cảnh vật. Bước vào ngôi nhà trạm, dừng lại trước tiên mắt nhân
vật “tôi” không phải là nàng Đunia xinh đẹp mà đó lại là hình ảnh của bốn bức
tranh về “ đứa con hư”. Nó được xem như là điền báo cho sự bất hạnh ập xuống cái
gia đình nhỏ bé của bác coi trạm. Không gian sinh hoạt vẫn như cũ, đó vẫn là ở cái
nhà trạm nhưng cảnh vật con người thì đã có sự thay đổi. “ Cái bàn và chiếc
gương vẫn nguyên chỗ cũ ; nhưng bên của sổ không còn thấy những đóa hoa như
xưa”. Đây là điều tất yếu bởi thiếu đi bàn tay lo toan chăm sóc của cô con gái yêu
Đunia, nàng đã đi theo Mixki -một chàng khinh kị trẻ tuổi. Không khí và cảnh vật
nhuốm một màu ảm đạm và bừa bãi. Nhất là sự thay đổi của một con người khi
nhân vật “tôi” gặp lại bác coi trạm “ Đúng là bác Xamxon Vurin ; nhưng sao già
đi nhiều quá!”. Bác coi trạm khiến cho nhân vật “tôi” phải sửng sốt, thời gian mới
chỉ có ba năm mà sao có thể khiến con người và cảnh vật thay đổi đến thế, không
gian gian nhà sao mà buồn tẻ và ảm đạm, điều gì lại biến một người khỏe mạnh

giống như một ông già khắc khổ: “ những nếp nhăn in sâu trên khuôn mặt từ lâu
không cạo, cái lưng còng của bác”. Một con người vui vẻ, thân thiện, tự tin, chủ
động giao tiếp lại trở lên cau có, thiếu tự tin, cáu gắt và không muốn trò chuyện.
Một con người hoạt bát trước kia giờ lại chìm đắm trong rượu và những cơn say.
Vẫn cái không gian sinh hoạt đó, không gian của ngôi nhà trạm nhưng ở lần gặp lại
thứ hai này nhân vật “ tôi” không còn thấy một không gian thân thuộc ấm áp mà
lại là cái không gian ảm đạm và tù túng. Ở không gian này mặc dù bác coi trạm
vẫn là người làm chủ nhưng bác dần tự tách mình ra khỏi nó, từ chối cái không
gian chứa đầy những kỉ niệm về đứa con yêu dấu. Ở lần gặp thứ hai giữa nhân vật
“ tôi” và bác coi trạm già không gian sinh hoạt có sự khác biệt so với lần gặp đầu
12
tiên, đó là không gian khuyết thiếu: thiếu đi chậu hoa phụng tiên, thiếu Đunia,
thiếu đi không khí vui vẻ so với lần gặp đầu tiên.
Nếu ở lần gặp thứ nhất và thứ hai không gian sinh hoạt đó là không gian của người
sống, không gian có sự vận động: thấy được sự nghèo nhưng tươm tất, vui vẻ, hạnh
phúc và thân thiện ở lần gặp thứ nhất của nhân vât “ tôi” với người coi trạm già,
lần gặp thứ hai đó lại là sự tàn tạ, bừa bãi, cô quạnh và ảm đạm thì ở lần gặp thứ ba
của nhân vật “tôi” với người coi trạm là không gian có sự vận động chuyển dịch từ
không gian ngôi nhà trạm dần ra tới không gian là nghĩa địa, đó là không gian sinh
hoạt của người đã chết. Lần gặp thứ ba này được đánh dấu từ đoạn “ vừa rồi đây đi
ngang qua vùng X” đến “ không tiếc cuộc hành trình cũng như bảy đồng rúp tiêu
phí nữa”. Vì một nỗi băn khoăn, nghi ngờ chưa được giải tỏa nhân vật “tôi” đã trở
lại thăm bác coi trạm vào một ngày tiết thu. Tuy nhiên lần trở lại thứ ba của nhân
vật “tôi” thăm bác coi trạm đã không thành, bác coi trạm đã mất hơn một năm
trước do uống nhiều rượu. Có lẽ vì sự đau khổ, nỗi buồn, nỗi nhớ thương con gái
đã khiến bác tìm đến rượu và sớm từ bỏ cuốc sống của mình. Đó không còn là
không gian sinh hoạt của người sống mà là không gian của người chết- một không
gian ảm đạm, thê lương, tang tóc. Không gian sinh hoạt đã có sư giao thoa với
không gian của tự nhiên như đồng cảm với số phận bất hạnh của người coi trạm số
phận của những “con người bé nhỏ”. “ Hôm ấy đang trong tiết thu. Mây xám phủ

kín bầu trời; gió lạnh thổi qua những cánh đồng đã gặt, cuốn theo những chiếc là
dỏ, vàng của cây cối bên đường”. Nhân vật “ tôi” đã thuê một chiếc xe tư để trở lại
thăm bác coi trạm già nhưng lại được tin người đó đã mất. Được chú bé con của
người nấu ruợu dẫn đi thăm mộ người coi trạm, đó là “ một cái bãi trơ trụi , không
rào giậu,không một bóng cây, chỉ lơ thơ mấy chiếc thành giá bằng gỗ”, một cái
nghia trang ảm đạm và thê lương. Đó là không gian sinh hoạt của người chết,
không gian của những người nghèo khổ. Nhưng trong cái không gian thê lương đó,
13
mộ của người coi trạm lại nổi lên đó là một cây thánh giá bằng đồng. Giữa những
chiếc thánh giá bằng gỗ thì chiếc thành giá bằng đồng này nổi lên như một sự lạc
lõng, giá cứ để ngôi mộ của bác coi trạm là chiếc thành giá bằng gỗ, có lẽ linh hồn
của bác sẽ còn được an ủi. Hình ảnh Đunia “ sụp xuống nằm mãi một hồi lâu”,
nhưng lại đối lập với hành động đi một mình “ các con ngồi đây cho ngoan nhé,
mẹ đi ra nghĩa trang” đã đặt một dấu chấm hết trong lòng của nhân vật “tôi”. Lần
trở lại này đã khiến mọi băn khoăn, nghi ngờ đối với Đunia đã hoàn toàn mất hết,
những suy nghĩ tốt đẹp, bênh vực cho Đunia giờ đây đã không còn gì nữa. Đối với
nhân vật “ tôi” đó là sự chấm hết của một con người hiếu thảo, một người con gái
đã từng để lại trong nhân vật “tôi” những kỉ niệm êm đềm. Đó còn là sự cảm
thông, xót thương cho số phận, cuộc dời bất hạnh của người coi trạm, chết trong
nỗi cô đơn, bất hạnh và tấm lòng yeu con sâu sắc. Lần trở lại này đã cho nhân vật“
tôi” một đáp án, một câu trả lời cho những trăn trở của nhân vật để rồi “ không còn
tiếc cuộc hành trình cũng như bảy đồng rúp tiêu phí nữa”.
Ta có thể thấy ở cả ba lần gặp gỡ không gian sinh hoạt đã có sự thay dổi rõ
rệt, đó là một sự vận động thay đổi gắn với con người và cảnh vật, phản ánh số
phận bất hạnh của“ những con người bé nhỏ” trong sáng tác của Puskin. Không
gian dần hòa hợp giữa không gian của con người, không gian sinh hoạt trong ngôi
nhà trạm tới không gian của cảnh vật cuả tự nhiên, từ không gian của người sống
tới không gian của người chết. Sự vận động của không gian sinh hoạt gắn với diễn
biến tâm trạng của nhân vật, sự giao hòa với không gian của tự nhiên.
Như vậy, với nghệ thuật truyện ngắn đặc sắc, không quên nói tới vai trò quan trọng

của yếu tố không gian nghệ thuật trong tác phẩm: không gian sinh hoạt có sự vận
động rõ rệt. góp phần không nhỏ vào việc giúp tác giả làm sống lại cuộc đời héo
hắt, lụi tàn của những con người bé nhỏ, thấp hèn trong xã hội. Con đường của họ
phải đi dài dằng dặc, đầy sự đau xót. Thân phận của họ trôi nổi theo sự quay quắt
14
của xã hội, sự đảo điên của người đời. Kết cục cuộc đời họ bi thảm, sâu màu tang
tóc. Bản thân họ là những con người đẹp, đẹp về thể xác, đẹp về tâm hồn. Nhưng
xã hội đã tàn phá, hủy diệt họ, xé nát tươm tâm hồn họ. Người đọc sẽ thấy được
Xamxon Vưrin- con người mang cái đẹp( tâm hồn, tình cảm), nạn nhân của hoàn
cảnh chính là hình tượng mang ý nghĩa tố cáo xã hội cao độ và thực sự trở thành vũ
khí đấu tranh chống lại trật tự xã hội hiện hành.
Đọc Người coi trạm của Puskin, chúng ta có thể thấy được sự vận động của
không gian sinh hoạt thông qua ba lần gặp gỡ của nhân vật “ tôi” đối với người coi
trạm. Một không gian sinh hoạt gắn với diễn biến tâm trang của nhân vật trong
tác phẩm, từ không gian khối, không gian của ngôi nhà trạm tới không gian của tự
nhiên. Qua tác phẩm Người coi trạm ta có thể thấy được tài năng của tác giả không
những ở miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật mà còn thành công trong việc lựa chọn
miêu tả không gian, miêu tả thiên nhiên. Puskin là một hiện tượng kỳ diệu vô song
của văn học Nga và văn học thế giới. Ông được coi là "khởi đầu của mọi khởi đầu"
(Gorki), là "nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga" (Bielinxki), là "con người của
tinh thần Nga" (Gôgôn), người đưa văn học Nga lên một tầm cao mới trong lịch sử
phát triển của văn học nhân loại. Cho tới nay, các sáng tác của ông vẫn được đọc
và tìm hiểu nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau về mặt lý luận, ngôn ngữ và một
số lĩnh vực nghiên cứu khác. Đây chỉ là một trong số rất nhiều tác phẩm tiêu biểu
của Puskin mà nhóm chúng tôi đọc tìm hiểu, trong giới hạn tìm hiểu của nhóm
chúng tôi về“ sự vận động của không gian sinh hoạt trong tác phẩm người coi
trạm” còn có nhiều điểm chưa đi sâu, bao quát được hết nội dung mà vấn đề đặt ra.
Kết quả chúng tôi đã làm được là đã chỉ ra được sự vận động cơ bản của không
gian sinh hoạt trong truyện “ Người coi trạm” và tác dụng của sự vận động đó. Văn
học Nga là đỉnh cao của nhân loại với nhiều kiệt tác, với khả năng tiếp nhận văn

bản còn nhiều hạn chế, hiểu biết chưa thật sự sâu về vấn đề nên nhóm chúng tôi hi
15
vọng sẽ có được sự góp ý nhiệt tình từ phía cô giáo và toàn thể các bạn để bài làm
được hoàn thiện hơn.
16

×