Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÓ PHẢI TIÊM CHỦNG CHỐNG UNG THƯ ? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.66 KB, 5 trang )

CÓ PHẢI TIÊM CHỦNG
CHỐNG UNG THƯ ?

Professeur Philippe Jeanteur, Cancérologue, Membre correspondant
de l’Académie de médecine
Vì lẽ chính sự tiêm chủng và chỉ có nó đã cho phép triệt trừ được
những tai ương như bệnh đậu mùa và bệnh sốt bại liệt (poliomyélite), thế thì
tại sao lại không mơ tưởng một vaccin chống lại ung thư? Các vaccin cổ
điển có chung hai đặc điểm cơ bản, nhưng theo quy tắc chung lại không có
thể áp dụng cho ung thư. Trước hết, những vaccin này chỉ nhắm vào những
người lành mạnh để bảo vệ chống lại một sự tiếp xúc với một căn bệnh được
xác định rõ và không một căn bệnh nào khác. Vài vaccin (thí dụ DT-coq-
polio) có thể bảo vệ chống lại nhiều bệnh rất khác nhau, một cách đơn giản
bởi vì đó là những hỗn hợp của những vaccin đặc hiệu. Vậy chúng dùng để
phòng ngừa và không để điều trị, nghĩa là chúng chẳng ích lợi gì khi đứng
trước một căn bệnh đã phát ra. Đặc điểm thứ hai là chúng được hướng chống
lại những tác nhân nhiễm khuẩn, vi trùng hay virus, xa lạ đối với cơ thể con
người, nghĩa là trước đây không hề biết đến chúng. Như thế cơ thể có thể
chế tạo một cách an toàn những kháng thể chống lại những tác nhân này, vì
lẽ có khả năng rằng những kháng thể này sẽ không quay ngược lại chống
chính cơ thể của chúng ta.
Tình huống trong trường hợp ung thư thì lại khác hẳn. Chỉ vài ung thư
có thể có những đặc điểm nêu trên và nhất là hai ung thư được biết rõ về mối
liên hệ mật thiết của chúng với một virus. Đó là trường hợp ung thư cổ tử
cung, rất thường được liên kết với nhiễm trùng bởi virus du papillome, loại
mụn cóc sinh dục (verrue génitale) được truyền bằng đường sinh dục và mặt
khác hiện nay có một vaccin có hiệu quả chống lại virus này. Đó cũng là
trường hợp của ung thư nguyên phát của gan (đừng lẩn lộn với các di căn
gan từ những ung thư khác), mà những virus khác nhau chịu trách nhiệm các
viêm gan A, B và C là một nguyên nhân quan trọng. Hiện tại, mặc dầu
không có vaccin chống viêm gan C, nhưng sự tiêm chủng chống lại các viêm


gan A và nhất là B cũng đã tha miễn được nhiều mạng người.
Ta chỉ có thể phàn nàn những chiến dịch thông tin sai lạc, vì căn cứ
trên những nguy cơ mắc phải xơ cứng rải rác do tiêm chủng chống lại viêm
gan B, mặc dầu không được chứng minh về mặt khoa học, nên đã làm đình
chỉ sự tiêm chủng đại trà chống lại viêm gan B, với hậu quả là một sự gia
tăng trở lại những trường hợp ung thư gan, nhất là trong các nước châu Á
vốn bị tiếp xúc với virus này nhất.
MỘT LOGIC KHÁC HẲN
Như thế ta có thể nói rằng sự tiêm chủng chống lại các virus của
papillome và của các viêm gan A và B bảo vệ rất mạnh chống lại các ung
thư của cổ tử cung và của gan, tuy nhiên không hoàn toàn triệt trừ chúng vì
những ung thư này cũng có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên không do một
nhiễm trùng bởi virus. Vậy những vaccin này đúng là có những thuộc tính
của các vaccin cổ điển, ở chỗ chúng có một tác dụng phòng ngừa, nghĩa là
tác dụng bảo vệ đối với một nhiễm trùng gây nên bởi mot tác nhân bên
ngoài.
Điều mà ta gọi là vaccin chống ung thư lại thuộc về một logic khác
hẳn. Mặc dầu chúng cũng nhờ đến một phản ứng miễn dịch của cơ thể, như
thế biện minh cho thuật ngữ vaccin. Nhưng ở đây, đó không còn là tiêm
chủng một người lành mạnh chống lại một ung thư sẽ xảy ra mà là giúp một
người bệnh đã bị ung thư chống lại chính khối u của mình. Vậy đó là những
“vaccin điều trị” được chế biến cho mỗi bệnh nhân riêng biệt.
Một cách sơ đồ, điều đó được thực hiện bằng cách trích lấy khối u của
bệnh nhân rồi kích thích (doper) trong phòng thí nghiệm khả năng gây nên
một phản ứng miễn dịch của khối u này, bằng những thao tác génie
génétique, sau đó tiêm trở lại vào bệnh nhân, nhưng trước đó đã hủy bỏ khả
năng sinh ung thư của nó bằng một phát xạ lớn được thực hiện ở phòng thí
nghiệm bên ngoài cơ thể của bệnh nhân. Cho đến hôm nay, vài thử nghiệm
hiếm hoi trên các bệnh nhân đã chưa mang lại thành công mong chờ, nhưng
chiến lược này không hẳn bị bỏ rơi mà vẫn tiếp tục kích thích hoạt động

nghiên cứu tích cực cho phép những hy vọng đáng kể trong tương lai gần.
Trong số những hướng nghiên cứu mới đáng lưu ý, ta có thể kể vaccin
Provenge chống ung thư tuyến tiền liệt, đang ở một giai đoạn tiến triển của
các thử nghiệm lâm sàng vì lẽ vaccin này vừa được chấp nhận đưa ra thị
trường ở Hoa Kỳ. Nguyên tắc của vaccin này cũng khá giống với vaccin đã
được mô tả trên đây, vì lẽ đó là một autovaccin, được chế biến cho mỗi bệnh
nhân nhưng từ máu chứ không phải từ khối u.
Mục tiêu của vaccin Provenge là một chất được sản xuất bởi phần lớn
các ung thư tuyến tiền liệt. Chất này đã được biết rõ, vì lẽ đó là PSA (hay
ASP : antigène spécifique de la prostate), được sử dụng rộng rãi để phát hiện
và theo dõi các ung thư tiền liệt tuyến. Vào giai đoạn còn hạn chế này của
thử nghiệm (512 bệnh nhân đã tham gia thử nghiệm đầu tiên và chỉ 2000
bệnh nhân mới sẽ được điều trị vào năm 2010), sự cải thiện là dang kể
nhưng ở mức độ vừa phải vì lẽ nó kéo dài tỷ lệ sống sót trung bình từ 21 đến
25 tháng đối với những bệnh nhân đề kháng với những điều trị kháng
hormone thông thường và đã bị di căn. Phải còn chờ đợi nhiều tháng trước
khi biết được điều trị này có phải là một bước tiến quan trọng của điều trị
hay không, nhất là việc thực hiện điều trị rất nặng nề và rất tốn kém (gần
100.000 dollars đối với mỗi bệnh nhân).

×