Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Phần - 6 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.99 KB, 15 trang )

Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt,
tim phổi và bệnh ở bụng
Phần 6

372. Co thắt tâm vị
"Cháu 18 tuổi, bị mắc một chứng bệnh hiểm nghèo từ nhỏ, đã đi khám
nhiều nơi nhưng không chẩn đoán được là bệnh gì: ăn cơm, uống nước hay
ăn uống bất cứ cái gì cũng bị nghẹn; khi ăn vào cảm thấy rất đau ở vùng
ngực, khi nghẹn không chịu được, đành phải nôn ra, đến lúc tiếp tục ăn lại bị
nghẹn rất nhiều lần. Xin cho biết đó là bệnh gì và cách điều trị".
Chưa có kết qủa X-quang, nhưng nhiều khả năng cháu bị chứng co
thắt tâm vị (chỗ thực quản nối với dạ dày), làm cho thức ăn trôi xuống khó
khăn. Nếu đúng là bệnh này thì khi chụp X-quang có uống baryte sẽ thấy rõ
hình ảnh chỗ hẹp; trường hợp để muộn, sẽ thấy thực quản phía trên chỗ co
thắt bị rộng ra.
Cháu nên sớm về một bệnh viện lớn tại Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh;
ở đó các chuyên gia sẽ chẩn đoán và xử lý cho cháu. Gặp chứng co thắt tâm
vị, người ta làm phẫu thuật Heller như sau: rạch dọc chỗ co thắt cho đến khi
gần tới niêm mạc của thực quản (không làm thủng niêm mạc), giúp niêm
mạc được trải rộng ra. Sau khi mổ, vết rạch trên lớp cơ của vùng tâm vị -
thực quản há rộng miệng, dần dà sẽ đầy lên và liền lại, che kín niêm mạc,
làm cho lỗ tâm vị trở nên rộng hơn, giúp cho lưu thông thức ăn bình thường.
373. Khối u thực quản
"Ông cháu 75 tuổi, thỉnh thoảng ăn cơm bị nghẹn ứ cổ, không nuốt
được nữa; khi nghẹn, ông cháu thường kêu đau tức khắp ngực. Hiện tượng
này ông cháu bị từ hồi còn trẻ, sau thời gian bị giặc bắt giam rồi tra tấn bằng
cách giẫm lên ngực và vùng mỏ ác. Có cách gì chữa được cho ông cháu
không?".
Cháu nói thiếu chi tiết, nhưng vì không có địa chỉ cụ thể để trao đổi
thêm, đành nêu hai hướng chẩn đoán. Ông cháu có thể bị:
- Co thắt thực quản do hậu qủa của chấn thương vùng đó (nếu đúng


thế thì may mắn, vì có thể chữa đỡ bằng thuốc men, châm cứu , nhưng ít
khả năng).
- Hẹp thực quản do khối u (khả năng này nhiều hơn). Nếu đúng có
khối u thì bệnh sẽ ngày càng nặng vì khối u cứ ngày càng lớn.
Gia đình cháu nên sớm đưa cụ về một bệnh viện trung ương để khám
xét, chủ yếu bằng X-quang (chụp thực quản có uống baryte). Nếu là u thực
quản, thường là u ác tính, các bác sĩ sẽ định liệu phương pháp xử trí:
- Mổ tạo một cầu nối vượt qua chỗ hẹp, giúp bệnh nhân ăn uống được
(ít khả năng, vì ông cháu đã già, hoặc khối u này đã lan rộng).
- Chiếu xạ lên vùng ngực (xạ trị liệu), hay dùng hóa chất (hóa trị liệu),
hoặc kết hợp cả hai, nhằm mục đích diệt các tế bào ác tính; kết qủa tùy thuộc
vào mức độ lớn của khối u và sức chịu đựng của ông cháu.
374. Đã mổ thoát vị
"Cháu 17 tuổi, lúc 16 tuổi đã đi mổ thoát vị; khi được ra viện về nhà
thì những người thân bảo là mấy năm nữa cháu lại phải đi mổ tiếp, nếu
không sẽ bị ung thư, nên cháu rất lo sợ. Xin cho cháu một lời khuyên".
Cháu không nói rõ là thoát vị gì (thoát vị bẹn, thoát vị rốn ), nhưng
chắc đây là thoát vị bẹn (có một lỗ thông làm cho ruột chui được ra khỏi ổ
bụng, thậm chí xuống tận thấp trong bìu dái).
Cháu cứ an tâm và vui vẻ học hành, bởi vì nếu phẫu thuật mổ thoát vị
được tiến hành đúng quy tắc ngoại khoa, đảm bảo không tái phát, thì cháu
không cần phải đi bệnh viện một lần nào nữa (nếu bị tái lại là do lỗi của bác
sĩ mổ, chứ không phải do cháu)!
Bệnh ung thư không dính dáng gì ở đây.
375. Thoát vị bẹn mổ rồi nay tái phát
Em là con trai, 19 tuổi. Năm ngoái, em được mổ thoát vị bẹn, sau đó
em vẫn kiêng không dám đá bóng hoặc mang vác, nhưng gần đây lại tái
phát. Xin cho biết nguyên nhân, và liệu em có nên đi mổ lại không?
Có hai loại thoát vị bẹn (TVB): TVB bẩm sinh và TVB mắc phải (còn
gọi là TVB trực tiếp).

TVB bẩm sinh có thể xuất hiện rất sớm, nhưng cũng có thể xuất hiện
khá muộn, khi ta trưởng thành, thậm chí khi đã có tuổi. Nguyên nhân là do
lỗ bẹn đã không được đóng kín lại khi còn trong bụng mẹ; do có cái lỗ này
mà ruột có thể chui ra khỏi ổ bụng, có khi xuống nằm trong bìu dái, lỗ càng
to thì ruột xuống càng dễ, bệnh bộc lộ càng sớm.
TVB mắc phải là do thành bụng bị suy yếu (do mang vác nặng và
ráng sức qúa nhiều, do thiếu dinh dưỡng, do một số bệnh làm cho các bắp
thịt tại đây bị nhẽo), chỉ thấy ở người lớn sống trong những hoàn cảnh kể
trên.
Biến chứng của TVB là nghẹt ruột (khúc ruột tụt xuống không trở lên
được nữa) là một trường hợp cấp cứu ngoại khoa, nếu để muộn, đoạn ruột
nghẹt có thể bị hư hại (hoại tử) phải cắt bỏ; trong tình huống này, tính mạng
có thể bị đe doạ.
Trường hợp của em thì, nếu chưa có điều kiện đi mổ lại, em nên dùng
một mảnh vải nhỏ bằng lòng bàn tay, bốn góc có bốn sợi dây, ở giữa khâu
đính một nùi vải vụn bằng đầu ngón tay cái, đem áp lên chỗ lỗ thoát vị và
buộc lại, nhằm ngăn không cho ruột tụt xuống. Nếu trong khi tắm rửa, ruột
tụt xuống, thì sau đó em nhẹ nhàng lựa thế đẩy nó trở lên, rồi băng lại như
trên.
Khi có điều kiện, em nên đến một cơ sở ngoại khoa tốt hơn để xin mổ
lại, đừng tìm đến nơi cũ làm gì! Bởi lẽ mổ TVB mắc phải mà tái phát, thậm
chí tái phát nhiều lần, thì nhiều khả năng là do thành bụng qúa yếu. Còn mổ
TVB bẩm sinh mà tái phát thì chắc chắn do thiếu sót kỹ thuật của bác sĩ mổ.
Phẫu thuật tuy đơn giản nhưng không phải bất cứ ai thực hiện cũng thành
công, vì có những chi tiết rất nhỏ mà người có tay nghề vững mới quan tâm
đúng mức.
376. Tắc ruột tái phát nhiều lần
Năm 1990, tôi được mổ viêm ruột thừa, nằm viện 7 ngày thì được cho
về nhà. Ngày thứ 8, phải trở lại bệnh viện mổ lần thứ 2 vì tắc ruột; sau đó 2
năm, mổ lần thứ 3; sau đó 1 năm mổ lần thứ 4. Như vậy là sau khi mổ viêm

ruột thừa, tôi đã bị mổ tắc ruột tới 4 lần. Xin cho biết ở đâu có thể mổ được
khỏi hẳn và lý do tại sao bị tắc ruột nhiều lần như vậy?
Bạn nói "mổ viêm ruột thùa" e rằng chưa đầy đủ, bởi vì viêm ruột
thừa cấp (VRTC) được mổ sớm trong vòng 2 giờ đầu hầu như không có biến
chứng gì về sau.
Trường hợp của bạn trước đây có thể nằm vào một trong hai tình
huống sau đây:
a) VRTC để muộn có viêm màng bụng cục bộ.
b) Viêm màng bụng toàn thể (VMBTT) do VRTC để muộn.
Nếu theo tình huống (a), thì khi bị tắc ruột lần 1, ruột dính không
rộng, chủ yếu là ở hố chậu phải; và sau đó, mỗi lần mổ lại đã làm tăng nguy
cơ dính tiếp.
Nếu theo tình huống (b), thì nguy cơ dính ruột ngay sau khi mổ
VMBTT rất cao, thậm chí phải mổ xử trí tắc ruột ngay trong tuần lễ đầu tiên,
khi đang nằm viện; và nguy cơ đó, bao giờ phẫu thuật viên cũng cảnh báo
cho thân nhân, sau khi mổ xong VMBTT.
Về điều trị tắc ruột tái phát, có hai thái độ trái ngược nhau:
1. Xử trí tối thiểu: Gỡ dính đơn thuần (có thể bơm một dung dịch nào
đó vào ổ bụng với hy vọng hạn chế dính). Nếu tắc lại: mổ! Tắc lại nữa: mổ
nữa!
2. Xử lý triệt để: Gỡ dính, xong xếp toàn bộ các quai ruột non vào một
tư thế sinh lý, rồi cố định chúng lại. Thế là chỗ nào dính tiếp cứ dính, nhưng
không còn gây ra tắc ruột nữa. Thủ thuật này do T.B. Noble, phẫu thuật viên
người Mỹ, công bố năm 1937, đến năm 1960 được W.A Childs và R.B.
Phillips cải tiến bằng cách xuyên chỉ cố định các nếp gấp mạc treo (thay vì
khâu trên thành ruột), thời gian thủ thuật được rút ngắn hơn nhiều.
Ở nước ta, Giáo sư Nguyễn Trinh Cơ, Bệnh viện Việt-Đức, Hà Nội, là
người đi tiên phong trong việc ứng dụng thủ thuật này từ năm 1965, nhưng
giáo sư không được những người phụ trách ủng hộ, nên chỉ thực hiện được
trên dưới 15 trường hợp rồi thôi. Trong khi đó, tại một bệnh viện khác, từ

1966 đến 1976, một bác sĩ thuộc lớp đàn em có điều kiện thực hiện thủ thuật
này cho 70 bệnh nhân tắc ruột, chủ yếu là tắc ruột do dính tái phát nhiều lần,
theo dõi liên tục kết qủa sau 6-17 năm, thấy kết qủa tốt (luận án tiến sĩ y học
trong nước năm 1984).
Tới nay, thủ thuật đơn giản và an toàn này ít được lớp trẻ biết đến để
có thể vận dụng khi cần thiết.
377. Hồi bé đã mổ ở rốn
"Cháu 17 tuổi, khỏe mạnh. Nhưng lúc còn bé cháu đã phải mổ khâu
rốn, liệu việc này có ảnh hưởng gì đến sinh đẻ không?"
Trước đây, cháu mổ ở rốn là để làm phẫu thuật xử trí thoát vị rốn (do
màng cân nằm giữa bụng lỏng lẻo, yếu, nguyên nhân bẩm sinh hoặc nhiễm
khuẩn tại chỗ, làm cho ruột cứ lồi ra trước bụng).
Nếu mổ không tốt thì cháu đã bị thoát vị trở lại từ lâu rồi; hơn nữa,
khi mổ, thường bác sĩ cố gắng không làm đụng giập ruột, nên cháu cũng
không bị tắc ruột do dính.
Cháu cứ yên tâm, đến tuổi kết hôn cứ tiến hành, và đến tuổi làm mẹ
cũng xin cứ việc! Chỉ có điều cái rốn khâu rồi nó không được xinh xẻo như
của người ta, nhưng lo gì, nếu bơi lội thì dùng áo tắm một mảnh che đi, ai
mà biết được!
378. Dị tật không hậu môn đã mổ
"Khi còn sơ sinh, em đã được mổ tạo hậu môn. Năm 12 tuổi, do ăn
nhiều trái cây xanh, trong khoảng 2 tuần em không đi cầu được, phải đưa
đến bệnh viện để thụt tháo; siêu âm cho biết có một đoạn 20 cm ruột phía
trên hậu môn bị hẹp. Em lo cho căn bệnh của mình, không biết sau này xây
dựng gia đình rồi sanh con có dễ dàng không?".
Dị tật trước đây của em (không hậu môn) đã được xử trí với kết quả
mỹ mãn; hiện tượng còn lại một đoạn trực tràng bị hẹp là điều không tránh
khỏi.
Chỉ cần em chú ý: không nuốt các hạt dâu da, bứa, măng cụt, không
ăn những trái cây có nhiều hạt như ổi, chuối hột hoặc trái cây xanh như

sung, vả, chuối xanh Những thức ăn này chứa nhiều chất tanin, dễ gây táo
bón. Nên ăn nhiều rau, củ. Khi ăn nhớ nhai thật kỹ. Uống nhiều nước để cho
phân luôn mềm. Sau này, khi có bầu càng phải chú trọng chế độ ăn uống.
Em cứ yên tâm: Dị tật cũ đã chữa khỏi này không ảnh hưởng chút nào
đến khả năng thụ thai cũng như việc chuyển dạ sanh con, do đó không hề có
chống chỉ định yêu và lập gia đình.
379. Đã mổ u nang buồng trứng
"Tôi 25 tuổi; 10 tháng trước đây được bệnh viện mổ u nang buồng
trứng, nhưng không biết là cắt một bên hay hai bên. Hiện tôi vẫn có kinh
nguyệt, và thỉnh thoảng đau bên phải. Tôi có còn sinh đẻ được nữa không?".
Trong phẫu thuật ở buồng trứng, bác sĩ bao giờ cũng tôn trọng và tiết
kiệm đối. Nếu u nang có cuống, không dính chặt vào buồng trứng thì chỉ cắt
bỏ u và giữ buồng trứng nguyên vẹn. Trường hợp mổ u nang hai bên càng
phải tôn trọng và tiết kiệm hơn, bởi vì ở người phụ nữ bị cắt hết buồng trứng
sẽ xảy ra hiện tượng nam tính hóa (mọc râu, giọng nói ồ, thay đổi vóc
dáng ) và dĩ nhiên không còn kinh nguyệt, không sinh đẻ.
Nếu sau khi được mổ cắt u nang buồng trứng mà vẫn có kinh nguyệt
thì chắc chắn bạn vẫn còn ít nhất một buồng trứng; như vậy, bạn không thua
em kém chị về phương diện sinh sản. Hiện tượng thỉnh thoảng đau nhẹ ở
vùng mổ sẽ đỡ dần và hết.
Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ ai đã được mổ ở vùng bụng, bạn
hãy chú ý: nếu chẳng may thấy đau quặn bụng từng cơn kèm theo bí trung
tiện, ói mửa , phải tới ngay một cơ sở ngoại khoa tốt để được theo dõi sát
và xử trí nếu cần.
Ngoài ra, bạn nên thu xếp để định kỳ tới khám một bác sĩ giỏi về phụ
khoa. Người này, do nắm vững "lý lịch" của bạn, chắc chắn sẽ giúp ích được
nhiều điều.
Còn nếu muốn thật chắc chắn về tình hình của hai ống dẫn trứng
(nguyên vẹn cả hai, nguyên vẹn một bên, hay cả hai bên đều đã được thắt do
yêu cầu của tình huống phẫu thuật), bạn nên biên thư hỏi cơ sở đã mổ cho

bạn trước đây, bởi vì thế nào phẫu thuật viên cũng ghi chép chi tiết vào biên
bản mổ. Nếu cả hai ống dẫn trứng đều được thắt, muốn có con, bạn phải xin
làm kỹ thuật thụ thai trong ống nghiệm tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP Hồ
Chí Minh, là cơ sở đầu tiên của nước ta thực hiện thành công kỹ thuật này.
Trường hợp của bạn thuận lợi vì nhiều khả năng người ta sẽ cấy phôi vào dạ
con của bạn, không phải nhờ người mang thai giúp, vì bạn đang ở độ tuổi
sinh sản.
380. U nang buồng trứng xoắn
"Chúng cháu cưới nhau đã gần hai năm và còn đang kế hoạch nên
chưa có con. Khoảng năm sáu tháng nay, vợ cháu thỉnh thoảng bị đau bụng
dưới. Đêm gần đây cô ấy đau bụng rất dữ, đến bệnh viện khám và siêu âm
thì bác sĩ cho biết bị u nang buồng trứng bên phải, kê đơn và hẹn tái khám.
Chúng cháu không hiểu bệnh này có nguy hiểm lắm không, có phải phẫu
thuật không, và có ảnh hưởng gì đến đường con cái?".
Về hình thể, u nang buồng trứng có hai loại: có cuống và không
cuống.
Trường hợp không cuống, u nang phát triển mà không gây đau, chỉ
khi nào đủ lớn thì người bệnh mới cảm thấy tưng tức tại chỗ, bụng phía bên
đó hơi to ra Thậm chí có người mang một u nang chứa gần hai chục lít
dịch mới chịu đi mổ.
Trường hợp có cuống thì trái lại, triệu chứng đau xuất hiện rất sớm, vì
u nang dễ bị xoắn nhẹ (cuống càng dài càng dễ xoắn) và sau đó lại trở về vị
trí cũ nên người bệnh đỡ đau hoặc hết đau. Nếu xoắn mạnh hơn, u nang sẽ
không thể trở về vị trí ban đầu, và do không được máu tới nuôi dưỡng nên
nếu không được mổ kịp thời, nó sẽ bị hoại tử và vỡ, gây viêm màng bụng.
Do đó, khi thấy u nang buồng trứng gây đau, bác sĩ nghĩ ngay đến loại có
cuống và khuyên nên mổ sớm. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng đồng
ý ngay, bởi vì họ còn rất trẻ, nhiều trường hợp chưa xây dựng gia đình, nên
rất ngại ngùng, lo sợ cho hạnh phúc lứa đôi, cho việc sinh sản về sau.
Mổ cắt bỏ u nang buồng trứng có cuống trong điều kiện bình thường

khá đơn giản, người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu phải xén một
phần hoặc cắt đi một buồng trứng, phần còn lại vẫn tiếp tục hoạt động bình
thường và đảm bảo chức năng sinh sản. Còn mổ cấp cứu (khi đã có biến
chứng) sẽ phức tạp, thậm chí nguy hiểm trước mắt (nhiễm khuẩn ổ bụng tiến
triển sau mổ) và lâu dài về sau (dính ruột gây tắc ruột).
Vợ cháu cần được theo dõi sát để có thể tới bác sĩ kịp thời. Nên đến
tái khám đúng hẹn để bác sĩ có thể có quyết định cần thiết. Trong thời gian
này, không nên để vợ cháu đi về những vùng thiếu giao thông thuận lợi, sẽ
khó đến bệnh viện đúng lúc.
381. Lao màng bụng
"Em trai tôi 28 tuổi, được bệnh viện chẩn đoán là lao màng bụng, cho
chữa theo đơn, mỗi tháng tái khám một lần. Đã 2 tháng rồi mà bụng em vẫn
còn lớn. Xin cho biết bệnh của em tôi như thế nào, sau 7 tháng nữa có khỏi
không, đến bao giờ có thể cưới vợ, và lúc này có nên cho uống thêm thuốc ta
không?".
Lao màng bụng (có thể riêng rẽ hoặc xuất hiện cùng lúc với lao màng
phổi và lao màng tim, gọi là viêm đa màng) có đặc điểm: màng bụng, dưới
tác động của trực khuẩn Koch, tiết ra một chất dịch thanh tơ, màu vàng
chanh (khi xét nghiệm dịch thấy phản ứng Rivalta dương tính).
Nếu được điều trị tốt, chủ yếu bằng thuốc chống lao và nâng cao đề
kháng, thì trong trường hợp thuận lợi, bệnh sẽ thoát lui, dịch tiết ra được hấp
thu hết, ổ bụng trở lại "khô ráo" bình thường sau một thời gian chừng 2-3
tháng.
Nếu sau thời gian đó mà dịch trong ổ bụng bớt ít hoặc vẫn như cũ,
thậm chí nhiều thêm, thì tốt nhất là phẫu thuật mở ở bụng với mục đích dẫn
lưu chất dịch. Cuộc mổ chóng vánh và không phức tạp. Ngày hôm sau, bệnh
nhân đã có thể đi lại; sau 7 hôm, vết mổ khỏi, bụng trở nên bình thường,
bệnh nhân ra viện, dùng tiếp thuốc chống lao theo đơn và định kỳ tái khám,
chủ yếu là kiểm tra phổi.
Trường hợp em bạn, nếu chụp phim trong tư thế đứng thấy tim phổi

bình thường thì đó là trường hợp lao màng bụng đơn thuần nhưng chậm
thoái lui, có chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật hỗ trợ.
Trong thời gian chuẩn bị cho em đi chữa, có thể giúp em ngủ tốt hơn
bằng cách cho ăn thêm ngó sen, củ sen, hạt sen, tâm sen, trái dâu tằm
(tránh lạm dụng thuốc ngủ); tăng cường trái cây, rau xanh để giúp em ăn
ngon miệng hơn.
Lao màng bụng không lây, cho nên người nhà có thể yên tâm chăm
sóc hoặc gần gũi, động viên em.
Thời gian "7 tháng khỏi" mà bạn ao ước xem ra có thể đạt được nếu ta
chọn phương pháp ngoại khoa nói trên và cùng ráng sức, nhất là bệnh nhân
phải thật tin tưởng, lạc quan.
Còn bao giờ em bạn có thể cưới vợ thì xin nhường lời cho chú rể đúng
vào thời điểm tuyệt vời đó.

×